Powered by Techcity

Thúc đẩy phát triển thương mại bền vững ngành gỗ Việt Nam – Trung Quốc

Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ gỗ chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam (tương đương 2 tỷ USD trong năm 2023). Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu bao gồm dăm gỗ, gỗ ván và veneer, với vai trò là nguyên liệu đầu vào quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ của Trung Quốc.

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu dăm gỗ, gỗ ván và veneer làm nguyên liệu đầu vào quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ của Trung Quốc – Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ gỗ lớn thứ hai

Theo số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 11 tháng năm 2024 đã đạt 14,6 tỉ USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ chiếm phần lớn với 10,06 tỉ USD, tăng 22%.

Hiện tại, Việt Nam có hơn 500.000 ha rừng được cấp chứng chỉ bền vững FSC hoặc PEFC, và mục tiêu đến năm 2030 là đạt 1 triệu ha rừng trồng có chứng chỉ bền vững. Điều này không chỉ nâng cao giá trị của sản phẩm gỗ xuất khẩu mà còn tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích rừng được cấp chứng chỉ vẫn gặp nhiều khó khăn, bao gồm chi phí cao, thiếu nguồn lực và nhận thức hạn chế từ các chủ rừng và hộ nông dân.

Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc giữ vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực lâm nghiệp và chế biến gỗ. Theo ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong cán cân thương mại gỗ của Việt Nam, không chỉ ở khía cạnh nhập khẩu mà còn ở xuất khẩu.

Theo số liệu của Tổ chức Forest Trends, Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ gỗ lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ, chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam (tương đương 2 tỷ USD trong năm 2023). Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu bao gồm dăm gỗ, gỗ ván và veneer, với vai trò là nguyên liệu đầu vào quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ của Trung Quốc.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu khoảng 1 tỷ USD gỗ mỗi năm từ Trung Quốc, phần lớn là veneer có nguồn gốc từ Nga (gỗ dương) và các sản phẩm gỗ công nghiệp khác. Tuy nhiên, sự phụ thuộc này đặt ra thách thức lớn khi các sản phẩm nhập khẩu này đôi khi không đáp ứng tiêu chuẩn khuyến khích từ các thị trường quốc tế như Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu.

Sự tương quan giữa xuất khẩu và nhập khẩu gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc thể hiện rõ nét sự phụ thuộc lẫn nhau: Việt Nam cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc cung cấp các sản phẩm gỗ đã qua chế biến phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, mối quan hệ này cần được quản lý một cách bền vững để tránh rủi ro về nguồn gốc gỗ và tuân thủ các quy định quốc tế về thương mại gỗ hợp pháp.

Hiện nay nguồn cung sản phẩm chất lượng cao tại Trung Quốc vẫn còn thiếu – Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Nhu cầu gỗ từ thị trường Trung Quốc vẫn rất lớn

Ông Trương Lịch Yến, đại diện Hiệp hội Công nghiệp Lâm sản Trung Quốc (CNFPIA) cho biết hiện nay nguồn cung sản phẩm chất lượng cao tại Trung Quốc vẫn còn thiếu. Năng lực cung ứng sản phẩm không phù hợp với nhu cầu thị trường đa dạng ngày càng cao, đồng thời tồn tại tình trạng dư thừa nguồn cung cấp sản phẩm cấp thấp. Một số sản phẩm gặp phải vấn đề đồng nhất hóa nghiêm trọng, trong khi năng lực sản xuất lạc hậu trong các ngành công nghiệp truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Bởi vậy, mức độ phụ thuộc vào nguồn gỗ nhập khẩu từ nước ngoài vẫn còn lớn.

Trung Quốc và Việt Nam đều đang triển khai các sáng kiến nhằm thúc đẩy chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp và bảo vệ tài nguyên rừng. Dự án InFit của Trung Quốc là một ví dụ tiêu biểu, tập trung vào việc đầu tư thương mại bền vững, giảm thiểu tác động môi trường và thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc gỗ một cách hiệu quả. Trung Quốc đã đưa ra các quy định chặt chẽ nhằm giảm thiểu rủi ro trong thương mại gỗ quốc tế, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện quy trình sản xuất, đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế.

Ở Việt Nam, các chính sách thúc đẩy chứng chỉ rừng bền vững, chẳng hạn như FSC và PEFC, đang được tăng cường nhằm đảm bảo tính minh bạch trong chuỗi cung ứng. Chính phủ cũng phối hợp với các tổ chức quốc tế triển khai công nghệ truy xuất nguồn gốc hiện đại, cho phép giám sát toàn diện từ khai thác, vận chuyển đến tiêu thụ. Bên cạnh đó, các chương trình tập huấn, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp và cộng đồng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên nền tảng thương mại gỗ hợp pháp và bền vững.

Cả hai nước cũng đang thảo luận hợp tác phát triển công nghệ chế biến gỗ ít phát thải và tiết kiệm năng lượng, hướng tới mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong ngành công nghiệp gỗ. Những nỗ lực này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giúp cải thiện hình ảnh thương mại gỗ của hai quốc gia trên thị trường quốc tế.

Theo ông Nguyễn Tuấn Hưng, Phòng Chế biến và thương mại lâm sản, (Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT), Việt Nam hiện có trên 22.000 cơ sở chế biến gỗ, trong đó hộ gia đình chiếm phần lớn. Các doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản và các thị trường khác. Ngành lâm nghiệp đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế quốc gia, nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức như nguồn nguyên liệu không ổn định và áp lực cạnh tranh quốc tế.

Trong năm 2024, Việt Nam dự kiến khai thác hơn 21 triệu m3 gỗ, bên cạnh 9 triệu m3 gỗ từ cao su và rừng trồng phân tán. Với chính sách tạm dừng khai thác gỗ tự nhiên từ năm 2014, nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào gỗ từ rừng trồng và nhập khẩu. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, như ưu đãi thuế và khuyến khích đầu tư vào trồng rừng, nhằm giảm áp lực lên rừng tự nhiên và đảm bảo nguồn nguyên liệu bền vững.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác nghị viện Việt Nam-Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Armenia tiếp tục thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, triển khai hiệu quả cơ chế, thỏa thuận hợp tác, góp phần củng cố tin cậy chính trị giữa hai nước. Chiều 19/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì lễ đón Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17-23/11. Ngay sau lễ...

Thúc đẩy phát triển ngành cá tra

Tổng diện tích thả nuôi cá tra năm 2024 ước đạt 5.370 ha, tổng sản lượng cá tra thu hoạch khoảng 1,67 triệu tấn, bằng 99% so với cùng kỳ năm 2023. Kim ngạch xuất khẩu cá tra đến tháng 10/2024 đạt 1,56 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023. Cá tra là sản phẩm chủ lực của ĐBSCL Cá tra được xem là sản phẩm chủ lực của Việt Nam nói chung và của vùng ĐBSCL nói...

Luật dữ liệu là công cụ quan trọng để thúc đẩy Chuyển đổi Số quốc gia

Nguồn nhân lực phục vụ vận hành, quản trị Trung tâm dữ liệu quốc gia cơ bản là đội ngũ những người làm công tác xử lý, quản trị dữ liệu hiện có của Bộ Công an mà không làm phát sinh thêm biên chế. Chiều 15/11, tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Dữ liệu. Phó Chủ tịch...

Phí ship 0 đồng thúc đẩy người dùng săn sale dịp 11-11

Lễ hội độc thân 11-11 tạo được không khí mua sắm trực tuyến sôi động, đồng thời mở ra cơ hội tăng trưởng doanh số cho nhiều nhãn hàng Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngày 13-11, lần lượt các nền tảng, nhà bán hàng trên các sàn thương mại điện tử đã công bố kết quả của mùa sale Lễ độc thân 11-11 năm nay. Sự kiện không chỉ thúc đẩy doanh số bán...

Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia

Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Đầu tư Saudi Arabia quan tâm thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa 2 nước; trao đổi kinh nghiệm tạo môi trường đầu tư thuận lợi, bình đẳng, hấp dẫn. Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII8) và thăm, làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia, chiều 30/10 (theo giờ địa phương), tại thủ đô...

Cùng tác giả

Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tạo thêm động lực phát triển kinh tế, xã hội

Chiều nay, 24/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp bổ sung của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xem xét, quyết định một số nội dung về ngân sách thuộc thẩm quyền. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định việc: bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho các địa phương để thực hiện các...

Thường trực Ban Bí thư làm việc với các cơ quan của Đảng, MTTQ về Nghị quyết 18

Đối với cơ quan, Ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng ở Trung ương, Ban Tổ chức TW: Giảm 2 đầu mối cấp vụ (từ 14 xuống 12 đầu mối; tương đương 14,2%); giảm 3 đầu mối cấp phòng, tương đương 18,7%. Chiều 24/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã làm việc với đại diện...

Thúc đẩy hiện thực hóa thỏa thuận cấp cao Việt Nam với Saudi Arabia, UAE, Qatar

Thủ tướng mong muốn cùng các nước Trung Đông chia sẻ tầm nhìn, khát vọng trong phát triển đất nước và có thể học hỏi lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi nhằm hiện thực hóa các mục tiêu, chiến lược quốc gia. Chiều tối 24/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Đại sứ và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán các nước Saudi Arabia , Các Tiểu Vương quốc...

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc...

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia;...

Truyện thiếu nhi kinh điển Chile được dịch sang tiếng Việt

Tập một "Papelucho" - sách văn học thiếu nhi kinh điển của Chile - ra mắt độc giả trong nước ngày 20/12. Papelucho xuất bản lần đầu vào năm 1947 và hoàn thành 12 cuốn vào năm 1974. Bộ truyện kể lại những chuyến phiêu lưu của chú bé Papelucho tràn đầy năng lượng, giàu suy tư, hài hước và trí tưởng tượng. Cậu không ngần ngại dấn thân vào rắc rối, từ đó nảy ra những giải pháp lạ...

Cùng chuyên mục

Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh xử lý trên 1.000 vụ vi phạm, phạt tiền hơn 28 tỷ đồng

Chiều 24/12, Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường, dự và chỉ đạo hội nghị.   Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã kịp thời triển khai các chỉ đạo của Trung ương cũng như của tỉnh về các hoạt động nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát thị...

Việt Nam thu hơn 3,1 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

Xuất khẩu sầu riêng đạt hơn 3,1 tỷ USD (77.500 tỷ đồng), chiếm gần một nửa kim ngạch xuất rau quả năm nay, theo cơ quan hải quan. Theo số liệu báo cáo nhanh của hải quan, Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ sầu riêng Việt, chiếm 90% tổng kim ngạch, tương đương hơn 2,8 tỷ USD trong 11 tháng. Mức này tăng 43% so với cùng kỳ 2023. Thái Lan đứng thứ hai, nhập khoảng...

Có thể nhập khẩu thịt lợn đảm bảo nguồn cung dịp Tết

Việc tăng nhập khẩu thịt lợn cũng là một trong những biện pháp giúp đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả dịp Tết Nguyên đán. Ngày 23/12, giá lợn hơi trên cả nước ghi nhận từ 63.000 đồng/kg - 69.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày trước đó và cũng là mức giá cao nhất thời điểm cuối năm nay. Diễn biến tăng này cũng dễ hiểu do thời điểm cận kề Tết Nguyên đán, nhu cầu...

Dự kiến xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng trưởng 12%

Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024. Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Công Thương, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết: Năm 2024, hoạt động xuất nhập...

Khởi động thi công đường tỉnh 327

Ngày 24/12, tại TP Đông Triều, Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh đã khởi động, ra quân thi công xây dựng đường tỉnh 327 nối nút giao cổng tỉnh đến đường trục chính trung tâm TP Đông Triều. Đây là công trình do ngân sách tỉnh Quảng Ninh đầu tư, nhằm tiếp tục tạo đà phát triển mới cho thành phố trẻ Đông Triều, kiến tạo hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại,...

Xuất khẩu dệt may hướng tới mục tiêu 48 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng, bởi năm qua ngành dệt may đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức trước diễn biến phức tạp của thị trường. Tiếp nối thành quả đã đạt được, ngành dệt may mạnh dạn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 47-48 tỷ USD năm 2025. Để đạt được con số nêu trên,...

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương. Xuất nhập khẩu xuất sắc về đích Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt kỷ lục mới với con số ước tính 800 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước và vượt gần 3 lần kế hoạch được giao; cán cân...

Xuất khẩu thủy sản tiến tới mục tiêu 11 tỉ USD

Năm 2024 là lần thứ hai xuất khẩu thủy sản đạt mốc 10 tỉ USD, trong đó con tôm mang về 4 tỉ USD, cá tra 2 tỉ USD, cá ngừ 1 tỉ USD. Năm 2025, ngành thủy sản đang hướng tới mục tiêu đạt 11 tỉ USD. Tại lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỉ USD do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) tổ chức tối 23-12, Thứ trưởng Bộ Nông...

29 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi Sáng tạo bao bì sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh 2024

Trong 68 tác phẩm tham gia Cuộc thi sáng tạo bao bì, nhãn mác hàng hóa, giỏ quà và câu chuyện sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh 2024, Ban Giám khảo cuộc thi đã chấm điểm và thống nhất trao giải cho 29 tác phẩm. Cụ thể, 14 tác phẩm đoạt giải (1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 8 giải khuyến khích) nội dung thi câu chuyện sản phẩm; 3 tác phẩm đoạt giải nội dung...

Cà-phê Việt Nam trước cơ hội chi phối thị trường toàn cầu

Tính đến thời điểm này, kim ngạch xuất khẩu cà-phê của Việt Nam đã vượt cả năm 2023 và thiết lập mốc kỷ lục mới là 4,84 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2024. Tháng 11/2024, giá bình quân cà-phê xuất khẩu của Việt Nam đạt 5.818 USD/tấn, mức cao nhất từ trước đến nay. Với những thành tựu này, Việt Nam đang đứng trước cơ hội chi phối thị trường cà-phê toàn cầu thời gian tới. Theo Cục...

Tin nổi bật

Tin mới nhất