Powered by Techcity

Thủ tướng: Quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công ít nhất 95% kế hoạch được giao

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, Chính phủ đã xác định đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Sáng 27/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ trực tuyến với các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố để đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.

Kết quả năm 2023 tốt hơn năm 2022

Trong 11 tháng năm 2023, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cả nước đạt khoảng 461 nghìn tỷ đồng, đạt 65,1%, cao hơn 6,77% so với cùng kỳ và số tuyệt đối cao hơn so cùng kỳ hơn 122,6 nghìn tỷ đồng.

Mặc dù tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cả nước tốt hơn so với năm 2022, song hiện còn 41 bộ, cơ quan Trung ương và 24 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn mức trung bình của cả nước.

Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát động thi đua 60 ngày đêm phấn đấu thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, quyết tâm mục tiêu mức giải ngân đạt 95%.

Tại Hội nghị, lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương phân tích nguyên nhân đạt được, bài học kinh nghiệm, nhất là phản ánh những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc khiến việc giải ngân và thực hiện đầu tư công chưa đạt mong muốn; đồng thời đề xuất các giải pháp để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa giải ngân đầu tư công.

Trong đó, các đại biểu phản ánh, việc giải ngân đầu tư công chậm do một số nguyên nhân như: khó khăn về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; thủ tục đầu tư còn rườm rà; một số quy định pháp luật chồng chéo, trùng lắp mới được điều chỉnh; công tác chuẩn bị đầu tư, quản lý đấu thầu, ký hợp đồng thực hiện bị kéo dài; đặc biệt, còn tâm lý lúng túng, e ngại của một số cán bộ thực thi công vụ liên quan đến đầu tư công…

Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, Chính phủ đã xác định đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã ban hành 8 Nghị quyết, 1 Chỉ thị, 6 Công điện/văn bản để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc và đưa nội dung về đầu tư công vào các cuộc họp Thường trực Chính phủ, Phiên họp Chính phủ thường kỳ.

Cùng với đó, tiếp tục duy trì hoạt động của 5 Tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công của Chính phủ; lập 26 đoàn công tác do Thành viên Chính phủ làm trưởng đoàn làm việc với các địa phương để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn. Nhờ đó, công tác giải ngân đầu tư công năm 2023 đạt kết quả tốt hơn năm 2022.

Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương những kết quả mà các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực đạt được, đóng góp quan trọng vào phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; đồng thời phê bình nghiêm khắc các bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp và chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đầu tư công; yêu cầu các cơ quan, địa phương nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm, trên cơ sở đó phải quyết liệt triển khai các giải pháp để cải thiện giải ngân vốn đầu tư công tại cơ quan, địa phương mình nhanh và hiệu quả.

“Các bộ, cơ quan, địa phương phải tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc, xử lý các vướng mắc, ách tắc trên thực tiễn; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công; những đơn vị, cá nhân chưa hoàn thành nhiệm vụ thì phải xử lý theo quy định của Đảng, Nhà nước,” Thủ tướng chỉ rõ.

Phân tích nguyên nhân của tồn tại, hạn chế, Thủ tướng nêu rõ việc giải ngân chậm có nguyên nhân khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn chủ yếu, như công tác chuẩn bị dự án còn sơ sài, chất lượng kém nên vướng mắc khi triển khai; lập kế hoạch vốn chưa sát với thực tế; một số Ban quản lý dự án, chủ đầu tư, nhà thầu yếu kém về năng lực; sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở một số bộ, cơ quan, địa phương còn thiếu quyết liệt, sâu sát, cụ thể, thiếu quyết tâm chính trị, vai trò người đứng đầu chưa được phát huy, nhất là trong xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc của các dự án; thậm chí còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện né tránh, đùn đẩy công việc, sợ sai, sợ trách nhiệm; kỷ cương, kỷ luật trong đầu tư công chưa nghiêm; công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế; việc xử lý các vi phạm, chậm trễ trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công chưa kịp thời, nghiêm minh; sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương có lúc, có nơi thiếu chặt chẽ…

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc niên độ ngân sách nhà nước năm 2023, trong khi khối lượng giải ngân còn khá lớn (khoảng 247 nghìn tỷ đồng); đồng thời yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương nêu cao tinh thần vượt khó, lấy khó khăn, thách thức là động lực để phấn đấu vươn lên, quyết tâm giải ngân ít nhất 95% kế hoạch được giao với quan điểm chủ đạo.

Theo Thủ tướng, để đạt mục tiêu trên, các bộ, ngành, địa phương phải quán triệt nghiêm túc, triển khai quyết liệt, hiệu quả các chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, các Nghị quyết, Kết luận của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về giải ngân vốn đầu tư công; đẩy mạnh giải ngân phải đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

Cùng với đó, bám sát, nhận diện và đánh giá đúng, trúng tình hình; quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về thể chế, cơ chế, chính sách, trên nguyên tắc cấp nào ban hành, cấp đó phải tháo gỡ, trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo cấp có thẩm quyền. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phát huy hơn nữa vai trò của người đứng đầu trong giải ngân đầu tư công.

Đề cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn. Tăng cường phối hợp giữa các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, bảo đảm hiệu quả, thực chất trong xử lý công việc; hoàn thiện các chế tài để có công cụ xử lý hiệu quả hơn các đơn vị, tập thể, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ giải ngân, để xảy ra tiêu cực, lãng phí.

Lấy kết quả giải ngân đầu tư công đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ

Khẳng định, đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; 3 chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, tập trung ưu tiên trong chỉ đạo, điều hành, nhất là những công trình, dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia như đường bộ cao tốc, các công trình, dự án liên vùng, có tính lan tỏa cao…, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu duy trì hoạt động của 5 Tổ công tác của Chính phủ và cơ chế hằng quý Thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương; duy trì các Tổ công tác đặc biệt do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh làm tổ trưởng để thúc đẩy đầu tư công.

Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến các địa phương. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy vai trò của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; thường xuyên rà soát, đôn đốc, kịp thời phát hiện và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh của từng dự án, nhất là các dự án trọng điểm; cá thể hóa trách nhiệm đến từng cá nhân; coi kết quả giải ngân là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của tổ chức, cá nhân liên quan.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc các nhà đầu tư, nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ; xử lý nghiêm các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, giải ngân vốn; kiểm điểm, xử lý, thay thế kịp thời các công chức, viên chức yếu kém, tiêu cực, không hoàn thành nhiệm vụ được giao, để kéo dài, lãng phí.

Các bộ, ngành, địa phương tiến hành rà soát kỹ ngay từ khâu chuẩn bị dự án, lựa chọn dự án giao vốn đến công tác thiết kế, đấu thầu, thi công, thủ tục thanh, quyết toán… đối với từng dự án, công trình, kế hoạch đầu tư; tập trung đẩy mạnh tiến độ giải phóng mặt bằng; thực hiện tạm ứng, thu hồi tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư theo đúng quy định, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng.

Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong đầu tư công, nhất là trong công tác thẩm định, giao vốn, kiểm soát chi; đồng thời, tăng cường hậu kiểm.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành căn cứ vào nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn trong công tác giải ngân đầu tư công.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát huy vai trò quản lý nhà nước về đầu tư công, theo sát, đôn đốc, hướng dẫn, xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành các giải pháp điều hành linh hoạt nhằm hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2023; đề xuất điều chuyển vốn những nơi, dự án giải ngân chậm sang những dự án, những nơi giải ngân hiệu quả; sớm trình Thủ tướng Chính phủ giao dự toán ngân sách nhà nước và kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 theo đúng thời gian quy định và triển khai kế hoạch ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2024, không để “đầu năm thong thả, cuối năm vất vả.”

Bộ Tư pháp rà soát những vướng mắc liên quan giải ngân, nhất là thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền. Bộ Tài chính chỉ đạo Kho bạc Nhà nước kịp thời thực hiện thanh toán khối lượng hoàn thành, đặc biệt qua hình thức dịch vụ công trực tuyến.

Các Bộ Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm nguồn cung vật liệu xây dựng thông thường (cát, đất đắp nền) cho các dự án đường bộ cao tốc. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm có kết luận về sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền.

Bộ Xây dựng hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thường xuyên cập nhật, điều chỉnh, công bố giá và chỉ số giá vật liệu xây dựng theo tháng phù hợp với diễn biến giá thị trường, không gây ách tắc cho các nhà thầu. Bộ Công Thương theo dõi sát tình hình, diễn biến thị trường vật liệu xây dựng, kiểm soát giá và bảo đảm nguồn cung vật liệu xây dựng, nhất là xăng, dầu, sắt thép.

Các Tổ công tác tiếp tục kiểm tra, giám sát, đôn đốc, chỉ đạo xử lý kịp thời các khó khăn vướng mắc, bất cập trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; tăng cường công tác thông tin, truyền thông chính sách, góp phần tạo sự đồng thuận, sự tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư; tuyên truyền mô hình hay, cách làm tốt và cả những nơi chưa làm tốt để công tác đầu tư công đạt kết quả cao hơn./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng: Chống tiêu cực, ‘chạy chọt’ trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Thủ tướng lưu ý tăng cường tuyên truyền, vận động, thuyết phục, chống tiêu cực, “chạy chọt," bảo đảm chế độ, chính sách cho công chức, viên chức, người lao động trong quá trình tinh gọn bộ máy. Chiều 19/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII, chủ trì Phiên họp thứ 5 của...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào

Chiều tối 18/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Thượng tướng Khamliang Outhakaysone, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào cùng Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Lào đang thăm chính thức Việt Nam và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam năm 2024. Cùng dự cuộc tiếp...

Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi sắp xếp, tinh gọn bộ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh nguyên tắc việc xây dựng chế độ, chính sách phải đảm bảo công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý giữa các đối tượng để ổn định cuộc sống, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Chiều 17/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 135/CĐ-TTg ngày 16/12 về tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng. Công điện nêu rõ: Để tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tín dụng, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa tăng trưởng kinh...

Thủ tướng tiếp Thống đốc và Đoàn đại biểu, doanh nghiệp tỉnh Yamaguchi của Nhật

Thủ tướng cho rằng hai bên cần mở rộng xuất khẩu những sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam sang tỉnh Yamaguchi và ngược lại, thúc đẩy xuất khẩu một số đặc sản của Yamaguchi vào thị trường Việt Nam. Chiều tối 16/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Muraoka Tsugumasa, Thống đốc tỉnh Yamaguchi cùng Đoàn đại biểu, doanh nghiệp tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản) đến thăm làm việc tại Việt Nam và dự...

Cùng tác giả

Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Australia tăng trưởng hơn 24,4%

Nhiều mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia tăng mạnh như máy móc-thiết bị tăng 108,3%, nông sản rau quả tăng hơn 27%, thủy sản tăng hơn 10%, dệt may tăng 21,5%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 45%. Tại Australia, những ngày trước lễ Giáng sinh và Năm mới 2025, ở các quán càphê không hiếm những cuộc trò chuyện về du lịch đến Việt Nam, kinh doanh ở Việt Nam. Cụm từ “kỷ nguyên vươn mình” được...

5 ca sĩ trẻ đông fan nhất 2024: HIEUTHUHAI hay Phương Mỹ Chi?

Nhạc Việt 2024 chứng kiến sự đột phá của loạt nghệ sĩ trẻ. HIEUTHUHAI, Dương Domic, MONO, Phương Mỹ Chi, tlinh là những cái tên ngày càng được chú ý, thu hút nhiều người hâm mộ. 1. HIEUTHUHAI HIEUTHUHAI tên thật là Trần Minh Hiếu, sinh năm 1999, nổi bật từ chương trình King of Rap 2020. Sau cuộc thi, anh và nhóm Gerdnang ra mắt nhiều sản phẩm âm nhạc như: Mamma Mia, Vệ tinh, Nghe như tình yêu, Ngủ...

Chợ mạng vào cao điểm Tết

Ngay sau Black Friday, các thương hiệu đã đồng loạt mở các chuyên mục dành riêng cho sản phẩm Tết trên sàn thương mại điện tử, "đua" tung khuyến mãi, quà tặng hấp dẫn. Dù chưa tới Tết dương lịch, các sản phẩm Tết Nguyên đán như áo dài, yếm, các phụ kiện thời trang Tết đã "lên sóng" sôi động. Không khí mua sắm trên chợ mạng rộn ràng nhờ những ưu đãi sâu, miễn phí vận chuyển... Sắm Tết...

TP Hạ Long: Thu ngân sách từ phí, lệ phí đạt 4.425 tỷ đồng

Theo thông tin từ UBND TP Hạ Long, tính đến hết ngày 22/12, số thu phí, lệ phí và thu khác đã đạt 4.425 tỷ đồng (bằng 102% dự toán tỉnh và 100% kế hoạch của thành phố, bằng 161% so với cùng kỳ năm 2023). Năm 2024, tổng thu nội địa ngân sách tỉnh giao TP Hạ Long thu là 9.025 tỷ đồng, trong đó số thu từ thuế phí, lệ phí, thu khác là 4.338 tỷ đồng, số...

Những anh trai được cứu

Bằng cách này hay cách khác, tất cả nghệ sĩ tham gia 2 show Anh trai đều được hưởng lợi. Có người được tận hưởng trở lại hào quang sau giai đoạn dài mất hút. Nhiều nghệ sĩ đã bứt lên phủ sóng mạng xã hội. Đầu tiên là trường hợp của SOOBIN Hoàng Sơn. Một năm trước, nam ca sĩ ra mắt MV tiền tỷ Heyyy, mở đầu cho album đầu tay của sự nghiệp. SOOBIN quảng bá rầm...

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị chu đáo các hoạt động cho nhân dân vui Xuân, đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn

Ngày 23/12, Thường trực Tỉnh ủy họp giao ban tuần để nghe báo cáo công tác chuẩn bị các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì. Chuẩn bị tổ chức các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, chăm lo đời sống vật chất và tinh...

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy: mục tiêu, thách thức và cơ hội

Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Đây là đòi hỏi tất yếu nhằm nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy, đáp ứng yêu cầu xây dựng một hệ thống chính trị hiện đại, minh bạch, vì sự phát triển nhanh, bền vững của Việt Nam trong...

Cô Tô: Xây dựng bộ máy chính trị hoạt động hiệu quả

Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, việc tinh gọn tổ chức bộ máy trên địa bàn huyện Cô Tô đạt nhiều kết quả tích cực. Đây là tiền đề để Cô Tô thực hiện tinh gọn bộ máy giai đoạn tiếp theo theo đúng tinh thần chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương, của tỉnh. Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW (ngày 25/10/2017) Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục...

“3 gặp, 4 biết” trong tuyển quân ở Vân Đồn  

Huyện Vân Đồn triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2025 theo đúng quy trình, đề cao dân chủ, công khai, công bằng, đúng quy định của pháp luật. Huyện thực hiện tốt công tác thâm nhập “3 gặp, 4 biết” để từng bước hoàn thiện hồ sơ thanh niên trúng tuyển, đủ điều kiện nhập ngũ. Chúng tôi đi cùng đoàn công tác của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) thị trấn Cái...

Sư đoàn 395 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất

Trong không khí phấn khởi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội QPTD, sáng 22/12, Sư đoàn 395 (Quân khu 3) tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập 26/12 (1974-2024) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất. Tới dự có các đồng chí: Trung tướng Nguyễn Quang Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung...

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ”

Tối 21/12, thành phố Uông Bí tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật và tọa đàm kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024) với chủ đề “Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ”. Chương trình tọa đàm gặp gỡ các khách mời là những nhân chứng lịch sử và đại diện lực lượng vũ trang thành phố Uông Bí với chủ...

Thành phố Đông Triều: Gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 21/12, Thành ủy - HĐND - UBND thành phố Đông Triều (Quảng Ninh) long trọng tổ chức gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tại buổi gặp mặt, trong không khí đầm ấm, đồng chí Nguyễn Văn Công, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Thành uỷ, Bí thư Đảng ủy Quân sự thành phố, phát biểu ôn lại...

Ủy ban MTTQ tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 21/12, Ủy ban MTTQ tỉnh khóa XII nhiệm kỳ 2024-2029 tổ chức Hội nghị lần thứ 2 đánh giá kết quả chương trình phối hợp và thống nhất hành động năm 2024; bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, đến dự, chỉ đạo hội nghị. Cùng dự có đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Năm 2024, Ủy ban...

Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ tỉnh Quảng Ninh: Đón Bằng công nhận đạt chuẩn mức 1

Sáng 21/12, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Trường Đào tạo Cán bộ Nguyễn Văn Cừ đạt chuẩn mức 1. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là mốc son đánh dấu chặng đường hơn 60 năm xây dựng và phát triển của Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ. Đến dự buổi lễ có các đồng chí:...

Ngành Nội vụ dồn sức cho nhiệm vụ tinh gọn bộ máy

Sáng 21/12, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và phát biểu chỉ đạo. Tại điểm đầu Quảng Ninh có đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Trong năm 2024, toàn ngành Nội vụ đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức...

Tin nổi bật

Tin mới nhất