Powered by Techcity

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết quốc tế, chung tay vì sự phát triển thịnh vượng của nhân loại

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 2/12 (giờ địa phương), tại thành phố Dubai, Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28).

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Tại hội nghị, lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế đã nêu bật thực trạng, đánh giá tổng thể tiến bộ, hành động đạt được vì khí hậu thế giới; những thách thức đối với khí hậu toàn cầu hiện nay; đề xuất các giải pháp và cam kết, hành động mới mạnh mẽ hơn trong đóng góp về tài chính, công nghệ, giảm phát thải hướng tới thực hiện mục tiêu Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ lo ngại trước các tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, trong khi khoảng cách giữa cam kết và hành động khí hậu còn xa, nguồn lực cho biến đổi khí hậu bị phân tán do sự cạnh tranh, phân tách, chiến tranh, xung đột. Từ đó, Thủ tướng Chính phủ cho rằng phương châm “Đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện” là chìa khoá để củng cố lòng tin giữa các quốc gia và khai thông bế tắc trong đàm phán về biến đổi khí hậu.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định biến đổi khí hậu là vấn đề có tác động, ảnh hưởng đến toàn cầu và là vấn đề của toàn dân. Để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, cần có nhận thức, tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận mới, chủ động, tích cực, thiết thực, hiệu quả hơn và hành động thống nhất mang tính toàn cầu.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị mỗi quốc gia phải có trách nhiệm quản lý, thực hiện hiệu quả, khai thác tối đa sức mạnh nội sinh của dân tộc, kết hợp với đoàn kết và hợp tác quốc tế, trong đó nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài và quyết định; hợp tác, đoàn kết quốc tế là quan trọng. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đề cao chủ nghĩa đa phương, cho rằng cần lấy người dân, lợi ích chung toàn cầu là trung tâm, chủ thể, không để bất cứ quốc gia nào, người dân nào bị bỏ lại phía sau.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ cần đa dạng hóa huy động nguồn lực ứng phó với biến đổi khí hậu, kết hợp công và tư, trong và ngoài, song phương và đa phương và các nguồn lực hợp pháp khác, nhất là nguồn lực tư nhân. Thủ tướng Chính phủ kêu gọi các nước phát triển tăng cường hỗ trợ cho các nước đang phát triển và chậm phát triển, nhất là về vốn, công nghệ, quản trị, thể chế; ngược lại, các quốc gia đang phát triển, chậm phát triển phải nỗ lực hơn nữa với tinh thần không ai làm tốt cho mình hơn chính mình.

Hội nghị Thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đề cao công bằng, công lý khí hậu và nhấn mạnh cần bảo đảm tự chủ, an ninh năng lượng quốc gia và bảo đảm khả năng tiếp cận năng lượng sạch cho mọi doanh nghiệp và người dân.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, kể từ COP26 đến nay, với trách nhiệm đối với toàn cầu và toàn dân, Việt Nam đã triển khai toàn diện hàng loạt biện pháp theo ba nhóm giải pháp.

Thứ nhất là về xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện như ban hành Chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu, Chiến lược tăng trưởng xanh, Quy hoạch Điện VIII, phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo, xây dựng hệ sinh thái năng lượng tái tạo.

Thứ hai là thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), thành lập Ban Thư ký và công bố Kế hoạch thực hiện và Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), ban hành và thực hiện Kế hoạch phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Thứ ba là về xây dựng thể chế, như việc xây dựng Luật Dầu khí, hoàn thiện Luật Đất đai, Luật Điện lực theo hướng hỗ trợ kiến tạo phát triển năng lượng tái tạo, cũng như đang xây dựng, hoàn thiện Nghị định mua bán điện trực tiếp, xử lý các dự án điện tái tạo và các vấn đề tồn đọng, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi năng lượng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị cộng đồng quốc tế tăng cường đoàn kết, nỗ lực, hành động quyết liệt, hiệu quả và cố gắng hơn nữa vì sự phát triển thịnh vượng của cả nhân loại, sự mát lành của Trái Đất và vì hạnh phúc, ấm no của mọi người dân trên thế giới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Lãnh đạo cấp cao nhiều nước và tổ chức quốc tế đánh giá cao bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đồng thời khẳng định sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ, đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình thực hiện các mục tiêu khí hậu và phát triển kinh tế – xã hội bền vững.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng: 5 “cơ chế đặc biệt” để gỡ vướng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội sáng 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thì cần có các cơ chế, chính sách đặc biệt, chứ không chỉ là đặc thù. Sáng 15/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, “khó mấy cũng phải làm”

Nhấn mạnh mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025 là yêu cầu tất yếu để thực hiện các mục tiêu trăm năm của đất nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định "khó mấy cũng phải làm, không làm không được", đồng thời đề ra hàng loạt giải pháp trọng tâm nhằm tạo đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội. Quyết tâm vượt khó, đưa đất nước tiến lên Chiều 14/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn SK, Hàn Quốc

Chiều 14/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Chey Tae-won, Chủ tịch Tập đoàn SK kiêm Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc (KCCI). Đây là Tập đoàn kinh tế đa ngành nghề có giá trị vốn hóa thị trường gần 200 tỷ USD, đứng thứ hai tại Hàn Quốc và thuộc top 100 tập đoàn lớn nhất toàn cầu và đã đầu tư khoảng 3,5 tỷ USD vào...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Lào

Chiều 13/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Tại cuộc tiếp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc mừng đồng chí Thongsavanh Phomvihane được Quốc hội Lào phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao; bày tỏ tin tưởng với bề dày kinh nghiệm về đối ngoại, đồng chí Thongsavanh Phomvihane sẽ hoàn thành xuất sắc...

Thủ tướng mong muốn thúc đẩy thương mại với Khối thị trường chung Nam Mỹ

Thủ tướng khẳng định mong muốn cùng với Chính phủ Brazil thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư song phương phát triển mạnh mẽ hơn nữa, tương xứng với tiềm năng của hai nước. Chiều 13/2, tiếp ông Renato Costa, Tổng Giám đốc Công ty Friboi thuộc tập đoàn JBS S.A Brazil và Đại sứ Brazil tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị thúc đẩy đàm phán, ký kết Hiệp định Thương mại...

Cùng tác giả

Kỳ vọng về những quyết sách đóng vai trò nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

Quốc hội sẽ xem xét thông qua 7 Nghị quyết nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển KT-XH của đất nước và các cơ chế, chính sách đặc thù đối với một số dự án, công trình. Trong bốn ngày qua (12-15/2), trên tinh thần khẩn trương, các đại biểu Quốc hội tham dự Kỳ họp bất thường lần thứ 9 đã xem xét, thảo luận tại tổ, tại hội trường nhiều...

Bộ Công Thương tính tăng mua điện từ Trung Quốc, Lào tới 2030

Bộ Công Thương dự kiến tăng nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào lần lượt thêm 3.000 MW và 2.500 MW đến năm 2030, cao hơn 1,5-5 lần so với quy hoạch hiện nay. Chính phủ dự kiến tăng trưởng hai chữ số trong những năm tới, để sớm đạt mục tiêu thành nước thu nhập cao vào 2045. Với mục tiêu này, nhu cầu tăng trưởng điện mỗi năm khoảng 12-14%. Tại dự thảo lấy ý kiến về Quy hoạch...

Nhà đầu tư lỗ hơn 2 triệu đồng/lượng vàng sau một tuần

Giá vàng giảm 1 triệu đồng/lượng trong phiên giao dịch sáng nay, cộng với chênh lệch mua - bán, khiến nhà đầu tư lỗ hơn 2 triệu đồng chỉ sau một tuần. Cụ thể, nếu mua vàng trong phiên gia dịch ngày 9/2, bán ra vào phiên hôm nay 16/2, người mua vàng lỗ hơn 2 triệu đồng/lượng. Trả lời phỏng vấn Báo điện tử VTC News sáng 16/2, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, những ngày...

Nam thần Kpop bị tai nạn giao thông, tạm dừng mọi hoạt động

Một nam thần Kpop nổi tiếng đã gặp tai nạn xe buýt dẫn đến gãy tay và phải hủy bỏ toàn bộ lịch trình làm việc sắp tới. Cộng đồng fan Kpop toàn cầu không khỏi bàng hoàng trước thông tin thành viên Felix của nhóm nhạc đình đám Stray Kids gặp tai nạn giao thông. Tờ Korea Boo ngày 16/2 đưa tin, vụ việc xảy ra khi nam thần tượng đang trên đường trở về nhà sau lịch trình gặp...

Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hai bên biên giới

Quảng Ninh là địa phương duy nhất cả nước có cả đường biên giới trên bộ, trên biển và đường hàng không với Trung Quốc, đây là điều kiện thuận lợi giúp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu (XNK). Trên nền tảng hữu nghị truyền thống Việt Nam - Trung Quốc, thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường các hoạt động gặp gỡ, trao đổi, phối hợp với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây,...

Cùng chuyên mục

Kỳ vọng về những quyết sách đóng vai trò nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

Quốc hội sẽ xem xét thông qua 7 Nghị quyết nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển KT-XH của đất nước và các cơ chế, chính sách đặc thù đối với một số dự án, công trình. Trong bốn ngày qua (12-15/2), trên tinh thần khẩn trương, các đại biểu Quốc hội tham dự Kỳ họp bất thường lần thứ 9 đã xem xét, thảo luận tại tổ, tại hội trường nhiều...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Lựa chọn công nghệ phải “đi tắt, đón đầu”

Phát biểu tại phiên họp tổ theo chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ chín của Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, lựa chọn công nghệ phải chọn công nghệ hiện đại, tiên tiến, phải "đi tắt, đón đầu", nếu không sẽ tụt hậu so với thế giới. Nếu chỉ lựa chọn công nghệ, máy móc giá rẻ (theo quy định của Luật Đấu thầu) chúng ta sẽ trở thành bãi rác công nghệ. Tiếp tục...

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho ý kiến vào một số nội dung luật, nghị quyết quan trọng

Tiếp tục kỳ họp bất thường lần thứ 9, ngày 15/2, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường để cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi); đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Trong phiên thảo luận sáng về dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi), qua thảo luận, đa...

Chủ tịch nước: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu

Chủ tịch nước lưu ý các địa phương cần tiếp tục thực hiện tốt chính sách dân tộc; đảm bảo quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc. Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”...

Thông cáo báo chí số 4, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Thứ Bảy, ngày 15/2/2025, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG * Nội dung 1 Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Tại phiên thảo luận có 19 lượt đại biểu Quốc hội...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Muốn tăng trưởng 8% phải dựa vào khoa học, công nghệ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay và xa hơn là tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030, cần dựa vào nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 15/2, sau khi nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một...

Thủ tướng: 5 “cơ chế đặc biệt” để gỡ vướng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội sáng 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thì cần có các cơ chế, chính sách đặc biệt, chứ không chỉ là đặc thù. Sáng 15/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính...

Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác cửa khẩu, đối ngoại tại BĐBP Quảng Ninh

Ngày 15/2, tại Quảng Ninh, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn, đã kiểm tra, nắm tình hình công tác quản lý cửa khẩu, đối ngoại tại BĐBP Quảng Ninh. Tham gia đoàn công tác có các đồng chí: Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy...

Tăng số lượng thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang Bộ

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị tăng thêm số lượng Thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang Bộ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác bố trí, sắp xếp cán bộ. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1402/NQ-UBTVQH15 về việc tăng thêm số lượng Thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị tăng...

Nghị quyết về bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1403/NQ-UBTVQH15 phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về bộ máy làm việc của Viện. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về bộ máy làm việc của Viện, gồm: Ủy ban Kiểm sát; Văn phòng; Vụ Công tố và Kiểm sát...

Tin nổi bật

Tin mới nhất