Powered by Techcity

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 bảo đảm cho xóa đói nghèo toàn cầu

Thủ tướng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và có bài phát biểu quan trọng, đề xuất 3 bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa đói nghèo trên phạm vi toàn cầu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Phiên thảo luận “Cuộc chiến chống đói nghèo.” (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 18/11 theo giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã khai mạc với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững” dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm 2024.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị và có bài phát biểu quan trọng, đề xuất 3 bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa đói nghèo trên phạm vi toàn cầu.

Sau 19 lần tổ chức, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay quy tụ sự tham gia đông đảo nhất của các nhà lãnh đạo từ trước đến nay, gồm 21 thành viên G20, 19 nước khách mời và 15 tổ chức quốc tế chủ chốt, được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tăng cường phối hợp chính sách vĩ mô trong giải quyết các thách thức phát triển cấp bách toàn cầu.

Hội nghị mở đầu với Lễ phát động Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Phiên thảo luận về cuộc chiến chống đói nghèo.

Tại đây, Tổng thống Brazil Lula da Silva khẳng định “xóa đói giảm nghèo không chỉ đảm bảo công bằng xã hội mà chính là điều kiện cốt lõi để xây dựng xã hội thịnh vượng và thế giới hoà bình,” đồng thời, công bố danh sách các nước sáng lập Liên minh, trong đó có Việt Nam.

Tại phiên thảo luận, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của công cuộc xoá đói nghèo, thúc đẩy phát triển bao trùm, đồng thời, thảo luận về sự cần thiết thúc đẩy các giải pháp tăng cường hỗ trợ tài chính cho các nước thu nhập thấp để triển khai các dự án xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển bền vững hiệu quả hơn; hỗ trợ các nước đang phát triển tận dụng tốt hơn các cơ hội phát triển số, xanh và thông minh.

Hội nghị cũng nhấn mạnh tầm quan trọng phải giải quyết bất bình đẳng về giới tính, sắc tộc, hỗ trợ các cộng đồng yếu thế, bao gồm người bản địa và phụ nữ, để giảm khoảng cách giàu nghèo trên toàn cầu.

Các nhà lãnh đạo nhất trí những thách thức toàn cầu hiện nay chỉ có thể được giải quyết bằng giải pháp đa phương và ghi nhận tầm quan trọng của việc cải cách các thể chế toàn cầu.

Phát biểu tại phiên thảo luận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi các nước cần có quyết tâm chính trị cao hơn, nguồn lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn cho các chương trình, dự án cụ thể, thiết thực, hiệu quả hơn, bởi xóa đói nghèo không chỉ có ý nghĩa nhân văn cao cả, mà còn là một trong những nền tảng quan trọng nhất, tác động trực tiếp tới bảo đảm hoà bình, an ninh, ổn định trên toàn cầu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự Phiên thảo luận “Cuộc chiến chống đói nghèo.” (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã nêu bật những thành tựu của Việt Nam như một hình mẫu thành công trong xóa đói giảm nghèo. Từ một nước nghèo đói, lạc hậu, bị tàn phá nặng nề sau gần 40 năm chiến tranh, 30 năm bị bao vây cấm vận, với đường lối đổi mới, Việt Nam đã đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, đi đôi với khắc phục thiếu hụt về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, môi trường sống, và nhờ vậy đã về đích sớm 10 năm trong thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc; trong đó tỷ lệ hộ nghèo giảm từ trên 58% vào đầu những năm 1990 xuống khoảng 1,9% năm 2024. Việt Nam đã vươn lên thuộc nhóm các nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, nhất là lúa gạo.

Khẳng định Việt Nam sẽ xóa toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trong năm 2025, về đích trước 5 năm so với mục tiêu đề ra, Thủ tướng Chính phủ chia sẻ với các nước 3 bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong xóa đói giảm nghèo, đó là không hy sinh an sinh, tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; đặc biệt coi trọng của an ninh lương thực và xác định nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế; lấy con người làm trung tâm, chủ thể ưu tiên đầu tư cho con người, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã đề xuất 3 bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa đói nghèo trên toàn cầu.

Thứ nhất là bảo đảm hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển là điều kiện tiên quyết để xóa đói nghèo và phát triển bao trùm.

Theo Thủ tướng, G20 cần phát huy vai trò đi đầu trong bảo đảm hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển, không chính trị hóa khoa học-công nghệ, các vấn đề phát triển, nhất là thương mại, nông nghiệp và an ninh lương thực.

Thứ hai là bảo đảm hệ thống nông-lương toàn cầu hiệu quả, ổn định, thích ứng và chống chịu với biến đổi khí hậu là nền tảng lâu dài.

Thủ tướng kêu gọi G20 cần tăng cường chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, tài chính ưu đãi, quản trị thông minh cho các nước chậm và đang phát triển trong chuyển đổi nông nghiệp xanh, bền vững và hỗ trợ bảo đảm các chuỗi cung ứng lương thực cho các nước thu nhập thấp.

Thứ ba là bảo đảm đầu tư cho con người, lấy giáo dục đào tạo, an sinh xã hội là nhiệm vụ then chốt cho xây dựng xã hội hài hòa bao trùm, bền vững.

Lấy người dân làm trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực và là nguồn lực cho phát triển bền vững; ưu tiên nguồn lực, xây dựng các chính sách thiết thực, khả thi, hiệu quả cho xoá đói, giảm nghèo, “không để ai bị bỏ lại phía sau.”

Kết thúc phát biểu, Thủ tướng trích dẫn đúc kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Đoàn kết là sức mạnh vô địch” và trên tinh thần đó khẳng định Việt Nam cam kết đề cao chủ nghĩa đa phương, đoàn kết quốc tế chặt chẽ, đóng góp tích cực, hiệu quả vào nỗ lực chung xây dựng một thế giới không còn đói nghèo lâu dài, một thế giới bền vững. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp với các nước G20 và các tổ chức quốc tế triển khai các chương trình Nam-Nam và ba bên về bảo đảm an ninh lương thực, chống đói nghèo toàn cầu.

Phiên thảo luận “Cuộc chiến chống đói nghèo” tại Hội nghị thượng đỉnh G20. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ đã được nhiều nước hoan nghênh và bày tỏ đồng tình, đánh giá cao.

Chiều cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự phiên thảo luận “Cải cách các thể chế quản trị toàn cầu.”

Trong năm Chủ tịch G20, Brazil đã đưa ra Lời kêu gọi hành động về cải cách quản trị toàn cầu, đây là văn kiện đầu tiên do G20 thúc đẩy và mở cho tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc tham gia.

Việt Nam là một trong những nước đang phát triển tiên phong ủng hộ Lời kêu gọi, góp phần thúc đẩy cải cách các cơ chế quản trị toàn cầu bình đẳng và hiệu quả hơn.

Hội nghị thượng đỉnh G20 2024 sẽ tiếp tục diễn ra trong ngày 19/11 với Phiên họp về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp này./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng: “Nước nổi thì bèo nổi,” cùng với lợi nhuận, ngân hàng phải vì đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngành ngân hàng tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, là điểm tựa cho người dân, doanh nghiệp, sự phát triển của đất nước. Chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát, được tổ chức vào sáng 11/2, Thủ tướng Chính phủ...

Thủ tướng chủ trì hội nghị với các ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị lấy đòn bẩy ngân hàng để phát huy, khai thác tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, tạo động lực, xung lực phát triển đất nước. Sáng 11/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát...

Thủ tướng: Hòa Phát phải sản xuất thép phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Thủ tướng nhắc lại yêu cầu Tập đoàn Hòa Phát phải tiếp tục nghiên cứu sản xuất thép chất lượng cao, phục vụ các dự án đường sắt tới đây, trong đó có dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Trong chương trình công tác tại tỉnh Quảng Ngãi, chiều tối 9/2, thăm Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất của Tập đoàn Hòa Phát tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh...

Thủ tướng yêu cầu rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Công điện số 13CĐ-TTg về việc khẩn trương rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài để kịp thời tháo gỡ, triển khai ngay các dự án. Công điện gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu...

Thủ tướng đề nghị tập đoàn THACO nghiên cứu, sản xuất tàu đường sắt tốc độ cao

Sáng 8/2, trong chương trình công tác tại Quảng Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm một số cơ sở kinh tế trọng điểm, doanh nghiệp lớn của tỉnh gồm Khu kinh tế mở Chu Lai, cảng biển Chu Lai, sân bay Chu Lai, các nhà máy của tập đoàn THACO, tập đoàn HS Hyosung. Thủ tướng đã tới khảo sát cảng quốc tế Chu Lai, sân bay quốc tế Chu Lai và thăm, làm việc với Công...

Cùng tác giả

Cuộc sống của Ốc Thanh Vân tại Australia trước khi bán nhà trở về Việt Nam

Trong thời gian sống ở Australia, Ốc Thanh Vân vừa chăm sóc 3 con vừa làm nhiều công việc như dạy yoga, bán hàng online; có lúc một mình lái xe 50km để giao hàng. Mới đây, MC Ốc Thanh Vân thông báo đưa 3 con trở về Việt Nam sinh sống. Cô quyết định rao bán căn nhà tại Australia với mức giá 790.000 AUD ((hơn 12 tỷ đồng). Nữ nghệ sỹ cho biết cô nhận thấy cần phải...

Thông cáo báo chí về chương trình, nội dung Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 12/2/2025 và dự kiến bế mạc vào ngày 19/2/2025 theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. 1. Chương trình, nội dung Kỳ họp Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định các nội dung cụ thể như sau: - Xem xét, thông qua: (1) Luật sửa đổi, bổ sung...

Bộ Công Thương nêu giải pháp ứng phó căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang

Theo Bộ Công Thương, kinh tế Việt Nam-Hoa Kỳ mang tính chất bổ trợ, cơ cấu xuất khẩu và ngoại thương không cạnh tranh trực tiếp mà có sự bổ sung cho nhau, phù hợp với nhu cầu nội tại của mỗi nước. Theo đại diện Bộ Công Thương, thời gian gần đây, thương mại thế giới nổi lên ba xu hướng rõ rệt, đó là “phi toàn cầu hóa” hay phân mảnh trong thương mại quốc tế khiến cho...

H’Hen Niê nhận lời cầu hôn

Hoa hậu H"Hen Niê, 32 tuổi, nhận lời cầu hôn của bạn trai - nhiếp ảnh gia Tuấn Khôi, sau bảy năm yêu. Đại diện của hoa hậu cho biết bạn trai cầu hôn H'Hen Niê tại ngôi nhà cô mua vào năm 2024 ở TP HCM, ngày 10/2. Cô nói khoảnh khắc đánh dấu bước ngoặt cuộc đời của cả hai. Hiện cô chưa tiết lộ thông tin về lễ cưới. Bạn trai hoa hậu tên đầy đủ Nguyễn Tuấn...

Tối 11-2, giá vàng đồng loạt giảm chóng mặt

Cả giá vàng trong nước và thế giới đều đồng loạt lao dốc vào cuối ngày, riêng vàng miếng SJC "bốc hơi" 2,6 triệu đồng trong 1 ngày. Cuối ngày 11-2, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp như SJC, PNJ, Bảo Tín Minh Châu, DOJI niêm yết mua vào 88 triệu đồng/lượng, bán ra 90,5 triệu đồng/lượng, giảm thêm 700.000 đồng so với buổi trưa và giảm tới 2,6 triệu đồng/lượng so với mức kỷ lục 93,1 triệu...

Cùng chuyên mục

Thông cáo báo chí về chương trình, nội dung Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 12/2/2025 và dự kiến bế mạc vào ngày 19/2/2025 theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. 1. Chương trình, nội dung Kỳ họp Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định các nội dung cụ thể như sau: - Xem xét, thông qua: (1) Luật sửa đổi, bổ sung...

Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây không chỉ là đợt sinh hoạt chính trị to lớn, sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân mà còn là tiền đề để tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết: "TỔ CHỨC TỐT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025-2030" của Tổng Bí...

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao phục vụ tăng trưởng kinh tế

Chiều 11/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cùng dự có các đồng chí: Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an; Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đại diện các bộ, ngành Trung ương; một...

Thủ tướng: “Nước nổi thì bèo nổi,” cùng với lợi nhuận, ngân hàng phải vì đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngành ngân hàng tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, là điểm tựa cho người dân, doanh nghiệp, sự phát triển của đất nước. Chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát, được tổ chức vào sáng 11/2, Thủ tướng Chính phủ...

Nỗ lực tối đa phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt 14%

Ngày 11/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị để nghe và cho ý kiến về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và một số nội dung quan trọng khác. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì. Theo báo cáo của UBND tỉnh, kịch bản tăng trưởng năm 2025 được xây dựng trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, căn cơ từng nguồn lực, từng nhân...

Thủ tướng chủ trì hội nghị với các ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị lấy đòn bẩy ngân hàng để phát huy, khai thác tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, tạo động lực, xung lực phát triển đất nước. Sáng 11/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát...

Đề xuất điều chỉnh tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên

Chiều 10/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Tờ trình Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Theo Tờ trình của Chính phủ, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, năm tăng tốc, bứt phá, về đích, đồng thời là năm...

Bế mạc Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sau 3,5 ngày làm việc nghiêm túc, trách nhiệm cao, chiều tối 10/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ 42, hoàn thành nội dung chương trình đề ra. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét 27 nội dung, gồm: 16 nội dung để trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9; 2 nội dung sẽ trình Quốc hội tại Kỳ...

Thúc đẩy hợp tác truyền thông Quảng Ninh (Việt Nam) – Quảng Tây (Trung Quốc)

Nhằm hiện thực hóa chủ trương hợp tác hữu nghị của 2 Đảng, 2 Nhà nước, cũng như các thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), thời gian qua, Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh cùng Đài PT-TH Quảng Tây, Tập đoàn Truyền thông nhật báo Quảng Tây đã thực hiện thỏa thuận hợp tác trên lĩnh vực báo chí truyền thông. Qua đó,...

Thủ tướng: Trình đề án sắp xếp, tinh gọn hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp

Chiều 10/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo để bàn về đề án sắp xếp hệ thống cơ quan...

Tin nổi bật

Tin mới nhất