Powered by Techcity

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án

Đối với khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên tháo gỡ chứ không phải để đổ trách nhiệm, đồng thời phải xử lý, đưa ngay nguồn lực sẵn có vào khai thác.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Sáng 30/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án (Ban Chỉ đạo) để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo; Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo.

Qua rà soát và báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, cả nước có khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, thuộc khoảng 20 nhóm vấn đề khác nhau, trong đó có cả các dự án đầu tư công, dự án đầu tư ngoài ngân sách và các dự án đầu tư theo hình thức PPP.

Tuy nhiên, do chất lượng báo cáo của các cơ quan, đơn vị không đồng đều; báo cáo của các địa phương chưa sát thực tế, chưa cung cấp đủ thông tin, số liệu các dự án; vẫn còn tình trạng sợ sai, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm giải pháp xử lý các khó khăn, vướng mắc… nên cần tiếp tục đánh giá thêm và nỗ lực hơn trong xử lý các vướng mắc tại các dự án.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Sau khi các đại biểu thảo luận đánh giá kết quả rà soát, cũng như đề xuất các giải pháp xử lý, kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc tại các dự án tồn đọng có ý nghĩa lớn, vừa tháo gỡ các ách tắc, bức xúc của người dân, doanh nghiệp; vừa giải tỏa được các nguồn lực rất lớn, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân từ các dự án này; vừa tạo cảnh quan, vệ sinh môi trường và góp phần chống lãng phí như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Do đó phải xử lý, đưa ngay nguồn lực sẵn có vào khai thác; qua đây cũng xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý, góp phần chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

Cho rằng Ban Chỉ đạo, nhất là Trưởng Ban Chỉ đạo rất tâm huyết, trách nhiệm, giải quyết có tính “đầu ra,” gỡ vướng; việc của cấp nào cấp đó giải quyết; rà soát, phân loại, đề xuất giải pháp, các chính sách, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ phải hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo để hoạt động của Ban Chỉ đạo hiệu lực, hiệu quả hơn.

Giao Bộ Tài chính xây dựng cơ sở dữ liệu về các dự án khó khăn, vướng mắc kéo dài, phản ánh đúng tình hình, để phân tích được nguyên nhân, đưa ra giải pháp phù hợp khả thi, hiệu quả; cập nhập, chia sẻ thông tin cho các bộ, ngành Trung ương; phân công quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần là phải ưu tiên tháo gỡ chứ không phải để đổ trách nhiệm; tiếp tục hướng dẫn chung cho các bộ, ngành, địa phương dễ làm, dễ xây dựng cơ sở dữ liệu; đặc biệt, cần tập hợp, chỉ rõ các nhóm vấn đề thuộc thẩm quyền xử lý của Chính phủ để xử lý theo phạm vi chức năng, thẩm quyền của Chính phủ.

Cho rằng số dự án khó khăn, vướng mắc có thể chưa thống kê hết, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính cùng Văn phòng Chính phủ dự thảo tiếp một Công điện của Thủ tướng Chính phủ rà soát lại các công việc, định hướng, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục rà soát, đánh giá, phân loại các dự án tồn đọng, vướng mắc, đề xuất các phương án xử lý phù hợp, khả thi, hiệu quả; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/4/2025; nếu không báo cáo đúng ngày này, sau khi “khóa sổ” thì lãnh đạo các địa phương phải chịu trách nhiệm về sau này.

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động đề xuất phương hướng xử lý các giải pháp mà chưa có quy định của pháp luật, gửi Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ để tập hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo. Với mục tiêu là tháo gỡ khó khăn cho các dự án tồn đọng, kéo dài, không để lãng phí nguồn lực bao gồm nguồn lực của Nhà nước, nhân dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư; khắc phục được hậu quả, đưa nguồn lực vào phục vụ sự phát triển.

Từ đó góp phần huy động nguồn lực cho nền kinh tế tăng trưởng 8% năm 2025 và 2 con số những năm tiếp theo; khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; “không để sai chồng sai, không để tạo tiền lệ cho những cái sai tiếp theo.”

“Việc này phải giải quyết công khai, minh bạch và phải có thời hạn; tinh thần là vướng ở cấp nào thì cấp đó giải quyết, thẩm quyền của ai thì người đó phải giải quyết, không được đùn đẩy, né tránh,” Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng lưu ý quá trình xử lý cần phân loại, đưa ra nguyên tắc, xác định thẩm quyền; nếu có quy định của pháp luật rồi thì vận dụng giải quyết; nếu vấn đề đặc thù mà chưa có cơ chế thì phải đề xuất cơ chế; phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng, trong sáng; không né tránh; trách nhiệm của ai thì quá trình làm, rõ đến đâu thì xử lý đến đó; không được để lợi dụng tình hình để trục lợi; tinh thần là hướng đến “đầu ra,” không thắt nút.

Do đó đòi hỏi quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; phân công “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ kết quả, rõ thẩm quyền”; vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không cầu toàn, không nóng vội, làm đến đâu chắc đến đó.

Đối với những nhóm dự án vướng mắc về giải phóng mặt bằng, Thủ tướng yêu cầu các địa phương, nhất là cấp xã, phường phải giải quyết dứt điểm; bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân. Các địa phương căn cứ điều kiện cụ thể, luật pháp, khả năng để quyết định việc hỗ trợ phù hợp; chú ý những điều kiện đặc thù như các hộ nghèo, người có công với cách mạng, người già, khó khăn, yếu thế…; xử lý nghiêm theo pháp luật những trường hợp kích động, trục lợi, gây rối.

Đối với nhóm vấn đề liên quan quy hoạch, Thủ tướng yêu cầu rà soát lại quy hoạch, nhất là quy hoạch chuyên ngành, làm căn cứ triển khai các dự án bảo đảm phù hợp, đồng bộ hệ thống quy hoạch chung.

Đối với nhóm dự án vướng mắc liên quan pháp luật về đất đai, liên quan kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án, cho phép các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào chính sách đặc thù đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 170 và 171/2024/QH15; tổng hợp các khó khăn, vướng mắc tương tự, thuộc thẩm quyền của ai thì đề xuất tiếp tục vận dụng, coi đây là án lệ, miễn là bảo đảm công khai, minh bạch, phân cấp xuống địa phương để xử lý.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Đối với nhóm các dự án sai phạm trong quá trình thực hiện, đã được triển khai cơ bản khó thu hồi dự án, Thủ tướng yêu cầu tập trung giải pháp, tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, bảo đảm minh bạch, ai sai thì vẫn phải xử lý, không để lọt sai phạm, không làm thất thoát tài sản của Nhà nước, không ảnh hưởng quyền và lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp; cho thời gian khắc phục khó khăn, vướng mắc, khắc phục hậu quả, sớm đưa công trình, dự án vào khai thác.

“Nguyên tắc là các vấn đề kinh tế phải được xử lý bằng vấn đề kinh tế; việc xử lý bằng biện pháp hình sự chỉ là giải pháp cuối cùng; cách xử lý phải hiệu quả, nhân văn, phù hợp, lấy biện pháp kinh tế là cơ bản,” Thủ tướng chỉ rõ.

Liên quan công việc tố tụng, Thủ tướng đề nghị các cơ quan như Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án phải thống nhất biện pháp giải quyết, bảo đảm hiệu quả. Đối với các dự án khó khăn, vướng mắc, hoặc chưa có quy định của pháp luật điều chỉnh, không áp dụng được cơ chế, chính sách đặc thù mà Quốc hội đã ban hành thì phải nghiên cứu, phân loại, đề xuất cơ chế, chính sách, nhất là phải trình vào Kỳ họp Quốc hội sắp tới.

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương chủ động, tích cực, khách quan tháo gỡ theo thẩm quyền, vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp thẩm quyền; nỗ lực xử lý dứt điểm trong năm 2025 các dự án này./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng: Mong phía Hoa Kỳ có chính sách thuế phù hợp với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước

Theo Thủ tướng, việc Hoa Kỳ áp thuế là chưa phù hợp với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, mong muốn của người dân hai bên và những nỗ lực của Việt Nam trong thời gian qua. Sáng 3/4, ngay sau khi Tổng thống Hoa Kỳ công bố áp thuế đối ứng với hàng hoá của hàng chục nền kinh tế, trong đó có Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính...

Thủ tướng đề nghị Standard Chartered hỗ trợ xây các trung tâm tài chính quốc tế

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Việt Nam xác định phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam và ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững là những trọng tâm ưu tiên hàng đầu. Tối 2/4, tiếp ông Bill Winters, Tổng Giám đốc Tập đoàn Standard Chartered, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn hỗ trợ Việt Nam xây dựng các Trung tâm tài chính quốc tế; cung cấp...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo cú hích, bước ngoặt phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng nhấn mạnh phải có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tầm quan trọng của kinh tế tư nhân trong tổng thể nền kinh tế, xác định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất để triển kinh tế đất nước. Chiều 2/4, chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh...

Đưa quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam-Bỉ lên tầm cao mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Nhà vua Philippe sẽ tạo xung lực, đưa quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Bỉ lên tầm cao mới. Trong chương trình chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu, chiều 1/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe.Hoan nghênh chuyến thăm cấp Nhà...

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương rà soát các dự án có khó khăn, tồn đọng kéo dài

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục rà soát, hoàn thành việc nhập dữ liệu các dự án đầu tư gặp khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài đối với các dự án đã báo cáo Ban Chỉ đạo trước ngày 25/3/2025. Ngày 31/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 26/CĐ-TTg về việc khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài...

Cùng tác giả

Tổng Bí thư: Việt Nam nhất quán coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam nhất quán coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu, là người bạn chân thành và tin cậy, đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình phát triển. Ngày 3/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ vui mừng và hài lòng khi chứng kiến quan...

Giá USD ngân hàng lần đầu lên 26.000 đồng

Giá USD trên thị trường chính thức tăng mạnh, lần đầu tiên chạm mốc 26.000 đồng một đôla. Ngày 3/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm tại 24.854 đồng, tăng nhẹ 3 đồng so với hôm qua. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép mua bán trong vùng 23.611 - 26.096 đồng một USD. Tới chiều nay, các ngân hàng thương mại tiếp tục nâng giá đôla...

Khảo sát và xúc tiến du lịch tại hành trình tham quan VHL3, VHL4 trên vịnh Hạ Long

Ngày 3/4, Ban Quản lý vịnh Hạ Long chủ trì mời một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành khảo sát và xúc tiến du lịch tại hành trình tham quan VHL3, VHL4 trên vịnh Hạ Long, để truyền thông, quảng bá tài nguyên du lịch và các sản phẩm, dịch vụ du lịch tại hành trình tham quan VHL3, VHL4 trên vịnh Hạ Long; đồng thời liên kết, vận động một số doanh nghiệp lữ hành...

Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu đoàn Việt Nam viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm thông báo để tri ân sự đóng góp của đồng chí Khamtay Siphandone cho sự phát triển mối quan hệ gắn bó, bền chặt Việt Nam-Lào, Đảng, Nhà nước Việt Nam quyết định sẽ tổ chức quốc tang. Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng...

Chứng khoán giảm 88 điểm

Chứng khoán Việt Nam có phiên giao dịch “khốc liệt” nhất trong lịch sử khi 517 cổ phiếu giảm, trong đó 263 mã kịch sàn, khiến VN-Index mất 88 điểm.Tổng thống Mỹ Donald Trump sáng nay (giờ Việt Nam) công bố thuế nhập khẩu với hơn 180 nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức 46%. Thông tin ngay lập tức tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán trong nước, tạo ra tình trạng bán tháo...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư: Việt Nam nhất quán coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam nhất quán coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu, là người bạn chân thành và tin cậy, đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình phát triển. Ngày 3/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ vui mừng và hài lòng khi chứng kiến quan...

Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu đoàn Việt Nam viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm thông báo để tri ân sự đóng góp của đồng chí Khamtay Siphandone cho sự phát triển mối quan hệ gắn bó, bền chặt Việt Nam-Lào, Đảng, Nhà nước Việt Nam quyết định sẽ tổ chức quốc tang. Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng...

Việt Nam và Armenia tiếp tục thắt chặt quan hệ hữu nghị và hợp tác

Sáng 3/4, theo giờ địa phương, tại Tòa nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Armenia. Ngay sau lễ đón, hai Chủ tịch Quốc hội đã tiến hành hội đàm. Nội dung quan trọng tại cuộc hội đàm, hai Chủ tịch Quốc hội thống nhất đánh giá, thời gian qua, quan hệ Việt Nam-Armenia đã...

Chủ tịch Khamtai Siphandone: Nhà lãnh đạo xuất sắc của Lào, người bạn lớn của Việt Nam

Chủ tịch Khamtai Siphandone là một trong những lãnh đạo Lào luôn có quan hệ gần gũi, gắn bó với các nhà lãnh đạo Việt Nam ở mọi thời kỳ, là người luôn quan tâm vun đắp quan hệ Lào-Việt Nam. Chủ tịch Khamtai Siphandone - người con ưu tú của dân tộc Lào, nhà lãnh đạo xuất sắc, chiến sỹ cách mạng kiên cường của Đảng và nhân dân Lào; người bạn lớn, thân thiết của Đảng, Nhà nước...

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ viếng đồng chí Khamtay Siphandone tại Lào

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone tại Vientiane, Lào. Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, ngày 3/4/2025, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng nguyên Chủ...

Thủ tướng: Mong phía Hoa Kỳ có chính sách thuế phù hợp với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước

Theo Thủ tướng, việc Hoa Kỳ áp thuế là chưa phù hợp với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, mong muốn của người dân hai bên và những nỗ lực của Việt Nam trong thời gian qua. Sáng 3/4, ngay sau khi Tổng thống Hoa Kỳ công bố áp thuế đối ứng với hàng hoá của hàng chục nền kinh tế, trong đó có Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính...

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh dự sinh hoạt chi bộ thôn Khủi Luông, xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu

Ngày 3/4, đồng chí Vi Ngọc Bích, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, dự sinh hoạt chi bộ tại thôn Khủi Luông, xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu. Cùng dự có đồng chí Đỗ Ngọc Nam, Bí thư Huyện ủy. Chi bộ thôn Khủi Luông, xã Vô Ngại có 13 đảng viên (trong đó có 1 đảng viên miễn sinh hoạt). Toàn thôn có 72 hộ với 353 nhân khẩu, 100% là...

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Nhìn lại lịch sử Cách mạng nước ta, hội nhập và phát triển của đất nước luôn gắn liền với những biến chuyển của thời đại. Ngay từ những ngày đầu lập nước, trong bức thư gửi tới Liên hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tinh thần là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, bày tỏ mong muốn “thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”....

Điện chia buồn nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone từ trần

Đồng chí Khamtay Siphandone có nhiều đóng góp quan trọng vào việc xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào. Được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào từ trần ngày 2/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt...

Tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam-Belarus tăng cường hợp tác đầu tư

Thủ tướng đề nghị Việt Nam và Belarus nỗ lực thúc đẩy quan hệ kinh tế-thương mại song phương hiện còn ở mức khiêm tốn so với tiềm năng và thế mạnh, tạo điều kiện để doanh nghiệp hợp tác đầu tư. Chiều 2/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Cộng hòa Belarus Anatoly Sivak nhân dịp sang thăm và làm việc tại Việt Nam, đồng chủ trì Khóa họp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất