Powered by Techcity

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị 08/CT-TTg về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới.

Bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng. Ảnh: Expedia

Theo đó, định hướng phát triển xuyên suốt của Du lịch Việt Nam đã được nêu rõ trong Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ là “Sản phẩm đặc sắc – Dịch vụ chuyên nghiệp – Thủ tục thuận tiện, đơn giản – Giá cả cạnh tranh – Môi trường vệ sinh, sáng, xanh, sạch đẹp, an toàn – Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”. Thời gian tới, các cấp, các ngành, các địa phương và các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch cần nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để thúc đẩy phát triển Du lịch Việt Nam một cách toàn diện, nhanh và bền vững với phương châm “Liên kết chặt chẽ Phối hợp nhịp nhàng Hợp tác sâu rộng Bao trùm toàn diện Hiệu quả bền vững”, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: quán triệt, nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, giá trị, hiệu quả và tính lan tỏa của ngành du lịch để phát huy tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm của các chủ thể liên quan với cách tiếp cận toàn diện, toàn cầu, toàn dân theo tinh thần: “Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy – Động lực bắt nguồn từ sự đổi mới – Sức mạnh bắt nguồn từ Nhân dân, doanh nghiệp”; tranh thủ thời cơ, tận dụng cơ hội để phát triển hệ sinh thái du lịch nhanh, toàn diện, bền vững, tạo động lực phát triển cho các ngành, lĩnh vực khác.

Đề cao trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy Đảng và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc chỉ đạo phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đẩy mạnh phân cấp phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực và tăng cường khả năng thực thi của cấp dưới; tạo chuyển biến mạnh mẽ, thiết thực trong hợp tác công – tư; kiên quyết cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và tích cực kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh du lịch đã được cắt giảm, đơn giản hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng đầu vào của ngành du lịch, hình thành chuỗi giá trị du lịch, liên kết du lịch quốc gia và toàn cầu đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội chung của đất nước.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững; tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau: chỉ đạo các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện nghiêm việc niêm yết giá công khai và bán đúng giá niêm yết; kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghiêm nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

Kiên quyết xử lý theo đúng quy định của pháp luật mọi hành vi vi phạm, kể cả việc tạm dừng kinh doanh, rút giấy phép; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân tiếp tay, bao che các hành vi vi phạm, trục lợi từ việc chèo kéo, ép giá, quảng cáo sai sự thật… trong hoạt động kinh doanh du lịch.

Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển lực lượng doanh nghiệp, hình thành nhiều doanh nghiệp du lịch có thương hiệu mạnh; hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh du lịch ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số và tiếp cận các nguồn vốn.

Triển khai hiệu quả các mô hình quản trị, hợp tác công – tư trong phát triển du lịch trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”; kịp thời ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm huy động hiệu quả nguồn lực của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn đầu tư cho phát triển du lịch. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản địa đặc sắc, cảnh quan tự nhiên độc đáo cho phát triển du lịch bền vững.

Bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch, chú trọng vấn đề vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; khuyến khích sự tham gia của người dân, doanh nghiệp trong xây dựng môi trường du lịch văn hóa, văn minh, thân thiện, mến khách theo phương châm “Mỗi người dân là một đại sứ du lịch”. Xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường, trồng và phát triển hệ thống cây xanh cảnh quan ở các khu du lịch, các đô thị và vùng nông thôn.

Nâng cao ý thức của người dân gắn với giáo dục môi trường và bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hóa – lịch sử, cảnh quan thiên nhiên; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Ban hành theo thẩm quyền các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cá nhân, tổ chức, cộng đồng tham gia kinh doanh và cung cấp dịch vụ, sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp – nông thôn; quy hoạch khu vực phát triển kinh tế đêm gắn với dịch vụ du lịch; phát triển đa dạng các dịch vụ, sản phẩm du lịch về đêm tại các khu vực tập trung đông khách du lịch của địa phương; trình cấp có thẩm quyền phê duyệt việc kéo dài thời gian hoạt động tại các khu vực được xác định phát triển kinh tế đêm. Đẩy mạnh liên kết vùng, liên kết giữa các địa phương để hình thành các động lực tăng trưởng du lịch theo phương châm “một cung đường – nhiều điểm đến”, hình thành sản phẩm, chuỗi sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phương; hợp tác chặt chẽ trong đầu tư, phát triển sản phẩm, truyền thông, quảng bá và triển khai các chiến dịch kích cầu du lịch. Bố trí nguồn lực phù hợp cho công tác chuyển đổi số trong phát triển du lịch, đồng bộ với nội dung chuyển đổi số do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì thực hiện, tránh tình trạng manh mún, lãng phí nguồn lực.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát huy vai trò người đứng đầu, đổi mới tư duy trong hoạch định chính sách, chỉ đạo, điều hành quản lý phát triển du lịch theo phương châm “Nhà nước, doanh nghiệp, Nhân dân đồng hành phát triển du lịch”.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch có trách nhiệm: khẩn trương trình ban hành Kế hoạch thực hiện và tổ chức triển khai có hiệu quả Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chủ động thực hiện rà soát, báo cáo về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch, bao gồm cả việc đề xuất bổ sung cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch, nhằm tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả hoạt động và phù hợp với bối cảnh, tình hình mới; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong tháng 3/2024.

Rà soát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; tổ chức đánh giá, tổng kết việc thi hành Luật Du lịch 2017 để làm rõ những bất cập, những vấn đề không còn phù hợp với tình hình mới để trình cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh; rà soát, đánh giá, hoàn thiện cơ chế quản lý, vận hành và phát huy tốt hơn nữa vai trò của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch trong tổ chức triển khai các kế hoạch xúc tiến, quảng bá và hỗ trợ phát triển du lịch (đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng sản phẩm đặc thù, chuyển đổi số…) để trình cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung phù hợp tình hình mới.

Khẩn trương xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ trong cả nước Chương trình hành động du lịch xanh quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 82/NQ-CP ngày 18/5/2023, trong đó tập trung vào một số hoạt động cụ thể: Diễn đàn thường niên du lịch xanh quốc gia, phát triển sản phẩm du lịch xanh gắn với hình thành cộng đồng doanh nghiệp du lịch có trách nhiệm xã hội; thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển đổi, đánh giá và cấp chứng chỉ du lịch bền vững theo tiêu chuẩn của Hội đồng du lịch bền vững toàn cầu (Global sustainable tourism council – GSTC) cho các cơ sở du lịch, khách sạn; nghiên cứu xây dựng hệ thống chứng nhận du lịch xanh đạt chuẩn quốc tế về sản phẩm và thương hiệu điểm đến du lịch Việt Nam.

Chủ động đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức xúc tiến, quảng bá du lịch; tăng cường kết nối hạ tầng dịch vụ, hỗ trợ và gia tăng trải nghiệm, giữ chân khách du lịch; chú trọng phát triển và khai thác phân khúc thị trường khách theo các sản phẩm chuyên đề mà Việt Nam có thế mạnh, như: du lịch hội nghị – hội thảo – sự kiện, du lịch gôn, du lịch về đêm, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, du lịch ẩm thực, sức khỏe…

Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án thành lập Văn phòng xúc tiến du lịch ở nước ngoài; phát huy vai trò của các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài trong xúc tiến, quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người và du lịch Việt Nam.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch đẩy mạnh khai thác du lịch bằng đường biển, đường bộ; xây dựng các chính sách phù hợp để thúc đẩy du lịch đường sắt; tiếp tục thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giao tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực du lịch.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các địa phương phát triển cơ sở dữ liệu về quản trị và kinh doanh du lịch trên nền tảng số dùng chung; xây dựng, hoàn thiện hệ sinh thái du lịch thông minh gắn với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực du lịch gắn với chuyển đổi số.

Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan đề xuất những cơ chế, chính sách và giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phát triển toàn diện, đồng bộ ngành du lịch (về thuế, đất đai, cơ chế phối hợp) để xây dựng điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện, môi trường vệ sinh xanh, sạch, đẹp.

Hướng dẫn các địa phương phát triển điểm đến đẳng cấp và đa trải nghiệm với các sản phẩm du lịch sáng tạo, đặc thù, có tính liên vùng, liên địa phương để thu hút và giữ chân du khách; phát triển đồng bộ cả du lịch bình dân, cao cấp và đặc biệt cao cấp; đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa để thúc đẩy du lịch.

Bộ Công an đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ và triển khai áp dụng các giải pháp về tự động hóa trong giải quyết thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh, cư trú và du lịch an toàn tại Việt Nam; chủ trì nghiên cứu đề xuất và áp dụng thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh trực tuyến thông qua nhận diện khuôn mặt (FaceID) và hộ chiếu điện tử (E-Passport) để tạo sự thuận lợi, nhanh chóng cho khách du lịch. Xem xét thí điểm việc cấp thị thực cửa khẩu trên cơ sở xét duyệt nhân sự tại chỗ cho khách du lịch quốc tế; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý II/2024.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi: về xuất cảnh, nhập cảnh có điều kiện đối với một số thị trường quốc tế truyền thống, tiềm năng, có trình độ phát triển cao, chi tiêu du lịch lớn và thời gian lưu trú dài ngày vào các địa bàn du lịch trọng điểm của Việt Nam và những địa phương có hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, thuận lợi; mở rộng danh sách miễn thị thực đơn phương; thí điểm miễn thị thực trong thời gian ngắn hạn (từ 6 tháng đến 12 tháng) cho khách du lịch từ một số thị trường có quy mô lớn, chi tiêu cao; thí điểm cấp thị thực dài hạn, nhập cảnh nhiều lần (12 tháng đến 36 tháng) để thu hút các phân khúc thị trường khách du lịch cao cấp, khách nghỉ hưu có khả năng chi tiêu cao đến từ một số thị trường mục tiêu như Châu Âu, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, Ấn Độ và một số nước khu vực Trung Đông…

Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường các tuyến tin dự báo tình hình, xu hướng phát triển du lịch, chú trọng tuyên truyền về hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch Việt Nam tại các thị trường quốc tế; phản ánh hoạt động đối ngoại, giao lưu nhân dân giữa Việt Nam với các nước. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá, nâng cao giá trị hình ảnh Việt Nam ở trong và ngoài nước.

Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch các địa phương chỉ đạo và chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động sát thực tiễn, bảo đảm giải quyết, tháo gỡ vướng mắc để thúc đẩy lợi thế phát triển du lịch. Duy trì, điều phối sự hợp tác, liên kết của các Bộ, ban, ngành, đoàn thể trong phát triển du lịch. Kịp thời chỉ đạo xử lý những khó khăn vướng mắc, đề xuất chính sách mới phù hợp với thực tiễn đất nước, xu hướng phát triển của thế giới.

Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hiệp hội du lịch các địa phương phát huy mạnh mẽ vai trò kết nối cộng đồng doanh nghiệp du lịch với các hiệp hội, hội ngành nghề khác liên quan, tham vấn với cơ quan có thẩm quyền; đồng thời phát huy vai trò chủ động trong việc tham gia, tổ chức các hoạt động xây dựng sản phẩm du lịch, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao kỹ năng nghề của đội ngũ lao động du lịch và các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch. Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trong việc chuyển đổi các hoạt động phù hợp với du lịch trong tình hình mới, đẩy mạnh hoạt động để phục hồi và phát triển nhanh Du lịch Việt Nam; kịp thời tổng hợp ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp du lịch để đề xuất, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khó khăn, vướng

Các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ du lịch và cộng đồng doanh nghiệp du lịch phát huy tính năng động, sáng tạo, vai trò động lực, chủ động, tham vấn trong phục hồi du lịch. Đẩy mạnh kết nối, hợp tác hỗ trợ, cùng nhau vượt qua khó khăn. Đổi mới mô hình kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với chuyển đổi số và đổi mới, sáng tạo. Thực hiện đúng nội dung theo hợp đồng đã ký kết, bảo đảm chất lượng dịch vụ, tôn trọng quyền lợi của khách hàng và cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh.

Chủ động nâng cao năng lực quản trị, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tích cực tham gia các chương trình xúc tiến du lịch quốc gia, chương trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh để Du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững. Đề cao ý thức, trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng; tích cực tham gia bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Các doanh nghiệp du lịch, người dân tham gia kinh doanh các dịch vụ có liên quan đến du lịch (dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm và các dịch vụ khác) phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm nghĩa vụ thuế với Nhà nước và các quy định của pháp luật, của ngành, đảm bảo an toàn cho khách du lịch, nâng cao thương hiệu Du lịch Việt Nam…



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký OECD tại Davos

Thủ tướng đề nghị OECD xem xét để Việt Nam sớm gia nhập OECD, cho biết Việt Nam sẽ đáp ứng đầy đủ các quy trình, tiêu chuẩn và điều kiện để gia nhập OECD, hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới. Nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 55, sáng 22/1, giờ địa phương, tại Davos (Thụy Sĩ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp...

Tình cảm của nhân dân Việt Nam-Ba Lan phát triển ngày càng toàn diện sâu sắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định dù cho thế giới có những thay đổi nhưng tình cảm của hai nước, nhân dân hai nước Việt Nam-Ba Lan không thay đổi mà phát triển ngày càng toàn diện sâu sắc. Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, tối 16/1, giờ địa phương, tại thủ đô Warsaw, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã có buổi gặp gỡ cán...

“Sức mạnh mềm” của báo chí góp phần thúc đẩy ngành du lịch Việt phát triển

Có thể nói, các cơ quan truyền thông báo chí Việt Nam đã cho thấy "sức mạnh mềm" qua những đóng góp tích cực đối với sự phục hồi và phát triển du lịch nước nhà nhanh, bền vững thời gian qua. “Thời gian qua, báo chí đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của du lịch. Những chủ trương, chính sách về phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước cùng nhiều chương trình xúc tiến,...

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 4-10/1/2025

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ, chuyển đổi số; hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 4-10/1/2025. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ, chuyển đổi số Chính phủ ban hành Nghị...

Thủ tướng chỉ thị chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện

Thủ tướng đã ký ban hành Chỉ thị các đơn vị chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 1/CT-TTg ngày 3/1/2025 về việc chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân trong thời gian cao điểm năm 2025 và...

Cùng tác giả

Vì sao NSƯT Tân Nhàn, divo Tùng Dương được kết nạp vào Hội nhạc sĩ Việt Nam?

NSND Phạm Phương Thảo, NSND Hà Thủy, NSƯT Tân Nhàn, ca sĩ Tùng Dương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Hội Nhạc sĩ Việt Nam vừa tổ chức tổng kết và ra mắt Tạp chí điện tử Âm nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Đức Trịnh - Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho biết vừa kết nạp thêm nhiều hội viên, là những nghệ sĩ nổi tiếng như ca sĩ Tùng Dương, NSƯT Tân Nhàn,...

Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

Giá xăng giảm, dầu tăng từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính. Giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) giảm 80 đồng, về 21.140 đồng một lít. E5 RON 92 cũng hạ160 đồng, còn 20.590 đồng. Ngược lại, các mặt hàng dầu tăng 410-570 đồng một lít, kg. So với cách đây 7 ngày, dầu diesel tăng 410 đồng, lên 20.190 đồng. Dầu hỏa và mazut lần lượt có giá...

TP Uông Bí kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng 3/2 (1930 – 2025), 60 năm Bác Hồ thăm Uông Bí 2/2 (1965-2025)

Ngày 23/1, TP Uông Bí long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng 3/2 (1930 - 2025), 60 năm Bác Hồ thăm Uông Bí 2/2 (1965-2025) và trao huy hiệu Đảng dịp 3/2. Dự buổi lễ có đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh. Tại buổi lễ các đại biểu đã cùng nhau ôn lại chặng đường vẻ vang 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam....

Tạo “luồng khí mới” để doanh nghiệp nội vươn lên làm chủ “sân chơi” xuất khẩu

Dù đạt được kết quả ấn tượng, song xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào khối FDI. Theo các chuyên gia, cần tạo ra "luồng khí mới" để doanh nghiệp nội vươn lên khẳng định mình. Doanh nghiệp FDI vẫn "lấn át" Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ, liên tục rút ngắn thời gian để đạt những kỷ lục mới. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tồn tại không rủi ro, xuất khẩu...

Ra mắt phim “Bộ tứ báo thủ”: Hai hoa hậu Kỳ Duyên và Tiểu Vy nhận nhiều lời khen về diễn xuất

Phim Tết “Bộ tứ báo thủ” của đạo diễn Trấn Thành đã có buổi ra mắt khán giả Hà Nội tại Galaxy Mipec Long Biên với đầy đủ dàn diễn viên, đạo diễn. Hai hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên và Trần Tiểu Vy đã nhận được nhiều lời khen khi lần đầu đảm nhận hai vai diễn dài hơi và có chiều sâu tâm lý. Buổi ra mắt phim có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ tên tuổi...

Cùng chuyên mục

Năm 2024, du lịch toàn cầu gần như trở lại mức trước khi xảy ra đại dịch

Lượng khách du lịch quốc tế đã tăng 11% vào năm 2024, với 1,4 tỷ người đi du lịch quốc tế. Theo dữ liệu của World Tourism Barometer do Tổ chức Du lịch Liên Hợp quốc (UN Tourism) công bố ngày 21/1 trước triển lãm du lịch quốc tế FITUR tại Madrid của Tây Ban Nha cho thấy, số lượng khách du lịch đã phục hồi lên 99% mức ghi nhận được vào năm 2019 ngay trước đại dịch Covid-19. Tổng...

Sức hút mạnh mẽ của du lịch với du khách dịp Tết Ất Tỵ 2025

Dịp Tết Nguyên đán 2025 hứa hẹn chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của ngành du lịch khi lượng khách du lịch trong nước, nước ngoài, Việt kiều và khách quốc tế đến Việt Nam tăng nhanh. Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng với các chuỗi tour, tuyến, dịch vụ phục vụ người dân, du khách dịp Tết. Từ 23 tháng Chạp đến mùng 10 Tết Ất Tỵ 2025, hệ thống Lữ hành Saigontourist trên toàn...

Đội tàu du lịch trên vịnh Hạ Long phục vụ 3,1 triệu lượt khách năm 2024

Năm 2024, dù chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3, đội tàu du lịch trên vịnh Hạ Long đã nỗ lực khắc phục thiệt hại, vượt qua khó khăn; đón tiếp, phục vụ khoảng 3,1 triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế. Đây là thông tin tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chi hội tàu du lịch Hạ Long diễn ra ngày 15/12...

Vịnh di sản tuổi ba mươi

Với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, những giá trị ngoại hạng toàn cầu về thẩm mỹ, địa chất, địa mạo, tầm vóc, giá trị của Vịnh Hạ Long liên tục được vinh danh các danh hiệu thế giới, đặc biệt với 3 lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đây là niềm vinh dự, tự hào đối với tỉnh Quảng Ninh, nhưng cũng là trách nhiệm vô cùng nặng nề trong việc bảo...

Nhiều đại diện Việt Nam được vinh danh tại Diễn đàn du lịch ASEAN 2025

Trong khuôn khổ Diễn đàn du lịch Đông Nam Á - ATF 2025 diễn ra tại Johor, Malaysia, Việt Nam có 17 đơn vị đạt Giải thưởng Du lịch ASEAN tại 4 hạng mục. Cụm homestay thôn Tha (Hà Giang) được vinh danh trong khuôn khổ Giải thưởng Du lịch ASEAN 2025. Ảnh: Đi cùng Hùng nhé. Với chủ đề "Đoàn kết trong hành động – Định hình du lịch ASEAN ngày mai", Diễn đàn du lịch Đông Nam Á (ASEAN...

Vẻ đẹp yên bình của làng chài đẹp nhất thế giới

Làng chài Vung Viêng (Vịnh Hạ Long) được báo chí quốc tế đánh giá là một trong 16 làng chài đẹp nhất thế giới. Giới chuyên gia cho rằng, đây là một trong số những điểm đẹp nhất trên Vịnh Hạ Long bởi cảnh sắc cũng như cấu tạo địa chất, địa mạo. Với quần thể núi đá vôi dựng đứng, trùng điệp chia cắt thành các áng, vực nước trong xanh, sóng vỗ êm đềm và các nhà...

Khách Việt chuộng Đà Nẵng, Hà Giang Tết này

Theo báo cáo do The Outbox Company vừa công bố, 94% người khảo sát cho biết quan tâm đến các chuyến du lịch nội địa vào dịp Tết, trong đó Đà Nẵng, Hà Giang lọt top. Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày chứng kiến sự gia tăng nhu cầu du lịch của khách Việt đối với cả trong và ngoài nước. Trong đó, 94% người tham gia khảo sát cho biết họ quan tâm đến...

Vịnh Hạ Long khẳng định vị thế kỳ quan thiên nhiên có một không hai

Với những tiềm năng, thế mạnh thiên nhiên ưu đãi, 30 năm qua Vịnh Hạ Long (VHL) sở hữu nhiều giải thưởng danh giá trong nước và quốc tế. VHL đã trở thành thương hiệu của du lịch Quảng Ninh, là điểm đến được lựa chọn hàng đầu của du khách, xứng đáng là Di sản thiên nhiên thế giới 3 lần được công nhận. Lễ đón nhận Bằng UNESCO công nhận Vịnh Hạ Long vào Danh mục Di sản...

Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 20 triệu lượt khách du lịch năm 2025

Theo thông tin từ Sở Du lịch, năm 2025, tỉnh đặt mục tiêu đón 20 triệu lượt khách, trong đó 15,5 triệu khách du lịch nội địa và 4,5 triệu khách du lịch quốc tế. Tổng thu từ hoạt động du lịch dự kiến đạt 50.000 tỷ đồng. Du khách thích thú chụp ảnh lưu niệm trên Vịnh Hạ Long. Để hoàn thành mục tiêu này, ngành Du lịch tập trung đẩy mạnh phát triển thị trường khách quốc tế, trong...

Hiện thực hoá nhiều sản phẩm du lịch

Năm 2024, Quảng Ninh đã ban hành sớm Kế hoạch về việc định hướng phát triển hơn 60 sản phẩm du lịch mới trong năm nay. Các sản phẩm này là do các doanh nghiệp, địa phương, đơn vị đề xuất với mong muốn đa dạng hoá các dịch vụ, sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu đa trải nghiệm của nhiều dòng khách ở các phân khúc khác nhau, rải đều vào các mùa trong năm...  Nhiều sản...

Tin nổi bật

Tin mới nhất