Powered by Techcity

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và quý III/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 71/CĐ-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và quý III/2024.

Ảnh minh họa.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự đồng hành của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sát sao, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, sự ủng hộ của doanh nghiệp, người dân, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, tình hình kinh tế-xã hội của nước ta trong 6 tháng đầu năm 2024 thể hiện rõ sự phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; đạt nhiều kết quả quan trọng, tốt hơn cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực.

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội được bảo đảm, tăng lương được thực hiện theo lộ trình. Tăng trưởng GDP phục hồi mạnh, tính chung 6 tháng cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2023. Thị trường tiền tệ, tỷ giá cơ bản ổn định; thu ngân sách nhà nước đạt 60% dự toán; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, bội chi ngân sách nhà nước trong giới hạn cho phép. Các ngành, lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế đều tăng trưởng tốt. Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai chủ động, hiệu quả; uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên.

Tình hình kinh tế-xã hội của nước ta trong 6 tháng đầu năm 2024 thể hiện rõ sự phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; đạt nhiều kết quả quan trọng, tốt hơn cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế-xã hội nước ta còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường; căng thẳng địa chính trị, cạnh tranh nước lớn ngày càng gia tăng, sự phục hồi của các đối tác thương mại lớn còn chậm, lãi suất USD thế giới neo ở mức cao, rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất toàn cầu… Trong nước, nền kinh tế có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen những khó khăn, thách thức nhiều hơn; áp lực lạm phát, tỷ giá có xu hướng tăng; thị trường tài chính, tiền tệ vẫn tiềm ẩn rủi ro; hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một số lĩnh vực còn khó khăn; thiên tai, hạn hán, sạt lở, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp…

Trước tình hình đó, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, đồng thời biến đau thương thành hành động trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là các Bộ, cơ quan, địa phương) căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện quyết liệt, hiệu quả các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhất là các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu tại các Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2024, số 108/NQ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2024, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 7 và quý III năm 2024 như sau:

1. Tiếp tục tập trung tháo gỡ kịp thời khó khăn cho người dân và doanh nghiệp

a) Bộ Tài chính

– Triển khai hiệu quả các chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền sử dụng đất, giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng, giảm phí, lệ phí đã được ban hành.

– Khẩn trương nghiên cứu tác động, hoàn thiện, đề xuất Chính phủ Nghị định về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô-tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong tháng 7 năm 2024.

b) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

– Sử dụng hiệu quả các công cụ điều hành để điều tiết tỷ giá, lãi suất, phù hợp với diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô và mục tiêu đề ra, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát rủi ro nợ xấu, triển khai hiệu quả các biện pháp xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng.

– Tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên; thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tập trung cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng kinh tế, ưu tiên hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng hoạt động hiệu quả, nhất là cho nhà ở xã hội, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn …

– Phối hợp với các cơ quan liên quan thúc đẩy gói tín dụng nhà ở xã hội 120 nghìn tỷ đồng, gói tín dụng hỗ trợ nông, lâm, thủy sản 30 nghìn tỷ đồng…

2. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công để kích hoạt dẫn dắt đầu tư tư, thúc đẩy hợp tác công tư

a) Các thành viên Chính phủ chủ động xây dựng kế hoạch công tác để tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của các Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 235/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2023 và 26 Tổ công tác theo Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2023.

b) Các Bộ, cơ quan, địa phương quán triệt, coi giải ngân đầu tư công là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm; bám sát kế hoạch, mục tiêu giải ngân chi tiết từng dự án để tập trung chỉ đạo; chủ động, quyết liệt hơn nữa trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn; kịp thời điều chuyển vốn từ các nhiệm vụ, dự án không đủ điều kiện để giải ngân hoặc giải ngân chậm để bổ sung cho các nhiệm vụ, dự án có khả năng giải ngân nhanh và có nhu cầu bổ sung vốn theo quy định; khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư các dự án dự kiến khởi công mới cuối năm 2024; khắc phục các bất cập để giải ngân nhanh hơn, sử dụng hiệu quả hơn vốn ODA; kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình chậm tiến độ giao, thực hiện, giải ngân vốn, tiêu cực, tham nhũng, thất thoát, lãng phí.

c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ để trình cấp có thẩm quyền trong tháng 7 năm 2024 điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2024 giữa các bộ, cơ quan, địa phương theo chỉ đạo tại các Nghị quyết số 65/NQ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2024, số 82/NQ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2024 và số 108/NQ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2024.

d) Các Bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động-Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan được giao làm Chủ dự án thành phần khẩn trương rà soát tổng thể các vướng mắc trong việc giải ngân vốn sự nghiệp thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan để đề xuất giải pháp cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân theo kế hoạch được giao, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương tại Phiên họp thứ 6 trong tháng 8 năm 2024.

3. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách nhà nước. Bộ Tài chính quyết liệt triển khai chuyển đổi số, quy định về hóa đơn điện tử, nhất là đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong thu, chi ngân sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế, nhất là từ thương mại điện tử để bù đắp số thu bị giảm do thực hiện các chính sách hỗ trợ, hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất.

4. Tiếp tục triệt để tiết kiệm, cắt giảm chi thường xuyên để dành cho chi đầu tư phát triển và an sinh xã hội

a) Các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện nghiêm yêu cầu tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024; kiên quyết cắt giảm các khoản dự toán chi thường xuyên đã giao nhưng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024 chưa phân bổ theo đúng Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 5 tháng 6 năm 2024.

b) Bộ Tài chính chủ trì, tổng hợp số liệu tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương năm 2024. Giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì họp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan trước ngày 27 tháng 7 năm 2024 để thống nhất phương án sử dụng khoản tiết kiệm chi theo nguyên tắc bố trí cho một số ít nhiệm vụ, dự án có ý nghĩa thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún.

5. Đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, phát triển thị trường trong nước, bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực

a) Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao:

– Chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá. Thúc đẩy sản xuất, bảo đảm cung ứng đầy đủ nhu cầu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, điện, xăng dầu….

– Tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, sản phẩm, chuỗi cung ứng; ưu tiên khai thác và tận dụng tối đa các cơ hội từ các thị trường xuất khẩu trọng điểm, chiến lược và các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký; thúc đẩy đàm phán, ký kết các FTA mới.

b) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:

– Kịp thời có giải pháp quản lý, điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là lương thực, thực phẩm, năng lượng và hàng hóa thiết yếu khác, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống.

– Thực hiện hiệu quả các chính sách đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng trong nước, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử. Thực hiện kịp thời biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước.

– Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thị trường, các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện của thị trường nước ngoài, đưa ra khuyến nghị đối với các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp để kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp, định hướng tìm kiếm đơn hàng từ các thị trường phù hợp.

c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương triển khai các giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm, làm cho nguồn cung dồi dào, đầy đủ, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác phòng, chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, nhất là dịch tả lợn Châu Phi, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất và đời sống của người dân; quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong thời gian sớm nhất.

d) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương theo dõi sát tình hình, chủ động dự báo, tính toán và cập nhật kịch bản lạm phát để xây dựng kịch bản điều hành giá tổng thể. Các Bộ, cơ quan, địa phương chủ động đánh giá kỹ tác động đến lạm phát, tính toán, chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá các hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước quản lý khi có dư địa và điều kiện cho phép, với mức độ, thời điểm phù hợp, tránh dồn vào cùng một thời điểm.

đ) Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước:

– Triển khai quyết liệt, hiệu quả chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra, thể hiện rõ hơn vai trò dẫn dắt, tạo động lực, mở đường, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển, đóng góp tích cực hơn vào bảo đảm các cân đối lớn về điện, xăng dầu, khí đốt nói riêng và vào phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 nói chung.

– Tăng cường hơn nữa công tác phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, có thể sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp này là đầu vào của doanh nghiệp khác.

6. Tăng cường các biện pháp phòng, chống biến đổi khí hậu, thiên tai, không để bị động bất ngờ; tiếp tục thúc đẩy phát triển năng lượng xanh, năng lượng sạch, sớm hoàn thành Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, bão, lũ; tham mưu, chỉ đạo ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo đảm an toàn, tính mạng cho người dân, an toàn đê điều, hồ đập trong mùa mưa bão; hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, sớm khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống.

b) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam theo đúng chỉ đạo tại Thông báo số 328/TB-VPCP ngày 16 tháng 7 năm 2024, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

c) Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone nhằm tạo môi trường pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho việc hình thành và phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam, trình Chính phủ trong tháng 7 năm 2024.

7. Chú trọng hơn nữa các lĩnh vực văn hóa, xã hội. Quan tâm thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ các đối tượng chính sách, người dân có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức thực hiện các hoạt động ý nghĩa, thiết thực tri ân, đền ơn, đáp nghĩa nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ 27/7. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong tháng 7 năm 2024 việc công bố thành lập và vận động, ủng hộ Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

8. Tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách để tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc, giải phóng nguồn lực cho thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội

a) Các bộ, cơ quan, địa phương:

– Hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các Nghị định quy định chi tiết và ban hành theo thẩm quyền các Thông tư, văn bản hướng dẫn, bảo đảm đồng thời với hiệu lực của các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Giá, Luật Các tổ chức tín dụng…

– Tập trung rà soát, đề xuất phương án xử lý các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, tháo gỡ dứt điểm khó khăn, vướng mắc để sửa đổi, bổ sung ngay các văn bản theo thẩm quyền; đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để sửa đổi, bổ sung các văn bản thuộc thẩm quyền và báo cáo Ban Chỉ đạo đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để tổng hợp, đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội đối với những vướng mắc, điểm nghẽn cần tập trung tháo gỡ ở tầm luật

– Đẩy mạnh cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, chuyển đổi số, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp; trong đó, tập trung xử lý dứt điểm các vướng mắc về hoàn thuế giá trị gia tăng, phòng cháy, chữa cháy, truy xuất nguồn gốc…

– Hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025, bảo đảm hoàn thành trước ngày 30 tháng 9 năm 2024 để chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

b) Bộ Tư pháp tổng hợp nội dung báo cáo của các bộ, cơ quan, địa phương về việc rà soát các văn bản pháp luật, xác định các vướng mắc, điểm nghẽn cần tập trung tháo gỡ ở tầm luật để đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV xem xét, ban hành văn bản phù hợp, hiệu quả để xử lý ngay các bất cập, vướng mắc pháp lý phát sinh trong thực tiễn, cản trở sự phát triển.

c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo Tổng cục Thống kê khẩn trương xây dựng Cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia theo Quyết định số 1627/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ.

9. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; thực hiện nghiêm Quy chế làm việc của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ

Các bộ, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, nhất là các đề án trong Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; khẩn trương hoàn thành các đề án, nhiệm vụ đã quá hạn, khắc phục ngay tình trạng nợ đọng các nhiệm vụ được giao. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các Bộ, cơ quan, địa phương, bảo đảm kịp thời, đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ; kiên quyết chấn chỉnh, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức.

10. Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này.



Nguồn

Cùng chủ đề

Kích thích tiêu dùng để thúc đẩy tăng trưởng

Tiêu dùng trong nước đã phục hồi tích cực, đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng 7,09% của nền kinh tế năm 2024. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn, người dân vẫn tiếp tục xu hướng tiết kiệm chi tiêu. Với quyết tâm đưa nền kinh tế phục hồi và trở lại đà tăng trưởng cao, năm 2024 vừa qua, Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ hướng mạnh vào phát triển thị...

Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Ninh tổng kết công tác năm 2024

Tối 11/1, trên du thuyền Luna Ha Long Cruise, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Ninh tổ chức chương trình tổng kết công tác năm 2024. Năm 2024, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều hoạt động thiết thực giao lưu, kết nối, hỗ trợ hội viên. Trong đó, Hội đã kết nạp thêm 15 hội mới; phối hợp tổ chức thành công chuỗi sự kiện "Triển lãm xúc tiến thương mại và đầu tư doanh nghiệp...

7 nhiệm vụ đưa xuất khẩu rau, quả đạt 10 tỷ USD

Ngành rau, quả đặt mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành hàng này đã đề ra 7 nhiệm vụ trọng tâm. Hiệp định FTA trợ lực cho rau, quả Việt Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, giai đoạn 2020 - 2024, ngành hàng này đối diện với nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu rau, quả từ năm 2020 - 2022 liên tục giảm do ảnh hưởng của...

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan, đơn vị

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị, từng cơ quan phải bảo đảm các công việc tiếp tục hoạt động bình thường, không được gián đoạn, ngừng trệ, bỏ sót. Ngày 30/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 13 cơ quan ban Đảng, đơn vị sự nghiệp...

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh: Triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 28/12, tại TP Hạ Long, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Năm 2024, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh đã chủ trì tham mưu thực hiện hiệu quả công tác thu hút đầu tư FDI đảm bảo cơ bản đạt mục tiêu đề ra. Trong đó, chủ trì, tham mưu làm việc trực tiếp với 6 đoàn doanh nghiệp, nhà đầu...

Cùng tác giả

Xuất khẩu thủy sản cán đích 10 tỷ USD, nhưng…

Với kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD, ngành thủy sản đã về đích ấn tượng trong bối cảnh nhiều khó khăn của năm 2024. Dù vậy, ngành hàng này vẫn đối mặt với nhiều thách thức, nhất là mục tiêu tăng trưởng hai con số theo chiến lược phát triển đến năm 2030. Kết quả ấn tượng Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2024 với nhiều khó khăn và thách thức từ...

Xuất khẩu rau quả: Đâu là rào cản trên đường đến đích 10 tỷ USD?

Việc rau quả Việt Nam liên tục bị cảnh báo khi xuất khẩu là rào cản chính khiến mục tiêu chinh phục mốc 10 tỷ USD trở nên trắc trở. Sầu riêng và nỗi lo liên tục bị cảnh báo Mới đây, Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được cảnh báo từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc liên quan đến lô hàng trái cây tươi (bao gồm sầu riêng và...

Hé lộ kịch bản Táo Quân 2025, không có Nam Tào – Bắc Đẩu?

Hình ảnh kịch bản Táo Quân 2025 gây xôn xao với bảng phân vai không có 2 nhân vật Nam Tào - Bắc Đẩu, NSND Xuân Bắc và NSND Công Lý cũng không tham gia chương trình. Mới đây, NSƯT Chí Trung bất ngờ đăng tải những hình ảnh hậu trường các nghệ sĩ tập luyện cho Táo Quân 2025. Trong đó, gây chú ý là hình ảnh kịch bản chương trình với bảng phân vai các nghệ sĩ. Chương trình...

Tổng Bí thư: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH

Với nền tảng chính trị, pháp lý vững chắc và sự đồng thuận cao, Tổng Bí thư tin tưởng Nghị quyết sẽ tạo ra bước đột phá, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số...

Xuất khẩu phân bón Việt Nam thu về hơn 700 triệu USD

Năm 2024, cả nước xuất khẩu gần 1,73 triệu tấn phân bón các loại, tương đương trên 709,91 triệu USD, tăng 11,7% về khối lượng và 9,4% về kim ngạch so cùng kỳ. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2024 cả nước xuất khẩu gần 1,73 triệu tấn phân bón các loại, tương đương trên 709,91 triệu USD, giá trung bình 411,1 USD/tấn, tăng 11,7% về khối lượng, tăng 9,4% về kim ngạch nhưng...

Cùng chuyên mục

Xuất khẩu thủy sản cán đích 10 tỷ USD, nhưng…

Với kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD, ngành thủy sản đã về đích ấn tượng trong bối cảnh nhiều khó khăn của năm 2024. Dù vậy, ngành hàng này vẫn đối mặt với nhiều thách thức, nhất là mục tiêu tăng trưởng hai con số theo chiến lược phát triển đến năm 2030. Kết quả ấn tượng Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2024 với nhiều khó khăn và thách thức từ...

Xuất khẩu rau quả: Đâu là rào cản trên đường đến đích 10 tỷ USD?

Việc rau quả Việt Nam liên tục bị cảnh báo khi xuất khẩu là rào cản chính khiến mục tiêu chinh phục mốc 10 tỷ USD trở nên trắc trở. Sầu riêng và nỗi lo liên tục bị cảnh báo Mới đây, Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được cảnh báo từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc liên quan đến lô hàng trái cây tươi (bao gồm sầu riêng và...

Xuất khẩu phân bón Việt Nam thu về hơn 700 triệu USD

Năm 2024, cả nước xuất khẩu gần 1,73 triệu tấn phân bón các loại, tương đương trên 709,91 triệu USD, tăng 11,7% về khối lượng và 9,4% về kim ngạch so cùng kỳ. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2024 cả nước xuất khẩu gần 1,73 triệu tấn phân bón các loại, tương đương trên 709,91 triệu USD, giá trung bình 411,1 USD/tấn, tăng 11,7% về khối lượng, tăng 9,4% về kim ngạch nhưng...

Thương hiệu SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng sáng đầu tuần, vàng nhẫn đi xuống

Vàng trong nước đồng loạt đi xuống phiên mở cửa sáng 13/1, trong đó thương hiệu SJC tại các doanh nghiệp trong nước giảm 200.000 đồng mỗi lượng, vàng nhẫn điều chỉnh từ 100.000-200.000 đồng/lượng. Hai thương hiệu vàng trong nước cùng quay đầu đi xuống phiên mở cửa sáng đầu tuần (13/1). Tại thời điểm 9 giờ, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn và Công ty Doji cùng niêm yết giá vàng SJC từ 84,60-86,60 triệu đồng/lượng, giảm...

Kích thích tiêu dùng để thúc đẩy tăng trưởng

Tiêu dùng trong nước đã phục hồi tích cực, đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng 7,09% của nền kinh tế năm 2024. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn, người dân vẫn tiếp tục xu hướng tiết kiệm chi tiêu. Với quyết tâm đưa nền kinh tế phục hồi và trở lại đà tăng trưởng cao, năm 2024 vừa qua, Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ hướng mạnh vào phát triển thị...

Kiểm soát sự ổn định của tỷ giá

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, năm 2025 sẽ có những áp lực nhất định đối với xu hướng tỷ giá, chủ yếu đến từ việc sức mạnh của đồng USD vẫn được duy trì ở mức cao và các ngân hàng trung ương của nhiều quốc gia sẽ kiên trì chính sách hạ lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế. Từ đó, việc kiểm soát sự ổn định tỷ giá trong năm của...

Nhiều tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Nga-Việt

Trong 10 tháng đầu năm 2024, đà tăng trưởng tiếp tục được duy trì với mức tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước; cả xuất khẩu và nhập khẩu từ Việt Nam đều tăng trưởng. Thứ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Liên bang Nga, Phó Chủ tịch Phân ban Nga trong Ủy ban Liên Chính phủ Việt-Nga về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật, ông Vladimir Ilichev, khẳng định mối quan hệ thương mại và...

4 ‘ông lớn’ ngân hàng lãi gần 5 tỉ USD, có nơi lãi chưa từng có trong lịch sử hoạt động

2024 tiếp tục là một năm “ăn nên làm ra” với nhiều ngân hàng lớn khi ghi nhận lợi nhuận cao nhất lịch sử hoạt động, bất chấp kinh tế còn nhiều khó khăn. Chưa đến thời hạn phải công bố báo cáo tài chính năm 2024, song nhiều ngân hàng trong nhóm "Big4" đã có ước tính kết quả kinh doanh cả năm ngoái. Lộ diện quán quân lợi nhuận toàn ngành ngân hàng Cụ thể, thông tin từ Ngân hàng...

Giá gạo xuất khẩu xuống thấp nhất 4 năm

Giá gạo 5% tấm xuất khẩu giảm xuống 434 USD một tấn, thấp nhất 4 năm, khiến giá lúa trong nước cũng đi xuống, gây khó cho doanh nghiệp, nông dân. Số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy từ cuối năm 2024 đến nay, giá gạo 5% tấm liên tục giảm từ 624 USD một tấn xuống còn 434 USD - thấp nhất từ năm 2021. Với giá này, Việt Nam là quốc gia có giá...

Giá bán lẻ điện sinh hoạt dự kiến cao nhất gần 3.800 đồng một kWh

Biểu giá bán lẻ điện dự kiến rút ngắn từ 6 xuống còn 5 bậc, giá ở bậc cao nhất (701 kWh trở lên) là gần 3.786 đồng một kWh, chưa gồm thuế VAT. Tại dự thảo Quyết định của Thủ tướng về cơ cấu giá bán lẻ điện gửi Bộ Tư pháp thẩm định, Bộ Công Thương vẫn giữ đề xuất rút ngắn biểu giá điện bậc thang từ 6 xuống còn 5 bậc. Bậc rẻ nhất tính cho...

Tin nổi bật

Tin mới nhất