Powered by Techcity

Thu hút kiều hối: Điểm sáng nổi bật của kinh tế Việt Nam

Kiều hối vẫn duy trì vị trí trong tốp 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Kiều hối – Nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội. (Ảnh: Vietnam+)

Mặc dù chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế toàn cầu, dòng kiều hối về Việt Nam vẫn duy trì vị trí trong tốp 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới. Theo ước tính, lượng kiều hối về Việt Nam trong năm 2024 đạt gần 16 tỷ USD. Đây được cho là mức kiều hối cao trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

Nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước

Theo đó, vào mỗi dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, lượng kiều hối chuyển về cao hơn bình quân chung của các tháng trong năm. Yếu tố này xuất phát từ tình cảm của đại bộ phận kiều bào hướng về quê hương Tổ quốc, về người thân và gia đình mỗi khi Tết đến Xuân về, gửi tiền về để biếu tặng người thân nhân dịp cuối năm, như là một truyền thống uống nước nhớ nguồn, tri ân và cảm ơn bố mẹ, người thân ở quê nhà để có Tết điền viên.

Năm 2024, lượng kiều hối chuyển về TP Hồ Chí Minh đạt 9,547 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước đó; trong đó, châu Á và châu Mỹ là 2 khu vực có lượng kiều hối chuyển về chiếm tỷ trọng cao nhất.


Mùa cao điểm chuyển tiền kiều hối Tết thường kéo dài trong khoảng một tháng trước và sau Tết Nguyên đán. Theo số liệu ghi nhận, lượng kiều hối chuyển về trong nước mùa cao điểm Tết này tăng đáng kể cả về số lượt gửi và số tiền gửi trên mỗi món.

Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổ chức Hợp tác quốc tế về người di cư, trung bình 3 năm gần đây Việt Nam nhận lên tới 17-18 tỷ USD kiều hối mỗi năm. Trong 10 năm trở lại đây, lượng kiều hối trở thành điểm sáng của Việt Nam. Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, dòng kiều hối về Việt Nam có năm cũng bị sụt giảm theo xu hướng chung của các nước, nhưng vẫn duy trì vị trí trong tốp 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới và trong tốp 3 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương hút lượng kiều hối lớn nhất cả nước.

Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cho biết ước tính kiều hối về Thành phố Hồ Chí Minh trong cả năm 2024 đạt khoảng 9,6 tỷ USD, tăng thêm khoảng 140 triệu USD so với năm 2023.

Trong đó, kiều hối về thông qua các công ty kiều hối chiếm hơn 74% tổng lượng kiều hối chuyển về thành phố và phần còn lại (gần 25%) đi qua các tổ chức tín dụng.

Các khu vực gửi về Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy châu Á chiếm cao nhất, đến 53,8% tổng lượng kiều hối năm 2024, tăng hơn 24% so với năm 2023. Lượng kiều hối về từ châu Đại Dương tăng 20%, châu Mỹ tăng 4,4% nhưng châu Âu giảm 19,1% so với năm 2023.

Còn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định gần 6 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại hơn 130 quốc gia, vùng lãnh thổ là bộ phận không thể tách rời của dân tộc, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế và các hoạt động thiện nguyện khác ở quê hương.

“Hơn 421 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 1,72 tỷ USD tại 42 trong 63 tỉnh thành, cùng nguồn kiều hối dự báo đạt khoảng 16 tỷ USD trong năm 2024 là những nguồn lực rất quan trọng cho sự phát triển của đất nước,” Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn nói.

Mức kiều hối này tương đương năm 2023, thời điểm kiều hối về Việt Nam cao kỷ lục sau thời gian tăng trưởng chậm do COVID-19.

Nhiều làng quê khang trang hơn nhờ có người thân đi lao động tại nước ngoài. (Ảnh: Vietnam+)

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, trong 11 tháng năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 143.160 lao động, vượt mục tiêu đưa từ 125.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của cả năm.

“Đây là yếu tố quan trọng góp phần tăng thêm nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm nay,” Giám đốc một công ty kiều hối cho hay.

Môi trường đầu tư hấp dẫn dòng tiền

Đi sâu tìm hiểu nguyên nhân Thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa phương thu hút mạnh dòng kiều hối, ông Nguyễn Đức Lệnh cho biết trong năm nay, Thành phố Hồ Chí Minh triển khai một số chính sách mới được kỳ vọng sẽ thu hút lượng kiều hối hiệu quả hơn trong thời gian tới như Đề án Chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn Thành phố từ nay đến năm 2030.

Theo đó, Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét cho phép người nước ngoài có gốc Việt Nam không cư trú ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng được mở tài khoản, được lựa chọn giữ tiền gửi bằng ngoại tệ hoặc bằng Việt Nam được chuyển gốc và lãi bằng ngoại tệ đã chọn.

Đánh giá về đề án này, Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: “Mặc dù hiện nay việc phát hành mới sơ khai nhưng đây là lần đầu tiên có một đề án cụ thể thu hút nguồn kiều hối chảy vào các lĩnh vực cụ thể. Nếu các vấn đề như lãi suất, trái phiếu… đủ sức thu hút kiều bào thì cũng là một giải pháp để gia tăng kiều hối vào Việt Nam. Từ trước đến nay, kiều bào thường gửi tiền về cho người thân gia đình, có những thời điểm lãi suất trong nước cao hơn quốc tế thì gửi tiền về nước để hưởng chênh lệch. Hiện nay lãi suất USD bằng 0% nên không còn hiện tượng này nhưng dòng chảy này tăng cao một phần cũng là do người Việt làm việc ở nước ngoài tin vào sự ổn định của nền kinh tế và nhìn thấy những cơ hội đầu tư tốt hơn ở thị trường trong nước.”

Theo chuyên gia kinh tế, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đinh Trọng Thịnh, lượng kiều hối về Việt Nam ngày càng gia tăng. Đây là nguồn vốn lớn bổ sung vào đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Dòng tiền của người Việt ở nước ngoài gửi về cho người thân, gia đình để chi tiêu, xây dựng, mua nhà cửa… là chính. Điều này đã đóng góp lớn vào việc đảm bảo đời sống của nhiều gia đình, hỗ trợ an sinh xã hội trong nước.

“Nhiều năm qua, Chính phủ đã có các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để kiều bào an tâm về quê đầu tư kinh doanh cũng như muốn chuyển tiền đầu tư hay hỗ trợ người thân. Trong số đó, dòng tiền chuyển về đầu tư chiếm tỷ trọng cao càng cho thấy môi trường kinh doanh, đầu tư ở Việt Nam khá hấp dẫn. Đặc biệt, với việc luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 vừa qua cho phép kiều bào về đầu tư, kinh doanh bất động sản như người dân trong nước thì dòng kiều hối về Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng,” chuyên gia Đinh Trọng Thịnh kỳ vọng.

Luật Đất đai sửa đổi và luật Kinh doanh bất động sản mới đều có những quy định nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. (Ảnh: Vietnam+)

Luật Đất đai sửa đổi và Luật Kinh doanh bất động sản mới đều có những quy định nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất như mở rộng quyền sử dụng đất với công dân Việt Nam, kể cả người Việt Nam định cư sinh sống ở nước ngoài. Người Việt định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (người còn quốc tịch Việt Nam) sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi về nhà ở như công dân trong nước.

Bên cạnh đó, bà con Việt kiều sẽ được đầu tư, kinh doanh bất động sản như công dân trong nước. Như vậy, Việt kiều sẽ được đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật.

Các chuyên gia cũng đánh giá lượng kiều hối chuyển về Việt Nam ngày càng nhiều không chỉ giúp cho các ngân hàng gia tăng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ, mà còn phục vụ chính sách thu hút nguồn ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối quốc gia. Không những thế, kiều hối chuyển qua kênh các ngân hàng thương mại còn giúp chính các ngân hàng này gia tăng tiếp cận các hộ gia đình, trên cơ sở đó sẽ phát triển mảng bán lẻ đến từng người nghèo ở khu vực nông thôn, thúc đẩy tiết kiệm, đầu tư hiệu quả từ nguồn kiều hối./.



Nguồn

Cùng chủ đề

ADB: Kinh tế Việt Nam duy trì triển vọng tăng trưởng ổn định

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, kinh tế Việt Nam năm nay vẫn duy trì triển vọng tăng trưởng ổn định, nhờ vào đà phục hồi mạnh mẽ từ năm ngoái.Thông tin trên là nhận định của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại buổi họp báo, công bố về Triển vọng phát triển châu Á năm 2025 diễn ra vào sáng 9/4.Những tháng đầu năm chứng kiến biến động thương mại toàn cầu, để...

Báo chí nước ngoài lạc quan về kinh tế Việt Nam

Theo Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại, trong tháng 3/2025, báo chí nước ngoài nhận định tích cực, lạc quan về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam.Kinh tế Việt Nam hứa hẹn tăng trưởng mạnh mẽCụ thể, trên báo chí nước ngoài đã đăng tải nội dung thông tin như: Ngân hàng Thế giới (WB) nâng mức dự báo GDP Việt Nam năm 2025 lên 6,8%, cao hơn kỳ công bố trước đó...

Vì sao Việt Nam rời top điểm đến ẩm thực thế giới 2025?

Theo chuyên gia, cạnh tranh từ các điểm đến ẩm thực, khách quốc tế thiếu thông tin và xu hướng du lịch toàn cầu đang thay đổi có thể tác động đến vị trí của Việt Nam trong danh sách điểm đến ẩm thực thế giới 2025. Gary Johnson, 39 tuổi, đã đặt chân đến 89 quốc gia, vùng lãnh thổ, cho biết yếu tố thu hút du khách nhất tại Việt Nam chính là ẩm thực. "Bạn bè tôi...

Bốn lý do khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1 cao nhất lịch sử

Tết cổ truyền với nhiều hoạt động diễn ra trùng với cao điểm khách quốc tế đi du lịch là 2 trong 4 yếu tố giúp Việt Nam đón khách kỷ lục ngay từ tháng đầu năm. Theo Cục Du lịch quốc gia, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng một đạt gần 2,1 triệu lượt, tăng gần 37% so với cùng kỳ năm ngoái và cao nhất tính từ khi Cục bắt đầu công bố số liệu vào...

Việt Nam hồi phục du lịch nhanh nhất Đông Nam Á

Năm 2024, tỷ lệ phục hồi so với năm 2019 của du lịch Việt đạt 98%, cao hơn các điểm du lịch nổi tiếng khác như Thái Lan, Singapore, Indonesia. Dựa vào số liệu cập nhật của Ban Thư ký ASEAN, Cục Du lịch Quốc gia chỉ ra Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ phục hồi du lịch năm 2024 tốt nhất Đông Nam Á. Năm 2024, Việt Nam đón 17,6 triệu lượt khách quốc tế, mức phục...

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Warburg Pincus của Hoa Kỳ

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Quỹ Warburg Pincus duy trì, tăng cường đầu tư vào các dự án đang triển khai, đồng thời mở rộng sang các lĩnh vực các doanh nghiệp Hoa Kỳ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu. Ngày 18/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey David Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Warburg Pincus (Hoa Kỳ), kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng...

Phó Thủ tướng chỉ đạo thanh tra, không để đầu cơ, thao túng giá vàng

Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm, không để xảy ra việc đầu cơ, thao túng giá vàng. Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18.4.2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.Xét báo cáo nhanh của Văn phòng Chính phủ về tình...

Đại diện Việt Nam bị tước danh hiệu nam vương quốc tế, ban tổ chức phản hồi

Ban tổ chức Nam vương Du lịch Thế giới tại Việt Nam khẳng định việc ban tổ chức quốc tế đơn phương công bố thay đổi kết quả sau khi đêm chung kết sau gần 2 tháng là không có cơ sở pháp lý. Ban tổ chức Việt Nam phản bácTối 18/4, KTP Global - đơn vị tổ chức Nam vương Du lịch Thế giới (Mister Tourism World - tại Việt Nam lên tiếng sau khi tổ chức quốc tế...

Thủ tướng mong Nhật Bản tích cực hỗ trợ ODA thế hệ mới cho Việt Nam

Thủ tướng mong Nhật Bản tích cực hỗ trợ ODA thế hệ mới cho Việt Nam với thủ tục đơn giản hơn, tập trung vào các dự án trọng điểm mang tính chất "xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái." Chiều 18/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki nhằm trao đổi về một số nội dung tăng cường hợp tác giữa hai nước.Cảm ơn sự...

Đại hội Đảng bộ BQL Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh nhiệm kỳ 2025 –...

Ngày 18/4, Đảng bộ Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh tổ chức Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy UBND tỉnh tới dự. Đảng bộ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh là đảng bộ...

Cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng chỉ đạo thanh tra, không để đầu cơ, thao túng giá vàng

Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm, không để xảy ra việc đầu cơ, thao túng giá vàng. Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18.4.2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.Xét báo cáo nhanh của Văn phòng Chính phủ về tình...

Chuẩn bị thay thế Luật Hàng không dân dụng Việt Nam

Dự thảo Luật Hàng không dân dụng có nhiều điểm mới nhằm gỡ khó cho doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư hạ tầng, phát triển logistics hàng không…Dự thảo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam vừa được Cục Hàng không Việt Nam hoàn thiện, nhằm thay thế Luật hiện hành sau 19 năm thi hành, với nhiều điểm đổi mới mạnh mẽ phù hợp với sự phát triển công nghiệp hàng không, ứng dụng công nghệ và xu...

Lợi nhuận ngân hàng 2025 – Bức tranh đa sắc

Thận trọng hơn là điểm chung của các ngân hàng đang có lợi nhuận thuộc top đầu với kế hoạch tăng trưởng từ 5 - 14%.Đến thời điểm này, các ngân hàng hầu như đã công bố kế hoạch kinh doanh năm 2025 và khá tự tin sẽ hoàn thành mục tiêu dù cùng chung nhận định, năm nay sẽ là một năm thách thức lớn với ngành ngân hàng. Bức tranh lợi nhuận ngành năm nay, có thể...

Giá vàng miếng SJC lại “kịch trần”, tăng tới bao giờ?

Các doanh nghiệp tiếp tục điều chỉnh giá bán ra vàng miếng SJC sáng nay thêm hàng triệu đồng, nhiều nơi chạm 120 triệu đồng/lượng.Sáng 18-4, bất chấp giá vàng thế giới điều chỉnh giảm, vàng miếng SJC vẫn được các công ty vàng SJC, PNJ đẩy lên mức mức cao mới, 117 triệu đồng/lượng mua vào và 120 triệu đồng/lượng bán ra, tăng thêm 2 triệu đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua.Thậm chí, công ty như Mi...

Đưa Việt Nam vào thị trường Halal toàn cầu trị giá hàng nghìn tỉ đô

Việt Nam có thế mạnh để trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng Halal toàn cầu, nhưng mới chỉ xuất khẩu được 20 mặt hàng đến các quốc gia Hồi giáo tại khu vực ASEAN. Ngày 17-4, tại hội thảo "Phát triển kinh tế và thương mại Halal của Việt Nam", các chuyên gia đã chỉ ra thực trạng việc để đưa Việt Nam bước vào thị trường Halal toàn cầu (là những sản phẩm được cho...

Giá sầu riêng lao dốc

Sầu riêng Ri6 tại vườn xuống 35.000-40.000 đồng một kg, bằng một phần ba so với cùng kỳ 2024, nhiều nơi ngừng thu mua giống Monthong do giá giảm sâu. Anh Phong - nông dân sở hữu nửa ha sầu riêng tại Tiền Giang - đang "đứng ngồi không yên" khi mùa thu hoạch bước vào chính vụ. Dù trái đã đủ ngày hái, thương lái vẫn không mặn mà thu mua. Đặt cọc từ hơn tháng trước với mức...

Vàng miếng SJC vọt lên 120 triệu đồng

Vàng miếng SJC tăng 2 triệu mỗi lượng lên 120 triệu đồng, chênh lệch gần 15 triệu đồng so với thế giới. Sáng 18/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng tại 117 - 120 triệu đồng, tăng 1,5 triệu đồng chiều mua vào và 2 triệu đồng ở chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Các thương hiệu khác cũng nâng giá loại vàng này lên tương ứng, song nguồn cung trên...

Giá vàng đắt không tưởng, ai hưởng lợi lớn nhất?

Chỉ trong 3 ngày qua, giá vàng trong nước tăng 16 - 17 triệu đồng/lượng bỏ xa giá vàng thế giới hơn 10 triệu đồng/lượng. Người dân lao vào xếp hàng mua vàng. Trong cơn sóng này, ai được hưởng lợi?Giá tăng điên loạnCông ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn và các đơn vị kinh doanh niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 115,5-118 triệu đồng/lượng mua - bán, tăng 8,7 triệu đồng/lượng chiều mua vào và...

Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền sang quản lý thị trường

Cục Quản lý Dược đã chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền tới Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, đề nghị xử lý theo quy định pháp luật.Ngày 17/4, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã chuyển đơn tố cáo liên quan đến Chu Thanh Huyền, người nổi tiếng trên mạng xã hội, tới Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội để xem xét và xử lý theo thẩm quyền.Theo nội dung đơn...

Thúc đẩy nông, lâm, ngư nghiệp đóng góp cho tăng trưởng kinh tế

Năm 2025, Quảng Ninh tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 14% trở lên. Cùng với các ngành kinh tế trọng điểm, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp tiếp tục được tỉnh thúc đẩy mạnh với những giải pháp cụ thể. Sau cơn bão số 3 năm 2024, cùng với nhiều lĩnh vực, nông, lâm, ngư nghiệp của Quảng Ninh bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng lớn đến đời sống, việc làm cho bà con và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất