Powered by Techcity

Thịt nhập lậu ‘đe dọa’ ngành chăn nuôi

Số liệu thống kê mới nhất cho biết trong năm 2023, Việt Nam chi tới 1,4 tỉ USD, khoảng 33.000 tỉ đồng, để nhập 600.000 tấn thịt các loại, chưa kể thịt nhập lậu tràn lan, trong khi người chăn nuôi trong nước điêu đứng vì thua lỗ và sản phẩm ứ đọng.

Khách chọn mua thịt heo nhập được bán tại một siêu thị ở TP.HCM vào sáng 18-1 – Ảnh: T.T.D.

Thông thường vào dịp cuối năm, giá heo, bò, gà… sẽ tăng mạnh, nhưng năm nay người chăn nuôi vẫn đang phải bán với giá dưới giá thành.

Nhiều chuyên gia cảnh báo nếu buông lỏng kiểm soát hoạt động nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi, kể cả chính ngạch và nhập lậu thì Việt Nam có nguy cơ trở thành nước nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi, thậm chí là “bãi rác” sản phẩm chăn nuôi của các nước.

Ngành chăn nuôi bị “bóp nghẹt” bởi thịt nhập lậu

Thời gian gần đây, chỉ cần gõ cụm từ thịt heo, gà hoặc bò nhập khẩu trên Google hay mạng xã hội Facebook, người dùng có thể thấy tràn ngập các website, bài đăng rao bán thịt heo, bò, gà, trâu được quảng cáo là hàng nhập từ Úc, Mỹ, Canada, Nhật… với mức giá rẻ bất ngờ.

Đơn cử như bắp bò được rao bán với giá 120.000 đồng/kg, thậm chí có người rao bán thịt bò với giá chỉ 70.000 – 80.000 đồng/kg, chỉ bằng 30 – 40% mức giá thông thường ở chợ.

Trong một bài viết “giải mã” thịt bò giá rẻ ngập tràn chợ mạng, thu hút được hàng ngàn lượt bình luận và chia sẻ, anh Đinh Huy Hoàng (Hà Nội) cho rằng thịt bò giá rẻ này chính là bò Sal – loại bò được nuôi bằng Salbutamol ở một số nước theo đơn đặt hàng của thương lái Việt Nam. Sau đó bò được tập kết, giết mổ và đưa ra thị trường.

“Có ba chất tăng trọng, tạo nạc và tạo màu cơ bản bị cấm trong chăn nuôi tại Việt Nam là Salbutamol, Vat Yellow và Cysteamine. Tuy nhiên, Salbutamol được ưa chuộng nhất vì nó giúp thịt con bò khi mổ ra có màu đỏ thẫm cựamc bắt mắt, đẹp hơn cả thịt bò cỏ.

Chỉ khi nấu mới chuyển thành màu trắng nhởn, ăn bở bục, lắm nước, nhạt toẹt, không có mùi bò” – anh Hoàng chia sẻ.

Trong năm 2023, theo thống kê của thanh tra ngành nông nghiệp, lực lượng chức năng đã bắt 131 vụ, thu giữ khoảng 160.000 con gia súc, gia cầm nhập lậu.

Tuy nhiên, ông Phùng Đức Tiến, thứ trưởng Bộ NN&PTNT, cho rằng số lượng thịt nhập lậu trong thực tế có thể lên tới hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu con gia cầm, quả trứng lậu, chưa kể lượng trâu, bò, heo sống nhập lậu “ồ ạt” về Việt Nam.

Tại cuộc họp liên quan đến câu chuyện thịt nhập lậu gia súc và gia cầm, do Bộ NN&PTNT tổ chức mới đây, đại diện Tập đoàn Dabaco – “đại gia” chăn nuôi tại miền Bắc – cho biết chăn nuôi trong nước không những gặp khó do giá bán thấp mà còn phải xoay xở để cạnh tranh với thịt ngoại.

Để chống chọi với dịch bệnh, doanh nghiệp này đã tổ chức chăn nuôi theo hướng an toàn, khép kín, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để có giá thành sản xuất thấp nhất.

“Nhưng giá bán vẫn dưới giá thành sản xuất, một phần do thịt nhập khẩu chính ngạch về nhiều, nhưng vấn đề lớn hơn là tình trạng thịt nhập lậu quá nhiều”, vị này chia sẻ.

Heo nhập lậu qua đường mòn lối mở ảnh hưởng tới ngành chăn nuôi trong nước. Trong ảnh: hộ chăn nuôi heo ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chi hàng ngàn tỉ đồng nhập phế phẩm chăn nuôi

Thông tin từ Bộ NN&PTNT cho biết trong năm 2023, tổng đàn heo, gà và bò đều tăng với sản lượng thịt các loại đạt 7,79 triệu tấn, tăng hơn 6% so với năm trước.

Trong khi đó, theo Cục Thú y, Việt Nam đã chi khoảng 1,4 tỉ USD để nhập khẩu hơn 600.000 tấn thịt các loại, trong đó thịt heo 133.000 tấn, gà 170.000 tấn, trâu 140.000 tấn, bò 31.000 tấn và còn lại là phụ phẩm chân gà, móng heo, tai, phủ tạng…

Ông Nguyễn Văn Thanh, giám đốc HTX chăn nuôi Hòa Mỹ – một trong những đơn vị chăn nuôi heo lớn ở Hà Nội, cho biết trong hơn một năm qua, giá heo xuất chuồng luôn ở mức thấp.

Ngay cả khi Tết Nguyên đán đang cận kề nhưng giá heo hơi vẫn dưới giá thành, người chăn nuôi thua lỗ kéo dài. “Thông thường cuối năm giá sẽ tăng nhưng lượng heo lậu về nhiều, chưa kể nhập lậu nên khó tăng được” – ông Thanh nói.

Ông Nguyễn Xuân Dương, chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, cho rằng với việc nhập sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là nhập lậu, không chỉ người chăn nuôi gặp khó mà người tiêu dùng cũng đối diện với nguy cơ về an toàn thực phẩm.

“Dù hằng năm sản phẩm chăn nuôi đều tăng, chúng ta lại cho nhập thịt thoải mái, khủng khiếp nhất là nhập lậu. Đây là nguy cơ lớn đối với ngành chăn nuôi” – ông Dương cảnh báo.

Trong khi sản phẩm chăn nuôi nhập lậu đều không phải chịu thuế, không được kiểm soát dịch bệnh hay chất cấm, sản phẩm chăn nuôi trong nước lại phải đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm.

“Việt Nam nhập rất nhiều thịt trâu từ Ấn Độ nhưng chưa bao giờ thấy ở Hà Nội hay ở đâu nói bán thịt trâu Ấn Độ. Rất có thể thịt trâu này đã được “phù phép” thành thịt bò để bán cho người tiêu dùng. Các cơ quan chức năng cần có biện pháp để kiểm soát” – ông Dương đề nghị.

Theo các chuyên gia, nếu không kiểm soát được nhập khẩu và xúc tiến được xuất khẩu, ngành chăn nuôi sẽ không phát triển, thậm chí không lâu nữa nước ta trở thành nước nhập khẩu chăn nuôi.

Bởi từ năm 2026-2027, theo các hiệp định thương mại tự do (FTA), thuế nhập khẩu các loại thịt heo, bò, gia cầm… chỉ 0%, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ càng gặp nhiều khó khăn hơn. Điều đáng nói là sản phẩm về Việt Nam toàn là phế phẩm, đầu, cổ, cánh, lòng mề, gà mái đẻ loại thải…”, một chuyên gia nói.

Heo nhập lậu qua biên giới vào Việt Nam khiến người chăn nuôi thiệt hại nặng. Trong ảnh: nhân viên lò giết mổ Thy Thọ (TP Long Khánh, Đồng Nai) chuẩn bị đơn hàng cho khách – Ảnh: A LỘC

Phải chặn nhập lậu, siết tiêu chuẩn nhập chính ngạch

Trao đổi với chúng tôi, nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam phải có biện pháp tự vệ, phải có những hàng rào kỹ thuật đủ mạnh khi đàm phán với các nước xuất khẩu sang Việt Nam.

Ông Nguyễn Xuân Dương đề nghị Bộ NN&PTNT sớm có kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ để có chính sách đặc thù để tự vệ, giúp ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

Chẳng hạn như nhập khẩu bò sống, không nên để cho tất cả các cửa khẩu đều nhập khẩu về được mà chỉ cho phép nhập khẩu vào ba cửa khẩu được chỉ định để kiểm soát.

Ông Lê Văn Thông – phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam – đề nghị Bộ NN&PTNT kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ gia súc sống qua biên giới vào Việt Nam vì nguồn lây lan dịch bệnh khó kiểm soát, nguồn thực phẩm thiếu an toàn, không kiểm soát được tận gốc.

“Phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu thịt trâu, thịt bò, nhất là thịt trâu bò được vỗ béo có sử dụng chất cấm Salbutamol. Ngoài ra, cần xử nghiêm các đơn vị, cá nhân nhập lậu, buôn bán sử dụng chất cấm trong chăn nuôi” – ông Thông đề xuất.

Đặc biệt theo ông Thông, Bộ NN&PTNT nên giao Cục Chăn nuôi phối hợp các bộ Công Thương, Y tế và KH&CN để xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật trâu, bò sống và tiêu chuẩn thịt trâu, bò nhập khẩu vào Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cũng chỉ đạo Cục Thú y cần rà soát lại các quy định của ngành để siết chặt việc nhập khẩu thịt. “Rà soát việc tổ chức lấy mẫu, đồng thời phải làm nghiêm việc tổ chức kiểm tra, kiểm soát sản phẩm thịt nhập khẩu” – ông Tiến yêu cầu.

Ngoài ra theo ông Tiến, việc nhập lậu gia súc, gia cầm không được kiểm soát chặt chẽ là một trong những nguyên nhân khiến ngành chăn nuôi trong nước có thêm một năm “mệt mỏi”.

“Để bà con, doanh nghiệp như thế này, phải giải được bài toán về vấn đề nhập lậu, nhập khẩu và xuất khẩu, ngành chăn nuôi mới phát triển bền vững” – ông Tiến nói.

Nhận định tình hình buôn lậu còn diễn biến rất phức tạp, nhất là dịp Tết Nguyên đán này, ông Tiến yêu cầu các đơn vị thuộc bộ phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là cơ quan công an, để tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý việc buôn lậu gia súc gia cầm và xem xét khởi tố một số vụ buôn lậu để tăng tính răn đe.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đôi dép 28 nghìn, khóa 35 nghìn, không ưng trả lại tiền, tặng hàng, ‘cơn bão’ Temu đe doạ hàng Việt?

Đa dạng mặt hàng siêu rẻ kèm chính sách miễn phí vận chuyển, khách nhận hàng không ưng được trả ngay lại tiền, đang giúp Temu “làm mưa làm gió”. Hàng Việt đang bị “cơn bão” Temu đe dọa? Hút khách với hàng siêu rẻ, miễn phí vận chuyển Những ngày gần đây, người dùng Facebook tại Việt Nam thường xuyên thấy hiển thị quảng cáo về sàn thương mại điện tử (TMĐT) Temu với nội dung khá hấp dẫn: “Tôi...

Tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống, lo ngại hàng trôi nổi đe dọa sức khỏe người dân

Sáng 8-8, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội Bia - rượu - nước giải khát Việt Nam tổ chức hội thảo dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) và ngành đồ uống. Ông Đậu Anh Tuấn - phó tổng thư ký kiêm trưởng Ban Pháp chế VCCI - cho rằng các đạo luật thuế có vai trò quan trọng với các ngành hàng, trong đó ngành đồ uống chịu tác...

Thép Trung Quốc nhập khẩu giá mềm lại đe dọa thị trường Việt

Xu hướng nhập khẩu thép Trung Quốc đang tăng trở lại, đe dọa sản xuất trong nước. Nhiều quốc gia đang tiến hành điều tra và mở rộng các biện pháp chống bán phá giá đối với thép cuộn cán nóng từ Trung Quốc. Dòng thép giá rẻ ồ ạt vào Việt Nam Ngành thép Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, trong đó nguy cơ bị bóp nghẹt bởi thép nhập khẩu, nhất là lượng thép Trung Quốc đang ngày...

Thịt nhập ‘đe dọa’ ngành chăn nuôi, 4 hiệp hội cùng đứng đơn kiến nghị

Bốn hội, hiệp hội thuộc ngành chăn nuôi vừa có kiến nghị gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề xuất bãi bỏ loạt quy định gây lãng phí và kiểm soát vấn đề thịt nhập. Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam và các hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, Chăn nuôi gia súc lớn và Chăn nuôi gia cầm vừa cùng ký vào đơn kiến nghị gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính...

Những thách thức của ngành chăn nuôi

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2023, ngành chăn nuôi đã đạt một số kết quả khả quan: Đàn vật nuôi cơ bản phát triển tốt; sản lượng thịt hơi các loại đạt 7,79 triệu tấn, tăng 6,38% so với năm 2022, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tiếp tục hướng đến xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi (SPCN). Tuy nhiên, để phát triển ổn định trong năm...

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Về một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh, kỷ nguyên thịnh vượng... Chiều 25/11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển...

Tổng thống Rumen Radev: Bulgaria luôn coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev khẳng định Bulgaria luôn coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam, đối tác quan trọng hàng đầu của Bulgaria tại Đông Nam Á. Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, chiều 25/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev. Tại cuộc hội kiến, Thủ...

Mong muốn Ericson hợp tác, hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghệ 5G, 6G

Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam. Tại cuộc tiếp, lãnh đạo Ericsson giới thiệu về năng lực của tập đoàn; trao đổi về phương thức hỗ trợ Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia; đưa ra một số khuyến nghị về công nghệ số. Hoan nghênh Chủ tịch...

Tăng cường hợp tác, nâng tầm quan hệ Việt Nam–Bulgaria trong thời gian tới

Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Bulgaria Rumen Radev. Trong không khí chân tình, tin cậy và cởi mở, hai bên đã trao đổi sâu rộng về các định hướng lớn và các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hợp tác và nâng tầm quan hệ trong thời gian tới. Tại hội đàm, thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt...

Tổng Bí thư: Việt Nam sẵn sàng là cầu nối giữa Bulgaria với các nước Đông Nam Á

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi Bulgaria là cửa ngõ quan trọng để phát triển quan hệ với EU, đồng thời bày tỏ Việt Nam sẵn sàng là cầu nối giữa Bulgaria với các nước Đông Nam Á. Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh Tổng thống Rumen Radev...

Cùng chuyên mục

Có thể đánh thuế mua bán nhà đất theo thời gian sở hữu

Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản theo thời gian sở hữu để tránh đầu cơ như một số nước. Thông tin này được nêu tại tờ trình đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế). Hiện tại, chính sách thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam không phân biệt theo thời gian nắm giữ bất động sản của người chuyển nhượng. Thu nhập...

Đề xuất giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu phương án giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân để đảm bảo linh hoạt, phù hợp thực tế. Tại tờ trình Chính phủ liên quan việc xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân mới, Bộ Tài chính cho rằng các quy định về giảm trừ gia cảnh cần được rà soát, sửa đổi phù hợp với điều kiện mới. Theo đó, cơ...

Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Việt Nam và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc lần thứ XI

Ngày 25/11, tại thành phố Mông Tự, Vân Nam (Trung Quốc) diễn ra Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) lần thứ XI. Dự chương trình hội nghị về phía tỉnh Quảng Ninh có đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành. Hợp tác hành lang kinh tế giữa...

Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm số bậc trong biểu thuế thu nhập cá nhân

Biểu thuế hiện hành chưa hợp lý, quá nhiều bậc, giãn cách giữa các bậc quá hẹp dễ dẫn đến nhảy bậc, làm tăng số thuế phải nộp, số lượng phải quyết toán thuế tăng một cách không cần thiết. Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm từ 7 bậc xuống mức phù hợp. Trong Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh...

Nhà băng không được gửi tin nhắn chứa đường link tới khách hàng

Nếu không có yêu cầu của chủ tài khoản, ngân hàng sẽ không được gửi tin nhắn, email có chứa đường link truy cập website tới khách hàng. Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 50 quy định về an toàn, bảo mật trong dịch vụ trực tuyến ngân hàng, có hiệu lực từ đầu 2025. Một trong những quy định mới được đề cập tại Thông tư là ngân hàng không gửi tin nhắn SMS, thư điện tử cho...

Làng nghề, điểm may gia công bị xóa sổ

Nhiều điểm sản xuất nhỏ, cơ sở may gia công, làng nghề đang gặp khó hoặc buộc rời bỏ cuộc chơi trước sức ép hàng ngoại nhập giá rẻ, nhất là hàng Trung Quốc bán trên kênh online. Ngoài kinh tế khó khăn khiến người dân hạn chế mua sắm, nhiều đơn vị cho rằng hàng Trung Quốc giá rẻ là nguyên nhân lớn. Tuy nhiên, để học theo cách làm của phía Trung Quốc là điều không dễ. Lụi dần Chia...

Hàng không đua bổ sung máy bay trước cao điểm Tết

Các hãng bay trong nước liên tục thuê thêm tàu bay để tăng nguồn lực khai thác, chuẩn bị cho dịp cao điểm Tết sắp tới. Cách đây hai ngày, Vietravel Airlines nhận tàu bay thân hẹp thuộc Avion Express - nhà cung cấp dịch vụ cho thuê máy bay trụ sở tại Litva. Đây là tàu bay hãng này thuê ướt (gồm máy bay và phi hành đoàn) để phục vụ dịp cao điểm cuối năm nay và Tết...

Tăng cường việc quản lý, sử dụng đất công

Công tác quản lý, sử dụng đất đai những năm qua từng bước được triển khai hiệu quả, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, tình trạng lãng phí và vi phạm trong quản lý, sử dụng đất công vẫn gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Ðảng, Chính phủ đề ra. Luật...

Sắp ‘bơm’ gần 670.000 tỷ đồng ra nền kinh tế

Trong 2 tháng cuối năm sẽ có thêm gần 670.000 tỷ đồng vốn được bơm ra nền kinh tế, để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm nay. Hiện các ngân hàng ra sức chạy đua tăng trưởng tín dụng. "Thúc" tăng trưởng tín dụng cuối năm Ông Nguyễn Khắc Duy - Phó giám đốc Công ty Chơn Chính, một doanh nghiệp xuất khẩu gạo - cho biết, lượng đơn hàng năm nay của doanh nghiệp tăng...

Xuất khẩu thủy sản tăng tốc để cán mốc 10 tỷ USD

Theo các doanh nghiệp thủy sản, các mùa lễ hội cuối năm đang được kỳ vọng tạo cú hích trong xuất khẩu những tháng còn lại của năm 2024. Tháng 10 vừa qua, kim ngạch theo tháng của ngành thủy sản đạt mức 1 tỷ USD. Sau hơn 2 năm chúng ta mới lại có con số này. Theo các doanh nghiệp, thị trường ấm dần lên, đơn hàng tăng trở lại, đặc biệt là mùa lễ hội cuối năm......

Tin nổi bật

Tin mới nhất