Powered by Techcity

Thế mạnh Việt top 1 thế giới: Nhập 90% nguyên liệu, DN lao đao vì đối tác bẻ kèo

Việt Nam đứng top 1 thế giới về sản xuất và xuất khẩu điều nhân, nhưng lại phụ thuộc 90% vào nguyên liệu nhập khẩu. Các doanh nghiệp sản xuất điều ở nước ta đang lao đao vì đối tác châu Phi bẻ kèo, không chịu giao hàng.

Bị đứt cung, doanh nghiệp thiếu nguyên liệu sản xuất

Báo cáo mới nhất của Bộ NN-PTNT cho thấy, 5 tháng đầu năm nay, nước ta xuất khẩu 288 nghìn tấn điều nhân, thu về 1,55 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng hạt điều xuất khẩu tăng mạnh 30,6% về lượng và tăng 19,3% về giá trị.

Năm ngoái, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 644 nghìn tấn, giá trị 3,64 tỷ USD, tăng 24% về lượng và tăng hơn 18% về trị giá so với năm 2022. Theo đó, ngành điều Việt Nam duy trì vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu trong nhiều năm liên tiếp.

Ông Bạch Khánh Nhựt – Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam – dự báo, xuất khẩu điều sẽ tiếp tục giữ được đà tăng trưởng cao, hướng tới mốc kỷ lục mới là 3,8 tỷ USD trong năm nay.

Tuy nhiên, chiều tối 31/5, trong buổi gặp gỡ báo chí thông tin về ngành điều, ông Nguyễn Minh Họa – Phó chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) – cho biết, gần đây Vinacas nhận được phản ánh của các hội viên về việc không nhận được đầy đủ nguyên liệu từ đối tác là các nước Tây Phi trước tình hình giá điều thô tăng mạnh. 

Việt Nam nhập khẩu khoảng 3 triệu tấn điều thô mỗi năm, trong đó nguồn cung từ châu Phi khoảng 2,2 triệu tấn (chủ yếu là Tây Phi). Đáng chú ý, giá điều thô Tây Phi đang tăng lên từng ngày. Tháng 2 năm nay, giá điều thô chỉ từ 1.000-1.050 USD/tấn, nay đã lên tới 1.500-1.550 USD/tấn. Nguyên nhân vì khu vực này đang mất mùa, một số nước áp dụng chính sách tạm ngừng xuất khẩu điều thô để hỗ trợ các nhà máy nội địa.

Do đó, các nhà xuất khẩu tìm cách trì hoãn giao hàng, đòi hỗ trợ tăng giá. Theo thống kê sơ bộ, chỉ khoảng 50% lượng hàng được giao theo hợp đồng đã ký.

Ông Tạ Quang Huyên, Tổng giám đốc Công ty Hoàng Sơn I, cho hay, công ty ký hợp đồng mua 52.000 tấn điều thô Tây Phi nhưng chỉ nhận được 25.000 tấn đúng giá, “bị xù” khoảng 12.000 tấn. Phần còn lại công ty phải chấp nhận giá tăng để lấy hàng về sản xuất.

Các lô điều đang đi trên biển còn được chào hàng với giá cao hơn, nhưng một số nhà chế biến vẫn phải mua để có đủ nguyên liệu thực hiện đúng hợp đồng sản xuất với khách hàng, Vinacas thông tin. 

Hiện một số nhà máy sản xuất điều của nước ta đứng trước tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất. Bởi nhiều lô hàng điều thô về muộn hoặc số lượng điều về ít hơn hợp đồng đã ký.

Theo ông Họa, khi mua điều thô các doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng xuất khẩu điều nhân tương ứng với giá nguyên liệu. Thế nhưng, với tình hình biến động giá nguyên liệu hiện tại, từ cuối quý III/2024 sẽ xảy ra nhiều vụ tranh chấp hợp đồng giữa doanh nghiệp Việt với các nhà nhập khẩu. Bởi giá thành tăng cao, nhiều đơn vị không có khả năng thực hiện hợp đồng đã ký.

Nguyên liệu nhập khẩu tới 90%

16 năm qua, Việt Nam liên tiếp giữ vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu điều nhân chế biến. Tuy nhiên, khoảng 90% nguyên liệu phục vụ sản xuất của ngành điều Việt Nam là hàng nhập khẩu từ châu Phi và Campuchia. Nguồn nguyên liệu nội địa của nước ta khá khiêm tốn do diện tích trồng bị thu hẹp.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam nhập khẩu khoảng 2,77 triệu tấn hạt điều, giá trị đạt 3,19 tỷ USD trong năm 2023. So với năm 2022, nhập khẩu hạt điều tăng 46,2% về lượng và tăng 19,6% về trị giá. 

Mặt hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nhập khẩu là hạt điều tươi chưa bóc vỏ. 

Có 5 thị trường cung cấp hạt điều lớn nhất cho Việt Nam, gồm: Bờ Biển Ngà, Campuchia, Nigeria, Ghana và Tanzania. Trong đó, hạt điều nhập khẩu từ Bờ Biển Ngà và Campuchia chiếm 54,7% tổng giá trị nhập khẩu toàn ngành điều trong năm 2023. 

Tuy nhiên, Việt Nam đã giảm nhập từ Campuchia và Tanzania, tăng nhập từ Bờ Biển Ngà, Nigeria và Ghana.

Năm nay, tính đến hết tháng 4, nước ta nhập khẩu 1,063 triệu tấn điều thô, giá trị lên đến 1,322 tỷ USD, tăng lần lượt 32% và 23,1% so với cùng kỳ. So với con số 1,16 tỷ USD xuất khẩu, ngành điều Việt Nam tiếp tục nhập siêu.

Việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu khiến ngành hàng này gặp rủi ro nhiều hơn. Cảnh báo này đã được đề cập rất nhiều lần trước đó.

Mấy năm gần đây, chủ trương của các nước trồng điều châu Phi và Campuchia là phát triển công nghiệp chế biến nội địa, giảm dần xuất thô. Vì vậy, họ đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư các nhà máy chế biến điều. Với điều thô xuất khẩu, họ quy định và giám sát chặt giá xuất khẩu tối thiểu; áp mức thuế suất xuất khẩu cao. Trái lại, họ miễn thuế cho điều nhân xuất khẩu.

Tại đại hội Hiệp hội Điều Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026, Vinacas lo ngại vị trí dẫn đầu chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị điều toàn cầu của Việt Nam bị lung lay và chắc chắn sẽ mất nếu chúng ta không thay đổi. 

Trước đây, thị trường điều nhân thế giới chủ yếu được cung cấp bởi Việt Nam và Ấn Độ, trong đó Việt Nam chiếm hơn 80%. Nhưng gần đây đã nổi lên các nguồn cung khác, nhất là từ một số nước ở châu Phi, khiến thị phần hạt điều Việt Nam trên thị trường toàn cầu giảm.

Vinacas sợ rằng, các doanh nghiệp chế biến điều xuất khẩu, chủ yếu là các nhà máy FDI, sẽ chặn dần nguồn nguyên liệu hạt điều thô của các nhà máy Việt Nam, khiến các nhà máy nhỏ và vừa của nước ta bị phá sản, tiến tới chiếm lĩnh thị trường điều nhân thế giới.

Lãnh đạo Vinacas cho rằng, các doanh nghiệp phải chủ động nguồn cung nguyên liệu. Trong điều kiện khó gia tăng diện tích, có thể hợp tác khai thác, phát triển vùng nguyên liệu điều tại Campuchia và phía nam của Lào, bao gồm cả hợp tác nghiên cứu, chuyển giao giống và kỹ thuật trồng trọt cho nước bạn. Sau đó, các doanh nghiệp nhập nguồn điều thô này về Việt Nam chế biến.



Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

10 tháng năm 2024, nhập khẩu hạt điều cán mốc hơn 2,3 triệu tấn, trị giá hơn 2,89 tỷ USD, giảm 8,5% về lượng và giảm 1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu hạt điều về Việt Nam trong tháng 10 đạt hơn 141 nghìn tấn, trị giá hơn 220 triệu USD, giảm 16,9% về lượng và giảm 9,3% về trị giá so...

Bài cuối: Đổi mới sáng tạo để phát triển

“Các thế hệ đi trước đã dốc sức xây dựng thương hiệu, đưa hạt điều Bình Phước đến với chỉ dẫn địa lý (CDĐL). Những doanh nghiệp, nông dân trồng điều thế hệ sau cần phát huy tốt các giá trị CDĐL hạt điều Bình Phước mang lại. Doanh nghiệp chúng tôi tin tưởng, bảo vệ và phát huy thương hiệu này” - Phó Chủ tịch Hội Điều Bình Phước, Giám đốc Công ty TNHH Vinahe Nguyễn Hoàng Đạt...

Bài 2: “Cầm vàng đừng để vàng rơi”

Khi ngày càng có nhiều thương hiệu, những quy chuẩn mới ra đời, doanh nghiệp chạy theo các tiêu chuẩn của từng thị trường khác nhau trên thế giới, cùng với sự tuyên truyền mờ nhạt khiến sản phẩm hạt điều Bình Phước có chỉ dẫn địa lý (CDĐL) dù giá trị ưu việt vẫn khó tìm được chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng và trên thị trường. Chưa khẳng định được chỗ đứng Từ những giá trị...

Bài 1: Nâng cao giá trị hạt điều

Chỉ dẫn địa lý hạt điều Bình Phước là một hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ cao, gắn với chỉ dẫn về nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng sản phẩm; cho phép doanh nghiệp, người dân sử dụng để từng bước tiếp cận phát triển thị trường, đặc biệt ở các thị trường khó tính. Đây là bước đột phá cho sự phát triển ngành điều và là “cơ hội vàng” để nâng cao giá trị...

Nguyên nhân đối tác ‘lật kèo’ hàng trăm nghìn tấn điều thô với doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp chế biến điều Việt Nam chỉ nhận được 50% sản lượng điều thô theo hợp đồng thu mua từ các đối tác châu Phi khi giá tăng vọt, nguyên nhân vì sao? Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), nhà xuất khẩu hạt điều thô tại châu Phi không giao hàng theo hợp đồng hoặc tìm cách tăng giá bán 40-50%, đẩy nhiều doanh nghiệp nhập khẩu điều thô trong nước gặp khó, nguy cơ thua lỗ nặng. Phân...

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Sonexay Siphandone đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ về...

Sáng 9/1, tại thủ đô Viêng Chăn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào. Tham dự Kỳ họp có Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam-Lào; Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Lào-Việt Nam...

Quan hệ Việt Nam-Cuba đang ở giai đoạn phát triển toàn diện, bền vững

Đại sứ Cuba nhấn mạnh mối quan hệ giữa Việt Nam và Cuba đang ở giai đoạn phát triển toàn diện, bền vững, đặc biệt, Cuba đang thực hiện những thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước. Chiều 9/1, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Cuba tại Việt Nam Rogelio Polanco Fuentes. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chúc mừng ông Rogelio Polanco Fuentes...

Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại của Việt Nam

Việt Nam xác định quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Chiều 9/1, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hà Vĩ. Chủ tịch Quốc hội Trần...

Bất chấp thiếu chuyến bay, lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam vẫn tăng mạnh

Hiệp hội các công ty lữ hành Nga cho biết Việt Nam là điểm đến truyền thống phổ biến cho khách du lịch nghỉ dưỡng biển của Nga, đặc biệt là từ các vùng Ural, Siberia và Viễn Đông. Lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam trong năm 2024 đã tăng 84,9%, đạt 232.300 lượt khách, bất chấp vẫn thiếu các chuyến bay thẳng và thuê bao từ các khu vực. Mặc dù lượng khách du lịch Nga đến Việt...

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Lào đoàn kết, nhất trí, nỗ lực đầu tư, vươn lên phát triển mạnh mẽ

Chiều 9/1, tại thủ đô Viêng Chăn, trong khuôn khổ chuyến thăm Lào và tham dự Kỳ họp lần thứ 47, Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào năm 2025 với chủ đề “Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng”. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ,...

Cùng chuyên mục

Ngành điều và kỷ lục mới về xuất khẩu

Năm 2024, xuất khẩu hạt điều đạt 730 nghìn tấn, trị giá 4,37 tỷ USD. Con số này vượt kỷ lục mà ngành hàng đã đạt được là 3,63 tỷ USD vào năm 2021. Ghi nhận mức kỷ lục mới Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam năm 2024 đạt 730 nghìn tấn, trị giá 4,37 tỷ USD, tăng 13,3% về lượng và...

Xuất khẩu tôm năm 2024 đạt gần 4 tỷ USD

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vững vàng tiến tới cột mốc xuất khẩu gần 4 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2023. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2023. Các tỉnh như Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu... là những địa phương đi đầu, đóng góp từ 800 - 900 triệu USD cho tổng kim ngạch xuất...

Giá vàng nhẫn tăng cao

Sáng nay (9/1), giá vàng nhẫn tăng mạnh, tiến sát mốc 86 triệu đồng/lượng và tiếp tục duy trì ở mức cao hơn giá vàng miếng SJC. Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn tròn 84,7 - 85,9 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 300.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua - bán so với sáng qua. Tập đoàn vàng bạc đá quý Phú Quý niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 84,5 -...

Nhộn nhịp sắm Tết trên chợ mạng

Mua sắm online đã trở thành thói quen của một bộ phận người tiêu dùng, sắm Tết online cũng ngày càng phổ biến - từ bánh mứt, hoa quả đến đồ trang trí thậm chí những mặt hàng tưởng không bán qua mạng nay cũng có thể… ship. Từ đầu tháng 1, chợ mạng đã bắt đầu nhộn nhịp, từ trang bán hàng online tới các sàn thương mại diện tử đã thay đổi giao diện mới với màu sắc...

TP Cẩm Phả giao khu vực nuôi biển cho 58 hộ gia đình, cá nhân

Chiều 9/1, UBND thành phố Cẩm Phả đã tổ chức trao quyết định giao khu vực nuôi biển cho 58 hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú trên địa bàn các phường Quang Hanh, Cẩm Thạch, Cẩm Thuỷ, Cẩm trung, Cẩm Bình, Cẩm Đông, Cẩm Tây, Cẩm Sơn. Đây là những hộ dân được trao quyết định giao khu vực nuôi biển đợt 1. Theo đó, hạn mức mặt nước cấp phép cho các hộ dân nuôi...

Phường Nam Khê (TP Uông Bí) được công nhận là vùng “An toàn dịch bệnh động vật”

Sáng 9/1, tại TP Uông Bí, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị công bố chứng nhận vùng “An toàn dịch bệnh động vật” cho phường Nam Khê. Sau khi được trao giấy chứng nhận vùng “An toàn dịch bệnh động vật”, hàng năm phường Nam Khê sẽ tiếp tục duy trì tốt điều kiện an toàn dịch bệnh, quản lý 100% số hộ nuôi chó trên địa bàn có sổ khai báo nuôi chó theo quy định. Tổ chức tiêm...

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đặt mục tiêu 8 tỷ USD

Với nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường quốc tế, năm 2025 ngành rau quả đặt mục tiêu xuất khẩu 8 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2024. Thị trường nhiều thuận lợi Nội dung này được ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, chia sẻ tại Hội nghị giới thiệu triển lãm và hội thảo quốc tế lần thứ 7, chuyên ngành công nghệ sản xuất và chế biến rau, hoa...

Giá xăng vượt 21.000 đồng một lít

Giá xăng, dầu cùng tăng 90-490 đồng một lít từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính. Giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) tăng 270 đồng, lên 21.010 đồng một lít. E5 RON 92 thêm 380 đồng, ở mức 20.430 đồng. Tương tự, các mặt hàng dầu tăng 90-490 đồng một lít. So với cách đây 7 ngày, dầu diesel tăng 490 đồng, lên 19.240 đồng. Dầu hỏa và mazut...

Lực đẩy nào cho sản xuất công nghiệp năm 2025?

Năm 2025, Bộ Công Thương đề xuất nâng chỉ tiêu tăng trưởng trong công nghiệp, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp phấn đấu tăng khoảng 9-10% so với năm 2024. Sản xuất công nghiệp năm 2024 vượt chỉ tiêu Năm 2024 ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ của sản xuất công nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế đất nước. Theo Tổng cục Thống kê, tính chung năm 2024, chỉ số sản xuất toàn...

Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Bảo hiểm Bảo Việt

Ngày 9/1, tại TP Cẩm Phả, Công ty Bảo Việt Đông Bắc thuộc Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Tập đoàn Bảo Việt) tổ chức Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Tập đoàn Bảo Việt 15/1 (1965-2025) và 8 năm thành lập Công ty Bảo Việt Đông Bắc 1/6 (2017-2025). Sau 60 năm, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, Tập đoàn Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt) đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất