Powered by Techcity

Thay đổi tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển

Sáng 27/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật nhằm xem xét, cho ý kiến về 3 dự án Luật gồm: dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Nhà giáo; dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật. (Ảnh: Trần Hải)

Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương cần rà soát lại các chỉ tiêu Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra, những chỉ tiêu nào đã làm tốt thì cần làm tốt hơn, những chỉ tiêu nào chưa làm tốt thì cần nỗ lực làm tốt, những chỉ tiêu khó đạt thì phải có giải pháp đột phá.

Thủ tướng nêu rõ, chúng ta phải chuẩn bị các tài liệu, văn kiện theo sự phân công của Trung ương. Chính phủ phải hoàn thiện Báo cáo chuyên đề về kinh tế-xã hội, Chiến lược 10 năm phát triển kinh tế-xã hội.

Vừa qua Chính phủ đã họp để chuẩn bị chuẩn bị đánh giá tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, đề ra định hướng giải pháp năm 2025; do đó mong các thành viên Chính phủ dành thời gian góp ý các cơ quan liên quan hoàn thiện Đề án phát triển kinh tế-xã hội, trong đó đánh giá tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 – năm kết thúc nhiệm kỳ 2021-2026 của Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại phiên họp. (Ảnh: Trần Hải)

Thủ tướng lưu ý đánh giá bối cảnh năm 2024; nhận diện rõ các tác động từ bên ngoài, tác động bên trong đối với việc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Thủ tướng đề nghị chú ý bối cảnh, phản ứng chính sách của các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được Trung ương xác định, Quốc hội giao.

Thủ tướng nêu rõ, chúng ta thấy nỗ lực của Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Đảng là rất quan trọng. Các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra cho năm 2024 là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, kiểm soát nợ công, bội chi ngân sách, nợ Chính phủ… cơ bản là đạt được.

Bên cạnh đó còn nhiều hạn chế, bất cập; có những cái chưa đạt được do nguyên nhân bên trong, có cái do bên ngoài, có cái do nguyên nhân nội tại của nền kinh tế.

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: Trần Hải)

Do đó cần phân tích năm 2025 có gì khác, có gì mới với năm 2024, từ đó có phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp để thúc đẩy mục tiêu mà Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

Thủ tướng khẳng định, phiên họp này cho thấy Chính phủ quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo đối với 1 trong 3 đột phá chiến lược là thể chế vì thể chế là nguồn lực, động lực, huy động mọi nguồn lực của xã hội để phát triển. Vừa qua chúng ta tích cực tháo gỡ về thể chế, có cái làm mới, có cái điều chỉnh, bổ sung, nhiều cái tháo gỡ vướng mắc.

Thủ tướng chia sẻ rằng, công tác dự báo, xây dựng pháp luật của chúng ta còn hạn chế, do đó khi chúng ta ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật thì có cái chưa đi vào thực tiễn, thậm chí còn gây khó khăn cho thực tiễn, do đó phải bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, trên cơ sở tháo gỡ, bổ sung, hoàn thiện thể chế để cho trở lại đúng với đột phá chiến lược; chúng ta phải thay đổi tư duy xây dựng pháp luật; luật pháp hiện quá chi tiết, có vấn đề cá biệt mà chúng ta quy định bằng luật thì không phải mang tính phổ biến.

Các đại biểu tham dự phiên họp. (Ảnh: Trần Hải)

Theo Thủ tướng, chúng ta cần tư duy lại công tác xây dựng pháp luật, cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện hiệu quả, đa số đồng tình thì luật hoá; những gì chưa rõ, chưa chín, thực tiễn còn đang có nhiều ý kiến khác nhau thì mạnh dạn làm thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, tinh thần không cầu toàn, không nóng vội; không lấy một sự việc cá biệt để xây dựng một hành lang pháp lý.

Thủ tướng yêu cầu ban hành văn bản quy phạm pháp luật không cần dài mà cần ngắn, gọn, đi thẳng vào vấn đề. Tư duy xây dựng luật pháp phải thay đổi theo hướng bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn khách quan; những cái gì chưa rõ thì không quy định vào luật; những gì cá biệt thì để cấp dưới ban hành. Công việc này phải làm có lộ trình, bước đi phù hợp, hiệu quả.

Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ khi tham gia nghiên cứu, xây dựng pháp luật phải thay đổi, không dài dòng, không đưa quá nhiều điều cụ thể vào Luật, mà cần khái quát hơn.

Theo Thủ tướng, chúng ta cần tư duy lại công tác xây dựng pháp luật, cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện hiệu quả, đa số đồng tình thì luật hóa; những gì chưa rõ, chưa chín, thực tiễn còn đang có nhiều ý kiến khác nhau thì mạnh dạn làm thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, tinh thần không cầu toàn, không nóng vội; không lấy một sự việc cá biệt để xây dựng một hành lang pháp lý.

Thủ tướng yêu cầu ban hành văn bản quy phạm pháp luật không cần dài mà cần ngắn, gọn, đi thẳng vào vấn đề. Tư duy xây dựng luật pháp phải thay đổi theo hướng bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn khách quan; những cái gì chưa rõ thì không quy định vào luật; những gì cá biệt thì để cấp dưới ban hành. Công việc này phải làm có lộ trình, bước đi phù hợp, hiệu quả.

Đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính phát biểu ý kiến tại phiên họp. (Ảnh: Trần Hải)

Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ khi tham gia nghiên cứu, xây dựng pháp luật phải thay đổi, không dài dòng, không đưa quá nhiều điều cụ thể vào Luật, mà cần khái quát hơn.

Thủ tướng nêu rõ, Phiên họp này xem xét dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi). Theo đó, Thủ tướng đặt vấn đề quản lý, sử dụng vốn như thế nào, sử dụng vốn như thế nào? Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải quản lý như thế nào để thực sự có quyền để thực hiện trọng trách này? Dự án Luật này cần tháo gỡ để huy động nguồn lực vì tổng tài sản, tài chính của Nhà nước ở các doanh nghiệp nhà nước là rất lớn, để thật sự các doanh nghiệp nhà nước là quả đấm thép, thể hiện đường lối của Đảng về kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước thật sự là chủ đạo. Đây là vấn đề lớn và khó cần phải suy nghĩ. Các thế hệ lãnh đạo đi trước đã suy nghĩ nhiều.

Chúng ta đang kế thừa di sản của các thế hệ đi trước, nhưng tình hình có nhiều thay đổi thì phải suy nghĩ luật hoá việc quản lý vốn nhà nước để doanh nghiệp thực sự hiệu quả, cách quản lý như thế nào để doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm bảo toàn vốn, phát triển vốn, đóng góp vào đầu tư cho phát triển đất nước, trong khi chúng ta đang còn loay hoay, lúng túng. Do đó, Thủ tướng cho rằng quá trình này không cầu toàn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, phải gỡ nút thắt để doanh nghiệp nhà nước phải chịu trách nhiệm theo quy luật của thị trường về cung cầu, giá trị, cạnh tranh chứ không phải can thiệp bằng biện pháp hành chính. Thủ tướng mong các thành viên Chính phủ dành thời gian, kinh nghiệm điều hành thì đóng góp cho vấn đề này.

Vấn đề liên quan dự thảo Luật Nhà giáo, Thủ tướng cho rằng, chúng ta càng ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan lĩnh vực này nhưng vấn đề trăn trở nhất là nâng cao chất lượng nhà giáo để đội ngũ nhà giáo cảm nhận sứ mệnh của mình trong điều kiện phát triển mới.

Ngoài ra, còn các chế độ, chính sách, vinh danh nhà giáo… cần từng bước nghiên cứu nhưng quan trọng nhất là nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng sự nghiệp trồng người, con người là yếu tố quyết định nhất để phát huy sức mạnh của con người là trung tâm, chủ thể, động lực mà điều này xuất phát từ hệ thống giáo dục, cơ sở giáo dục. Thầy cô giáo phải là động lực, truyền cảm hứng cho học sinh, sinh viên.

Đối với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta đang bước sang kỷ nguyên số, không thể không phát triển việc này, do đó hành lang như thế nào để vừa phát triển được, vừa phải quản lý, thí dụ công nghệ số, internet… vì đi đôi với tích cực là phát sinh những tích cực đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp tăng cường quản lý…



Nguồn

Cùng chủ đề

Chính phủ họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025

Ngày 7/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025 để thảo luận, cho ý kiến vào 7 nội dung gồm các luật, nghị quyết của Quốc hội, trong đó nhiều nội dung liên quan hoàn thiện pháp luật, đồng bộ với việc sắp xếp tổ chức bộ máy. Theo chương trình tại phiên họp, Chính phủ xem xét, cho ý kiến vào: Dự án Luật Tổ chức...

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ làm việc trên tinh thần đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, không luật hóa nghị định, thông tư, để từng bước nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp và chất lượng trong công tác xây dựng pháp luật. Tiếp tục Phiên họp thứ 38, sáng 14/10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban...

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tháo gỡ vướng mắc, khơi thông nguồn lực phát triển

Ngày 14/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024 nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, khắc phục hạn chế, tháo gỡ vướng mắc, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển. Trước khi vào Phiên họp, trước tình trạng mưa bão, sạt lở, ngập lụt gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản, Chính phủ...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng pháp luật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Bộ Tư pháp phối hợp chặt chẽ ngay từ khâu xây dựng đến khâu triển khai, thực hiện luật, nghị quyết. Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 37, sáng 12/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. Trình bày báo cáo thẩm tra,...

Đẩy mạnh hơn nữa, gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thực thi pháp luật

Sáng 30/7, tại Trụ sở Chính phủ, Chính phủ phối hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt triển khai một số Luật, Nghị quyết của Quốc hội khóa XV. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị. Đồng chủ trì có các Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà và Lê Thành Long; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn...

Cùng tác giả

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tiếp xã giao nguyên Phó Thủ tướng Cộng hoà Liên Bang Đức, đại diện Tập đoàn Swire

Ngày 8/1, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi tiếp xã giao ông Philipp Roesler, nguyên Phó Thủ tướng Cộng hoà Liên Bang Đức, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Thuỵ Sĩ, đại diện Tập đoàn Swire. Cùng dự buổi tiếp có đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Tại buổi tiếp, ông Philipp Roesler, nguyên Phó Thủ tướng Cộng hoà Liên...

Ban chỉ đạo 389 tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 8/1, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, chủ trì hội nghị. Bám sát các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác...

Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến về tình hình triển khai nhiệm vụ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu Quảng Ninh

Chiều 8/1, đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì cuộc họp nghe và cho ý kiến về tình hình triển khai nhiệm vụ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu Quảng Ninh. Theo báo cáo tại cuộc họp, Sở Văn hóa - Thể thao đã tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn ý kiến xây dựng Bộ nhận diện thương hiệu Quảng Ninh, tiếp thu 12 ý kiến của các...

Bánh kẹo, bia khó tránh một mùa Tết ảm đạm

Trước Tết gần 4 tuần, các thương hiệu bánh kẹo, thực phẩm, bia... phối hợp với nhà bán lẻ liên tục khuyến mại để thúc đẩy sức mua. Tết Nguyên đán 2025 đã cận kề nhưng không khí mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại vẫn chưa sôi động. Người tiêu dùng vẫn còn thắt chặt chi tiêu, buộc các doanh nghiệp (DN) phải liên tục tung ra các chương trình khuyến mại, giảm giá để kích...

Hội đàm thảo luận cơ chế phối hợp phòng chống thiên tai tại sông biên giới Bắc Luân

Ngày 8/1, đồng chí Đỗ Văn Tuấn, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) đã hội đàm với đồng chí Lí Siêu Lâm, Phó Thị trưởng Chính quyền nhân dân thành phố Đông Hưng, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) để thảo luận về cơ chế phối hợp phòng chống thiên tai tại sông biên giới Bắc Luân và các...

Cùng chuyên mục

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tiếp xã giao nguyên Phó Thủ tướng Cộng hoà Liên Bang Đức, đại diện Tập đoàn Swire

Ngày 8/1, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi tiếp xã giao ông Philipp Roesler, nguyên Phó Thủ tướng Cộng hoà Liên Bang Đức, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Thuỵ Sĩ, đại diện Tập đoàn Swire. Cùng dự buổi tiếp có đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Tại buổi tiếp, ông Philipp Roesler, nguyên Phó Thủ tướng Cộng hoà Liên...

Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến về tình hình triển khai nhiệm vụ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu Quảng Ninh

Chiều 8/1, đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì cuộc họp nghe và cho ý kiến về tình hình triển khai nhiệm vụ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu Quảng Ninh. Theo báo cáo tại cuộc họp, Sở Văn hóa - Thể thao đã tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn ý kiến xây dựng Bộ nhận diện thương hiệu Quảng Ninh, tiếp thu 12 ý kiến của các...

Hội đàm thảo luận cơ chế phối hợp phòng chống thiên tai tại sông biên giới Bắc Luân

Ngày 8/1, đồng chí Đỗ Văn Tuấn, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) đã hội đàm với đồng chí Lí Siêu Lâm, Phó Thị trưởng Chính quyền nhân dân thành phố Đông Hưng, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) để thảo luận về cơ chế phối hợp phòng chống thiên tai tại sông biên giới Bắc Luân và các...

Chính phủ cam kết phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định cam phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025, tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới. Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức trực tuyến toàn quốc vào sáng 8/1; sau khi thảo luận đánh giá tình hình, kết quả đạt được trên các...

Tổng Bí thư: Ưu tiên hàng đầu là tinh gọn tổ chức bộ máy của Hệ thống chính trị

Tổng Bí thư đề nghị cần thống nhất nhận thức và hành động về sự cấp bách phải tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế... vững vàng bước vào kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển. Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và...

Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tinh gọn hiệu quả, tăng tốc bứt phá

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương đã đánh giá cao kết quả đạt được trong năm, với 15 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch. Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại trụ sở Chính phủ với điểm cầu 63 tỉnh, thành...

Công bố Nghị quyết về kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội Việt Nam từ ngày 15/1/2025 để chuyển chức năng, nhiệm vụ từ Truyền hình Quốc hội Việt Nam về Đài Truyền hình Việt Nam. Chiều 7/1, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và...

Thủ tướng tiếp doanh nhân Nicolas Berggruen và Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng

Ông Nicolas Berggruen cho biết Berggruen Holdings sẵn sàng hợp tác, đầu tư, hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực, trước mắt hỗ trợ tư vấn cho Việt Nam thành lập một quỹ để đầu tư phát triển. Tối 7/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Nicolas Berggruen, Giám đốc Tập đoàn Berggruen Holdings, Chủ tịch Viện Berggruen và Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng, Giám đốc Viện Đông...

Thủ tướng: Xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản

Thủ tướng yêu cầu thay đổi tư duy làm luật theo hướng: pháp luật phải vừa quản lý được, vừa thông thoáng, huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước; xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm. Ngày 7/1, kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thay đổi tư duy làm luật theo hướng pháp luật phải...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ, mong muốn thúc đẩy quan hệ song phương vì lợi ích của người dân và doanh nghiệp hai nước. Ngày 7/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Nicholas Berggruen, nhà sáng lập, Chủ tịch Công ty đầu tư Berggruen Holdings và Viện Berggruen cùng bà Nguyễn Thị Liên Hằng, Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Á...

Tin nổi bật

Tin mới nhất