Powered by Techcity

Tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất, kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô

Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì hội nghị.

Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các ngân hàng thương mại, hiệp hội ngành nghề.

Phát biểu ý kiến khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hội nghị này nhằm bàn việc khơi thông nguồn vốn cho phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời đặt câu hỏi vì sao nguồn vốn vẫn chưa được khởi thông dù các chủ thể liên quan đã cố gắng, nhưng rõ ràng chưa đạt được mục tiêu. Vậy hạn chế bất cập này nằm ở đâu? Ai cần phải tháo gỡ? Tháo gỡ đến bao giờ mới có hiệu quả? Chúng ta phải cùng nhau bàn.

Thủ tướng nhấn mạnh, hội nghị này nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho nền kinh tế, do đó chúng ta cần lắng nghe ý kiến của các chủ thể liên quan một cách tôn trọng, cầu thị; đề nghị các đại biểu phát biểu thẳng thắn, nhìn thẳng vào sự thật, nêu các giải pháp khả thi, kịp thời, hiệu quả.

Quang cảnh hội nghị.

Thủ tướng nêu rõ, vấn đề ngân hàng có liên quan đến doanh nghiệp, doanh nghiệp và ngân hàng có liên quan nền kinh tế đất nước. Nền kinh tế có phát triển thì ngân hàng và doanh nghiệp mới phát triển và ngược lại, ngân hàng và doanh nghiệp có phát triển thì đất nước mới phát triển. Vậy làm thế nào nền kinh tế phát triển, hỗ trợ cho doanh nghiệp và ngân hàng? Làm thế nào để ngân hàng và doanh nghiệp phát triển để hỗ trợ cho nền kinh tế? Doanh nghiệp là hệ sinh thái của ngân hàng, ngân hàng và doanh nghiệp là hệ sinh thái của nền kinh tế. Các hệ sinh thái không phát triển thì nền kinh tế không phát triển được.




Thủ tướng đặt vấn đề, các doanh nghiệp bất động sản đang kêu khó tiếp cận vốn. Nhưng trong những năm qua, bất động sản tăng giá nói chung, nếu khó khăn mà vẫn muốn giữ giá bán như cũ thì liệu có phải có trách nhiệm không?

Thủ tướng chỉ rõ, đặt vấn đề như vậy để chúng ta cùng có trách nhiệm, mỗi người đóng góp một ít thì mới phát triển được. Chúng ta có bài học về đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế; phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau, phải thực hiện, phải làm được.

Theo Thủ tướng, lúc bình thường thì có chính sách bình thường, lúc không bình thường phải có chính sách không bình thường. Lúc khó khăn phải có chính sách phù hợp; phải thực hiện tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” thì mới đúng, mới phát triển được.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta phải bàn, lắng nghe ý kiến của nhau. Ngân hàng cũng có lúc thuận lợi, thu lời thì lúc khó khăn phải chia sẻ với nhân dân. Các ngân hàng mà không có doanh nghiệp và nhân dân thì không thể có ngân hàng.

Thủ tướng nhắc lại bài học nhân dân làm nên sự nghiệp cách mạng, nhân dân làm nên lịch sử. Do đó, chính sách phải hết sức linh hoạt, chúng ta không hạ chuẩn các điều kiện cho vay nhưng chúng ta có linh hoạt được không. Nếu đóng barrier đối với tất cả mọi người như nhau thì khó, không phải trọng tâm trọng điểm; cần phải có cái chung cái riêng; có chính sách chung nhưng vẫn vận dụng linh hoạt để có chính sách riêng. Có doanh nghiệp gặp khó khăn nhưng dự án họ khả thi thì có cho vay được không? Mỗi người phải đóng góp sáng kiến để đất nước vượt qua khó khăn thì bản thân chúng ta mới vượt qua khó khăn.

Chúng ta nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn để đưa đất nước đi lên. Chúng ta nhìn nhận thế giới khó khăn chung, mỗi nước có cách làm phù hợp tình hình nước mình, không ai giống ai. Thế giới hiện nay đang phải giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu, toàn dân, do đó phải có cách tiếp cận, giải quyết mang tính toàn cầu, toàn dân. Chúng ta vừa phải nghiên cứu cách làm của thế giới, nhưng vận dụng sáng tạo đối với tình hình đất nước chưa không máy móc, đây cũng chính là cách chúng ta đã từng thành công.

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Thủ tướng bày tỏ, đất nước ta khi giành được độc lập từ năm 1945 đã phải đương đầu với các cuộc chiến tranh, đấu tranh giành độc lập dân tộc, rồi vượt qua bao vây, cấm vận để vươn lên phát triển như ngày nay, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Chính sách đối ngoại của Việt Nam đang rất thành công, đang chuyển thành nguồn lực, minh chứng rõ nét là đầu tư nước ngoài tăng trưởng mạnh, trong đó tỷ lệ giải ngân vốn FDI rất cao, thể hiện thế giới tin tưởng Việt Nam. Tất cả các chính sách của chúng ta đều hỗ trợ nhau từ kinh tế đến chính trị, văn hoá, xã hội…




Thủ tướng khẳng định, cần tìm ra lời giải cho bài toán tín dụng vì đang tiếp cận tín dụng khó, có tiền mà chưa tiêu được; phải bàn trên tinh thần thẳng thắn, tôn trọng, lắng nghe, tiếp thu. Mỗi chủ thể đóng góp, có cả sự hy sinh thì mới làm được. Nếu không có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, không nhường nhịn, hy sinh thì không thể vượt qua được. Lịch sử đất nước cho thấy, mỗi lúc khó khăn, chúng ta đều đoàn kết vượt qua. Cần nỗ lực lớn, quyết tâm cao, hành động có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó, phải sử dụng các công cụ thị trường chứ không thể công cụ hành chính.

Hiện nền kinh tế chúng ta đang chuyển đổi, quy mô còn khiêm tốn, độ mở cao, sức chống chịu có hạn, cho nên mọi việc làm vừa phải thận trọng vừa chắc chắn, vừa theo truyền thống, vừa tiếp cận theo xu thế quốc tế, thực hiện theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có bước đi có lộ trình phù hợp tiến tới thị trường đầy đủ chứ không thể dùng công cụ hành chính mãi.

Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát biểu.

* Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 23/5/2023 về công tác tín dụng và triển khai thực hiện Thông tư 02, Văn bản số 6248/NHNN-TD ngày 9/8/2023 giải đáp, hướng dẫn thực hiện Thông tư 02; đồng thời, kịp thời tiếp nhận và xử lý trả lời kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề…

Kết quả: Sau 7 tháng triển khai Thông tư 02 (lũy kế từ ngày 24/4/2023 đến ngày 31/10/2023), tổng dư nợ (gốc, lãi) được tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là 158.694 tỷ đồng với 167.220 lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Số dư nợ được cơ cấu nợ tăng đều qua các tháng và hiện không phát sinh khó khăn, vướng mắc về quy định tại Thông tư 02.

Theo ý kiến phản hồi của dư luận xã hội cho thấy việc ban hành Thông tư 02 phù hợp với điều kiện, bối cảnh nền kinh tế, thể hiện sự chỉ đạo quyết liệt, đúng đắn, kịp thời của Chính phủ, TTCP và NHNN.

Về tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực bất động sản, ngày 24/4/2023, NHNN đã có Văn bản số 2931/NHNN-TD yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, người mua nhà tiếp cận tín dụng khi đáp ứng đầy đủ điều kiện cấp tín dụng theo quy định; xem xét cấp tín dụng đối với cả chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, người mua nhà và các đơn vị sản xuất cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng để tăng khả năng luân chuyển vốn và thanh khoản cho thị trường bất động sản.

Trong năm 2023, NHNN cũng đã tổ chức 2 Hội nghị tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản để đánh giá tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, việc triển khai Chương trình 120.000 tỷ đồng; từ đó đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực này. Sau 2 Hội nghị, trên cơ sở nghiên cứu ý kiến, đề xuất của các đại biểu, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, ban hành Thông tư 03/2023/TT-NHNN về quy định mua bán trái phiếu doanh nghiệp của TCTD, chỉ đạo các TCTD về công tác cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản trong đó yêu cầu các TCTD thực hiện các giải pháp nhằm hỗ trợ cho khách hàng trong lĩnh vực bất động sản.

Hiện nay, trên cơ sở đề xuất của các đại biểu tại Hội nghị tháng 11/2023, NHNN đang xem xét, nghiên cứu và sẽ có báo cáo Chính phủ về việc kéo dài thời gian thực hiện Thông tư 02/2023/TT-NHNN để phù hợp với tình hình thực tiễn.

Về triển khai Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư: Triển khai Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11/03/2023 của Chính phủ, NHNN đã ban hành văn bản số 2308/NHNN-TD ngày 1/4/2023 hướng dẫn các nội dung chính về lãi suất, thời gian ưu đãi để bảo đảm triển khai thống nhất cho các ngân hàng thương mại và các khách hàng thuộc đối tượng vay vốn.

Sau khi ban hành văn bản số 2308, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN và 3 văn bản chỉ đạo NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các TCTD tích cực triển khai; văn bản số 6937/NHNN-TD ngày 5/9/2023 đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện cho các TCTD, chi nhánh NHNN trên địa bàn trong tổ chức thực hiện Chương trình. Đồng thời, NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố đều đã có các văn bản chỉ đạo các NHTM trên địa bàn quán triệt, chủ động bố trí nguồn vốn, tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Chương trình; đồng thời, đề nghị Sở Xây dựng các địa phương phối hợp để rà soát danh mục dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn tỉnh.

Về phía các NHTM tham gia chương trình cũng đã có văn bản hướng dẫn triển khai thống nhất trên toàn hệ thống. Hiện nay, ngoài 4 ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên phong đã đăng ký tham.gia chương trình với số tiền đăng ký là 5.000 tỷ đồng. Kết quả: Các ngân hàng thương mại đã cam kết cấp tín dụng cho 6 dự án với số tiền cam kết là 1.986 tỷ đồng, đã giải ngân cho 4 dự án với số tiền là 143 tỷ đồng.

Đối với kết quả tín dụng và tín dụng ngành, lĩnh vực kinh tế, NHNN cho biết, đến ngày 30/11/2023, tín dụng đối với nền kinh tế đạt hơn 13 triệu tỷ đồng, tăng 9,15% so cuối năm 2022 (cùng kỳ 2022 tăng 12,02%); tín dụng theo ngành kinh tế (đến cuối tháng 10/2023): Dư nợ ngành nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 918,6 nghìn tỷ đồng (tăng 3,17%, chiếm 7,17%), ngành công nghiệp và xây dựng đạt hơn 3,32 triệu tỷ đồng (tăng 7,31%, chiếm 25,94%), ngành dịch vụ đạt gần 8,6 triệu tỷ đồng (tăng 7,9%, chiếm 66,88%);

Tín dụng lĩnh vực ưu tiên (đến cuối tháng 10/2023); tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt trên 3,1 triệu tỷ đồng, chiếm 24,52% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, tăng 6,33% so với cuối năm 2022; tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt trên 2,34 triệu tỷ đồng, chiếm 18,34%, tăng 7,46% so với cuối năm 2022; tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu đạt khoảng 313 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,45%, tăng 8,51% so với cuối năm 2022; tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đạt trên 350 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,78%, tăng 20,09% so với cuối năm 2022: tín dụng đối với lĩnh vực doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao khoảng 45,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,36%, tăng 18,44% so với cuối năm 2022. Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống đạt gần 2,7 triệu tỷ đồng, tăng 1,19% so cuối năm 2022, chiếm 21,04% dư nợ nền kinh tế.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ VII Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh

Sáng 19/2, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ VII, nhiệm kỳ 2022-2027 triển khai nhiệm vụ năm 2025. Năm 2025, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục sử dụng hiệu quả hoạt động hỗ trợ quảng bá hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hội viên và Hiệp hội; phát triển hội viên mới; đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp. Hiệp hội...

UBND tỉnh họp bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị ngành Than

Ngày 15/2, UBND tỉnh làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc (TCT Đông Bắc) để giải quyết những kiến nghị liên quan đến việc triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, chủ trì cuộc họp. Cùng dự có đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;...

Thủ tướng đề nghị tập đoàn THACO nghiên cứu, sản xuất tàu đường sắt tốc độ cao

Sáng 8/2, trong chương trình công tác tại Quảng Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm một số cơ sở kinh tế trọng điểm, doanh nghiệp lớn của tỉnh gồm Khu kinh tế mở Chu Lai, cảng biển Chu Lai, sân bay Chu Lai, các nhà máy của tập đoàn THACO, tập đoàn HS Hyosung. Thủ tướng đã tới khảo sát cảng quốc tế Chu Lai, sân bay quốc tế Chu Lai và thăm, làm việc với Công...

Nở rộ kinh doanh “túi mù”

Từ một trend (xu hướng) xé túi mù và hộp mù đồ chơi Baby Three, nhiều ngành hàng đã ứng dụng hình thức này để thúc đẩy doanh số Theo dữ liệu từ YouNet Media, trong nửa cuối năm 2024, các dòng art toys (đồ chơi nghệ thuật) như Labubu và Baby Three ghi nhận hơn 3,12 triệu thảo luận và thu hút sự tham gia thảo luận của 1,5 triệu người trên mạng xã hội (MXH) ở Việt Nam. Không...

Sôi động khí thế sản xuất đầu năm

Để khởi động cho mục tiêu mới, quyết tâm đạt tăng trưởng 2 con số ở năm cuối hoàn thành kế hoạch nhiệm kỳ, ngay từ những ngày đầu Tết Nguyên đán 2025, nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Khí thế làm việc đầu năm mới đã rộn ràng, lao động quay lại công trường, phân xưởng, bắt đầu một năm mới với nhiều hy vọng mới. Duy...

Cùng tác giả

Thầy thuốc phải có kiến thức đầy đủ, đức hạnh vẹn tròn, hành vi mẫu mực

Chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sỹ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh viện Quân y 103. Chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2025); thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sỹ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh...

Tổng Bí thư làm việc với Ban Chính sách, chiến lược TW về mục tiêu tăng trưởng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo. Chiều 24/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền...

Nhiều hàng Việt bị EU cảnh báo dư kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 16 cảnh báo về nông, thủy sản tồn dư hóa chất, kháng sinh - cao nhất châu Á. Thông tin trên được TS Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - công bố sáng 24/2 tại hội nghị trực tuyến về tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU. Theo ông Nam, Việt Nam là quốc gia bị cảnh báo nhiều nhất châu...

Chứng khoán vượt mốc 1.300 điểm, cao nhất 8 tháng

Dòng tiền có lúc phân vân khi chỉ số VN-Index cán mốc 1.300 điểm, song nhờ sự hưởng ứng tích cực của nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng và đặc biệt là cổ phiếu thép đã giúp VN-Index chinh phục ngưỡng kháng cự này một cách thuyết phục. VN-Index đạt mức cao nhất trong 8 tháng qua. Phiên giao dịch hôm nay (24/2) mang lại khá nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư. Thị trường giao dịch khởi sắc...

Quyết tâm tăng trưởng kinh tế 14%: Bài 4: Động lực và niềm tin từ 3 đột phá chiến lược

Sau hơn một thập kỷ kiên trì thực hiện 3 đột phá chiến lược bằng sự đoàn kết, thống nhất, kế thừa và trách nhiệm, Quảng Ninh đã tạo ra nền tảng vững chắc, hình thành những động lực để kiến tạo phát triển KT-XH. Với mục tiêu tiếp tục tạo đột phá về tăng trưởng đạt 14% ở năm 2025, tỉnh sẽ tập trung, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược bằng sự chủ động mới. Nguồn...

Cùng chuyên mục

Thầy thuốc phải có kiến thức đầy đủ, đức hạnh vẹn tròn, hành vi mẫu mực

Chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sỹ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh viện Quân y 103. Chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2025); thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sỹ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh...

Tổng Bí thư làm việc với Ban Chính sách, chiến lược TW về mục tiêu tăng trưởng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo. Chiều 24/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền...

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì họp Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương

Sáng 24/2, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường, chủ trì phiên họp thứ nhất năm 2025 của Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương để cho ý kiến về kết quả công tác cải cách tư pháp thời gian qua, nhất là năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2025, Chương trình công tác năm 2025 và Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; đồng...

Đổi mới tư duy về lĩnh vực y tế, chú trọng công tác phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 -27/2/2025), sáng 24/2, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Bộ Y tế về kết quả thực hiện công tác y tế trong thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới. Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Lê...

Đoàn học viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tìm hiểu thực tế tại Quảng Ninh

Ngày 24/2, đoàn thực tế lớp Cao cấp Lý luận chính trị K75.A08, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, do PGS.TS Đặng Quang Định, Viện trưởng Viện Triết, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn có chương trình làm việc tại tỉnh Quảng Ninh về nghiên cứu mô hình xây dựng khối đại đoàn kết, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tại tỉnh Quảng Ninh. Làm...

Phổ biến, tuyên truyền Luật Địa chất và Khoáng sản

Ngày 24/2, Đoàn ĐBQH tỉnh, Hội đồng phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than & Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã phối hợp tổ chức hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Địa chất và Khoáng sản được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nghiêm Xuân Cường, Phó...

Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 2/2025

Sáng 24/2, Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 2/2025. Đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND chủ trì cuộc họp. Cùng dự họp có đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Kỳ họp thứ 25 (kỳ họp chuyên đề) dự kiến diễn ra ngày 26/2. Kỳ họp có ý nghĩa quan trọng, nhằm khẩn trương xem xét, quyết định nhiều vấn...

Vân Đồn: Phấn đấu hoàn thành sớm đại hội cơ sở

Huyện Vân Đồn phấn đấu hoàn thành 100% đại hội chi, đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ 2025-2030 trước ngày 30/5/2025, sớm trước 1 tháng kế hoạch của tỉnh, huyện. Những ngày này toàn huyện đang tập trung cao độ cho công tác chuẩn bị, đảm bảo cho đại hội chi, đảng bộ cơ sở thực sự là ngày hội, đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn. Thực hiện...

‘Kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội thẳng nhất, đẹp nhất, hiệu quả nhất’

Thủ tướng yêu cầu cần nghiên cứu hướng tuyến, phương án kết nối, xây dựng tuyến đường kết nối giữa sân bay Gia Bình với trung tâm Hà Nội nhanh nhất, thẳng nhất, đẹp nhất, hiệu quả nhất. Chiều tối 23/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, địa phương về dự án đầu tư xây dựng sân bay Gia Bình (Bắc Ninh), đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô...

Đại hội Đảng bộ quân sự TP Hạ Long lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 22/2, Đảng bộ Quân sự TP Hạ Long long trọng tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là đại hội được Tổng Cục Chính trị QĐND Việt Nam chọn làm trước để rút kinh nghiệm trong toàn quân cấp cơ sở khối địa phương. Đây cũng là đảng bộ cấp cơ sở đầu tiên trong tỉnh tổ chức đại hội. Tới dự đại hội có các đồng chí: Vũ Đại Thắng, Ủy...

Tin nổi bật

Tin mới nhất