Powered by Techcity

Thách thức với chiến lược xanh hóa ngành dệt may

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, 2 tháng đầu năm 2024, nhóm hàng dệt may đạt 5,2 tỷ USD xuất khẩu, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, xếp thứ 4 trong nhóm mặt hàng có kim ngạch cao nhất cả nước.

Việc “xanh hóa” ngành dệt may được cho là sẽ có lợi thế hơn khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh tư liệu: TTXVN

Các chuyên gia nhận định, kết quả này có được là nhờ tình hình thị trường tiêu dùng hàng dệt may thế giới dần ấm lại từ cuối năm 2023. Cộng đồng doanh nghiệp dệt may trong nước cũng tích cực “xoay xở” tìm kiếm đơn hàng; đồng thời, ngành này cũng đang từng bước thích ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu đó là xanh hóa trong sản xuất.

Theo ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10, việc xanh hóa trong sản xuất đã không còn là việc muốn hay không mà đến nay đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Việc dần thích ứng của doanh nghiệp Việt sẽ giúp xuất khẩu hàng hóa bền vững. May 10 đã triển khai việc “xanh hóa” sản xuất trong khoảng 3 năm qua, bằng những việc làm cụ thể như đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, sử dụng ít điện năng, hay như đầu tư nhiều vào hệ thống năng lượng mặt trời, điện áp mái, liên kết chuỗi sản xuất tại Việt Nam và nước ngoài để sử dụng nhiều nhất các sản phẩm từ tái chế, từ thiên nhiên để đảm bảo tỷ trọng xuất xứ nguyên liệu từ sợi trong cấu thành của sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng. Ngay cả trong quá trình sản xuất, những nhiên liệu đầu vào đốt bằng than cũng đang được chuyển đổi sang nhiên liệu bằng điện sinh khối để đảm bảo khí thải carbon được ít nhất. Dự kiến, trong năm 2024, nếu toàn bộ dự án của May10 đi vào hoạt động sẽ giúp giảm phát thải được hơn 20 nghìn tấn carbon ra môi trường.

Hiện nay, đã có rất nhiều thương hiệu lớn trên thế giới trong ngành dệt may công bố lộ trình sử dụng sản phẩm có nguồn gốc tái chế, tự nhiên và tuần hoàn trong quá trình phát triển từ nay đến năm 2050. Các nhà mua hàng, nhất là các nhãn hàng lớn và chuỗi kinh doanh quốc tế, đang tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu của họ để bảo đảm các mục tiêu bền vững nghiêm ngặt. Những yêu cầu này nhấn mạnh các vấn đề như hiệu quả môi trường, sử dụng vật liệu tái chế, tìm kiếm các vật liệu hữu cơ hoặc bền vững, giảm tiêu thụ năng lượng và bảo tồn các nguồn tài nguyên không thể tái tạo như nhiên liệu hóa thạch và nước. Sức ép này từ người tiêu dùng sẽ là lực đẩy để các nhãn hàng cam kết và hành động cải thiện tính bền vững trong suốt chuỗi cung ứng của họ.

Ở châu Âu, hiện cũng đã có Thỏa thuận Xanh (EGD) với các mục tiêu đề ra từ nay đến 2030 và tầm nhìn 2050; trong đó có thỏa thuận riêng về phát triển dệt may bền vững với rất nhiều yêu cầu về nguyên vật liệu tái chế, tuổi thọ của sản phẩm. Dự kiến trong năm 2024, EU cũng đưa ra quy định Ecodesign trong ngành dệt may để hạn chế rác thải dệt may, hạn chế rác thực phẩm trong Fark to fork. Các quy định này đều đòi hỏi các nhà sản xuất, xuất khẩu phải có sự chuẩn bị và chuyển đổi sản xuất tương ứng.

Giáo sư. Tiến sĩ Andreas Stoffers, Giám đốc quốc gia Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam cho hay, với dệt may Việt Nam, EU đã và đang là thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, với EU, dệt may lại đứng trong Top đầu các ngành làm suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu. Do đó dệt may cũng thuộc nhóm tập trung nhiều nỗ lực xanh nhất của EU. Phần lớn các chính sách xanh của EU về dệt may được tập trung tại chiến lược dệt may tuần hoàn và bền vững với các định hướng chính sách về thiết kế sinh thái bảo đảm độ bền, khả năng sửa chữa, tái chế, tăng cường thông tin qua hộ chiếu số của sản phẩm, các yêu cầu thông tin nhằm chống gian dối về tính xanh, hạn chế tối đa phát tán hạt vi nhựa từ sản phẩm dệt may ra môi trường, giảm thiểu các hóa chất độc hại trong sợi và áp dụng trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất…

So với nhiều ngành hàng, lĩnh vực khác, tiêu chuẩn áp dụng với ngành dệt may được đánh giá là phức tạp, thách thức hơn và đáng kể hơn, có phạm vi bao trùm tất cả các sản phẩm dệt may và được luật hóa dưới dạng các yêu cầu pháp lý tối thiểu, bắt buộc thực hiện mà không phải chỉ là các khuyến nghị. Thêm vào đó, các tiêu chuẩn, biện pháp, quy định của Thỏa thuận Xanh EU tác động đến nhiều khâu trong chuỗi sản xuất, từ thiết kế mẫu mã đến nguyên phụ liệu, từ sản xuất, nuôi trồng đến vận chuyển, từ sử dụng đến sửa chữa, từ thải bỏ đến tái chế… mà không phải chỉ áp dụng với thành phẩm cuối cùng.

Tuy thách thức là vậy, xong nếu tuân thủ và thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn xanh hóa trong ngành sản xuất sẽ giúp việc chuyển đổi sang sản xuất xanh một cách chủ động, đồng bộ và toàn diện. Đây chính là cơ hội lớn cho doanh nghiệp và cũng là cách thức tốt nhất để doanh nghiệp có thể đi trước một bước, tiếp cận sớm thị trường các sản phẩm xanh đầy tiềm năng của EU với tệp khách hàng có ý thức tiêu dùng xanh đang gia tăng mạnh mẽ của khu vực này. Đồng thời, thích ứng sớm với các yêu cầu xanh ở EU cũng mang đến sự bảo đảm nhất định cho khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp đi các thị trường phát triển khác như Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Australia…

Ở góc độ nghiên cứu, Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho hay, quá trình xanh hóa sản xuất, giảm phát thải carbon đã được nhiều doanh nghiệp quan tâm hơn. Mặc dù sự thay đổi chưa nhiều nhưng chuyển biến là thấy rõ. Việc này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam tiếp cận với các thị trường khó tính.

Tuy nhiên, đang có một thực tế là việc đáp ứng các tiêu chuẩn xanh trong ngành dệt may đòi hỏi chi phí chuyển đổi rất lớn, thời gian chuyển đổi rất dài. Trong khi hầu hết các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, việc chuyển đổi hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm kê khí nhà kính đòi hỏi cần nhanh hơn, tốn ít chi phí hơn.

“Do đó, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp cần sự đồng hành của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương trong việc tạo hành lang chính sách nhằm khuyến khích nhà đầu tư hướng đến “sản xuất xanh”; trong đó, chủ yếu là những chính sách về tín dụng với lãi suất và hạn mức ưu đãi hơn cho doanh nghiệp đầu tư và sản xuất sản phẩm xanh. Đây cũng chính là bước đi cụ thể của Việt Nam để đạt được cam kết “zero carbon” vào năm 2050″, Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh khuyến nghị.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nỗ lực vượt qua mọi cú sốc, khó khăn, thách thức, bảo đảm tăng trưởng như mục tiêu đề ra

Sáng 6/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 và quý I/2025 trực tuyến tới Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm thảo luận các vấn đề về kinh tế-xã hội, giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia, công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhiệm vụ trọng...

Xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức trong bối cảnh mới

Ngành thủy sản Việt Nam đang bước vào năm 2025 với nhiều tín hiệu lạc quan, đặc biệt trong hoạt động xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ. Bên cạnh những thành tựu, ngành thủy sản Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn từ quy định của Luật Bảo vệ Thú biển (MMPA) do Hoa Kỳ áp dụng. Thách thức từ Luật Bảo vệ Thú biển Hoa Kỳ (MMPA)Ông Phạm Quang Toản, Phó Cục...

Thủ tướng đề xuất 3 ưu tiên chiến lược và 3 đột phá hành động phát triển ASEAN

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, để ASEAN trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới cần sự đoàn kết, tư duy đột phá, chiến lược sắc bén, lộ trình khả thi, hành động quyết liệt. Chiều 25/2, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) 2025, với chủ đề “Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động.” Thủ tướng Chính phủ...

Mục tiêu tăng trưởng 8%: Quyết tâm lớn và những thách thức không nhỏ

Mục tiêu tăng trưởng 8% là một quyết tâm lớn của Chính phủ và cần có những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, từ việc hoàn thiện chính sách, tháo gỡ "điểm nghẽn" cho doanh nghiệp. Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV vừa qua đã thảo luận về Đề án bổ sung mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 với con số tăng trưởng đầy tham vọng 8% trở lên. Mục tiêu...

Ngành dệt may tăng tốc sản xuất từ đầu năm

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã có đơn hàng đến quý III/2025. Ngành dệt may của Việt Nam đang đón nhận tín hiệu tăng trưởng tại các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản... khi nhiều đơn vị hiện đã có đơn hàng hết quý II, thậm chí đến quý III. Dệt may là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam, giải quyết việc làm cho khoảng 3 triệu lao động, với mức tăng...

Cùng tác giả

Thăng cấp bậc hàm Thiếu tá với sĩ quan Nguyễn Đăng Khải

Ngày 18/4, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, ký quyết định thăng cấp bậc hàm vượt cấp từ Thượng úy lên Thiếu tá đối với sĩ quan Nguyễn Đăng Khải (Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Quảng Ninh) đã hi sinh trong khi truy bắt nhóm tội phạm buôn bán ma túy.  Trước đó, qua công tác đấu tranh với đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất...

Lợi nhuận ngân hàng 2025 – Bức tranh đa sắc

Thận trọng hơn là điểm chung của các ngân hàng đang có lợi nhuận thuộc top đầu với kế hoạch tăng trưởng từ 5 - 14%.Đến thời điểm này, các ngân hàng hầu như đã công bố kế hoạch kinh doanh năm 2025 và khá tự tin sẽ hoàn thành mục tiêu dù cùng chung nhận định, năm nay sẽ là một năm thách thức lớn với ngành ngân hàng. Bức tranh lợi nhuận ngành năm nay, có thể...

Thu Thủy – Minh Quân kỷ niệm 10 năm ca hát

Ca sĩ Thu Thủy, quán quân dòng nhạc nhẹ cuộc thi Sao mai 2017, và chồng là ca sĩ Minh Quân sẽ thực hiện minishow "Yêu".Ca sĩ Thu Thủy mang quân hàm thượng úy, là cán bộ Nhà hát Ca Múa nhạc Quân đội. Sở hữu giọng hát hay và ngoại hình xinh đẹp, ca sĩ Thu Thủy (học trò của NSND Hà Thủy) từng đoạt giải nhất cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội 2016, sau đó đăng...

Thủ tướng: Đề nghị Warburg Pincus thúc đẩy thương mại bền vững Việt Nam-Hoa Kỳ

Cảm ơn phía Hoa Kỳ đã lùi thời hạn áp thuế đối ứng để hai bên đàm phán, Thủ tướng khẳng định quan hệ kinh tế-thương mại hai nước không cạnh tranh trực tiếp mà bổ sung lẫn nhau. Sáng 18/4, tiếp ông Jeffrey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN-Hoa Kỳ (USABC), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Quỹ mở rộng đầu tư nhiều hơn, nhanh...

Giá vàng miếng SJC lại “kịch trần”, tăng tới bao giờ?

Các doanh nghiệp tiếp tục điều chỉnh giá bán ra vàng miếng SJC sáng nay thêm hàng triệu đồng, nhiều nơi chạm 120 triệu đồng/lượng.Sáng 18-4, bất chấp giá vàng thế giới điều chỉnh giảm, vàng miếng SJC vẫn được các công ty vàng SJC, PNJ đẩy lên mức mức cao mới, 117 triệu đồng/lượng mua vào và 120 triệu đồng/lượng bán ra, tăng thêm 2 triệu đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua.Thậm chí, công ty như Mi...

Cùng chuyên mục

Lợi nhuận ngân hàng 2025 – Bức tranh đa sắc

Thận trọng hơn là điểm chung của các ngân hàng đang có lợi nhuận thuộc top đầu với kế hoạch tăng trưởng từ 5 - 14%.Đến thời điểm này, các ngân hàng hầu như đã công bố kế hoạch kinh doanh năm 2025 và khá tự tin sẽ hoàn thành mục tiêu dù cùng chung nhận định, năm nay sẽ là một năm thách thức lớn với ngành ngân hàng. Bức tranh lợi nhuận ngành năm nay, có thể...

Giá vàng miếng SJC lại “kịch trần”, tăng tới bao giờ?

Các doanh nghiệp tiếp tục điều chỉnh giá bán ra vàng miếng SJC sáng nay thêm hàng triệu đồng, nhiều nơi chạm 120 triệu đồng/lượng.Sáng 18-4, bất chấp giá vàng thế giới điều chỉnh giảm, vàng miếng SJC vẫn được các công ty vàng SJC, PNJ đẩy lên mức mức cao mới, 117 triệu đồng/lượng mua vào và 120 triệu đồng/lượng bán ra, tăng thêm 2 triệu đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua.Thậm chí, công ty như Mi...

Đưa Việt Nam vào thị trường Halal toàn cầu trị giá hàng nghìn tỉ đô

Việt Nam có thế mạnh để trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng Halal toàn cầu, nhưng mới chỉ xuất khẩu được 20 mặt hàng đến các quốc gia Hồi giáo tại khu vực ASEAN. Ngày 17-4, tại hội thảo "Phát triển kinh tế và thương mại Halal của Việt Nam", các chuyên gia đã chỉ ra thực trạng việc để đưa Việt Nam bước vào thị trường Halal toàn cầu (là những sản phẩm được cho...

Giá sầu riêng lao dốc

Sầu riêng Ri6 tại vườn xuống 35.000-40.000 đồng một kg, bằng một phần ba so với cùng kỳ 2024, nhiều nơi ngừng thu mua giống Monthong do giá giảm sâu. Anh Phong - nông dân sở hữu nửa ha sầu riêng tại Tiền Giang - đang "đứng ngồi không yên" khi mùa thu hoạch bước vào chính vụ. Dù trái đã đủ ngày hái, thương lái vẫn không mặn mà thu mua. Đặt cọc từ hơn tháng trước với mức...

Vàng miếng SJC vọt lên 120 triệu đồng

Vàng miếng SJC tăng 2 triệu mỗi lượng lên 120 triệu đồng, chênh lệch gần 15 triệu đồng so với thế giới. Sáng 18/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng tại 117 - 120 triệu đồng, tăng 1,5 triệu đồng chiều mua vào và 2 triệu đồng ở chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Các thương hiệu khác cũng nâng giá loại vàng này lên tương ứng, song nguồn cung trên...

Giá vàng đắt không tưởng, ai hưởng lợi lớn nhất?

Chỉ trong 3 ngày qua, giá vàng trong nước tăng 16 - 17 triệu đồng/lượng bỏ xa giá vàng thế giới hơn 10 triệu đồng/lượng. Người dân lao vào xếp hàng mua vàng. Trong cơn sóng này, ai được hưởng lợi?Giá tăng điên loạnCông ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn và các đơn vị kinh doanh niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 115,5-118 triệu đồng/lượng mua - bán, tăng 8,7 triệu đồng/lượng chiều mua vào và...

Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền sang quản lý thị trường

Cục Quản lý Dược đã chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền tới Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, đề nghị xử lý theo quy định pháp luật.Ngày 17/4, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã chuyển đơn tố cáo liên quan đến Chu Thanh Huyền, người nổi tiếng trên mạng xã hội, tới Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội để xem xét và xử lý theo thẩm quyền.Theo nội dung đơn...

Thúc đẩy nông, lâm, ngư nghiệp đóng góp cho tăng trưởng kinh tế

Năm 2025, Quảng Ninh tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 14% trở lên. Cùng với các ngành kinh tế trọng điểm, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp tiếp tục được tỉnh thúc đẩy mạnh với những giải pháp cụ thể. Sau cơn bão số 3 năm 2024, cùng với nhiều lĩnh vực, nông, lâm, ngư nghiệp của Quảng Ninh bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng lớn đến đời sống, việc làm cho bà con và...

Khách bay nội địa có thể làm thủ tục bằng VNeID

Hành khách Vietnam Airlines có thể bay nội địa mà không cần xuất trình giấy tờ tùy thân, nhờ nhận diện khuôn mặt qua ứng dụng VNeID. Trong hai ngày 16 và 17/4, Vietnam Airlines phối hợp với Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 - Bộ Công an) và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thử nghiệm thành công quy trình làm thủ tục bay bằng sinh trắc học tại...

Quảng Ninh: Tăng cường chỉ đạo các biện pháp cấp bách PCCC rừng trên địa bàn tỉnh

Ngày 16/4, Tỉnh uỷ Quảng Ninh ban hành Công văn số 2644 - CV/TU về việc tăng cường chỉ đạo các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh.Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số vụ cháy rừng và đang có chiều hướng gia tăng, nhất là tại những khu vực rừng thông, keo, tràm... đã bị gãy đổ sau cơn bão số 3 (YAGI) nhưng đến nay...

Tin nổi bật

Tin mới nhất