Powered by Techcity

Temu: Cơn sốt giá rẻ và mối lo với châu Âu

Temu đã đẩy giá xuống mức “không tưởng”, khiến không chỉ các nhà bán lẻ châu Âu mà cả “gã khổng lồ” AliExpress của Trung Quốc cũng phải dè chừng.

Ảnh minh họa. (Nguồn: AP)

Temu không chỉ phá vỡ mọi quy chuẩn mà còn thu hút hàng triệu người tiêu dùng nhờ những sản phẩm giá rẻ chưa từng thấy.

Thế nhưng, đằng sau cơn sốt mua sắm này là một loạt vấn đề đáng lo ngại về chi phí ẩn cũng như mối đe dọa đối với nền kinh tế châu Âu.

Báo Le Soir (Bỉ) đã phân tích cụ thể vấn đề này.

Mức giá không tưởng

Chỉ trong vòng chưa đầy hai năm, từ một cái tên hoàn toàn xa lạ, Temu đã nhanh chóng lan rộng trên toàn cầu, bao phủ cả các thị trường châu Âu.

Được biết đến với hàng nghìn sản phẩm phi thực phẩm có giá chỉ từ vài euro, Temu đã đẩy giá xuống mức “không tưởng”, khiến không chỉ các nhà bán lẻ châu Âu mà cả “gã khổng lồ” AliExpress của Trung Quốc cũng phải dè chừng.

Lời cam kết luôn nhất quán: trên Temu, người dùng có thể mua sắm mọi thứ với giá vô cùng rẻ. Đây là một chiến lược định vị thu hút hiệu quả. Theo khảo sát gần đây của Liên đoàn Thương mại điện tử Bỉ (BECOM), giá cả hợp lý và kỳ vọng vào các giao dịch giá hời vẫn là yếu tố hàng đầu thúc đẩy người tiêu dùng Bỉ khi mua sắm trực tuyến.

Để khuyến khích người tiêu dùng mua sắm và thuyết phục những ai còn phân vân, Temu triển khai hàng loạt chiến lược tiếp thị tinh vi. Ngoài việc chú trọng marketing và cải thiện giao diện trang web, Temu còn tích hợp một yếu tố trò chơi vào trải nghiệm của khách hàng. Ngay khi truy cập vào ứng dụng, người dùng được mời tham gia quay bánh xe với lời hứa nhận mã giảm giá.

“Theo tôi, Temu là thương hiệu lớn đầu tiên đưa yếu tố giải trí này vào”, nhà tâm lý học tiêu dùng Alexandra Balikdjian từ Đại học Tự do Brussels (ULB) phân tích.

Chiến lược của Temu đã đưa công ty đến thành công trong thời gian kỷ lục. Về số lượng người dùng tại Bỉ, Temu không công bố thông tin cụ thể. Tuy nhiên, chỉ sau một năm gia nhập thị trường châu Âu, nền tảng này đã xây dựng được một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ, nhanh chóng chiếm lĩnh tâm trí của nhiều nhóm người tiêu dùng khi họ quyết định mua sắm.

Làm thế nào một công ty có thể đạt được lợi nhuận khi bán các sản phẩm như áo phông, camera hay nồi với giá chỉ vài euro trong khi vẫn cung cấp dịch vụ giao hàng miễn phí từ Trung Quốc?

Hiện nay, theo nhiều quan sát viên, lợi nhuận không phải là ưu tiên hàng đầu của Temu. Nền tảng thương mại điện tử này chủ yếu tập trung vào việc nâng cao độ phổ biến và thị phần của mình.Bằng cách kết nối trực tiếp các nhà phân phối lớn của Trung Quốc với phần còn lại của thế giới, nền tảng này có thể giảm giá bằng cách loại bỏ nhiều trung gian không cần thiết.

Tuy nhiên, những yếu tố này không phải là lý do duy nhất cho chiến lược kinh doanh của họ.”Khi miễn phí, chính bạn là sản phẩm.” Câu nói nổi tiếng này hoàn toàn phù hợp với mô hình kinh doanh của Temu.

Theo nhà nghiên cứu về an ninh mạng tại Trường Bách khoa UCLouvain Axel Legay, vấn đề về việc sử dụng và khả năng bán lại thông tin cá nhân của người dùng vẫn đang là điều gây lo ngại.Một khía cạnh khác liên quan đến những mức giá thấp này là chất lượng sản phẩm, thường được đánh giá là kém.

Đầu năm nay, Hiệp hội người tiêu dùng Bỉ (Testachats) đã chấm điểm không đạt cho nền tảng này sau khi phân tích hàng chục sản phẩm. Testachats đã chỉ ra nhiều vấn đề, bao gồm việc thiếu nhãn CE (điều kiện bắt buộc để tiếp thị sản phẩm tại châu Âu, đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn), sự xuất hiện của hàng giả, và các vi phạm khác liên quan đến yêu cầu an toàn.

Mối lo của châu Âu

Thương mại điện tử Trung Quốc, đã bùng nổ trong thời kỳ COVID-19, đang tạo ra tác động mạnh mẽ đến các đối thủ trong ngành. Điều này càng trở nên rõ ràng khi cuộc cạnh tranh không diễn ra trên cùng một mặt bằng.

Giám đốc điều hành của tập đoàn Gondola Pierre-Alexandre Billiet nhận định: “Châu Âu không thực hiện đúng vai trò của mình. Chúng ta áp đặt các quy tắc trong thị trường nội bộ của Liên minh, nhưng những quy tắc này lại không được tuân thủ ở các thị trường bên ngoài vì chúng không được thực thi.”

Kẽ hở này đang được các “ông lớn” công nghệ số Trung Quốc tận dụng triệt để, gây ra gián đoạn lớn trên thị trường châu Âu. Sản xuất nội địa đang gặp khó khăn, trong khi người tiêu dùng có xu hướng chuyển hướng một phần mua sắm sang các nhà cung cấp không phải châu Âu.

Tại Liên đoàn Thương mại Bỉ (COMEOS) và Công đoàn Độc lập (SNI), nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại về sự khác biệt trong cách đối xử giữa các doanh nghiệp nội địa và nền tảng thương mại điện tử nước ngoài.

Trong năm nay, COMEOS đã mời Giáo sư Roel Gevaers từ Đại học Antwerp thực hiện một nghiên cứu về bối cảnh thương mại điện tử tại Bỉ.

Ông chỉ ra rằng vai trò của các nhà điều hành Trung Quốc đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực thời trang, với các tên tuổi như Shein và AliExpress lọt top 5 nhà cung cấp lớn nhất hiện nay.

Nhận thức rõ rằng không thể thắng trong cuộc chiến giá cả với các nhà cung cấp Trung Quốc, Công đoàn SNI đang tập trung vào giá trị gia tăng của các thương nhân địa phương để tạo sự khác biệt.

Họ hướng tới một mô hình “ngách” mà về lý thuyết, không cạnh tranh trực tiếp với các nền tảng thương mại lớn của Trung Quốc. Tuy nhiên, ảnh hưởng của những nền tảng này vẫn lan tỏa đến tận quầy thanh toán của các cửa hàng.

Cái giá thật sự của những sản phẩm giá rẻ không chỉ là sự phi công nghiệp hóa, mà còn là các độc quyền trong thương mại điện tử và tình trạng tiêu thụ không kiểm soát,” ông Pierre-Alexandre Billiet phân tích, nhấn mạnh việc ngành dệt may châu Âu đang dần mai một.

Trong khi người tiêu dùng tích trữ “hàng hóa nhựa không có giá trị thực tế” khiến vòng tuần hoàn kinh tế khó tiếp tục, sự trỗi dậy của Temu thực sự là một hồi chuông báo động. “Mô hình của họ cực kỳ mạnh mẽ.

Đây là một cơn ‘sóng thần’ về kinh tế – xã hội,” nhà kinh tế nhấn mạnh. “Thiệt hại là mất mát trong việc làm và toàn bộ mạng lưới sản xuất, phân phối địa phương-tất cả bị lấn át bởi các sàn thương mại lớn không thể cạnh tranh và chấp nhận bán với giá gần như dưới giá vốn”. Sự phá sản của hàng loạt thương hiệu thời trang, từ sản xuất đến phân phối, trong vài năm qua chính là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên cho xu hướng này.

Ông Pierre-Alexandre Billiet nhận định: “Ở châu Âu, chi phí ô nhiễm và lao động ngày càng được tính trực tiếp vào chi phí sản xuất, đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Trong khi đó tại châu Á, điều diễn ra hoàn toàn ngược lại. Chúng ta vừa đối mặt với tình trạng mất dần ngành công nghiệp nội địa vừa chứng kiến tình trạng tiêu thụ quá mức, tạo ra hai hiện tượng tác động lẫn nhau”

Chỉ trích từ nhiều phía

Ủy ban châu Âu (EC) đang điều tra Temu vì nghi ngờ nền tảng thương mại điện tử này không tuân thủ các quy định trong Đạo luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA). Sau khi nhanh chóng mở rộng hoạt động tại châu Âu, Temu hiện đang đối mặt với chỉ trích từ nhiều phía, mặc dù vẫn giữ được sự ưa chuộng trong lòng người tiêu dùng.

EC mở cuộc điều tra nhằm xác định xem liệu Temu có vi phạm các điều khoản trong Đạo luật DSA hay không. Đạo luật DSA là một khung pháp lý mới của châu Âu nhằm ngăn chặn các hành vi mờ ám và nội dung bất hợp pháp trên các nền tảng số lớn.

Các công ty có hơn 45 triệu người dùng hoạt động hàng tháng tại Liên minh châu Âu (EU) đều phải tuân thủ luật này. Kể từ ngày 31/5/2024, Temu (được báo cáo có 92 triệu người dùng vào tháng 9/2024) đã được xếp loại là một nền tảng số lớn và do đó, bắt buộc phải tuân theo các quy định này.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu Temu có thực sự tuân thủ hay không và châu Âu đang nghi ngờ về điều này, dẫn đến việc mở cuộc điều tra.

Trong thông cáo báo chí, EU cảnh báo về “những rủi ro liên quan đến thiết kế có khả năng gây nghiện của dịch vụ, có thể gây ra hậu quả tiêu cực cho sức khỏe thể chất và tinh thần của người dùng.”

Không dừng ở đó, trong vài tháng qua, các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng đã liên tục cảnh báo về sự không tuân thủ và thậm chí nguy hiểm của một số sản phẩm được bán trên nền tảng này. EC cũng sẽ điều tra các biện pháp mà Temu đã áp dụng để “hạn chế việc bán các sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn trong EU.”

Một cuộc phân tích về cách công ty Trung Quốc này ngăn chặn sự trở lại của những người bán hàng đã bị đình chỉ cũng sẽ được thực hiện.EC đang xem xét cách Temu đề xuất nội dung và dịch vụ cho người dùng để đảm bảo rằng các kỹ thuật sử dụng tuân thủ Đạo luật DSA.

Cơ quan này cũng sẽ kiểm tra xem Temu có thực hiện nghĩa vụ cung cấp quyền truy cập cho các nhà nghiên cứu vào dữ liệu của nền tảng hay không.

Cần nhấn mạnh rằng hiện tại chỉ mới có những nghi ngờ. Cuộc điều tra này sẽ giúp xác minh hoặc bác bỏ các nghi ngờ đó. Trong những tháng tới, EC sẽ yêu cầu Temu cung cấp thêm thông tin và tiếp tục thu thập bằng chứng trước khi quyết định hướng xử lý tiếp theo.

Nếu các nghi ngờ được xác nhận, Temu có thể phải đối mặt với nhiều hình phạt, trong đó có mức phạt lên tới 6% doanh thu hàng năm.

Cuộc điều tra đối với Temu diễn ra trong bối cảnh gia tăng nghi ngờ về nền tảng thương mại điện tử của Trung Quốc.

Cuối tháng Chín, sáu quốc gia thành viên EU, trong đó có Pháp và Đức, đã chính thức yêu cầu EC thực hiện các biện pháp đối phó với Temu.

Tại Bỉ, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại cũng đã bày tỏ lo ngại về các thực hành được cho là “không công bằng” của “gã khổng lồ” này.Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại Nghị viện châu Âu (EP) trong tháng 10, với một cuộc tranh luận sôi nổi.

Nhiều nghị sỹ đã kêu gọi thiết lập một khung quy định nghiêm ngặt hơn, đặc biệt liên quan đến các khoản thuế hải quan, trong bối cảnh hiện tại có miễn thuế cho các sản phẩm có giá trị dưới 150 euro.

Những nỗ lực này đều hướng tới việc hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc và tạo ra một “sân chơi” công bằng hơn cho các doanh nghiệp châu Âu cũng như những doanh nghiệp không thuộc khu vực này./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Người tiêu dùng cần thận trọng khi mua sắm qua TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký

Bộ Công Thương khuyến nghị người tiêu dùng cần thận trọng khi tiến hành các giao dịch trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đại diện Bộ Công Thương cho biết hiện nhiều người tiêu dùng Việt Nam bị thu hút bởi các sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới nhờ mức giá rẻ và sự đa...

‘Vỡ mộng’ với sàn Temu

Sau một thời gian hào hứng ban đầu, nhiều người tiêu dùng Việt bắt đầu bày tỏ thất vọng về giá cả, chất lượng sản phẩm cũng như thời gian giao hàng... sau khi trải nghiệm mua sắm trên sàn Temu của Trung Quốc. Những vấn đề như giá không rẻ như mong đợi, khuyến mãi "ảo", chất lượng sản phẩm không tốt và dịch vụ chăm sóc khách hàng kém... đã khiến niềm tin vào Temu sụt giảm đáng...

Temu tiếp thị rần rần trên mạng Việt Nam bằng chiêu đa cấp

Với mức hoa hồng hấp dẫn chi trả cho KOL/KOC để quảng cáo, tiếp thị, sàn thương mại điện tử Temu đã thu hút hàng chục nghìn lượt cài đặt ứng dụng của người dùng Việt chỉ sau vài ngày, dù sàn này vẫn chưa được cấp phép hoạt động tại VN. Theo nhiều nguồn thống kê không chính thức, tính đến ngày 27-10, Temu đã thu hút hơn 100.000 lượt cài đặt tại VN, chỉ sau 5 ngày triển...

Các nền tảng thương mại điện tử hoạt động “chui” sẽ bị ngăn chặn nếu không đăng ký trong tháng 10

Các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, Shein, 1688,... sẽ bị ngăn chặn bằng biện pháp kỹ thuật tại Việt Nam, nếu chưa tiến hành đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương trong tháng 10 này. Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc các nhiệm vụ đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Theo đó, trong thời gian...

Bộ Công Thương yêu cầu Temu tuân thủ pháp luật, cần thiết có thể ‘chặn’ ngay

Bộ Công Thương vừa giao Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ động liên hệ với sàn Temu yêu cầu tuân thủ pháp luật hiện hành Việt Nam. Trường hợp cần thiết có giải pháp kỹ thuật ngăn chặn phù hợp. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký công văn gửi các đơn vị thuộc bộ về việc đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Trong đó nêu rõ, thời gian...

Cùng tác giả

Mở rộng hơn nữa quy mô, nâng cao chất lượng hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với Quảng Tây

Trong khuôn khổ dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 (GMS 8) và công tác tại Trung Quốc, ngày 6/11, theo giờ địa phương, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Lam Thiên Lập, Chủ tịch Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc. Trong không khí chân thành, tin cậy và hữu nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc...

Ông Trump đắc cử, dự báo gì về ảnh hưởng kinh tế Việt Nam?

Giới phân tích cho rằng ông Trump đắc cử sẽ có nhiều sự thay đổi về thuế, thương mại, đầu tư. Theo đó, nhiều ngành nghề và lĩnh vực tương ứng của Việt Nam có thể ảnh hưởng… Chiều 6/11 (giờ Việt Nam), Hãng tin Reuters đưa tin Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson đã tuyên bố ông Donald Trump là tổng thống đắc cử. Với ảnh hưởng nền kinh tế lớn như Mỹ, kết quả bầu cử là một...

Chủ tịch nước sẽ tham dự Tuần lễ cấp cao APEC, thăm chính thức Chile và Peru

Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm chính thức Cộng hòa Chile từ ngày 9-12/11; thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 tại Lima, Peru từ ngày 12-16/11. Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống Cộng hòa Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường sẽ dẫn...

Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh

Ngày 6/11, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 14/CT-TTg yêu cầu tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất hiện 1.452 ổ bệnh Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn 1.103 xã của 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với tổng số lợn...

Thông cáo báo chí số 14 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thứ Tư, ngày 6/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười bốn (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Trong phiên buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Tại phiên...

Cùng chuyên mục

Ông Trump đắc cử, dự báo gì về ảnh hưởng kinh tế Việt Nam?

Giới phân tích cho rằng ông Trump đắc cử sẽ có nhiều sự thay đổi về thuế, thương mại, đầu tư. Theo đó, nhiều ngành nghề và lĩnh vực tương ứng của Việt Nam có thể ảnh hưởng… Chiều 6/11 (giờ Việt Nam), Hãng tin Reuters đưa tin Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson đã tuyên bố ông Donald Trump là tổng thống đắc cử. Với ảnh hưởng nền kinh tế lớn như Mỹ, kết quả bầu cử là một...

Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh

Ngày 6/11, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 14/CT-TTg yêu cầu tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất hiện 1.452 ổ bệnh Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn 1.103 xã của 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với tổng số lợn...

Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng

Theo Tổng cục Thống kê, ước tính Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2024 tăng 4% so với tháng trước và tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng, IIP ước tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Từ đầu năm đến nay, ngành chế biến, chế tạo và ngành sản xuất và phân phối điện cùng với ngành cung cấp nước đều ghi nhận mức tăng trưởng cao, lần lượt là 9,6%,...

Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng tăng 8,5%, du lịch đóng góp tích cực

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 12,5% và doanh thu du lịch lữ hành tăng 14,2%... Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước thường tăng vào những tháng cuối năm góp phần thúc đẩy tăng trưởng của ngành dịch...

‘Nóng’ giá vé máy bay Tết, các hãng tăng tàu tăng chuyến sớm

Cục Hàng không Việt Nam sẽ theo dõi chặt tình hình đặt giữ chỗ, giá vé máy bay trên các đường bay nội địa để kịp thời chỉ đạo bổ sung tải cung ứng trên các đường bay có nhu cầu cao, đáp ứng việc đi lại của hành khách trong cao điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Giá vé máy bay Tết gấp đôi ngày thường Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) sẽ tạo điều kiện cho các hãng...

Giao ban công tác xây dựng cơ bản Quý IV/2024

Chiều 6/11, UBND tỉnh họp giao ban công tác xây dựng cơ bản Quý IV/2024. Đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tính đến ngày 31/10/2024, tổng kế hoạch vốn đầu tư công sau điều chỉnh là 16.152 tỷ đồng, tăng 1.871 tỷ đồng so với Kế hoạch HĐND tỉnh giao đầu năm. Đến nay, tỷ lệ giải ngân chưa đạt được như kỳ vọng, mới chỉ đạt 36% kế hoạch;...

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Tính đến ngày 15/10/2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường Canada đạt 32 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, nửa đầu tháng 10/2024, xuất khẩu cá tra sang Canada đạt hơn 1 triệu USD, giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế xuất khẩu cá tra sang thị trường này tính đến ngày 15/10/2024 đạt 32 triệu USD, tăng 10% so với...

TP Cẩm Phả: Xử lý 397 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả 

Ngày 5/11, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Ninh đã kiểm tra công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn TP Cẩm Phả 9 tháng năm 2024.  9 tháng năm 2024, Ban Chỉ đạo 389 TP Cẩm Phả đã chủ động xây dựng và triển khai kịp thời các kế hoạch, văn bản chỉ đạo áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ nhằm phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, bắt...

Chứng khoán tăng 15 điểm

Lực mua chủ động tăng nhanh giúp một số mã lên kịch trần, VN-Index có thêm 15 điểm sau phiên 6/11, trở lại ngưỡng 1.260 điểm. Chứng khoán mở cửa phiên hôm nay trong sắc xanh, cùng chiều với các thị trường tài chính khác. Các kênh đầu tư theo khuynh hướng rủi ro như chứng khoán, tiền số, đồng loạt khởi sắc theo xu hướng "Trump trade", tức mua bán theo hướng đặc cược ông Donald Trump sẽ đắc...

Vinhomes và VinFast là thương hiệu quốc gia

Vinhomes và VinFast (Tập đoàn Vingroup) được vinh danh là thương hiệu - sản phẩm quốc gia Việt Nam trong lĩnh vực phát triển bất động sản, sản xuất ôtô - xe máy điện. Thành tích ghi nhận trong Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Sự kiện do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm tôn vinh những thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp tiêu biểu, đại diện cho nền sản xuất và dịch vụ chất lượng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất