Ngày 8/9, UBND tỉnh đã ban hành Công điện số 04/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Công điện nêu rõ: Ngày 7/9/2024, siêu bão số 3 đã đổ bộ vào Quảng Ninh là cơn bão lịch sử với cường độ rất mạnh, với sức gió cấp 13 – 14, giật trên cấp 17 và mưa rất to với lượng mưa từ 100 – 250 mm. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương, Tỉnh ủy; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã kịp thời chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương chủ động tổ chức triển khai các biện pháp ứng phó từ sớm, từ xa; tuy nhiên với cường độ mạnh (cấp siêu bão), bão số 3 đã gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, xã hội của người dân trên địa bàn tỉnh.
Để nhanh chóng ổn định đời sống Nhân dân và khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra, trong đó ưu tiên khôi phục ngay hoạt động trong các lĩnh vực: đảm bảo giao thông, điện nước, viễn thông, môi trường; với tinh thân hết sức khẩn trương, quyết liệt, thực hiện làm ngày, làm đêm sớm đưa các hoạt động của người dân trở lại bình thường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Khẩn trương chi đạo các xã, phường, thị trần và các cơ quan chuyên môn, huy động các lực lượng thanh niên, xung kích hỗ trợ người dân khắc phục các sự cố do bão số 3 gây ra; kiểm tra, đánh giá tình hình tàu, thuyền và ngư dân, cơ sở vật chất, hạ tầng, nhà ở dân cư…; chủ động triển khai các biện pháp khắc phục ngày để ổn định đời sống nhân dân, không ảnh hưởng đến sản xuất bố trí nơi ở tạm cho những người bị mất nhà do bão. Phân công lãnh đạo và cán bộ chuyên môn xuống cơ sở hỗ trợ khôi phục sản xuất.
2. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh: Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ngành đơn vị có liên quan huy động mọi lực lượng, phương tiện chủ động thực hiện hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả sau bão, tổ chức dọn dẹp các vị trí bị ảnh hưởng do bão số 3 gây ra đảm bảo vệ sinh, môi trường không để xảy ra dịch bệnh.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, tổng hợp tình hình thiệt hại sản xuất nông nghiệp, đê điều, thủy lợi. Phân công lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật tăng cường cho các địa phương đê hỗ trợ các giải pháp khôi phục sản xuất nông nghiệp; phối hợp với Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách để khôi phục sản xuất nông nghiệp phù hợp với địa phương.
4. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông kiểm tra, rà soát, khắc phục sớm nhất hệ thống thông tin liên lạc, Internet, bảo đảm thông tin thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành và nhu cầu của người dân. nghiệp phù hợp với địa phương
5. Công ty Điện lực Quảng Ninh, nhà mạng viễn thông (Mobiphone, VNPT, Viettel) khẩn trương kiểm tra, khắc phục ngay các sự cố về điện và viễn thông để bảo đảm sản xuất và đời sống Nhân dân.
6. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức thăm hỏi người lao động, bảo vệ chăm sóc trẻ em và các dịch vụ công thuộc nhiệm vụ quản lý.
7. Sở Y tế chỉ đạo các cơ quan thuộc quyền xử lý các vấn đề liên quan đến vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm do bão, mưa lũ gây ra; khẩn trương cứu chữa kịp thời đối với người bị thương.
8. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ngân sách để hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người dân bị thiệt hại do bão gây ra.
9. Thực hiện việc cho trẻ em, học sinh, học viên, sinh viên các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh nghỉ học ngày thứ 2 (ngày 09/9/2024). Tùy điều kiện cụ thể, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thành phố chủ động quyết định cho phép nghỉ thêm 1 – 2 ngày tùy từng điều kiện.
10. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh chủ động nắm bắt tình hình, ảnh hưởng của bão tới hoạt động của các doanh nghiệp, người lao động trong Khu kinh tế các khu công nghiệp; có biện pháp hỗ trợ để các doanh nghiệp trong Khu kinh tế sớm ổn định sản xuất.
11. Các sở, ngành, đơn vị thuộc tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị khắc phục hậu quả do bão gây ra, khôi phục sản xuất, bảo đảm ổn định đời sống của nhân dân và phát triển kinh tế bền vững.
12. Đề nghị đồng chí Bí thư huyện ủy, thị ủy, thành ủy chỉ đạo cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra đôn đốc các đơn vị chức năng trên địa bàn quyết liệt triển khai thực hiện các biện pháp để nhanh chóng khắc phục hậu quả sau bão, khôi phục sản xuất kinh doanh và hoạt động bình thường của người dân.
13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, các tổ chức chính trị – xã hội tỉnh và chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội các cấp phối làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, các đoàn viên, hội viên thực hiện tốt các giải pháp khắc phục hậu quả sau bão, khôi phục phát triển sản xuất có hiệu quả, bền vững. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ninh; các tổ chức chính trị – xã hội; Bí thư Huyện ủy, thị ủy, thành ủy; yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị, địa phương khẩn trương thực hiện.