Powered by Techcity

Tạo nền tảng để kinh tế bứt phá

Khép lại năm 2023 đầy biến động với thách thức nhiều hơn thuận lợi, nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua khó khăn, kiên cường trên đà phục hồi và tăng trưởng khá; quy mô nền kinh tế tiếp tục được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người cao hơn năm 2022, tạo tiền đề để tăng tốc, bứt phá trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Cáp treo phục vụ khách du lịch tham quan Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. (Ảnh DUY ĐĂNG)

Đây là cố gắng, quyết tâm lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cấp, các ngành trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt rất nhiều khó khăn, thách thức chưa có tiền lệ như thời gian vừa qua.

Kinh tế phục hồi với nhiều điểm sáng

Đánh giá tình hình và kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2023, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định: Mặc dù tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) chỉ đạt 5,05%, thấp hơn mục tiêu đề ra nhưng là mức tăng khá cao so với các quốc gia trên thế giới và khu vực; kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, bảo đảm các cân đối lớn trong bối cảnh thế giới biến động phức tạp, khó lường. Nền kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi, đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Dấu ấn đặc biệt của năm 2023 là đạt nhiều thành tựu quan trọng, có tính lịch sử trong các hoạt động đối ngoại, từ đó tạo thuận lợi mới, cơ hội mới, thời cơ mới để phát triển kinh tế-xã hội và tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy việc hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Việt Nam, thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực mới như chíp bán dẫn, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, khoa học công nghệ…

Đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực với tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 6,2%; đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông được đẩy mạnh với kết quả đầu năm khởi công đồng loạt 12 dự án cao tốc Bắc-Nam, giữa năm khánh thành chín dự án, cuối năm đồng loạt khánh thành bốn dự án giao thông quan trọng, đưa vào sử dụng 475 km đường cao tốc, nâng tổng số chiều dài đường cao tốc đưa vào khai thác đến nay là 1.892 km.

Theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, dấu hiệu phục hồi kinh tế thể hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước, cả năm đạt 5,05%; sản xuất công nghiệp phục hồi, tăng trưởng dương trở lại; xuất khẩu dần phục hồi từ mức âm 26% đầu năm lên mức âm 4,4% vào cuối năm; đầu tư công đạt kỷ lục, tăng 21,2% so với cùng kỳ, dự kiến cả năm giải ngân 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 32%, giải ngân tăng 3,5%; du lịch phục hồi khá tốt; nông nghiệp tăng trưởng ấn tượng. Bên cạnh đó, lạm phát giảm bền vững; tỷ giá cơ bản ổn định (cả năm tăng 2,6%); thị trường tài chính tiền tệ cơ bản ổn định, trong tầm kiểm soát; thâm hụt ngân sách, nợ công, nợ nước ngoài, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ luôn nằm trong giới hạn cho phép và ở mức thấp so với các nước tương đồng…

Nhiều tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá cao kết quả và triển vọng của nền kinh tế nước ta và dự báo Việt Nam sẽ phục hồi nhanh trong thời gian tới. Fitch Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+ (từ mức BB), với triển vọng “ổn định”. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 431 tỷ USD, tăng một bậc lên thứ 32/100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới…

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, ngay trong những ngày đầu năm, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 với sáu nhiệm vụ trọng tâm và 12 nhóm giải pháp chủ yếu.

Theo đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật; đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh; cùng với đó là chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, chíp và chất bán dẫn gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa đổi mới sáng tạo khởi nghiệp.

Đáng lưu ý, trong các nhóm giải pháp điều hành, Chính phủ yêu cầu tập trung thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; tăng cường năng lực nội sinh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững; đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế ban đêm, thương mại điện tử, các ngành, lĩnh vực mới nổi, các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả; làm mới các động lực tăng trưởng cũ và khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới.

Đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt 6% trong năm 2024, ông Suan Teck Kin, Giám đốc điều hành khối Nghiên cứu thị trường và kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB cho biết, các động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế như xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài sẽ tích cực hơn.

Cơ sở để đưa ra những dự báo lạc quan này là Việt Nam được hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời có vị thế tốt để tiếp tục thu hút vốn FDI nhờ lợi thế về lực lượng lao động trẻ, tiếp thu công nghệ nhanh.

Tuy nhiên trong trung và dài hạn, cần tăng cường cải thiện năng suất và hiệu quả lao động, đầu tư nhiều hơn cho giáo dục và khoa học công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia vì hiện nay, Việt Nam đang là một trong những quốc gia dành ít ngân sách cho các hoạt động giáo dục.

Theo bà Dorsati Madani, Chuyên gia Kinh tế cấp cao của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, đầu tư tư nhân của Việt Nam đang ở mức rất thấp, cùng với đó là sự chững lại trong chi tiêu của người tiêu dùng. Đây là những vấn đề cần lưu ý trong chính sách điều hành vì muốn phục hồi kinh tế, cần có sự cải thiện đầu tư của khu vực tư nhân và tiêu dùng trong nước.

Vị chuyên gia cũng khuyến nghị Việt Nam tiếp tục chú trọng tới việc chuyển đổi xanh, chuyển đổi số bởi đây là xu hướng tất yếu trên toàn cầu trong thời gian tới. “Tương lai của Việt Nam là chuyển đổi số và xanh. Để đi đến tương lai đó, các bạn cần có những chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp”, bà Dorsati Madani nhận định.

Năm 2024 là năm bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm (2021-2025). Với việc đề ra mục tiêu tăng trưởng cao trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực dự báo đều thấp hơn mức tăng trưởng đạt được năm 2023, Việt Nam lại một lần nữa quyết tâm “vượt những cơn gió ngược”, đưa nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ và phát triển bền vững.



Nguồn

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp nỗ lực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế

Năm 2025 được dự báo nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn. Song, phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2024, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đặt ra nhiều mục tiêu, kế hoạch, giải pháp nỗ lực hoàn thành kế hoạch đề ra, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tích cực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Năm nay, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV)...

Đẩy mạnh phát triển cụm công nghiệp

Cùng với phát triển các khu công nghiệp (KCN), thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh cũng đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển các cụm công nghiệp (CCN). Qua đó, nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương, khu vực nông thôn và tăng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khắc phục tình trạng sản xuất phân tán. Để tạo thuận lợi cho các nhà...

Du lịch Quảng Ninh hướng đến “mùa vàng” mới

Năm 2024 chứng kiến sức bật vượt trội của ngành du lịch tỉnh nhà với những con số tăng trưởng ấn tượng. Đó cũng là minh chứng thuyết phục cho định hướng đúng đắn và tầm nhìn dài hạn của Quảng Ninh trong quá trình bứt phá mạnh mẽ. Bước sang năm 2025, ngành du lịch lấy kinh tế di sản làm động lực phát triển bền vững, từng bước đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm kết nối...

Huyện Hải Hà phát huy thế mạnh du lịch

Năm 2024, huyện Hải Hà đón trên 152.100 lượt du khách, tăng hơn 50.100 lượt so với năm 2023; tổng doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt gần 198 tỷ đồng, tăng 41,7% so với kế hoạch. Ngành Du lịch huyện đang có sự phát triển mạnh mẽ trên cơ sở phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh. Xã đảo Cái Chiên được công nhận là khu du lịch cấp tỉnh từ năm 2019 (Quyết định số 2366/QĐ-UBND ngày...

‘Có cơ sở để kinh tế năm nay tăng trưởng 8%’

GDP 2024 vượt kế hoạch dù chịu ảnh hưởng của bão lũ là cơ sở quan trọng để năm nay đạt mục tiêu tăng trưởng 8%, theo Thứ trưởng Kế hoạch & Đầu tư. Năm nay, Chính phủ đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn 8% hoặc 10% trong điều kiện thuận lợi, để tạo đà tăng trưởng hai chữ số cho giai đoạn tiếp theo. Nhiều địa phương cũng nhắm mục tiêu GDP tăng hai...

Cùng tác giả

Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ với Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ với Liên bang Nga, coi Nga là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Chiều 14/1, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14-15/1. Chủ tịch Quốc hội Trần...

Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga

Hai Thủ tướng thống nhất cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều, trong đó có tận dụng hiệu quả FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu mà Nga là thành viên Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Mishustin thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14-15/01/2025. Chiều...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin

Chiều 14/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi tiếp thân mật Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm và hoan nghênh kết quả các cuộc hội đàm, tiếp xúc với các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Việt Nam; cho rằng, chuyến thăm có ý nghĩa rất quan trọng, diễn ra...

Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 689 về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, CH-CN

Chiều 14/1, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 689-NQ/QUTW ngày 10/10/2014 của Quân ủy Trung ương về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, cứu hộ - cứu nạn đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội...

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ tăng 2182%

11 tháng năm 2024, xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt hơn 12 triệu USD, tăng 2182% (tương đương gấp 21 lần) so với cùng kỳ năm trước. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam dẫn số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 11/2024, xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt hơn 2 triệu USD, tăng 4270% (tương đương tăng gấp 42 lần) so với cùng kỳ...

Cùng chuyên mục

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ tăng 2182%

11 tháng năm 2024, xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt hơn 12 triệu USD, tăng 2182% (tương đương gấp 21 lần) so với cùng kỳ năm trước. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam dẫn số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 11/2024, xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt hơn 2 triệu USD, tăng 4270% (tương đương tăng gấp 42 lần) so với cùng kỳ...

Hội nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU lần thứ XII

Ngày 14/1, Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tổ chức hội nghị trực tuyến lần thứ XII với 28 tỉnh, thành phố ven biển. Đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh Quảng Ninh có đồng chí Nghiêm...

Đâu là động lực tăng trưởng tín dụng trong năm 2025?

Vụ Dự báo, Thống kê vừa công bố kết quả điều tra xu hướng tín dụng tháng 12/2024. Trong đó, nêu bật 3 động lực tăng trưởng tín dụng trong năm 2025. Cuộc điều tra được Vụ Dự báo, Thống kê (Ngân hàng Nhà nước) tiến hành trong tháng 12/2024, với đối tượng khảo sát là toàn bộ các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, tỷ lệ trả lời đạt 100%. Khách hàng...

Hoa Trung Quốc ‘lấn lướt’ thị trường Tết

Nhiều loại hoa cắm cành được nhập từ Trung Quốc như anh đào sakura, thanh liễu, tuyết mai... được tiểu thương dự đoán tiếp tục giữ ngôi "vương' hoa Tết năm nay. "Nếu những năm trước, người ta ưa chuộng nụ tầm xuân Trung Quốc thì những năm gần đây thanh liễu, tuyết mai chưa bao giờ hết hot", bà Lê Thị Tuyết Mai, tiểu thương chợ hoa Hồ Thị Kỷ (TP.HCM), nói. Hoa Trung Quốc rẻ, đẹp, bền! Năm nay, thay...

Có nên mua vàng ép vỉ?

Chuyên gia nhận định, nếu nhằm mục đích đầu tư thì nên mua vàng ép vỉ trong giai đoạn hiện nay. Chuyên gia vàng Trần Duy Phương lý giải: “Mặc dù vàng miếng SJC có tính thanh khoản cao nhất, người sở hữu loại vàng này có thể bán ở bất cứ điểm mua bán nào, thậm chí là bán trực tiếp tại các ngân hàng nhưng tthực tế ở thời điểm hiện tại lại rất khó để mua được...

Chủ động nguồn cung hàng hóa, ổn định giá cả dịp Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 tới gần, nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân đang có xu hướng tăng. Để chủ động nguồn cung hàng hóa và ổn định giá cả, các doanh nghiệp, chuỗi siêu thị, nhà phân phối đã chuẩn bị nguồn hàng dự trữ tăng trung bình từ 5 đến 20% so với kế hoạch phục vụ Tết năm trước, kèm theo nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá, kích cầu mua...

Sản xuất công nghiệp tăng tốc ngay từ đầu năm

Với mục tiêu tăng trưởng GDP 2025 ít nhất 8%. Chính phủ, bộ, ngành, địa phương đã quyết liệt vào cuộc. Đáng chú ý, khu vực sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh. Khí thế thi đua lao động, sản xuất Ngay từ tháng 1/2025, khí thế thi đua lao động, sản xuất đã sôi động với quyết tâm đưa sản xuất công nghiệp tăng trưởng mạnh. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hầu hết doanh nghiệp dệt may đã có...

Người bán trên sàn thương mại điện tử phải định danh

Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương sửa đổi hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi chính sách để định danh người bán trên sàn thương mại điện tử qua VneID. Tại Nghị quyết 09/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2024, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, sửa đổi theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi các văn bản quy...

Giá vàng diễn biến lạ

Sáng nay (14/1), giá vàng vàng miếng SJC và vàng nhẫn ở thị trường nội địa tăng giảm trái chiều. Chênh lệch giữa giá vàng tại các doanh nghiệp kinh doanh vàng lên tới gần 1 triệu đồng/lượng. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 84,8 - 86,8 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra. Đây là doanh nghiệp niêm yết giá vàng miếng cao nhất thị trường. Trong khi đó, giá vàng miếng...

Ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng và phát triển giống hoa tại Đông Triều

Chiều ngày 13/1, tại phường Bình Khê, Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương phối hợp với Phòng Kinh tế TP Đông Triều tổ chức hội nghị đánh giá và nhân rộng mô hình sản xuất hoa thương phẩm giống hoa lay ơn CF 21.09. Mô hình sản xuất hoa thương phẩm giống lay ơn CF 21.09 được Viện Nghiên cứu rau quả Trungương phối hợp với Phòng Kinh tế TP Đông Triều nghiên cứu và triển khai thực hiện...

Tin nổi bật

Tin mới nhất