Powered by Techcity

Tạo đột phá trong quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và UAE

Chuyến thăm chính thức UAE của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tạo động lực thu hút đầu tư của UAE vào Việt Nam và tạo bước đột phá cho hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam tiếp cận thị trường vùng Vịnh.

Đại sứ Việt Nam tại UAE Nguyễn Thanh Diệp. (Ảnh: TTXVN phát)

Nhận lời mời của Tổng thống Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) Mohamed bin Zayed Al Nahyan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ có chuyến thăm chính thức UAE.

Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại UAE Nguyễn Thanh Diệp đã trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Trung Đông-Bắc Phi về ý nghĩa chuyến thăm, cũng như triển vọng hợp tác của hai nước. Sau đây là nội dung cuộc trả lời cuộc phỏng vấn:

– Xin Đại sứ cho biết ý nghĩa chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến UAE lần này? Các hoạt động và nội dung làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại UAE sẽ có những nét nổi bật nào, thưa Đại sứ?

Đại sứ Nguyễn Thanh Diệp: Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đến Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) sau 15 năm.

Chuyến thăm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc củng cố tin cậy chính trị, nâng tầm quan hệ của Việt Nam cả về chiều rộng và chiều sâu với UAE, tạo động lực, mở rộng giai đoạn hợp tác mới giữa Việt Nam và UAE, đặc biệt trong thu hút đầu tư của UAE vào Việt Nam và tạo bước đột phá cho hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam tiếp cận thị trường vùng Vịnh.

Trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới UAE, hai nước dự kiến ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA) giữa Việt Nam và UAE.

Hai bên cũng sẽ có các hoạt động và nội dung làm việc như tăng cường hợp tác tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế và khu vực; tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp; tạo đột phá trong quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư hai nước; đẩy mạnh giao lưu nhân dân, tăng cường hợp tác an ninh, giáo dục, lao động, biến đổi khí hậu, môi trường và các lĩnh vực khác; thúc đẩy ký kết các văn kiện hợp tác nhằm củng cố khuôn khổ pháp lý cho hợp tác song phương.

– Đại sứ đánh giá thế nào về triển vọng hợp tác Việt Nam-UAE trên các lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh?

Đại sứ Nguyễn Thanh Diệp: Với việc dự kiến ký kết CEPA trong khuôn khổ chuyến thăm, quan hệ giữa hai nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Đặc biệt, kế hoạch ký kết CEPA – hiệp định thương mại tự do đầu tiên mà Việt Nam đàm phán với một quốc gia Arab ở khu vực Trung Đông, sẽ mở ra những triển vọng to lớn, một giai đoạn mới về hợp tác chiến lược chung trong nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam và UAE.

Cuộc họp giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế UAE do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và ông Thani bin Ahmed Al Zeyoudi Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE chủ trì chiều 30/7/2024, tại Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)

CEPA sẽ là căn cứ pháp lý, tạo ra một nền tảng mới nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác chung về kinh tế giữa hai nước, thông qua việc giảm hoặc xóa bỏ thuế quan đối với nhiều loại hàng hóa và dịch vụ.

Hiệp định cũng sẽ tạo cơ hội tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, thúc đẩy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tạo ra các cơ hội mới trên một số lĩnh vực quan trọng cho cộng đồng doanh nghiệp của cả 2 nước.

Hợp tác giữa Việt Nam và UAE trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, kinh tế, công nghiệp, năng lượng, logistics, nông nghiệp và cơ sở hạ tầng, công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo, hợp tác lao động, du lịch… sẽ được thúc đẩy khi tiến trình CEPA mở ra.

– Thưa Đại sứ, đâu là thuận lợi, khó khăn và cơ hội để hàng hóa của Việt Nam đến được với người tiêu dùng UAE?

Đại sứ Nguyễn Thanh Diệp: Về thuận lợi, thứ nhất, quan hệ Việt Nam- UAE đang phát triển tích cực, niềm tin chính trị ngày càng tăng lên.

Các nhà lãnh đạo UAE đánh giá cao quan hệ với Việt Nam, nhấn mạnh Việt Nam trở thành điểm sáng trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời mong muốn thúc đẩy, nâng tầm quan hệ với Việt Nam nhằm đa dạng hóa thị trường, đa phương hóa quan hệ, tạo nên bước đột phá trong quan hệ kinh tế giữa 2 nước nói riêng và tổng thể quan hệ song phương Việt Nam-UAE nói chung.

Ngoài ra, chính sách Hướng Đông, đa dạng hóa đối tác để phát triển của Chính phủ UAE là động lực thúc đẩy triển khai các hoạt động song phương, đa phương của UAE với Việt Nam và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), gia tăng sự hiểu biết của người dân và doanh nghiệp UAE về Việt Nam, thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước.

Thứ hai, về thương mại, UAE là thị trường mở và đặc thù. Do hoạt động sản xuất trong nước không đáp ứng đủ tiêu dùng, UAE hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào hàng hóa nhập khẩu để phục vụ nhu cầu trong nước và tái xuất khẩu. Điều này mở ra cơ hội cho các sản phẩm của Việt Nam.

Thứ ba, doanh nghiệp UAE đánh giá Việt Nam có môi trường chính trị-xã hội ổn định; có tiềm lực và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn mạnh. Họ cũng đánh giá cao nỗ lực cải cách của Việt Nam, nỗ lực xây dựng và hoàn thiện thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh.

Theo các doanh nghiệp UAE, Việt Nam là thị trường năng động, có nhiều tiềm năng, với hàng hóa đa dạng và có chất lượng, ngày càng thu hút sự quan tâm của UAE và các nước.

Về khó khăn, thị trường UAE có tính cạnh tranh rất khốc liệt, do đó doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn và thách thức. Chi phí vận chuyển cao hơn do khoảng cách địa lý xa xôi cũng như sự khác biệt về nhu cầu, văn hóa, ngôn ngữ, thị hiếu tiêu dùng và tập tục kinh doanh gây nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường UAE.

Các doanh nghiệp đến từ các nước Nam Á như Ấn Độ và Pakistan có ảnh hưởng rất lớn tại thị trường UAE, do hai nước này có nhiều công dân sinh sống và làm việc tại ở UAE.

Ngày 9/5/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Phòng Thương mại Quốc tế Dubai – Dubai Chambers (UAE) phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh tổ chức Diễn đàn Kinh doanh tại Việt Nam nhằm trao đổi thông tin và thúc đẩy các cơ hội hợp tác thương mại-đầu tư. (Ảnh: Xuân Anh/TTXVN)

Hiện nay, hệ thống bán lẻ tại UAE chủ yếu do người Ấn Độ và Nam Á thống trị. Bên cạnh đó, hầu hết thực phẩm và đồ uống của Việt Nam đều chưa có chứng nhận Halal nên khó tiếp cận thị trường UAE.

Bên cạnh đó, dù công tác tuyên truyền, quảng bá được quan tâm thúc đẩy trong thời gian qua, nhưng người dân và doanh nghiệp UAE mong muốn hợp tác đầu tư và làm ăn với Việt Nam còn thiếu thông tin về thị trường Việt Nam.

– Hai nước cần thúc đẩy các chế hợp tác cụ thể nào để tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư song phương, thưa Đại sứ?

Đại sứ Nguyễn Thanh Diệp: Thứ nhất, ở cấp vĩ mô, hai nước cần tiếp tục thúc đẩy các chuyến thăm cấp cao, nâng cấp quan hệ, gia tăng tin cậy chính trị, tạo tiền đề cho việc mở rộng hợp tác kinh tế.

Việc nâng cấp quan hệ có vai trò rất quan trọng với UAE trong việc mở rộng hợp tác, đầu tư trong những lĩnh vực mà UAE quan tâm như công nghệ cao, năng lượng sạch, trí tuệ nhân tạo, công nghệ điện toán, chất bán dẫn, qua đó tạo cơ hội cho các tập đoàn lớn của Việt Nam như FPT, Viettel, Vingroup…. tham gia.

Có thể nhận thấy quan hệ hợp tác giữa UAE với Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tăng nhanh sau khi UAE nâng cấp quan hệ với các quốc gia này.

Thứ hai, về thương mại và đầu tư, hai bên cần nhanh chóng phát triển thị trường Halal, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm Halal, hỗ trợ hàng hóa Việt Nam tiếp cận chuỗi cung ứng của UAE và khu vực, đáp ứng nhu cầu khách du lịch Hồi giáo.

Trong bối cảnh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung vào những sản phẩm có sự khác biệt và có lợi thế cạnh tranh cao, đáp ứng đúng thị hiếu của người tiêu dùng UAE để tạo nên sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.

Hai nước cũng cần thúc đẩy xây dựng một hiệp hội doanh nghiệp tại UAE để đóng vai trò kiến tạo mạng lưới liên kết, cung cấp thông tin và tư vấn, giảm thiểu những trường hợp tranh chấp/lừa đảo thương mại…

Về đầu tư, Việt Nam và UAE cần thành lập tổ công tác chung giữa hai nước nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường kết nối và tư vấn các dự án/đối tác tiềm năng giữa hai nước, thúc đẩy UAE đầu tư các lĩnh vực có thế mạnh của Việt Nam như năng lượng, năng lượng tái tạo, dầu khí, logistics, bất động sản, cơ sở hạ tầng năng lượng, cơ sở hạ tầng công nghiệp, khu công nghiệp và xử lý nước thải khu công nghiệp.

– Trân trọng cảm ơn Đại sứ./.



Nguồn

Cùng chủ đề

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho ý kiến vào một số chủ trương đầu tư quan trọng của đất nước

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận tổ về: Chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam; điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội; dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua...

Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Trong những tháng cuối năm này, thị trường trở nên sôi động do nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm tiềm ẩn những diễn biến phức tạp buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả. Vì vậy, công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu đang được các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh tăng cường triển khai. Ngày 29/10/2024, tại Km 87+400m, Quốc lộ 18C, thôn Pò...

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Việt Nam, Peru, Chile đều là thành viên của Hiệp định CPTPP và Hiệp định này đã góp phần gia tăng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia. “Lực đẩy” từ Hiệp định CPTPP Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống Cộng hòa Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra, Chủ tịch nước Lương Cường sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Chile,...

Thu hút dòng vốn FDI từ Trung Quốc

Gần đây, dòng vốn FDI Trung Quốc liên tục đổ vào Việt Nam với rất nhiều dự án đầu tư mới, trong đó có Quảng Ninh. Để đón bắt cơ hội, khai thác tối đa tiềm lực này, tỉnh đã tạo các điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, đất đai, GPMB, nhân lực… để thu hút các dự án mới từ thị trường tỷ dân Trung Quốc.  Trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp...

Chinh phục vùng đất khó

Đầu tháng 10, tôi được một đồng nghiệp công tác bên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam giới thiệu về các khai trường đặc thù nhất của Tập đoàn. Chúng tôi ấn tượng nhất và quyết định về thăm Đồng Rì. Tiên phong chinh phục Xa xôi, than xấu... là đôi nét về mỏ Đồng Rì thuộc huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Mỏ thuộc sự quản lý của Công ty 45-Tổng Công ty Đông Bắc. Mỏ kề vùng...

Cùng tác giả

Thông cáo báo chí số 23 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Thứ Sáu, ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe...

Lập Hội đồng thẩm định quy hoạch đường sắt Lào Cai – Quảng Ninh

Bộ Giao thông vận tải vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh dài hơn 447km, có chi phí đầu tư ước tính hơn 183.800 tỉ đồng. Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh gồm 30 thành viên do ông Nguyễn...

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho ý kiến vào một số dự án luật quan trọng

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 22/11, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận tổ về: Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Cho ý kiến...

Dự báo giá vàng năm 2025: Bị ‘đốn ngã’ bởi nhiều yếu tố tiêu cực, vàng hạ nhiệt

Những bất ổn kinh tế và địa chính trị sẽ tác động tiêu cực lên giá vàng thế giới trong năm 2025. Giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư vàng cần chuẩn bị tâm lý trước một chặng đường gập ghềnh và nhiều rủi ro giảm giá đáng kể trong năm tới. Năm 2024, vàng thế giới biến động dữ dội chưa từng có, có thời điểm lập đỉnh cao kỷ lục lịch sử khi lên tới gần 2.800...

Tăng cường quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị Di sản vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà

Ngày 22/11, tại TP Hạ Long, Ban Quản lý (BQL) vịnh Hạ Long phối hợp với UBND huyện Cát Hải (TP Hải Phòng) tổ chức hội nghị tổng kết công tác phối hợp quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và các vịnh thuộc Quần đảo Cát Bà năm 2024. Năm qua, việc triển khai các nội dung, chương trình, kế hoạch phối hợp được hai bên thực hiện hiệu...

Cùng chuyên mục

Thông cáo báo chí số 23 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Thứ Sáu, ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe...

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho ý kiến vào một số dự án luật quan trọng

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 22/11, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận tổ về: Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Cho ý kiến...

Ban Pháp chế HĐND tỉnh thẩm tra các báo cáo trình tại kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh

Để chuẩn bị nội dung phục vụ kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khoá XIV, ngày 22/11, Ban Pháp chế HĐND tỉnh tiến hành thẩm tra báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024 của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh, Toà án nhân dân (TAND) tỉnh, Cục Thi hành án dân sự (CTHADS) tỉnh. Theo báo cáo của VKSND tỉnh, năm 2024, ngành kiểm sát hai cấp của tỉnh đã...

Toàn văn phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội nghị ICAPP 12

Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12). Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và phát biểu tại Trường đại học Quốc gia Malaya (Malaysia)

Sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến thăm và phát biểu tại Trường đại học quốc gia Malaya (Malaysia). Cùng dự, về phía Malaysia có Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Chang Lih Kang; Ban lãnh đạo Trường đại học quốc gia Malaya và giảng viên, sinh viên nhà trường. Phát biểu chào mừng, Giáo sư, Tiến sĩ Dató Seri Noor Azuan Abu Osman, Hiệu trưởng...

Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đa số ý kiến nhất trí với việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam, có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), trong đó nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới. Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 22/11, Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình và hòa giải” đã khai mạc tại thủ đô Phnom Penh của...

Tuyên truyền giới thiệu về lực lượng Cảnh sát biển và tình hình biển, đảo Việt Nam

Sáng 22/11, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Thành ủy Hạ Long tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” nhằm tuyên truyền, giới thiệu về lực lượng Cảnh sát biển, tình hình biển, đảo Việt Nam và tình hình biển Đông. Trong chương trình, Thiếu tướng Trần Văn Hậu, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển...

Động lực mới cho quan hệ giữa Việt Nam với Brazil và Cộng hòa Dominicana

Chuyến công tác của Thủ tướng thể hiện vai trò, uy tín, đóng góp của Việt Nam đối với các vấn đề toàn cầu, tạo động lực mới cho việc tăng cường hơn nữa quan hệ Việt Nam-Brazil và Việt Nam-Dominicana. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi...

Thủ tướng đề nghị Việt Nam-Dominicana tăng hợp tác trên 6 lĩnh vực ưu tiên

Thủ tướng đề xuất hai nước cần sớm có các cơ sở, nền tảng pháp lý thuận lợi; trong đó cần tập trung đàm phán, ký kết các hiệp định về thương mại tự do, khuyến khích và bảo hộ đầu tư,... Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana, chiều 21/11 theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu chính sách tại Học viện...

Tin nổi bật

Tin mới nhất