Powered by Techcity

Tăng trưởng xanh trong doanh nghiệp

Thúc đẩy tăng trưởng xanh trong doanh nghiệp đang được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm bảo đảm thực hiện thành công các mục tiêu trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030 của Việt Nam.

Kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị hoạt động của Nhà máy xử lý nước thải tập trung, Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. (Ảnh KHÁNH AN)

Ðây cũng là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là mục tiêu được các nước đang phát triển ưu tiên hướng tới. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế về nhân lực, tiếp cận nguồn vốn, chính sách hỗ trợ khiến nhiều doanh nghiệp chưa thật sự chú trọng đến tăng trưởng xanh.

Hơn lúc nào hết, Chính phủ cùng các bộ, ngành địa phương, nhất là chính các doanh nghiệp cần nhanh chóng đổi mới tư duy, nhận thức, đầu tư công nghệ mới, hướng tới sản xuất xanh, giảm phát thải khí nhà kính và có những hành động thực hiện tốt mục tiêu phát triển xanh, bền vững trong tương lai.

Xu hướng tất yếu

Mục tiêu chung của phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững là nhằm đạt sự thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội. Với Việt Nam, tăng trưởng xanh không chỉ là lựa chọn tất yếu mà còn là cơ hội để trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực, bắt kịp xu thế phát triển của thế giới.

Việt Nam đã tham gia vào các thỏa thuận quốc tế về kiểm soát ô nhiễm toàn cầu, biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Chính phủ Việt Nam đang hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách để hỗ trợ việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh bền vững, hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Nhận thức được tầm quan trọng của tăng trưởng xanh đối với tương lai đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 nhằm thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh, đóng góp trực tiếp vào giảm phát thải khí nhà kính để hướng tới nền kinh tế trung hòa carbon trong dài hạn.

Trong quá trình đó, cộng đồng doanh nghiệp được xác định là nhân tố trọng tâm, đóng vai trò quan trọng và cũng đã có nhiều hành động thiết thực đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng xanh như: Sử dụng năng lượng sạch, nguyên vật liệu thân thiện môi trường; đầu tư những dây chuyền sản xuất hiện đại, công nghệ cao, sử dụng ít tài nguyên, năng lượng; giảm thiểu khí thải; áp dụng tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG),…

Song bên cạnh đó, vẫn còn những “lực cản” cơ bản đối với các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện tăng trưởng xanh tại Việt Nam. Theo một khảo sát của VCCI, mức độ hiểu biết, quy định môi trường của doanh nghiệp Việt Nam mới ở giai đoạn ban đầu. Chỉ có 31,8% doanh nghiệp tư nhân hiểu rõ các quy định môi trường, 44% doanh nghiệp trong nước và 38% doanh nghiệp FDI thừa nhận chưa tuân thủ đầy đủ các quy định môi trường.

Các vấn đề nhận thức về kinh tế xanh hiện nay ở Việt Nam vẫn khá mới mẻ. Nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức được trách nhiệm với môi trường hoặc không có nhân lực am hiểu về pháp luật môi trường trong khi các quy định môi trường còn phức tạp, chưa dễ tiếp cận, chi phí tuân thủ các quy định môi trường còn cao. Dù cũng đã có mong muốn thay đổi theo hướng phát triển bền vững, song nhiều doanh nghiệp vẫn bị hạn chế về công nghệ do thiết bị, máy móc sản xuất đã cũ; các doanh nghiệp chỉ dừng lại ở mức độ cân nhắc, chưa có động thái hướng đến phát triển bền vững, tăng trưởng xanh.

Tuy còn khó khăn, nhưng các doanh nghiệp cần xác định tăng trưởng xanh và bền vững là quá trình tất yếu của xã hội, buộc phải thực hiện, nhất là trước những cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) khi quyết tâm đưa phát thải carbon về bằng 0 vào năm 2050.

Theo Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) Phạm Công Thảo, việc chuyển đổi từ hệ thống sản xuất truyền thống sang mô hình bền vững rất cần thiết để bảo vệ môi trường tương lai cho thế hệ tiếp theo. Nhận thức rõ ngành thép chiếm một lượng đáng kể trong việc phát thải khí CO2 ra môi trường, VNSTEEL đã xây dựng một chiến lược lâu dài để thích nghi, ứng phó nhằm giảm đến mức thấp nhất việc phát thải CO2. Hiện 82% sản lượng thép thô của hệ thống VNSTEEL được nung từ lò điện và 18% từ lò cao, được sản xuất tập trung vào hạ nguồn nên lượng phát thải ra môi trường của VNSTEEL không cao hơn so với bình quân của các doanh nghiệp ngành thép.

VNSTEEL cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2025 giảm 5-10% phát thải carbon ra môi trường, tập trung vào tối ưu hóa vận hành nhằm giảm phát thải. Còn để giảm nhiều lượng phát thải, tiến tới không phát thải, VNSTEEL sẽ cần có sự đột phá lớn về công nghệ, trong khi vấn đề tiêu hao, phát thải của doanh nghiệp hiện vẫn còn hạn chế bởi một số thiết bị đã cũ và lạc hậu, nếu nâng cấp, thay thế ngay sẽ cần chi phí rất lớn.

Sản xuất sợi xuất khẩu tại Công ty TNHH Một thành viên Dệt 8-3. (Ảnh ÐỨC ANH)

Động lực cho phát triển bền vững

Việc thúc đẩy doanh nghiệp chủ động, tích cực tham gia ứng phó biến đổi khí hậu đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ. Tuy nhiên hiện nay, so với thế giới, phần lớn công nghệ sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam là công nghệ cũ, tiêu hao năng lượng lớn. Việc thay đổi công nghệ mới phù hợp với kinh tế xanh cũng đang là thách thức bởi chi phí đầu tư rất cao.

Vì vậy, phần lớn doanh nghiệp buộc phải chấp nhận sử dụng công nghệ cũ và vật liệu giá rẻ để phục vụ các mục tiêu ngắn hạn trước mắt hoặc chỉ có thể “đủ lực” phân kỳ đầu tư. Nhưng cách làm này sẽ không đạt hiệu quả, thiếu tính đồng bộ. Do đó, theo các chuyên gia, trước mắt các doanh nghiệp có thể chủ động tham gia bảo vệ môi trường, đồng thời tối ưu hóa khả năng sản xuất, kinh doanh thông qua tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, sử dụng nguyên vật liệu tái tạo, giảm khí nhà kính,…

Trong quá trình thực hiện, chủ các doanh nghiệp phải xem đây là “cuộc cách mạng”, là cơ hội tốt nhất để doanh nghiệp nhận thức lại mô hình kinh doanh truyền thống, tiếp cận cơ hội kinh doanh mới, mạnh dạn liên kết hợp tác và huy động nguồn lực để từng bước chuyển đổi mô hình kinh doanh và hướng đến hiệu quả về lâu dài. Chậm chuyển đổi sẽ chỉ khiến doanh nghiệp tụt hậu xa hơn với mục tiêu tăng trưởng xanh đã và đang ngày càng phổ biến trên thế giới.

Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) Nguyễn Quang Vinh cho rằng, Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp phải đồng hành, cùng chia sẻ tầm nhìn và chiến lược phát triển nhanh, xanh, bền vững. Chính phủ cần có những định hướng phát triển phù hợp với bối cảnh cũng như điều kiện của Việt Nam để tận dụng được những cơ hội quốc tế mà thị trường mang lại; đồng thời, tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn cho tăng trưởng xanh cho doanh nghiệp, tiếp tục xây dựng, đa dạng hóa hơn nữa các chính sách ưu đãi doanh nghiệp đầu tư theo hướng sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, ít tiêu hao năng lượng, tài nguyên, phát thải thấp và thân thiện với môi trường. Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững chắc chắn không phải là con đường dễ đi, nhưng sẽ mang lại nhiều “trái ngọt” xứng đáng với nỗ lực của doanh nghiệp.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (VBF) 2024 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, phát triển xanh và bền vững, gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Trên tinh thần đó, Việt Nam đã tham gia tích cực, có trách nhiệm trong thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững thông qua các cam kết, sáng kiến tại các hội nghị, diễn đàn quốc tế. Chính phủ Việt Nam tiếp tục cam kết mạnh mẽ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển, trong đó sẽ cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp; tăng tính minh bạch, bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực; tiên phong trong đổi mới trong nhận thức, tư duy, hành động trong tăng trưởng xanh; tiên phong trong triển khai các dự án, kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để phục vụ tăng trưởng xanh hướng vào làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống,… Song các doanh nghiệp cần phải tích cực, chủ động hơn nữa tham gia vào chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”; luôn tiên phong, hội nhập trên hành trình xanh toàn cầu; tiếp tục đóng vai trò hạt nhân thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.



Nguồn

Cùng chủ đề

‘Chuyển đổi số không chỉ là cơ hội mà là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp’

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số đã và đang khẳng định vai trò động lực chủ chốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội. Ngày 15/1, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì tổ chức thường niên Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI...

Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 27/12, Cục Thuế tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2025. Năm 2024, thực hiện các nhiệm vụ được giao, ngành Thuế đã thực hiện tốt việc đôn đốc NNT khai, nộp thuế đúng hạn. Tỷ lệ hồ sơ khai thuế, nộp thuế tiếp tục ổn định ở mức cao. Cụ thể: Tỷ lệ hồ sơ khai thuế đã nộp/phải nộp đạt 99,88% (cao hơn 4,8%...

Tăng trưởng xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Chiến lược tăng trưởng xanh của Quảng Ninh là đúng hướng và phù hợp với xu thế chung của cả nước, khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, sau cơn bão số 3 (bão Yagi), tỉnh cần có nhìn nhận lại và có sự đánh giá đầy đủ hơn về chuyển đổi mô hình tăng trưởng xanh để có những định hướng mới cho phát triển bền vững hơn, hạn chế tối đa những rủi...

Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tạo thêm động lực phát triển kinh tế, xã hội

Chiều nay, 24/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp bổ sung của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xem xét, quyết định một số nội dung về ngân sách thuộc thẩm quyền. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định việc: bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho các địa phương để thực hiện các...

Nhà máy ô tô đầu tiên ở Quảng Ninh

Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, Quảng Ninh chú trọng thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư trong lĩnh vực chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, hiện đại, thân thiện với môi trường. Một trong rất nhiều dự án trong lĩnh vực này được thu hút về địa bàn tỉnh là Dự án Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng tại Khu...

Cùng tác giả

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ đạt những kết quả nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ từ ngày 15 - 22/1. Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời báo chí về kết quả nổi bật của chuyến thăm này. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn: Xin Thứ trưởng cho biết kết quả nổi bật của chuyến thăm chính thức Ba Lan, Séc và hoạt động...

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Trung ương thống nhất để đồng chí Trần Cẩm Tú tập trung thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Bí thư; bầu đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bầu bổ sung vào Bộ Chính trị. Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại hội trường. Đồng chí Tổng Bí thư...

Lễ hội Đồng Đình (huyện Tiên Yên) sẽ diễn ra vào ngày 8 và 9/2

Từ ngày 8-9/2, tại đình Đồng Đình, xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên sẽ diễn ra ngày Hội Văn hóa, thể thao dân tộc Tày, Lễ hội Đồng Đình 2025. Ngày hội gồm phần Lễ dâng hương, thực hiện nghi thức báo cáo, xin phép tại đình Đồng Đình và tái hiện Nghi thức Lễ Lồng tồng tại ruộng khu vực sân đình Đồng Đình. Phần hội gồm thi đấu đẩy gậy, kéo co, thi bắn nỏ, tung còn, thi đấu...

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội để xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, hội nghị sẽ tập trung thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung, trong đó...

Trung Quốc vẫn là điểm đến hàng đầu của cá tra Việt

Năm 2024, thị trường Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) vẫn là điểm đến hàng đầu của cá tra Việt Nam. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu cá tra Việt Nam vượt qua năm 2024 đầy khó khăn, thách thức bằng kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD, cùng với đà tăng trưởng chậm mà chắc. Những thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng, sự điều chỉnh của thị trường,...

Cùng chuyên mục

Trung Quốc vẫn là điểm đến hàng đầu của cá tra Việt

Năm 2024, thị trường Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) vẫn là điểm đến hàng đầu của cá tra Việt Nam. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu cá tra Việt Nam vượt qua năm 2024 đầy khó khăn, thách thức bằng kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD, cùng với đà tăng trưởng chậm mà chắc. Những thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng, sự điều chỉnh của thị trường,...

WB dự đoán GDP Việt Nam cao nhất khu vực Đông Á

Theo báo cáo mới nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB), GDP của Việt Nam năm 2026 được dự báo tăng trưởng 6,3%, cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” vừa công bố, tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 sẽ đạt mức 6,6%. Con số này cao hơn 0,1 điểm % so với dự báo tổ...

Thợ mỏ Than Hạ Long lên xe “0 đồng” về quê đón Tết

Sáng 23/1 (tức ngày 24 tháng Chạp), Công ty Than Hạ Long (TKV) tổ chức 13 chuyến xe miễn phí đợt 1 đưa 516 công nhân và người thân về quê ăn Tết trước một ngày. Theo kế hoạch, sáng 25/1, Công ty tiếp tục tổ chức 8 chuyến xe đợt 2 đưa hơn 300 CBCNV và gia đình về các tỉnh, thành: Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú...

Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

Giá xăng giảm, dầu tăng từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính. Giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) giảm 80 đồng, về 21.140 đồng một lít. E5 RON 92 cũng hạ160 đồng, còn 20.590 đồng. Ngược lại, các mặt hàng dầu tăng 410-570 đồng một lít, kg. So với cách đây 7 ngày, dầu diesel tăng 410 đồng, lên 20.190 đồng. Dầu hỏa và mazut lần lượt có giá...

Tạo “luồng khí mới” để doanh nghiệp nội vươn lên làm chủ “sân chơi” xuất khẩu

Dù đạt được kết quả ấn tượng, song xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào khối FDI. Theo các chuyên gia, cần tạo ra "luồng khí mới" để doanh nghiệp nội vươn lên khẳng định mình. Doanh nghiệp FDI vẫn "lấn át" Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ, liên tục rút ngắn thời gian để đạt những kỷ lục mới. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tồn tại không rủi ro, xuất khẩu...

Tăng cường xử lý vi phạm trong kinh doanh gia súc, gia cầm

Theo Cục Thú y, năm 2024, tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép gia súc và gia cầm qua biên giới vào Việt Nam diễn ra phức tạp làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi. Các cơ quan quản lý chuyên ngành về thú y đã phối hợp với địa phương xử lý tổng số 229 vụ vi phạm với tổng số 91.500...

Phát hiện, xử lý gần 200 vụ gian lận thương mại trước Tết

Thực hiện Kế hoạch số 13/KH-TCQLTT ngày 22/10/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 1004/KH-QLTT, chỉ đạo các Đội QLTT triển khai đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Sau hơn 2 tháng triển khai, toàn Cục đã kiểm tra, xử lý 194 vụ vi phạm, với tổng số tiền hơn 8,1 tỉ đồng. Trong...

Thách thức mới từ các thị trường xuất khẩu nông sản

Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 65 tỷ USD. Tuy nhiên các ngành hàng nông nghiệp cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi mới đây nhiều thị trường liên tiếp đưa ra những thay đổi về quy định đối với hàng nông sản xuất khẩu, yêu cầu các địa phương, người sản xuất, doanh nghiệp phải nhanh chóng cập nhật và tuân thủ. Theo Văn phòng Thông báo và...

Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Xuân 2025 đạt doanh thu trên 11,2 tỷ đồng

Sau 6 ngày diễn ra (từ ngày 17/1 đến hết ngày 22/1, tức ngày 18 đến hết ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 đã thu hút trên 50.000 lượt khách, doanh thu ước đạt trên 11,2 tỷ đồng. Tại hội chợ, nhiều sản phẩm OCOP của Quảng Ninh được người tiêu dùng ưa chuộng và có sức tiêu thụ tốt như: giò chả và lợn Móng Cái; miến dong Bình Liêu;...

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD nhập khẩu ngô

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD, nhập khẩu ngô các loại, tăng 28,9% khối lượng, tăng 6,07% về kim ngạch nhưng giảm 17,7% về giá so với cùng kỳ. Nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam tăng về lượng và kim ngạch Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam trong năm 2024 đạt gần 12,52 triệu tấn, trị giá trên 3,04 tỷ USD, giá trung bình...

Tin nổi bật

Tin mới nhất