Powered by Techcity

Tăng trưởng GDP trên 7%: Áp lực đã biến những điều không thể thành có thể!

Tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 dự kiến đạt trên 7%, vượt mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đề ra và vượt xa dự báo của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

Kiên định với mục tiêu tăng trưởng

Báo cáo tại Hội nghị toàn quốc được tổ chức vào ngày 1/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa thông tin dự báo, 15/15 chỉ tiêu kinh tế – xã hội năm 2024 đạt và vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm ước đạt trên 7%, thuộc nhóm số ít các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới.

Năm 2024, GDP của Việt Nam được dự báo tăng trưởng trên 7%. Ảnh: ST

Còn nhớ hồi đầu năm 2024, khi Quốc hội đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5% cho cả năm, nhiều ý kiến cho rằng, đây là mục tiêu quá cao, thậm chí có ý kiến cho cho rằng, Việt Nam không thể thể đạt được mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng này. Một số chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước còn đưa ra đề xuất, Việt Nam nên hạ bớt mục tiêu tăng trưởng năm 2024 để giảm áp lực cho các bộ, ngành, địa phương và nền kinh tế. Bởi thực tế trong một số năm gần đây, Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn thực tế đạt được. Cụ thể năm 2023, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% nhưng thực tế đạt được chỉ 5,05%.

Tuy nhiên, dù thừa nhận nền kinh tế vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Chính phủ vẫn kiên định với mục tiêu tăng trưởng từ 6-6,5% trong năm 2024. Cụ thể, thời điểm kết thúc quý I/2024, sau khi có kết quả tăng trưởng GDP quý I đạt 5,66%, Bộ kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng cả năm. Trong đó, kịch bản 1, tăng trưởng GDP cả năm đạt khoảng 6%, cận dưới mục tiêu Quốc hội quyết nghị. Kịch bản 2, tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 6,5%, cận trên mục tiêu Quốc hội quyết nghị.

Tuy nhiên, thay vì lựa chọn kịch bản ít thách thức hơn, Chính phủ vẫn kiên định với kịch bản tăng trưởng 6,5%. Để đạt được mục tiêu này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện cao nhất, tốt nhất, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng khoảng 6,5%.

Với mức tăng trưởng trên 7%, Việt Nam trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN. Ảnh ST

Dự báo tăng trưởng vượt xa mục tiêu đề ra

Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, tăng trưởng GDP quý II/2024 đã bứt tốc, ước đạt 6,93% cao hơn cùng kỳ năm 2023 và chỉ thấp hơn tốc độ tăng 7,99% của quý II/2022 trong giai đoạn 2020-2024. Từ những kết quả trên, tại Nghị quyết số 108/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, Chính phủ đã xác định phấn đấu mục tiêu tăng trưởng cả năm 2024 khoảng 7%.

Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ đã đề ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó, cần tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia, kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng trọng điểm, tổ chức tốt Chương trình thi đua 500 ngày nỗ lực cố gắng hoàn thành các dự án đường bộ cao tốc.

Tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng) và có chính sách thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới từ thể chế, cơ chế, chính sách; phát triển kinh tế vùng, liên kết vùng, đô thị thông minh; chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, lĩnh vực giá trị gia tăng cao như chip, bán dẫn, AI…

Với những nỗ lực trên, tăng trưởng GDP quý III/2024 đã đạt được thành tích ấn tượng, với 7,40%, đưa GDP 9 tháng đạt mức 6,82%. Với kết quả trên, nhiều chuyên gia, tổ chức kinh tế đưa ra dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 có thể vượt mức 7%, tức là vượt xa so với mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra từ đầu năm là tăng trưởng từ 6-6,5%.

Ngân hàng HSBC mới đây đã đưa ra dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024 sẽ đạt 7%, trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN và tạo ra GDP mới nhiều tương đương Hà Lan. Thậm chí, dựa vào nội lực cơ bản của nền kinh tế như nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, tiêu dùng và du lịch lấy lại đà tăng trưởng, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh còn đưa ra dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 có thể đạt 7,2-7,3%.

Tại Hội nghị toàn quốc diễn ra vào ngày 1/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư; tình hình kinh tế – xã hội tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước.

Như vậy, nhờ sự kiên định với mục tiêu tăng trưởng đã đề ra, cộng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tăng trưởng GDP của Việt Nam từ chỗ được nhận định khó đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2024 đã được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng GDP trên 7%. Rõ ràng, khi có áp lực và những nỗ lực phi thường, Việt Nam có thể biến những điều không thể trở thành có thể.



Nguồn

Cùng chủ đề

Áp lực tăng lãi suất cuối năm có đáng lo ngại?

Mặt bằng lãi suất cho vay được dự báo vẫn duy trì ở mức ổn định để hỗ trợ doanh nghiệp, nền kinh tế phục hồi trong những tháng cuối năm. Sau giai đoạn chững lại vào tháng 10, lãi suất huy động ở nhiều ngân hàng có xu hướng tăng trở lại kể từ đầu tháng 11 đến nay. Ngoài áp lực thanh khoản đáp ứng cầu tín dụng mùa vụ cuối năm, việc tỷ giá nổi sóng gần...

Quốc hội “chốt” tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 6,5-7%

Quốc hội quyết nghị một số chỉ tiêu chủ yếu được đề ra cho năm 2025, cụ thể là tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7% và phấn đấu khoảng 7-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%... Chiều 12/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025, với 424/426...

Áp lực từ nợ xấu ngân hàng

Với tỷ lệ nợ xấu gia tăng, các ngân hàng đang chịu áp lực phải tăng cường trích lập dự phòng, đồng thời gặp khó khăn trong việc thu hồi tài sản đảm bảo. Theo báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) nợ xấu cuối tháng 9 ở mức 1.175 tỷ đồng, tăng 16,6% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay khách hàng tăng từ 2,85% lên 3,19%. Ngân hàng...

Diễn viên ‘Ngày xưa có một chuyện tình’ áp lực vì cảnh nóng

Sau cảnh "nóng" trong "Ngày xưa có một chuyện tình", diễn viên Ngọc Xuân khóc vì chưa thoát cảm xúc, thương số phận nhân vật Miền. Trailer ra mắt trưa 7/10 tiết lộ nhiều chi tiết trong tác phẩm điện ảnh chuyển thể truyện Nguyễn Nhật Ánh. Đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh cho biết cảnh gần gũi của Miền (Ngọc Xuân) và Phúc (Đỗ Nhật Hoàng) là một trong những phân đoạn thử thách. Trước khi quay, anh trò...

Diễn viên trẻ và áp lực danh hiệu “ngôi sao phòng vé”

Từ việc khẳng định tên tuổi với khán giả, nhiều diễn viên trẻ giờ đây còn phải chịu áp lực không nhỏ về kỳ vọng doanh thu phim thông qua danh tiếng của mình. Nỗ lực khẳng định vị thế Thị trường phim ảnh Việt luôn cần những gương mặt mới để thổi làn gió mới cho điện ảnh Việt. Điện ảnh Việt từng nhớ đến cú hích của “Em chưa 18” năm 2017 mang về doanh thu trăm tỉ đồng....

Cùng tác giả

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân hội kiến Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản

Ngày 4/12, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn và phu nhân đã hội kiến Nhà Vua Naruhito và Hoàng hậu tại Hoàng cung. Trong không khí thân thiện, Nhà vua Nhật Bản đã bày tỏ cảm ơn vì sự hỗ trợ của Việt Nam đối với hậu quả của trận động đất ở bán đảo Noto. Nhà vua Nhật Bản cũng gửi lời chia buồn về những thiệt hại do cơn bão tại Việt Nam vào tháng...

Tổng Bí thư tiếp Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao những đóng góp tích cực của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản và cá nhân Chủ tịch Maeda Tadashi đối với phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Chiều 4/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Maeda Tadashi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), đang thăm và làm việc tại Việt Nam. Tổng...

Chưa hoàn thành thủ tục cấp phép, Temu tạm dừng hoạt động bán hàng tại Việt Nam

Đại điện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế Số cho biết đã yêu cầu sàn thương mại điện tử xuyên biên giới-Temu tạm dừng việc bán hàng tại Việt Nam cho đến khi hoàn thành các thủ tục cấp phép. Trao đổi với PV, đại điện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế Số cho biết đã yêu cầu sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Temu tạm dừng bán hàng tại Việt Nam cho đến...

Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số

Thủ tướng yêu cầu các dự án luật cần đảm bảo vừa có thể quản lý được nhưng cũng cần đảm bảo thông thoáng để huy động các nguồn lực trong xã hội, phục vụ cho yêu cầu phát triển đất nước. Ngày 4/12, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024 để xem xét 6 đề nghị xây dựng luật và 1 dự thảo pháp lệnh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh...

Bình Dương vượt Hà Nội về thu hút FDI

Bình Dương vượt qua Hà Nội để vươn lên thứ hai cả nước về thu hút vốn ngoại, với 42,39 tỷ USD, trong khi TP HCM vẫn là đầu tàu về thu hút FDI. Theo số liệu thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến hết tháng 11, Hà Nội thu hút được gần 42,2 tỷ USD, đứng thứ ba cả nước về "điểm đến" của nhà đầu tư ngoại. Nhưng so...

Cùng chuyên mục

Chưa hoàn thành thủ tục cấp phép, Temu tạm dừng hoạt động bán hàng tại Việt Nam

Đại điện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế Số cho biết đã yêu cầu sàn thương mại điện tử xuyên biên giới-Temu tạm dừng việc bán hàng tại Việt Nam cho đến khi hoàn thành các thủ tục cấp phép. Trao đổi với PV, đại điện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế Số cho biết đã yêu cầu sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Temu tạm dừng bán hàng tại Việt Nam cho đến...

Bình Dương vượt Hà Nội về thu hút FDI

Bình Dương vượt qua Hà Nội để vươn lên thứ hai cả nước về thu hút vốn ngoại, với 42,39 tỷ USD, trong khi TP HCM vẫn là đầu tàu về thu hút FDI. Theo số liệu thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến hết tháng 11, Hà Nội thu hút được gần 42,2 tỷ USD, đứng thứ ba cả nước về "điểm đến" của nhà đầu tư ngoại. Nhưng so...

Xuất khẩu nông lâm thủy sản “về đích” sớm, thặng dư 11 tháng đạt gần 16,5 tỷ

Theo số liệu về giá trị xuất khẩu và nhập khẩu, cán cân thương mại các sản phẩm nông lâm thủy sản Việt Nam 11 tháng năm 2024 ước đạt thặng dư 16,46 tỷ USD, tăng tới 52,8% so với cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 11/2024 ước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 13,9% so với tháng 11 năm 2023; đưa...

Cảnh báo loạt thay đổi thuế với bán hàng online từ 2025

Người bán hàng online cần lưu ý thay đổi thuế 2025: Sàn TMĐT nộp thuế thay, ngưỡng chịu VAT tăng 200 triệu đồng, siết quản lý livestream bán hàng. Từ năm 2025, các cá nhân kinh doanh, bán hàng online cần đặc biệt lưu ý đến những quy định mới về thuế vừa được Quốc hội thông qua, nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay...

Luật Điện lực: Thu hút mọi thành phần kinh tế đầu tư công trình nguồn điện

Luật điện lực khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư công trình nguồn điện, lưới điện theo quy hoạch phát triển điện lực, phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh... Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi). Đây là dự án Luật quan trọng, có tác động lớn đến nền kinh tế, đảm bảo cho các mục tiêu tăng trưởng, phát triển...

Giá xăng dầu ngày mai sẽ có bất ngờ?

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành ngày mai (5/12) được dự báo sẽ quay đầu giảm chỉ sau một phiên tăng. Trong khi đó, giá dầu biến động trái chiều. Cập nhật dữ liệu giá xăng dầu nhập khẩu trên thị trường Singapore đến ngày 3/12 cho thấy, giá xăng RON 95 giao dịch ở mức 83,69 USD/thùng, giảm hơn 1 USD/thùng so với 7 ngày trước; xăng RON 92 ở mức 80,83 USD/thùng, giảm hơn 0,6 USD/thùng. Trên thị...

Bước nhảy vọt của ngành hàng rau quả

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, dự báo cả năm 2024, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt hơn 7,2 tỷ USD - con số kỷ lục từ trước tới nay, cao hơn 1,6 tỷ USD so với năm 2023. Bước nhảy vọt này đang mở ra chặng đường phát triển mới cho ngành hàng rau quả trong những năm tiếp theo trên hành trình hướng tới kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD. Số liệu của Tổng...

Giá vàng bất ngờ tăng

Sáng nay (4/12), giá vàng bất ngờ đồng loạt tăng nhẹ. Theo đó, giá vàng miếng SJC lên mốc 85,5 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn trên 84 triệu đồng/lượng. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 83 - 85,5 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng/lượng so với sáng qua. Giá vàng miếng SJC tại các doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn như Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn Doji, Công ty vàng Phú...

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu lo ngại đề xuất của Bộ Công Thương

Các thương nhân phân phối, bán lẻ xăng dầu cho rằng, việc Bộ Công Thương đề xuất thương nhân phân phối không được mua hàng lẫn nhau vô hình trung biến những doanh nghiệp này rơi vào vị thế phụ thuộc, làm thuê cho các thương nhân đầu mối. Doanh nghiệp bán lẻ lo bị thâu tóm Nhóm doanh nghiệp phân phối, thương nhân bán lẻ xăng dầu vừa tiếp tục có văn bản kiến nghị gửi Bộ trưởng Công Thương...

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch khai thác hàng hóa phục vụ Tết tăng trung bình từ 7%-25% tùy từng mặt hàng so với Kế hoạch phục vụ Tết năm 2024 nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Nhu cầu mua sắm những tháng cuối năm và Tết Nguyên đán thường tăng cao, vì vậy để bình ổn thị trường, các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh đang tích cực triển khai kế hoạch thu mua,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất