Powered by Techcity

Tăng cường trách nhiệm trong cải cách hành chính

Với quan điểm “cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, CCHC, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh chỉ có điểm bắt đầu, không có điểm kết thúc”, Quảng Ninh là địa phương duy nhất trong cả nước đưa mục tiêu CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Từ đó, tập trung xây dựng nền hành chính tỉnh ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, năng động, công khai, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả.

Cải cách từ bộ máy đến con người cụ thể

Tỉnh Quảng Ninh luôn xác định CCHC là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị – xã hội và muốn nâng cao hiệu quả của nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) thì cần cải cách bộ máy hành chính để hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tốt hơn. Chính vì thế, những năm qua, tỉnh tích cực thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2025, đặc biệt là nhiệm vụ “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội; phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; giảm chi thường xuyên và góp phần cải cách chính sách tiền lương”.

Lãnh đạo Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh và Thanh tra tỉnh giám sát hoạt động công vụ qua hệ thống camera. Ảnh: Song Hà

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện rà soát, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trong hệ thống chính trị. Trong đó, kiện toàn các mô hình thí điểm và thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh theo quy định. UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng Đề án tự chủ và đã ban hành các quyết định phê duyệt Đề án tự chủ của 228 đơn vị (6 ĐVSN thuộc UBND tỉnh; 64 ĐVSN thuộc các sở, ngành; 158 ĐVSN cấp huyện). Cùng với đó, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng và thực hiện Đề án Vị trí việc làm trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh; phê duyệt Đề án vị trí việc làm của 36 đơn vị…

Ngày 14/3/2024, Quảng Ninh đã tổ chức tổng kết thí điểm 10 năm thực hiện mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Qua đó, tỉnh đã đánh giá cao hiệu quả của mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công trong việc nâng cao kết quả CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chất lượng thực thi chính sách, pháp luật của tỉnh. Đồng thời, báo cáo, đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ và các cơ quan Trung ương liên quan xem xét, chỉ đạo về mô hình Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh theo hướng tiếp tục duy trì trực thuộc UBND tỉnh như hiện nay; đề xuất thí điểm chuyển nhiệm vụ kiểm soát TTHC thuộc Văn phòng UBND tỉnh về tổ chức, thực hiện tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh để thực hiện đồng bộ, một đầu mối trong thực hiện cải cách TTHC.

Đồng chí Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ, khẳng định: “Những kết quả mang tính toàn diện của hoạt động mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh và cấp huyện của Quảng Ninh đã thể hiện tinh thần đi đầu, dám đổi mới và quyết tâm chính trị rất cao của tỉnh trong suốt 10 năm xây dựng chính quyền địa phương liêm chính, kiến tạo, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ người dân, doanh nghiệp, xã hội ngày càng tốt hơn và kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển. Những kết quả đạt được cũng là minh chứng rõ nét cho việc thí điểm thực hiện mô hình này của tỉnh Quảng Ninh là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế và được cả nước học tập, nhân rộng. Thực tiễn ở Quảng Ninh cũng là cơ sở quan trọng để Cục tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế một cửa thủ tục liên thông trong giải quyết TTHC. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, công chức viên chức của Trung tâm HCC các cấp cũng đã có sự trưởng thành”.

Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh nằm trong quần thể khối các cơ quan hành chính của tỉnh tại phường Hồng Hà (TP Hạ Long). Ảnh: Song Hà

Bên cạnh đó, nhằm góp phần đạt mục tiêu xây dựng một nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm đến việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tỉnh đã đưa ra nhiều chính sách, nội dung mới nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực nói chung và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói riêng. Điển hình là Đề án “Phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”; Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 25/11/2021 của Tỉnh ủy xác định chủ đề năm 2022 là “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”; Nghị quyết số 35/2021/NQ-HĐND ngày 27/8/2021 của HĐND tỉnh về việc quy định chính sách thu hút, đào tạo học sinh, sinh viên học tại Trường Đại học Hạ Long, Trường Cao đẳng Việt – Hàn, Trường Cao đẳng Y tế giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 220/2019/NQ-HĐND ngày 7/12/2019 quy định về chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng 68, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn bản khu phố chịu tác động do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; sắp xếp thôn, bản, khu phố thuộc tỉnh…

Song song với đó, tỉnh cũng quan tâm tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao để tạo nguồn cán bộ trẻ. Trong đó, dành ít nhất 50% chỉ tiêu tuyển dụng mới để tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là các trường hợp sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ. Theo đó, trong 2 năm 2021-2022, đã tuyển dụng được 7 công chức có trình độ Thạc sĩ và 8 công chức có trình độ Đại học loại Giỏi; 2 viên chức được tuyển dụng theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP. Ngày 22/12/2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 312/KH-UBND tuyển dụng công chức vào làm việc tại các cơ quan hành chính tỉnh năm 2023, trong đó cũng dành 50% chỉ tiêu nguồn nhân lực chất lượng cao theo yêu cầu của tỉnh không bao gồm các vị trí việc làm đặc thù; hiện đã tiến hành xong thi vòng 1 và xét tuyển nhân lực chất lượng cao.

Cán bộ các sở, ban, ngành thường trực tại Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh, giải quyết TTHC trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.

Tỉnh đã dày công chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính, kỷ cương, dấn thân, sáng tạo. Hàng năm, tỉnh đều ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trong đó giao rõ nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị, địa phương, đề cao vai trò của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung của CCHC. Thông qua các nhiệm vụ được giao, định kỳ hàng tháng, hàng năm, tỉnh và các sở, ngành, địa phương đều tổ chức đánh giá kết quả công tác CCHC, phân tích các chỉ số. Qua đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương sẽ nắm bắt được thông tin kết quả đã đạt được và chỉ ra các tồn tại, hạn chế, nguyên nhân để chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu quả công tác, kịp thời tháo gỡ các “điểm nghẽn”, những vướng mắc, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. 

Đặc biệt, năm 2023, nhằm tiếp tục đổi mới phương thức đánh giá cán bộ theo hướng xuyên suốt, đa chiều, lấy chất lượng, sản phẩm đầu ra để làm thước đo đánh giá, gắn đánh giá cá nhân với tập thể, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 30/2023/QĐ-UBND ngày 20/11/2023 Quy định về đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, tỉnh đã triển khai đồng bộ quy định về tỷ lệ đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” không vượt quá 20% trong tổng số “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảm dần nhưng thực chất hơn, sát với mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và người được đánh giá.

Ngày 14/3/2023, Đoàn giám sát Ban Pháp chế - HĐND TP Móng Cái giám sát về việc triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số năm 2021-2022. Ảnh: Trung tâm TT&VH Móng Cái
Ngày 14/3/2023, Đoàn giám sát Ban Pháp chế – HĐND TP Móng Cái giám sát về việc triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số năm 2021-2022. Ảnh: Trung tâm TT&VH Móng Cái

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm thực hiện, tỉnh đã ban hành và triển khai Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nhận thức về chuyển đổi số năm 2022, 2023; Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2022-2025; Kế hoạch bồi dưỡng đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; đề xuất nội dung triển khai Đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại chỗ, kết hợp tăng cường tri thức trẻ trong phát triển bền vững khu vực biên giới. Đồng thời, hàng năm UBND tỉnh đều ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm trong toàn hệ thống chính trị để triển khai đồng bộ, hiệu quả. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong 3 năm 2021-2023 là 16.104 lượt học viên, tổng kinh phí 31 tỷ đồng (Năm 2021: 6.695 lượt học viên, kinh phí 13,8 tỷ đồng; năm 2022: 5.333 lượt học viên, kinh phí 9,46 tỷ đồng; năm 2023: 4.076 lượt học viên, kinh phí 7,7 tỷ đồng).

Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát

Cùng với việc cải cách bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, Quảng Ninh đặc biệt quan tâm, chú trọng triển khai công tác kiểm tra, giám sát CCHC. Qua đó phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các nội dung chưa thực hiện tốt. Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND tỉnh, MTTQ tỉnh và các tổ chức chính trị của tỉnh thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát trực tiếp theo địa bàn, lĩnh vực công tác được phân công, tuyên truyền, vận động quần chúng và giám sát, phản biện xã hội, tạo sự đồng thuận trong cơ quan, đơn vị, nhân dân trong tổ chức thực hiện Nghị quyết, đồng thời qua đó, chỉ đạo, phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc, đồng hành với doanh nghiệp. Định kỳ 6 tháng, 9 tháng, hàng năm, tỉnh tổ chức đánh giá kết quả công tác CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, triển khai nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo.

Hằng năm, tỉnh đều tổ chức các Hội nghị đánh giá, phân tích các chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS, PAPI cấp tỉnh và công bố kết quả xếp hạng Chỉ số CCHC, chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ cơ quan hành chính Nhà nước, Chỉ số hiệu quả quản trị cấp huyện, mức độ Chính quyền điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh. Qua đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương nắm bắt được thông tin kết quả đã đạt được và những nội dung chưa thực hiện tốt để chỉ ra các tồn tại, hạn chế, nguyên nhân để chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, kịp thời tháo gỡ các “điểm nghẽn”, những vướng mắc, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, gắn với giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, địa phương, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng, điểm số, thứ hạng của các chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS, PAPI.

Cán bộ Trung tâm Hành chính công TP Hạ Long hướng dẫn người dân việc tiếp nhận và giải quyết TTHC. Ảnh: Hoàng Nga

Từ năm 2021 đến nay, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã kiểm tra, giám sát trong công tác CCHC, kiểm tra đột xuất, không báo trước tại Trung tâm Hành chính công các cấp, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã của một số địa phương trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã chủ trì tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quyết định 1108/QĐ-TU ngày 6/7/2023 kiểm tra giám sát một số cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số, CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao lực cạnh tranh cấp tỉnh, phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển sản phẩm chủ lực, xây dựng thương hiệu… Theo đó, Đoàn giám sát đã tổ chức giám sát đối với cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy 4 địa phương (Hạ Long, Móng Cái, Vân Đồn và Đầm Hà) và 4 sở, ngành (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ và Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư).

Đồng thời, UBND tỉnh đã chỉ đạo giao các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh thực hiện kiểm tra thường xuyên, đột xuất trong đó chú trọng các nội dung: Việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính; Công tác cải cách hành; Việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Theo đó, hàng năm UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh đều ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác CCHC và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, chỉ đạo triển thực hiện kiểm tra thực hiện kỷ luật kỷ cương hành chính, kiểm tra đột xuất việc giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp. Kết quả, từ năm 2021 đến nay, Sở Nội vụ – cơ quan thường trực CCHC của tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức 7 cuộc kiểm tra về thực hiện kỷ luật kỷ cương hành chính tại 150 lượt cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh (Năm 2021 tổ chức 2 cuộc kiểm tra tại 39 cơ quan, đơn vị, địa phương; Năm 2022 tổ chức 2 cuộc kiểm tra tại 21 cơ quan, đơn vị; Năm 2023 tổ chức 2 cuộc kiểm tra tại 71 cơ quan, đơn vị và năm 2024 tổ chức 1 cuộc tại 18 cơ quan, đơn vị); 03 cuộc kiểm tra về công tác CCHC tại 13 cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh; 3 cuộc kiểm tra đột xuất về giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính và việc thực hiện quy định về bãi bỏ yêu cầu nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú tại 27 lượt cơ quan, đơn vị. Cụ thể: Năm 2021 thực hiện 2 đơn vị: Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Năm 2022 thực hiện kiểm tra tại 5 đơn vị: Ban Quản lý Khu kinh tế, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh; Ban Quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long; các đơn vị, phòng ban thuộc UBND TP Hạ Long và UBND TX Quảng Yên; Năm 2023 thực hiện kiểm tra tại 06 sở, ngành, địa phương: Sở Công Thương, Sở Ngoại vụ, UBND thành phố Uông Bí, UBND huyện Vân Đồn, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư và Ban Quản lý Vịnh Hạ Long và 24 đơn vị thuộc 2 địa phương.

Căn cứ báo cáo kết quả của Đoàn kiểm tra, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương chấn chỉnh, chỉ đạo rà soát khắc phục các tồn tại, hạn chế mà đoàn kiểm tra đã chỉ ra, đặc biệt trong giải quyết các hồ sơ tổ chức công dân đã nộp trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của tỉnh, Cổng dịch vụ công quốc gia chưa được tiếp nhận và giải quyết, tình trạng yêu cầu bổ sung thành phần hồ sơ ngoài quy định trong quá trình giải quyết TTHC, những trường hợp trễ hẹn, hoặc để xảy ra tình trạng cán bộ, công chức gây khó dễ cho công dân khi đến giải quyết TTHC.

Người dân nộp hồ sơ TTHC trực tuyến. Ảnh: Ngọc Trâm

Tổ công tác PCI của tỉnh lập báo cáo hàng tháng theo dõi, đánh giá chất lượng cải thiện môi trường đầu tư PCI, DDCI của các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh, trong đó, chỉ rõ tồn tại, hạn chế và khuyến nghị các giải pháp khắc phục bảo đảm sự chuyển biến tích cực qua các tháng theo đúng phương châm “Từ xa – Từ sớm – Từ cơ sở”.

Việc thực hiện kỷ luật kỷ cương hành chính được thực hiện thường xuyên, hàng năm UBND tỉnh đều ban hành các văn bản chỉ đạo thành lập các Đoàn kiểm tra đột xuất và chuyên đề thực hiện kiểm tra tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Qua kiểm tra, các đơn vị, địa phương đã thực hiện nghiêm túc quy định về thời giờ làm việc; tập trung giải quyết kịp thời các TTHC cho người dân, tổ chức trên địa bàn. Đồng thời, nhằm tiếp tục quán triệt, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của cán bộ, công chức, viên chức, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 6/9/2023 về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao trách nhiệm trong xử lý công việc tại các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc tỉnh.

Những nỗ lực này đã mang đến những thành tựu quan trọng trong CCHC của tỉnh Quảng Ninh. Đến nay, tỉnh là địa phương duy nhất trong cả nước duy trì 7 năm liên tiếp giữ vị trí quán quân PCI; 5 năm liên tiếp dẫn đầu chỉ số SIPAS; 6 năm dẫn đầu chỉ số PAR Index. Quảng Ninh được trung ương đánh giá là địa phương đi đầu, có nhiều đổi mới, sáng tạo trong CCHC, khẳng định sự hội tụ niềm tin, đánh giá hài lòng ngày càng cao của người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư. Theo VCCI, năm 2023, Quảng Ninh ghi dấu ấn rõ rệt trong việc giảm thiểu gánh nặng hành chính cho doanh nghiệp, khi chỉ số thành phần “Chi phí thời gian” đạt 8,54 điểm, cao nhất cả nước. Cùng với đó, Quảng Ninh tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, với chỉ số thành phần “Hỗ trợ doanh nghiệp” đạt 7,72 điểm, đứng thứ 2 toàn quốc. Tỉnh còn đứng thứ 3 cả nước về nỗ lực cắt giảm gánh nặng chi phí không chính thức cho doanh nghiệp, với chỉ số thành phần “Chi phí không chính thức” đạt 7,72 điểm. 

Đồng chí Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết: Tỉnh Quảng Ninh luôn xác định trên hành trình cải cách, những nỗ lực phải đến hằng ngày, không tự chủ quan, tự thỏa mãn với kết quả đã đạt được, mà luôn nhận diện kịp thời những mâu thuẫn trong thực tiễn quản lý, khó khăn, thách thức của người dân và doanh nghiệp để tìm cách tháo gỡ, giải quyết theo phương châm “cái gì không đo lường được thì không quản trị được”, “cái gì không đo lường được thì không thay đổi được” để tiếp tục quyết liệt triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa các quy định thủ tục hành chính; thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện để phát triển kinh tế số và xã hội số, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến… 



Nguồn

Cùng chủ đề

Chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật

Nhằm bảo đảm nguồn cung thực phẩm có nguồn gốc động vật chất lượng, an toàn trong dịp trước, trong và sau Tết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Văn bản số 560/BNN-TY gửi ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chấn chỉnh công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất...

Phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Ngày 15/1, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức phiên họp thứ 9 đánh giá kết quả triển khai công tác cải cách hành chính năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2025. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, chủ trì phiên họp. Dự tại điểm cầu Quảng Ninh có đồng chí...

‘Chuyển đổi số không chỉ là cơ hội mà là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp’

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số đã và đang khẳng định vai trò động lực chủ chốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội. Ngày 15/1, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì tổ chức thường niên Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI...

Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tinh gọn hiệu quả, tăng tốc bứt phá

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương đã đánh giá cao kết quả đạt được trong năm, với 15 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch. Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại trụ sở Chính phủ với điểm cầu 63 tỉnh, thành...

Bộ Công Thương: Vụ 3.000 tấn giá ủ hóa chất là trách nhiệm của ngành nông nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định như trên khi được hỏi. Thông tin được đưa ra tại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương diễn ra chiều 7-1, do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì. Trách nhiệm của ngành nông nghiệp Về trách nhiệm của cơ quan quản lý trong vụ việc phát hiện gần 3.000 tấn giá ủ chất cấm được bán trên thị trường, trong hệ thống siêu thị, Thứ trưởng Tân...

Cùng tác giả

Vì sao NSƯT Tân Nhàn, divo Tùng Dương được kết nạp vào Hội nhạc sĩ Việt Nam?

NSND Phạm Phương Thảo, NSND Hà Thủy, NSƯT Tân Nhàn, ca sĩ Tùng Dương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Hội Nhạc sĩ Việt Nam vừa tổ chức tổng kết và ra mắt Tạp chí điện tử Âm nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Đức Trịnh - Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho biết vừa kết nạp thêm nhiều hội viên, là những nghệ sĩ nổi tiếng như ca sĩ Tùng Dương, NSƯT Tân Nhàn,...

Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

Giá xăng giảm, dầu tăng từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính. Giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) giảm 80 đồng, về 21.140 đồng một lít. E5 RON 92 cũng hạ160 đồng, còn 20.590 đồng. Ngược lại, các mặt hàng dầu tăng 410-570 đồng một lít, kg. So với cách đây 7 ngày, dầu diesel tăng 410 đồng, lên 20.190 đồng. Dầu hỏa và mazut lần lượt có giá...

TP Uông Bí kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng 3/2 (1930 – 2025), 60 năm Bác Hồ thăm Uông Bí 2/2 (1965-2025)

Ngày 23/1, TP Uông Bí long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng 3/2 (1930 - 2025), 60 năm Bác Hồ thăm Uông Bí 2/2 (1965-2025) và trao huy hiệu Đảng dịp 3/2. Dự buổi lễ có đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh. Tại buổi lễ các đại biểu đã cùng nhau ôn lại chặng đường vẻ vang 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam....

Tạo “luồng khí mới” để doanh nghiệp nội vươn lên làm chủ “sân chơi” xuất khẩu

Dù đạt được kết quả ấn tượng, song xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào khối FDI. Theo các chuyên gia, cần tạo ra "luồng khí mới" để doanh nghiệp nội vươn lên khẳng định mình. Doanh nghiệp FDI vẫn "lấn át" Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ, liên tục rút ngắn thời gian để đạt những kỷ lục mới. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tồn tại không rủi ro, xuất khẩu...

Ra mắt phim “Bộ tứ báo thủ”: Hai hoa hậu Kỳ Duyên và Tiểu Vy nhận nhiều lời khen về diễn xuất

Phim Tết “Bộ tứ báo thủ” của đạo diễn Trấn Thành đã có buổi ra mắt khán giả Hà Nội tại Galaxy Mipec Long Biên với đầy đủ dàn diễn viên, đạo diễn. Hai hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên và Trần Tiểu Vy đã nhận được nhiều lời khen khi lần đầu đảm nhận hai vai diễn dài hơi và có chiều sâu tâm lý. Buổi ra mắt phim có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ tên tuổi...

Cùng chuyên mục

Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

Giá xăng giảm, dầu tăng từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính. Giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) giảm 80 đồng, về 21.140 đồng một lít. E5 RON 92 cũng hạ160 đồng, còn 20.590 đồng. Ngược lại, các mặt hàng dầu tăng 410-570 đồng một lít, kg. So với cách đây 7 ngày, dầu diesel tăng 410 đồng, lên 20.190 đồng. Dầu hỏa và mazut lần lượt có giá...

Tạo “luồng khí mới” để doanh nghiệp nội vươn lên làm chủ “sân chơi” xuất khẩu

Dù đạt được kết quả ấn tượng, song xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào khối FDI. Theo các chuyên gia, cần tạo ra "luồng khí mới" để doanh nghiệp nội vươn lên khẳng định mình. Doanh nghiệp FDI vẫn "lấn át" Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ, liên tục rút ngắn thời gian để đạt những kỷ lục mới. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tồn tại không rủi ro, xuất khẩu...

Tăng cường xử lý vi phạm trong kinh doanh gia súc, gia cầm

Theo Cục Thú y, năm 2024, tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép gia súc và gia cầm qua biên giới vào Việt Nam diễn ra phức tạp làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi. Các cơ quan quản lý chuyên ngành về thú y đã phối hợp với địa phương xử lý tổng số 229 vụ vi phạm với tổng số 91.500...

Phát hiện, xử lý gần 200 vụ gian lận thương mại trước Tết

Thực hiện Kế hoạch số 13/KH-TCQLTT ngày 22/10/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 1004/KH-QLTT, chỉ đạo các Đội QLTT triển khai đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Sau hơn 2 tháng triển khai, toàn Cục đã kiểm tra, xử lý 194 vụ vi phạm, với tổng số tiền hơn 8,1 tỉ đồng. Trong...

Thách thức mới từ các thị trường xuất khẩu nông sản

Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 65 tỷ USD. Tuy nhiên các ngành hàng nông nghiệp cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi mới đây nhiều thị trường liên tiếp đưa ra những thay đổi về quy định đối với hàng nông sản xuất khẩu, yêu cầu các địa phương, người sản xuất, doanh nghiệp phải nhanh chóng cập nhật và tuân thủ. Theo Văn phòng Thông báo và...

Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Xuân 2025 đạt doanh thu trên 11,2 tỷ đồng

Sau 6 ngày diễn ra (từ ngày 17/1 đến hết ngày 22/1, tức ngày 18 đến hết ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 đã thu hút trên 50.000 lượt khách, doanh thu ước đạt trên 11,2 tỷ đồng. Tại hội chợ, nhiều sản phẩm OCOP của Quảng Ninh được người tiêu dùng ưa chuộng và có sức tiêu thụ tốt như: giò chả và lợn Móng Cái; miến dong Bình Liêu;...

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD nhập khẩu ngô

Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD, nhập khẩu ngô các loại, tăng 28,9% khối lượng, tăng 6,07% về kim ngạch nhưng giảm 17,7% về giá so với cùng kỳ. Nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam tăng về lượng và kim ngạch Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam trong năm 2024 đạt gần 12,52 triệu tấn, trị giá trên 3,04 tỷ USD, giá trung bình...

Giá vàng phi mã, USD hạ nhiệt

Sáng nay (23/1), giá vàng trong nước tăng vọt trên mốc 88 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá USD hạ nhiệt. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 86,2 - 88,2 triệu đồng/lượng, tăng 700.000 đồng/lượng so với giá vàng sáng qua. Đây cũng là mức giá niêm yết mua vào - bán ra của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng khác cũng điều chỉnh tăng mạnh...

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng gần 1 triệu đồng/lượng, đạt mức cao nhất 3 tháng

Giá vàng nhẫn hôm nay (22/1) tiếp tục tăng mạnh gần 1 triệu đồng, lên 87,2 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất 3 tháng nay. Theo đó, lúc 10h30 sáng nay, giá vàng nhẫn được Doji niêm yết ở mức 86 - 87,5 triệu đồng/lượng, tăng 800.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng nay. Giá vàng nhẫn được SJC niêm yết ở mức 85,8 - 87,5 triệu đồng/lượng, tăng 600.0000 đồng/lượng. Không chỉ giá vàng nhẫn mà giá vàng miếng...

Thứ trưởng Bộ Công thương kiểm tra công tác đảm bảo cung ứng xăng, dầu trên địa bàn tỉnh

Chiều 22/1, tại TP Hạ Long, đồng chí Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương đã có cuộc kiểm tra công tác đảm bảo cung ứng xăng dầu trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại Công ty Xăng dầu B12 . Cùng đi có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh Quảng Ninh. Để đảm bảo nguồn cung xăng dầu phục vụ nhu cầu của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất