Powered by Techcity

Tăng cường hợp tác lao động Việt Nam-Hàn Quốc ngày càng phát triển thực chất, hiệu quả

Chiều 1/7 (giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Hợp tác lao động Việt Nam-Hàn Quốc do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc tổ chức.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà cho người lao động tiêu biểu Việt Nam tại Hàn Quốc.

Các đại biểu đã trao đổi, đề xuất những giải pháp, kế hoạch hợp tác mới về lao động giữa hai nước, góp phần hiện thực hóa những mục tiêu chung mà hai nước cùng xác định và tương xứng với mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hàn Quốc.

Theo các báo cáo, ý kiến tại Diễn đàn, số lượng lao động Việt Nam sang Hàn Quốc tăng nhanh hàng năm và hiện Việt Nam thuộc nhóm dẫn đầu trong số những nước phái cử lao động sang Hàn Quốc (khoảng 66 nghìn lao động).

Nhiều lao động Việt Nam sau khi làm việc tại Hàn Quốc, học tập và tích lũy được nhiều kiến thức, kỹ năng trong môi trường làm việc tốt, có khả năng ngoại ngữ và tác phong làm việc chuyên nghiệp đã quay trở về Việt Nam khởi sự kinh doanh thành công.

Số lượng lao động Hàn Quốc làm việc tại Việt Nam cũng tăng nhanh hàng năm (gần 20 ngàn lao động), đứng đầu và chiếm trên 16% tổng số lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (122.660 người). Hầu hết những lao động Hàn Quốc đều có trình độ cao với 7.625 người giữ vị trí quản lý và giám đốc điều hành, chiếm trên 38%; đội ngũ chuyên gia và kỹ thuật trên 11 ngàn người, chiếm gần 62%…

Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu tại diễn đàn.

Tại Diễn đàn, Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nêu rõ, hợp tác về lao động với Hàn Quốc đã được 32 năm, trở thành một trong những trọng tâm hợp tác hai nước. Hiện có khoảng 120 nghìn lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc. Nhiều lao động Việt Nam trở về từ Hàn Quốc đã nỗ lực trở thành chủ doanh nghiệp. Thời gian tới, Bộ trưởng tin rằng hợp tác lao động tiếp tục mở rộng, đi vào ngành nghề chất lượng cao, thực sự là nơi bồi dưỡng kỹ năng, tác phong công nghiệp, góp phần đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa hợp tác toàn diện theo chỉ đạo của Lãnh đạo cấp cao hai nước.

Ông Lee Woo Young, Chủ tịch Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc nhắc đến mối quan hệ lâu dài trong hợp tác lao động giữa hai nước Việt Nam-Hàn Quốc.

Theo ông, lao động Việt Nam có nhiều đóng góp cho phát triển của cả hai quốc gia. Ông cho biết, 20 năm qua, số lượng người lao động Việt Nam nhập cảnh vào Hàn Quốc là hơn 13.000 người, đứng thứ 2 trong số các quốc gia đưa lao động vào Hàn Quốc. Trong số đó, có rất nhiều người Việt đã hoàn thành quá trình lao động ở Hàn Quốc và tiếp tục quay trở lại nước này để làm việc.

Ông Lee Woo Young ví đây là nguồn nhân lực quý giá trong phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Khẳng định chương trình hợp tác lao động với Việt Nam là trọng tâm được Chính phủ Hàn Quốc quan tâm, ông mong hợp tác lao động giữa hai nước ngày càng tốt đẹp. Ông Lee Woo Young cũng mong muốn rút gọn quy trình nhập cảnh của người lao động vào Hàn Quốc; xây dựng cơ chế mới về tuyển chọn lao động…

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại Diễn đàn Hợp tác lao động Việt Nam-Hàn Quốc.

Phát biểu ý kiến tại Diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Diễn đàn hôm nay là sự kiện quan trọng, là cơ hội tốt để chúng ta cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp, kế hoạch hợp tác mới về lao động giữa hai nước, góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hàn Quốc. Thủ tướng cảm nhận được không khí quý mến, tôn trọng nhau, chân thành, tin cậy, hiệu quả cao dành cho nhau của hai nước.

Thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, hình ảnh ấn tượng tại Diễn đàn là 50 lao động Việt Nam đã về nước nhưng được tiếp nhận lại, chứng minh vai trò cần thiết của lao động Việt Nam đối với Hàn Quốc. Điều quan trọng nhất là phía Hàn Quốc hài lòng với lao động Việt Nam, lao động Việt Nam hài lòng với công việc, cuộc sống ở Hàn Quốc. Việt Nam có một cộng đồng gần 300 nghìn người ở Hàn Quốc. Do đó, chúng ta cần phát huy những mặt tích cực trong việc hợp tác lao động.

Thủ tướng nêu rõ, tới đây, quan hệ hai nước đã tốt rồi thì cần phải tốt hơn nữa cả về chính trị, kinh tế, hợp tác đầu tư, an ninh quốc phòng trong đó có lĩnh vực trụ cột là hợp tác lao động. Theo Thủ tướng, Hàn Quốc đang già hoá dân số, thiếu lao động, có nhu cầu ngày càng lớn về lao động trên các lĩnh vực; trong khi Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng, lực lượng lao động dồi dào. Do đó, dư địa và tiềm năng hợp tác rất lớn nhưng chúng ta cần phải nâng cao hiệu quả hợp tác, thay đổi cách làm. Thủ tướng tâm đắc phía Hàn Quốc nói những người có trách nhiệm, chủ thể liên quan phải làm cho người lao động hiện thực hoá ước mơ Hàn Quốc trong quá trình sinh sống, làm việc tại Hàn Quốc. Chúng ta sẽ làm việc này tích cực nhất, hiệu quả nhất, nhân văn nhất. Chúng ta phải có trách nhiệm với nhau để người lao động được tôn trọng, quý mến, cống hiến hết sức mình cho chính bản thân họ, cho quan hệ hai nước.

Thủ tướng nêu rõ, phía Hàn Quốc tiếp tục đi đầu trong việc đào tạo nhân lực quốc tế, trong đó có lao động Việt Nam, nhằm thúc đẩy hoạt động hợp tác về nhân lực hiệu quả, bền vững và mang lại lợi ích cho cả hai bên; đồng thời, đưa các chuyên gia, nhà quản lý có trình độ cao sang công tác, làm việc tại Việt Nam.

Thủ tướng mong tiếp tục tăng hạn ngạch tiếp nhận lao động Việt Nam theo Chương trình cấp phép việc làm (EPS), lao động trong ngành đóng tàu, nông nghiệp, thủy sản tàu cá và mở rộng ngành nghề mới mà Hàn Quốc có nhu cầu (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…); tăng số lượng trúng tuyển trong các kỳ thi tiếng Hàn; tăng cường các biện pháp bảo đảm người lao động xuất cảnh đi làm việc tại Hàn Quốc thông qua các tổ chức, đơn vị có chức năng của Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép.

Tăng cường phối hợp, trao đổi, chia sẻ thông tin với các cơ quan chức năng của Việt Nam như Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Đại Sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc để tạo môi trường thuận lợi, an toàn, thân thiện, hòa hợp văn hóa cho người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc; bảo đảm người lao động được hưởng các lợi ích chính đáng của mình, an tâm làm việc, tuân thủ pháp luật sở tại, từ đó giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật tại Hàn Quốc; đồng thời, thực hiện tốt Hiệp định Bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Điều quan trọng là quyền và lợi ích chính đáng của người lao động được bảo đảm thông qua luật pháp.

Quang cảnh Diễn đàn.

Về phía Việt Nam, ngoài những ngành nghề truyền thống, Việt Nam hướng tới tuyển dụng và phái cử lao động có kỹ năng, có trình độ ở một số lĩnh vực ngành nghề mà Hàn Quốc có thế mạnh cũng như đang tập trung hướng đến như bán dẫn, xe điện, công nghệ sinh học, xe tự lái…

Phía Việt Nam (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với các bộ, ngành, địa phương liên quan phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Đại Sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc) tích cực phối hợp làm việc với các cơ quan chức năng phía Hàn Quốc (như Bộ Tư pháp, Bộ Việc làm và Lao động, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng…) tập trung triển khai thực hiện các cam kết, giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong tình hình mới cho xứng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Tăng cường hỗ trợ việc làm, khởi nghiệp, kết nối cung cầu việc làm cho người lao động làm việc tại Hàn Quốc về nước với các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam; thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nghề, hướng nghiệp cho lao động hồi hương, nhất là nâng cao kỹ năng nghề, trình độ ngoại ngữ; hỗ trợ người lao động hiểu văn hoá, luật pháp sở tại, sớm thích nghi cuộc sống. Cả hai bên đều phải khắc phục nỗ lực, phát triển lao động lành mạnh, an toàn, bình đẳng, văn hoá, văn minh, bảo đảm nhân văn.

Trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, Việt Nam cam kết luôn lắng nghe, đồng hành, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, người lao động nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp, người lao động Hàn Quốc đầu tư kinh doanh, làm việc, học tập hiệu quả, lâu dài và bền vững tại Việt Nam. Việt Nam coi thành công của các bạn cũng chính là thành công của mình.

Đối với lao động Việt Nam đang làm việc và học tập tại Hàn Quốc, Thủ tướng đề nghị quán triệt tinh thần học tập là suốt đời, cha ông ta đã dạy “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, “Đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”, “Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn, sắt kia mài mãi cũng còn nên kim”, Thủ tướng mong rằng người lao động phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mong thời gian sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc sẽ là những kỷ niệm đẹp khó quên, có nhiều ấn tượng với bạn bè Hàn Quốc; các bạn sẽ tận dụng tốt cơ hội quý báu này để trau dồi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm; học tập phong cách và thái độ làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp của người dân Hàn Quốc để khi trở về Việt Nam, các bạn sẽ trở thành những doanh nhân giỏi, những người lao động có kỹ năng, những công dân tiêu biểu góp phần vào sự phát triển của quê hương, đất nước cũng như mối quan hệ tốt đẹp Việt Nam-Hàn Quốc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu tại Diễn đàn.

Thủ tướng nhắn nhủ, người lao động cần ý thức về trách nhiệm đối với chính mình, với gia đình, với xã hội và hai đất nước, chấp hành tốt pháp luật của Hàn Quốc, tránh những việc tiêu cực, tệ nạn xã hội. Lao động Việt Nam cần cư xử đúng văn hóa của người Việt Nam đó chính là yêu lao động, yêu hòa bình và cần yêu đất nước Hàn Quốc mà ta đến làm việc – coi Hàn Quốc như quê hương thứ hai của mình, thể hiện bằng kết quả, sản phẩm của người lao động; góp phần quảng bá hình ảnh của đất nước, văn hóa, con người Việt Nam ra với bạn bè quốc tế và với các bạn Hàn Quốc. Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc chính là những chiếc cầu nối hai quốc gia, hai dân tộc hướng đến một tương lai cùng phát triển và cùng thịnh vượng.

Với quyết tâm cao, nỗ lực lớn của hai bên, trên nền tảng Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hàn Quốc, Thủ tướng tin tưởng rằng, hợp tác kinh tế, lao động sẽ tiếp tục là trụ cột quan trọng trong quan hệ song phương, đồng thời là động lực để đưa mối quan hệ giữa hai nước lên tầm cao mới vì sự thịnh vượng chung.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, “khó mấy cũng phải làm”

Nhấn mạnh mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025 là yêu cầu tất yếu để thực hiện các mục tiêu trăm năm của đất nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định "khó mấy cũng phải làm, không làm không được", đồng thời đề ra hàng loạt giải pháp trọng tâm nhằm tạo đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội. Quyết tâm vượt khó, đưa đất nước tiến lên Chiều 14/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn SK, Hàn Quốc

Chiều 14/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Chey Tae-won, Chủ tịch Tập đoàn SK kiêm Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc (KCCI). Đây là Tập đoàn kinh tế đa ngành nghề có giá trị vốn hóa thị trường gần 200 tỷ USD, đứng thứ hai tại Hàn Quốc và thuộc top 100 tập đoàn lớn nhất toàn cầu và đã đầu tư khoảng 3,5 tỷ USD vào...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Tập đoàn SK, Hàn Quốc

Chiều ngày 14/2, tại trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Chủ tịch Tập đoàn SK kiêm Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại (KCCI), Hàn Quốc Chey Tae-won. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh Chủ tịch Tập đoàn SK thăm và làm việc tại Việt Nam; đánh giá cao những thành quả đạt được của Tập đoàn SK trong quá trình đầu tư kinh doanh tại Việt...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Lào

Chiều 13/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Tại cuộc tiếp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc mừng đồng chí Thongsavanh Phomvihane được Quốc hội Lào phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao; bày tỏ tin tưởng với bề dày kinh nghiệm về đối ngoại, đồng chí Thongsavanh Phomvihane sẽ hoàn thành xuất sắc...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo Samsung Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam và người kế nhiệm Na Ki Hong, thảo luận về chiến lược đầu tư và phát triển của Samsung tại Việt Nam. Chiều 12/2, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam và người kế nhiệm là ông Na Ki Hong, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn ông Choi Joo Ho đã đóng...

Cùng tác giả

Kỳ vọng về những quyết sách đóng vai trò nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

Quốc hội sẽ xem xét thông qua 7 Nghị quyết nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển KT-XH của đất nước và các cơ chế, chính sách đặc thù đối với một số dự án, công trình. Trong bốn ngày qua (12-15/2), trên tinh thần khẩn trương, các đại biểu Quốc hội tham dự Kỳ họp bất thường lần thứ 9 đã xem xét, thảo luận tại tổ, tại hội trường nhiều...

Bộ Công Thương tính tăng mua điện từ Trung Quốc, Lào tới 2030

Bộ Công Thương dự kiến tăng nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào lần lượt thêm 3.000 MW và 2.500 MW đến năm 2030, cao hơn 1,5-5 lần so với quy hoạch hiện nay. Chính phủ dự kiến tăng trưởng hai chữ số trong những năm tới, để sớm đạt mục tiêu thành nước thu nhập cao vào 2045. Với mục tiêu này, nhu cầu tăng trưởng điện mỗi năm khoảng 12-14%. Tại dự thảo lấy ý kiến về Quy hoạch...

Nhà đầu tư lỗ hơn 2 triệu đồng/lượng vàng sau một tuần

Giá vàng giảm 1 triệu đồng/lượng trong phiên giao dịch sáng nay, cộng với chênh lệch mua - bán, khiến nhà đầu tư lỗ hơn 2 triệu đồng chỉ sau một tuần. Cụ thể, nếu mua vàng trong phiên gia dịch ngày 9/2, bán ra vào phiên hôm nay 16/2, người mua vàng lỗ hơn 2 triệu đồng/lượng. Trả lời phỏng vấn Báo điện tử VTC News sáng 16/2, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, những ngày...

Nam thần Kpop bị tai nạn giao thông, tạm dừng mọi hoạt động

Một nam thần Kpop nổi tiếng đã gặp tai nạn xe buýt dẫn đến gãy tay và phải hủy bỏ toàn bộ lịch trình làm việc sắp tới. Cộng đồng fan Kpop toàn cầu không khỏi bàng hoàng trước thông tin thành viên Felix của nhóm nhạc đình đám Stray Kids gặp tai nạn giao thông. Tờ Korea Boo ngày 16/2 đưa tin, vụ việc xảy ra khi nam thần tượng đang trên đường trở về nhà sau lịch trình gặp...

Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hai bên biên giới

Quảng Ninh là địa phương duy nhất cả nước có cả đường biên giới trên bộ, trên biển và đường hàng không với Trung Quốc, đây là điều kiện thuận lợi giúp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu (XNK). Trên nền tảng hữu nghị truyền thống Việt Nam - Trung Quốc, thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường các hoạt động gặp gỡ, trao đổi, phối hợp với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây,...

Cùng chuyên mục

Kỳ vọng về những quyết sách đóng vai trò nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

Quốc hội sẽ xem xét thông qua 7 Nghị quyết nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển KT-XH của đất nước và các cơ chế, chính sách đặc thù đối với một số dự án, công trình. Trong bốn ngày qua (12-15/2), trên tinh thần khẩn trương, các đại biểu Quốc hội tham dự Kỳ họp bất thường lần thứ 9 đã xem xét, thảo luận tại tổ, tại hội trường nhiều...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Lựa chọn công nghệ phải “đi tắt, đón đầu”

Phát biểu tại phiên họp tổ theo chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ chín của Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, lựa chọn công nghệ phải chọn công nghệ hiện đại, tiên tiến, phải "đi tắt, đón đầu", nếu không sẽ tụt hậu so với thế giới. Nếu chỉ lựa chọn công nghệ, máy móc giá rẻ (theo quy định của Luật Đấu thầu) chúng ta sẽ trở thành bãi rác công nghệ. Tiếp tục...

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho ý kiến vào một số nội dung luật, nghị quyết quan trọng

Tiếp tục kỳ họp bất thường lần thứ 9, ngày 15/2, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường để cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi); đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Trong phiên thảo luận sáng về dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi), qua thảo luận, đa...

Chủ tịch nước: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu

Chủ tịch nước lưu ý các địa phương cần tiếp tục thực hiện tốt chính sách dân tộc; đảm bảo quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc. Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”...

Thông cáo báo chí số 4, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Thứ Bảy, ngày 15/2/2025, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG * Nội dung 1 Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Tại phiên thảo luận có 19 lượt đại biểu Quốc hội...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Muốn tăng trưởng 8% phải dựa vào khoa học, công nghệ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay và xa hơn là tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030, cần dựa vào nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 15/2, sau khi nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một...

Thủ tướng: 5 “cơ chế đặc biệt” để gỡ vướng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội sáng 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thì cần có các cơ chế, chính sách đặc biệt, chứ không chỉ là đặc thù. Sáng 15/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính...

Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác cửa khẩu, đối ngoại tại BĐBP Quảng Ninh

Ngày 15/2, tại Quảng Ninh, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn, đã kiểm tra, nắm tình hình công tác quản lý cửa khẩu, đối ngoại tại BĐBP Quảng Ninh. Tham gia đoàn công tác có các đồng chí: Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy...

Tăng số lượng thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang Bộ

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị tăng thêm số lượng Thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang Bộ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác bố trí, sắp xếp cán bộ. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1402/NQ-UBTVQH15 về việc tăng thêm số lượng Thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị tăng...

Nghị quyết về bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1403/NQ-UBTVQH15 phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về bộ máy làm việc của Viện. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về bộ máy làm việc của Viện, gồm: Ủy ban Kiểm sát; Văn phòng; Vụ Công tố và Kiểm sát...

Tin nổi bật

Tin mới nhất