Powered by Techcity

Tăng cường điều hành ngân sách nhà nước

Để đảm bảo cân đối thu chi ngân sách địa phương, góp phần hoàn thành toàn diện các chi tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2024, Quảng Ninh tiếp tục tăng cường công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo của UBND tỉnh, tổng thu ngân sách nhà nước ước thực hiện quý I đạt: 13.360 tỷ đồng, bằng 25% dự toán trung ương giao, bằng 24% dự toán tỉnh giao, bằng 103% kịch bản quý I, bằng 93% cùng kỳ. Các khoản thu tính vào GRDP là 6.513 tỷ đồng, bằng 27% kế hoạch đầu năm. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu quý I năm ước đạt 4.200 tỷ đồng, bằng 2% dự toán, bằng 150% kịch bản quý I, bằng 104% cùng kỳ. Thu nội địa quý I đạt 9.160 tỷ đồng, bằng 22% dự toán, bằng 90% kịch bản quý I, bằng 89% cùng kỳ; có 9/16 khoản thu dự kiến đạt tốc độ bình quân; về thuế, phí có 10/13 địa phương dự kiến đạt tốc độ bình quân trên 25% và 6/13 địa phương có số thu tiền sử dụng đất theo kế hoạch. Như vậy, đánh giá cơ bản các khoản, thu ngân sách từ thuế, phí hoàn thành kế hoạch đặt ra nhờ các khoản thu có tiến độ thu tốt như từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, thuế thu nhập cá nhân, các loại phí, lệ phí.

Các lực lượng chức năng tại khu vực Lối mở Cầu phao tạm Km3+4 Hải Yên huy động đủ quân số, đảm bảo hoạt động thông quan hàng hóa XNK nhanh gọn. Ảnh: Song Hà
Các lực lượng chức năng tại khu vực Lối mở Cầu phao tạm Km3+4 Hải Yên huy động đủ quân số, đảm bảo hoạt động thông quan hàng hóa XNK nhanh gọn. Ảnh: Song Hà

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý thu ngân sách nhà nước vẫn còn những hạn chế, bất cập, có 7/16 khoản thu không hoàn thành tốc độ thu bình quân gồm: Thu từ khu vực DNNN do Trung ương quản lý (23%); Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (8%); Tiền sử dụng đất (8%); Tiền thuê mặt đất, mặt nước (7%); Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, vùng trời, vùng biển (5%);Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác (12%); Thu khác ngân sách (20%). 7/13 địa phương (Hạ Long; Cẩm Phả; Uông Bí; Quảng Yên; Vân Đồn; Đầm Hà; Bình Liêu) dự kiến có số thu tiền sử dụng đất thấp do trong quý I các địa phương đang tập trung rà soát kỹ lưỡng danh mục dự án thu năm 2024, thẩm định tính pháp lý trước khi xây dựng phương án giá đất và hoàn thiện thủ tục thuê đơn vị tư vấn giá đất đối với các dự án đã đảm bảo thủ tục; mặt khác mặc dù thị trường có dấu hiệu hồi phục, song nhìn chung còn trầm lắng, kém sôi động, ảnh hưởng đến kết quả đấu giá.

Về chi ngân sách, tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện quý I đạt: 4.172 tỷ đồng, bằng 16% dự toán, bằng 132% cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển cân đối ngân sách ước đạt: 2.000 tỷ đồng, bằng 146% cùng kỳ, cụ thể: Ngân sách cấp tỉnh ước đạt 1.200 tỷ đồng, bằng 20% kế hoạch vốn, bằng 181% cùng kỳ; ngân sách cấp huyện, xã ước đạt: 800 tỷ đồng, bằng 9% kế hoạch vốn, bằng 113% cùng kỳ; Chi thường xuyên ước đạt 2.712 tỷ đồng, bằng 17% dự toán, bằng 123% cùng kỳ. Tiến độ giải ngân vốn ngân sách nhà nước (cả chi đầu tư và chi thường xuyên) về cơ bản đảm bảo tiến độ theo kế hoạch, vượt cùng kỳ 2023. Nguyên nhân do đã giao dự toán chi tiết cho từng đơn vị, địa phương ngay từ đầu năm; các đơn vị, địa phương đã chủ động chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để giải ngân ngay từ đầu năm.

Đơn vị nhà thầu thi công Dự án tuyến đường nối cầu Vân Đồn 3 đến Khu tái định cư xã Đoàn Kết (Vân Đồn).
Đơn vị nhà thầu thi công Dự án tuyến đường nối cầu Vân Đồn 3 đến Khu tái định cư xã Đoàn Kết (Vân Đồn).

Để hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương năm 2024, Quảng Ninh sẽ tiếp tục phát huy vai trò, hoạt động của Tổ công tác đặc biệt để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tiếp  tục phát huy vai trò của Tổ công tác đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước. Cùng với đó, tập trung thu các khoản thu có tiến độ tốt trong quý I (thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; thu từ khu vực ngoài quốc doanh; thuế thu nhập cá nhân; các loại phí, lệ phí). Rà soát các nguồn thu phát sinh, nắm chắc đối tượng nộp ngân sách trên địa bàn, lĩnh vực để có giải pháp thu phù hợp, hiệu quả, khai thác các nguồn thu còn dư địa, tiềm năng (kinh doanh trên nền tảng số, thương mại điện từ, dịch vụ giải trí, ăn uống…). Tỉnh cũng tập trung xử lý, tháo gỡ khó khăn trong việc xây dựng giá đất, đấu giá, giao đất, triển khai thực hiện dự án, đẩy mạnh thu tiền sử dụng đất, xây dựng kế hoạch cụ thể về thu tiền sử dụng đất của từng dự án…

Song song với đó, nâng cao hiệu quả quản lý điều hành thu chi ngân sách, tổ chức thực hiện dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024 theo dự toán được giao, đảm bảo phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị, địa phương sử dụng ngân sách đúng thời hạn và quy định. Tập trung thực hiện giải ngân cả vốn đầu tư công và thường xuyên theo chỉ đạo tại các Nghị quyết, Chương trình của Trung ương và địa phương ngay từ đầu năm, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.



Nguồn

Cùng chủ đề

Chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật

Nhằm bảo đảm nguồn cung thực phẩm có nguồn gốc động vật chất lượng, an toàn trong dịp trước, trong và sau Tết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Văn bản số 560/BNN-TY gửi ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chấn chỉnh công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất...

Tăng cường việc quản lý, sử dụng đất công

Công tác quản lý, sử dụng đất đai những năm qua từng bước được triển khai hiệu quả, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, tình trạng lãng phí và vi phạm trong quản lý, sử dụng đất công vẫn gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Ðảng, Chính phủ đề ra. Luật...

Tăng cường kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa

Từ nay đến cuối năm, nhiều chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng sẽ được triển khai nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa. Doanh thu thị trường nội địa tăng trưởng chậm lại Theo Bộ Công Thương, nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước phục hồi, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng của ngành thương mại dịch vụ từ đầu năm...

Tăng cường và củng cố tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào

Ngày 5/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp thân mật đồng chí Saleumxay Kommasith, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đang thăm, làm việc tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh đồng chí Saleumxay Kommasith và đoàn đại biểu Chính phủ Lào sang thăm làm việc tại Việt Nam trong vai trò Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương...

Tăng cường xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu đạt kết quả tích cực

Công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu tiếp tục đạt kết quả tích cực, giúp xuất nhập khẩu nửa đầu năm 2024 phục hồi tốt và tăng trưởng cao. Nhiều hoạt động xúc tiến thương mại được triển khai Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, với sự phục hồi của thị trường thế giới, các đơn hàng xuất khẩu gia tăng nên hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá trong nửa đầu năm...

Cùng tác giả

Đổi mới tư duy về lĩnh vực y tế, chú trọng công tác phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 -27/2/2025), sáng 24/2, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Bộ Y tế về kết quả thực hiện công tác y tế trong thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới. Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Lê...

Giá vàng trở lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng

Trưa nay 24-2, giá vàng miếng SJC đã quay lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng sau khi giá vàng thế giới tăng trở lại. Lúc 12h trưa, giá vàng thế giới tăng lên 2.940 USD/ounce, quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng giá vàng thế giới tương đương 91 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới tăng đã kéo giá vàng trong nước đi lên. Công ty SJC sáng nay niêm yết giá bán vàng miếng SJC ở mức 91,8...

Đoàn học viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tìm hiểu thực tế tại Quảng Ninh

Ngày 24/2, đoàn thực tế lớp Cao cấp Lý luận chính trị K75.A08, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, do PGS.TS Đặng Quang Định, Viện trưởng Viện Triết, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn có chương trình làm việc tại tỉnh Quảng Ninh về nghiên cứu mô hình xây dựng khối đại đoàn kết, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tại tỉnh Quảng Ninh. Làm...

Phổ biến, tuyên truyền Luật Địa chất và Khoáng sản

Ngày 24/2, Đoàn ĐBQH tỉnh, Hội đồng phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than & Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã phối hợp tổ chức hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Địa chất và Khoáng sản được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nghiêm Xuân Cường, Phó...

Năm 2025, Mỹ vẫn là thị trường hứa hẹn của ngành gỗ

Năm 2024, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu đạt 16,3 tỷ USD, vượt mục tiêu 15,2 tỷ USD đề ra. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, với 8,17 tỷ USD tăng 24,6% (tương đương 1,61 tỷ USD) và chiếm 56% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Đây cũng là động lực lớn, dự báo giữ đà tăng trưởng cho cả năm 2025. Theo đánh giá của...

Cùng chuyên mục

Giá vàng trở lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng

Trưa nay 24-2, giá vàng miếng SJC đã quay lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng sau khi giá vàng thế giới tăng trở lại. Lúc 12h trưa, giá vàng thế giới tăng lên 2.940 USD/ounce, quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng giá vàng thế giới tương đương 91 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới tăng đã kéo giá vàng trong nước đi lên. Công ty SJC sáng nay niêm yết giá bán vàng miếng SJC ở mức 91,8...

Năm 2025, Mỹ vẫn là thị trường hứa hẹn của ngành gỗ

Năm 2024, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu đạt 16,3 tỷ USD, vượt mục tiêu 15,2 tỷ USD đề ra. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, với 8,17 tỷ USD tăng 24,6% (tương đương 1,61 tỷ USD) và chiếm 56% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Đây cũng là động lực lớn, dự báo giữ đà tăng trưởng cho cả năm 2025. Theo đánh giá của...

Siết chặt quản lý chất lượng sầu riêng

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tháng 1/2025, ngành rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu 416 triệu USD, giảm 11,3% so với tháng 12/2024 và giảm 5,2% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do xuất khẩu sầu riêng sụt giảm khi Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần siết chặt việc quản lý chất lượng sầu riêng từ khâu trồng,...

Tháng đầu năm, 6 mặt hàng tỷ USD được Việt Nam nhập khẩu là gì?

Tháng đầu năm, Việt Nam cũng đã nhập khẩu nhiều nhóm mặt hàng có giá trị cao trên tỷ USD nhưng chủ yêu là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Nhập khẩu 6 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD Thống kê mới nhất của Bộ Công Thương, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 01/2025 đạt 30,06 tỷ USD, giảm 14,1% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,89 tỷ USD, giảm 22,2%;...

Trung Quốc tăng mua cua Cà Mau

Trước Tết Nguyên đán, giá cua gạch Cà Mau tại vựa lên tới 1,1 triệu đồng một kg nhờ nhu cầu tiêu dùng tại Trung Quốc bùng nổ. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết kim ngạch xuất khẩu cua sang Trung Quốc trong tháng 1 đạt 18,5 triệu USD, cao gấp 18 lần so với cùng kỳ năm trước. Theo các doanh nghiệp, sự tăng trưởng này đến từ nhu cầu tiêu dùng...

Đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng tiến độ

Từ ngày 1/1/2025, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh bắt đầu truy cập vào phần mềm Tổng kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính để triển khai nhập dữ liệu kiểm kê tài sản. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và tỉnh, cùng với các địa phương, các sở, ngành trong tỉnh đang nỗ lực thực hiện tổng kiểm kê, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng tiến độ đặt ra. Sở GD&ĐT hiện...

Chính phủ họp về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Ngày 23/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII). Dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Ninh có đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan. Điều chỉnh Quy hoạch điện...

Quyết liệt các giải pháp cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025 là quyết tâm lớn của Chính phủ, đặt ra yêu cầu thực hiện những giải pháp đồng bộ, quyết liệt từ chính sách, tháo gỡ điểm nghẽn kinh tế và hỗ trợ nhanh cho doanh nghiệp. "Hiến kế" tăng trưởng Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, Đề án bổ sung phát triển kinh tế xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng...

Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép HRC từ Trung Quốc

Theo quyết định của Bộ Công Thương, hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế 19,38-27,83%, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ khi ban hành và áp dụng trong vòng 120 ngày. Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc, với mức thuế dao động từ 19,38-27,83%. Trong khi đó, thép HRC nhập từ Ấn...

Kỳ vọng những động lực tăng trưởng mới

Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt 14%, cao hơn 2% so với mức Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương. Đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay của Quảng Ninh. Quyết tâm thực hiện mục tiêu này, toàn bộ hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân đang đồng lòng, nỗ lực hết mình. Đặc biệt để đóng góp vào sự tăng trưởng GRDP của...

Tin nổi bật

Tin mới nhất