Powered by Techcity

Tại sao lại phải phân biệt tiêu chuẩn giữa hàng xuất nhập khẩu và hàng nội địa?

Vừa qua, nhiều doanh nghiệp Việt có sản phẩm bị tuýt còi vì vi phạm luật an toàn thực phẩm của nước sở tại nhưng vẫn đạt tiêu chuẩn trong nước khiến người tiêu dùng hoang mang. Các doanh nghiệp cho biết, sản phẩm đó là hàng nội địa không dành cho thị trường này khiến nhiều người nghĩ phải chăng tiêu chuẩn hàng nội địa thấp hơn hàng xuất khẩu? Người tiêu dùng cần hiểu vấn đề này thế nào cho đúng để tránh hoang mang?

Sự khác nhau giữa hàng nội địa, hàng xuất khẩu và hàng xách tay

Hiện nay, hàng hóa của nhà sản xuất thường được chia thành 2 dạng hàng nội địa và hàng xuất khẩu. Vậy hai loại hàng hóa này phân biệt thế nào? Có khác nhau về tiêu chuẩn?

Hàng nội địa là những hàng hóa được sản xuất để tiêu thụ và phục vụ cho nhu cầu của người dân chỉ ở quốc gia đó. Những mặt hàng này được sản xuất trực tiếp ở trong nước đó, cũng có thể sản xuất ở nước khác (nhân công rẻ hơn, nguyên liệu nhiều hơn) nhưng vẫn được chuyển về quốc gia đó và thông qua khâu kiểm soát chất lượng chặt chẽ mà nước đó đặt ra.

Còn hàng xuất khẩu là những mặt hàng vẫn được kiểm soát chất lượng chặt chẽ, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của nước đó; đồng thời, đạt những chỉ số đặc thù mà nước tiếp nhận hàng xuất khẩu đó yêu cầu. Những sản phẩm xuất khẩu được kiểm soát chất lượng của đất nước tiêu thụ, đáp ứng những yêu cầu của nước đó đặt ra.

Hàng xuất khẩu còn được chia thành hàng xuất khẩu tiểu ngạch và xuất khẩu chính ngạch. Hàng xuất khẩu tiểu ngạch là hình thức trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa người dân sinh sống ở gần biên giới giữa hai nước có đường biên giới liền kề nhau. Khi tham gia vào hình thức kinh doanh này, các cá nhân vẫn phải đóng thuế và chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng hàng hóa, kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn… bởi các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi thông quan.

Nhập khẩu chính ngạch là hình thức giao thương, mua bán quốc tế được tiến hành hợp pháp dựa theo quy định pháp luật của từng nước nhập khẩu, trong đó, nước nhập khẩu và nước xuất khẩu có chung đường biên giới với nhau. Toàn bộ những mặt hàng khi nhập khẩu chính ngạch đều phải đóng thuế theo quy định pháp luật và được kiểm tra kỹ lưỡng. Các khâu kiểm tra đều được thực hiện và cấp phép bởi các cơ quan chuyên ngành và phải công khai xuất xứ, nguồn gốc đến cơ quan hải quan cùng với chứng từ của hàng hóa.

Nhập khẩu chính ngạch là hình thức nhập khẩu phù hợp nhất đối với những công ty, doanh nghiệp có nhu cầu mua hàng hóa với số lượng lớn. Hình thức này sẽ đảm bảo được tính pháp lý đầy đủ, minh bạch cho hàng hóa nhập vào.

Đứng giữa hàng nội địa và hàng xuất khẩu thì còn có một loại hàng hóa vẫn lưu thông trên thị trường là hàng xách tay. Hàng xách tay là hàng được mua trực tiếp tại các siêu thị hay các cửa hàng tại quốc gia có sản phẩm ấy và vận chuyển theo hành lý của người bay hoặc gửi cargo. Những sản phẩm này cũng chịu sự kiểm tra gắt gao về chất lượng theo quy định của nước đó.

Như vậy có thể hiểu hàng nội địa hay hàng xuất khẩu đều được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và phải bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, mỗi nước lại có những quy định khác nhau về tiêu chuẩn nên hàng nhập khẩu và hàng nội địa sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau.

Vì sao tiêu chuẩn hàng nội địa và hàng xuất khẩu lại khác nhau?

Như đã nói ở trên, hàng nội địa là những hàng hóa được sản xuất để tiêu thụ chỉ ở quốc gia đó, dành riêng cho người dân quốc gia đó còn hàng xuất khẩu vẫn là hàng được nước đó sản xuất, vẫn qua khâu kiểm soát chất lượng nhưng với tiêu chuẩn chất lượng của nước tiêu thụ, không dùng để tiêu thụ tại đó mà xuất khẩu qua các nước khác. Bao bì trên sản phẩm thường xuất hiện ngôn ngữ khác.

Tương tự như các mặt hàng khác, ở mỗi quốc gia, mặt hàng thực phẩm cũng được kiểm soát bởi những tiêu chuẩn khác nhau nhưng đều phải bảo đảm chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Sở dĩ có điều này vì việc xây dựng quy chuẩn an toàn thực phẩm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc thù của mỗi quốc gia như: thời tiết, khí hậu, môi trường, sức khỏe con người… nên rất khó so sánh để nói luật an toàn quốc gia này gắt hơn luật quốc gia kia. Do đó, trước khi sản xuất mặt hàng thực phẩm để xuất khẩu sang một quốc gia, các doanh nghiệp phải tìm hiểu và phân tích rất kỹ lưỡng quy chuẩn kỹ thuật an toàn thực phẩm của quốc gia mục tiêu để điều chỉnh sản phẩm của mình sao cho phù hợp.

Tương tự tiêu chuẩn giữa hàng nội địa và hàng xuất khẩu cũng vậy. Hàng nội địa không được chấp nhận ở một nước nào đó không có nghĩa tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của hàng nội địa thấp hơn nước đó mà do không đáp ứng đúng những tiêu chí mà nước đó đặt ra.

Thực tế, nếu doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch vào nước đó thì đa số đều tìm hiểu trước tiêu chuẩn và sản xuất hàng theo tiêu chuẩn của nước đó. Vậy tại sao vẫn có những trường hợp sản phẩm bị “tuýt còi” ở nước sở tại phải thu hồi. Tìm hiểu từ các doanh nghiệp thì được biết đây nhiều khi là hàng sản xuất cho thị trường nội địa nhưng lại bị các công ty mang đi phân phối ở nước ngoài hoặc thông qua con đường xách tay dẫn đến không hợp quy với tiêu chuẩn của nước sở tại.

Tóm lại, không thể so sánh tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm của hàng xuất khẩu cao hơn hàng nội địa vì chung quy lại, các quy chuẩn kỹ thuật an toàn thực phẩm của các nước đều có điểm chung là ban hành để phù hợp đặc thù của quốc gia đó và bảo đảm tối ưu nhất sức khỏe của người tiêu dùng.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiếp cận tốt hơn với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bổ sung quy định về hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật là cơ sở pháp lý để xây dựng, cập nhật, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia thống nhất từ Trung ương đến địa phương, qua đó tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiếp cận tốt hơn với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Bổ sung...

Tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy chưa theo kịp tốc độ phát triển KT-XH

Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, Bộ Công an sẽ phối hợp với các ngành chức năng tổng rà soát, kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy để đánh giá thực trạng, đưa ra giải pháp giảm thiểu thiệt hại. Chiều 21/8, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn về nhóm lĩnh vực thứ hai, gồm các lĩnh vực: tư pháp; nội...

Trái cây Việt thích ứng những tiêu chuẩn thị trường xuất khẩu

Nông sản Việt Nam đã xuất khẩu trên 180 thị trường trên thế giới. Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng, song yêu cầu về an toàn thực phẩm của các thị trường ngày càng chặt chẽ hơn. Cùng với đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, ngành chức năng và các địa phương tích cực triển khai xây dựng, phát triển và chuẩn hóa các chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản, thực phẩm an...

Quy định rõ tiêu chuẩn, điều kiện của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Sáng 15/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Tham gia hỗ trợ theo sự hướng dẫn, phân công, chỉ đạo trực tiếp của Công an cấp xã Theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở do Chủ...

Đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu mới: Thách thức với doanh nghiệp Việt

Các doanh nghiệp, ngành hàng xuất khẩu đang phải đối mặt với nhiều thách thức, những tiêu chuẩn ngày càng cao của người tiêu dùng và thị trường. Những đòi hỏi mới từ thị trường quốc tế Kinh tế thế giới vẫn đang tiếp đà suy thoái. Nhu cầu của người dân đối với các mặt hàng không thiết yếu như: dệt may, da giày, đồ gỗ cũng giảm theo. Trong khi đây lại là các mặt hàng xuất khẩu chủ...

Cùng tác giả

Hà Anh Tuấn nói về nhận xét ‘chỉ phục vụ người có tiền’

Hà Anh Tuấn phủ nhận chỉ làm nhạc để phục vụ người có tiền. Bên cạnh đó, anh cho biết bản thân tiếc nuối khi chưa thể mời học sinh, sinh viên đến nghe nhạc của mình. Hà Anh Tuấn sắp tổ chức concert ở TP.HCM. Trong buổi gặp gỡ truyền thông vào ngày 6/1, nghệ sĩ phản hồi ý kiến cho rằng show nhạc của anh chỉ phục vụ đối tượng khán giả thượng lưu. "Tôi bị oan. Nếu nói...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trịnh Thị Minh Thanh dự sinh hoạt chi bộ Cơ quan Đảng ủy Khối các cơ quan...

Sáng 7/1, đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã dự sinh hoạt Chi bộ Cơ quan Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh. Tại buổi sinh hoạt, Chi bộ Cơ quan Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã thông tin về tình hình thời sự, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh và Đảng ủy Khối; tuyên truyền, quán triệt các văn bản chỉ đạo...

Chính phủ họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025

Ngày 7/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025 để thảo luận, cho ý kiến vào 7 nội dung gồm các luật, nghị quyết của Quốc hội, trong đó nhiều nội dung liên quan hoàn thiện pháp luật, đồng bộ với việc sắp xếp tổ chức bộ máy. Theo chương trình tại phiên họp, Chính phủ xem xét, cho ý kiến vào: Dự án Luật Tổ chức...

Điểm đến hấp dẫn của vốn FDI toàn cầu

Liên tục từ năm 2022 đến nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam luôn duy trì con số hơn 20 tỷ USD/năm, cho thấy dòng vốn ngoại tiếp tục đi vào thực chất và ngày càng có nhiều dự án đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ cao. Từ dòng chảy vốn FDI vào Việt Nam, quý IV/2024, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp...

Không còn nhận ra Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài khi lên phim 3D

Vẫn có Dế Mèn, Dế Trũi, Tổng Cóc, Ếch Cốm… nhưng khi xem phim 3D Dế Mèn: Cuộc phiêu lưu tới xóm Lầy Lội, bạn đọc sẽ thấy một phiên bản hoàn toàn khác. Lấy cảm hứng từ tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài, phim Dế Mèn: Cuộc phiêu lưu tới xóm Lầy Lội dự định ra mắt mùa hè này. Đây cũng là lần đầu tiên Dế Mèn lên màn ảnh rộng. Chiều 6/1,...

Cùng chuyên mục

Điểm đến hấp dẫn của vốn FDI toàn cầu

Liên tục từ năm 2022 đến nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam luôn duy trì con số hơn 20 tỷ USD/năm, cho thấy dòng vốn ngoại tiếp tục đi vào thực chất và ngày càng có nhiều dự án đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ cao. Từ dòng chảy vốn FDI vào Việt Nam, quý IV/2024, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp...

Xuất nhập khẩu tăng đột phá ở nhiều thị trường trọng điểm

Năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các thị trường đối tác như: Hoa Kỳ, Indonesia, Philippines... tăng trưởng đột phá, lập nhiều kỷ lục mới. Kim ngạch xuất nhập khẩu lập kỷ lục mới Số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê công bố ngày 6/1/2025 cho biết, tính chung cả năm 2024, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 786,29 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng...

Thu gần 190.000 tỷ đồng từ thuế thu nhập cá nhân

Số thu từ thuế thu nhập cá nhân năm 2024 ước khoảng 189.000 tỷ đồng, vượt dự toán cả năm khoảng 30.000 tỷ, theo Tổng cục Thuế. Năm nay, ngành tài chính dự kiến số thu từ thuế thu nhập cá nhân khoảng 160.000 tỷ đồng. Song theo thông tin từ Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), số thu từ thuế thu nhập cá nhân cả năm ước thực hiện là 189.000 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ...

CLB Đầu tư và khởi nghiệp Quảng Ninh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tối 6/1, trên du thuyền Luna Ha Long Cruise, CLB Đầu tư và khởi nghiệp Quảng Ninh đã tổ chức tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Năm 2024, CLB Đầu tư và khởi nghiệp Quảng Ninh đã có nhiều hoạt động hỗ trợ và kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp,  kết nối ngoại giao, xúc tiến thương mại. Trong đó, CLB Đầu tư và khởi nghiệp Quảng Ninh đã tổ chức chương trình cà...

Phát triển các khu công nghiệp sinh thái để thu hút vốn FDI

Đến năm 2030, dự kiến có khoảng 40-50% số tỉnh, thành phố chuyển đổi các khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái và 8-10% số địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới để từng bước lập kế hoạch xây dựng và thu hút ngành nghề đầu tư. Thực tế cho thấy, các khu công nghiệp phát triển theo hướng bền vững đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Văn Diện làm việc với nhà đầu tư

Ngày 6/1, đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã có buổi tiếp, làm việc với bà Ngô Tĩnh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương (Trung Quốc) để thống nhất, triển khai một số kế hoạch nghiên cứu, đầu tư tại Quảng Ninh. Tại buổi làm việc, bà Ngô Tĩnh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương bày tỏ vui mừng được quay trở lại Quảng...

Xuất khẩu gỗ hướng đích 18 tỷ USD năm 2025

Năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt 16,25 tỷ USD, vượt kỷ lục cũ được xác lập năm 2022. Triển vọng xuất khẩu 2025 dự báo tích cực và hướng đích 18 tỷ USD. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vượt mốc lịch sử Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, trong quý IV/2024, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,5 tỷ USD,...

TP Móng Cái: Xuất nhập khẩu khí thế mới thắng lợi mới

Ngay ngày đầu năm mới 2025, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) qua địa bàn TP Móng Cái sôi động, tạo nên khí thế mới thắng lợi mới, báo hiệu một năm khởi sắc. Trong ngày đầu năm mới (1/1/2025), tại Cửa khẩu quốc tế Móng Cái, khu vực cầu Bắc Luân I và lối mở cầu phao Km3+4 Hải Yên/cặp chợ biên giới Đông Hưng (Trung Quốc) vẫn duy trì làm việc bình thường. Luồng thông quan người xuất,...

Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội tỉnh năm 2024

Ngày 6/1, tại TP Hạ Long, Cục Thống kê Quảng Ninh đã tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội tỉnh năm 2024. Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2024 của Quảng Ninh tăng 8,42%, đứng thứ 6 trong vùng Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 20 cả nước. Quy mô GRDP theo giá hiện hành ước năm 2024 đạt 347,5...

Đầm Hà: 36 hộ gia đình, cá nhân nhận quyết định giao khu vực nuôi biển

Chiều 6/1, UBND huyện Đầm Hà tổ chức hội nghị trao quyết định giao khu vực nuôi biển cho 36 hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện.  Theo đó, hạn mức mặt nước cấp phép cho các hộ dân nuôi trồng có diện tích mỗi ô là 625m2, thời hạn giao trong vòng 15 năm tại khu vực Thoi Dây, xã Tân Lập, huyện Đầm Hà. Những hộ dân này là đối tượng sinh kế được giao khu vực...

Tin nổi bật

Tin mới nhất