Powered by Techcity

Sửa thuế thu nhập cá nhân: Bộ Tài chính cần lắng nghe nhiều hơn

Câu chuyện giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân một lần nữa lại nóng lên khi có tới 16 bộ và địa phương đồng loạt đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh lên gấp rưỡi so với hiện nay với lý do mức giảm trừ gia cảnh đã quá lạc hậu.

Một số quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành sau nhiều năm áp dụng đã bộc lộ một số bất cập, không còn phù hợp với tình hình hiện nay – Ảnh: T.T.D.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều chuyên gia cho rằng việc dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân thay thế sẽ được Quốc hội thảo luận vào kỳ họp tháng 10-2025, thông qua vào kỳ họp tháng 5-2026, có thể áp dụng từ năm 2027 là quá lâu. Bởi từ năm 2020 đến hết năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng gần 16% và sẽ đạt mức 20% vào cuối năm 2025. Nếu phải chờ đến năm 2027 mới điều chỉnh, nhiều người làm công ăn lương đang phải còng lưng gánh thuế, dù thu nhập không đủ trang trải cuộc sống.

Ngán ngẩm khoản “khoán” giảm trừ gia cảnh

Chị Nguyên (quận Gò Vấp, TP.HCM) cho hay thu nhập của gia đình chị mỗi tháng vào khoảng 30 triệu đồng nhưng không dư ra được đồng nào vì giá cả liên tục leo thang trong thời gian qua. Mức giảm trừ cho con chị là 4,4 triệu đồng/tháng nhưng riêng tiền học hằng tháng cho mỗi bé khoảng 5 triệu đồng, chưa tính các chi phí khác như ăn uống, mua sắm dụng cụ học tập, giải trí cuối tuần.

Chính vì không dư ra nên cứ mỗi khi đến đầu năm học là gia đình vô cùng áp lực, phải “giật gấu vá vai” vì hàng loạt khoản chi phí như mua sắm đồng phục, tiền cơ sở vật chất đầu năm, quỹ phụ huynh, quỹ lớp… Những khoản chi đó dù rất chính đáng không được tính giảm trừ mà cơ quan thuế “khoán” chung trong khoản 4,4 triệu đồng/tháng.

“Chưa kể chúng tôi vẫn đi thuê nhà mỗi tháng là 7 triệu đồng nhưng cũng không được kê khai để giảm trừ. Nhiều tháng không dư ra đồng nào, thậm chí phải vay tạm vài triệu đồng trang trải nhưng tôi vẫn phải còng lưng nộp thuế”, chị Nguyên nói.

Nhiều người nộp thuế lại càng lo khi gần đây chi phí cho cuộc sống lại đắt đỏ thêm. Chị Thúy (quận 12) cho hay sau Tết trở lại TP.HCM đã khá bất ngờ khi đụng mặt hàng nào cũng thấy giá cả nhích lên. Tô phở gần nhà từ 30.000 đồng đã lên 35.000 đồng, ổ bánh mì cũng từ 20.000 đồng lên 22.000 đồng, gói xôi từ 12.000 đồng lên 15.000 đồng…

“Không chỉ ở TP.HCM, Tết vừa qua về quê chồng ở Bình Dương tôi cũng chóng mặt vì giá cả đã thiết lập mặt bằng giá mới từ bao giờ. Trong khi lương không tăng suốt mấy năm qua, thậm chí còn giảm và mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân vẫn giữ nguyên khiến người làm công ăn lương như tôi rất đau đầu khi tính toán chi phí cho cuộc sống”, chị Thúy bức xúc và đề nghị cần sớm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cũng như kéo giãn bậc thuế để người làm công ăn lương dễ thở hơn.

Theo báo cáo tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân của Bộ Tài chính, tỉ trọng số thu từ thuế thu nhập cá nhân trong tổng thu ngân sách đã liên tục tăng từ mức 5,33% năm 2011 lên hơn 9% năm 2023, trở thành sắc thuế tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước đứng thứ ba trong hệ thống thuế, chỉ sau thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Theo luật sư Trần Xoa – giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, số thu từ tiền công, tiền lương chiếm đến 60 – 70% trong tổng số thu của thuế thu nhập cá nhân và đây là nguồn thu quan trọng nhất trong 10 loại thu nhập chịu thuế. “Do vậy dễ hiểu vì sao suốt thời gian qua người làm công ăn lương kêu rất nhiều nhưng đến nay Bộ Tài chính vẫn viện nhiều lý do để trì hoãn việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh nhằm giảm bớt gánh nặng cho người nộp thuế”, ông Xoa nói.

Vật giá ngày càng leo thang khiến cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn hơn – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Biểu thuế lũy tiến tạo gánh nặng về thuế

Một nội dung quan trọng được Bộ Tài chính định hướng sửa đổi là sẽ giảm số bậc thuế trong biểu thuế lũy tiến từng phần xuống dưới bảy bậc so với hiện nay nhằm giảm gánh nặng về thuế đối với người có thu nhập từ tiền công, tiền lương. Trong thực tế, nhiều nước cũng giảm số bậc thuế như Indonesia và Philippines giảm còn năm bậc với các mức thuế suất từ 5-35%. Malaysia cũng giảm từ 11 bậc xuống còn chín bậc từ năm 2024…

Theo bà Huyền Nguyễn – phó tổng giám đốc Công ty CP tư vấn EY Việt Nam, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới duy trì số bậc thuế thấp như Hong Kong, Úc, Indonesia đều có năm bậc. Do đó để giảm gánh nặng cho người nộp thuế cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương, ngoài việc nâng mức giảm trừ gia cảnh và giảm số bậc thuế, luật thuế sửa đổi cần xem xét nâng phần thu nhập tính thuế ở các bậc.

“Bởi so sánh với các nước có thu nhập bình quân đầu người tương đương Việt Nam và cùng áp mức thuế suất cao nhất là 35%, ngưỡng thu nhập chịu thuế ở mức thuế suất 35% tại Việt Nam là tương đối thấp. Philippines, Indonesia có mức thuế suất cao nhất cũng là 35% nhưng Indonesia áp dụng với mức thu nhập 5 tỉ rupiah/năm (khoảng 667 triệu đồng/tháng), còn Philippines là 8 triệu peso/năm (khoảng 288 triệu đồng/tháng).

“Trong khi đó ở Việt Nam, phần thu nhập tính thuế chịu thuế suất 35% là trên 80 triệu đồng/tháng trở lên, được áp dụng suốt từ 15 năm nay”, bà Huyền Nguyễn nói và cho biết theo thông tin từ Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân của Việt Nam năm 2009 đạt khoảng 1.120 USD. Đến năm 2023, thu nhập bình quân của Việt Nam đạt khoảng 4.346 USD. Như vậy, từ năm 2009-2023, thu nhập bình quân của Việt Nam đã tăng hơn 3,73 lần.

Thu nhập bình quân tăng lên, số lượng người nộp thuế cũng như số thuế thu nhập cá nhân tăng nhanh đáng kể. Bằng chứng là số thu thuế thu nhập cá nhân tăng rất nhanh. Theo số liệu của Bộ Tài chính, năm 2011 đạt 38.469 tỉ đồng, đến năm 2024 tăng lên 189.000 tỉ đồng.

Do đó, trong góp ý cho biểu thuế lũy tiến từng phần để sửa luật này, Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên đề nghị giảm thuế suất đối với nhóm đối tượng nộp thuế ở ba bậc đầu tiên nhằm giảm gánh nặng cho người nộp thuế. Vì thực tế những người nộp thuế ở bậc thuế 1, 2 và 3 có thu nhập chỉ ở mức đủ để trang trải cuộc sống nhưng thời gian qua vẫn phải gánh thêm khoản thuế thu nhập cá nhân.

Nguồn: Bộ Tài chính – Dữ liệu: Lê Thanh – Đồ họa: TẤN ĐẠT

Không thể chờ đến 2027 mới điều chỉnh giảm trừ gia cảnh

Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều chuyên gia cho rằng việc dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân thay thế sẽ được Quốc hội thảo luận vào kỳ họp tháng 10-2025, thông qua vào kỳ họp tháng 5-2026, có thể áp dụng từ năm 2027 là quá lâu. Theo ông Nguyễn Ngọc Tú – chuyên gia về thuế, với lộ trình này từ nay đến 2027 người nộp thuế tiếp tục mòn mỏi chờ đợi.

Trong khi đó, từ năm 2020 đến hết năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng gần 16%. Và với mức tăng CPI dự kiến trong năm nay, khả năng CPI sẽ chạm ngưỡng 20% là hoàn toàn có thể xảy ra. “Do đó không thể để người nộp thuế chờ đợi thêm nữa. Bộ Tài chính nên sớm báo cáo Chính phủ để sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp”, ông Tú đề xuất.

Trong khi đó, dù đánh giá cao định hướng sửa đổi của Bộ Tài chính là sẽ cho phép cá nhân có thể được trừ một số chi phí thiết yếu như học hành, khám chữa bệnh… trước khi tính thuế thu nhập cá nhân, nhưng bà Huyền Nguyễn cho rằng mức giảm trừ gia cảnh nên được xem xét điều chỉnh hằng năm hoặc ít nhất 2-3 năm một lần theo mức tăng lương cơ sở.

“Ngoài ra cũng có thể xem xét điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo mức tăng lương tối thiểu vùng hoặc mức tăng CPI, thay vì đợi đến khi CPI tăng trên 20% như quy định hiện hành. Ví dụ mức tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1-7-2024 là 6%, mức tăng giảm trừ gia cảnh cũng sẽ là 6%”, bà Huyền Nguyễn gợi ý.

Luật sư Trần Xoa cũng cho rằng hai vấn đề mấu chốt trong điều chỉnh Luật Thuế thu nhập cá nhân với người làm công ăn lương là điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế lũy tiến từng phần. Theo ông Xoa, khi xây dựng Luật Thuế thu nhập cá nhân vào năm 2005-2006, tốc độ tăng CPI hằng năm lên đến hai con số. Do vậy nhiều ý kiến đề nghị quy định CPI tăng 20% sẽ tăng mức giảm trừ gia cảnh vì dự phòng là sau khoảng hai năm CPI sẽ đạt mức tăng như vậy.

Nhưng trên thực tế những năm vừa qua phải mất đến 5-6 năm thì CPI mới đạt mức tăng 20%, sau đó cần thêm 1-2 năm nữa cho các thủ tục đề xuất, điều chỉnh, do vậy mức giảm trừ gia cảnh đã lạc hậu ngay từ khi chưa áp dụng. Chưa kể rổ CPI gồm hơn 700 mặt hàng nhưng trong đó chỉ có 20 – 30 mặt hàng thiết yếu nên sẽ không phù hợp để áp dụng làm căn cứ nhằm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.

“Do vậy thay vì đưa ra một mức cố định thì nên nghiên cứu cách tính cũng như đưa ra căn cứ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh sao cho phù hợp, dễ thực hiện, tránh thiệt thòi cho người nộp thuế cũng như tránh rơi vào vết xe đổ hiện nay. Tương tự như vậy khi điều chỉnh biểu thuế lũy tiến từng phần”, ông Xoa kiến nghị.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ Tài chính: Có thể điều chỉnh giảm trừ gia cảnh cá nhân vào tháng 10

Dự báo CPI sẽ biến động, Bộ Tài chính có kế hoạch báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10. Thuế thu nhập cá nhân gồm thuế từ người làm công ăn lương (chiếm chủ yếu) và cá nhân kinh doanh. Đây là một trong ba sắc thuế trụ cột của ngân sách, bên cạnh thuế thu nhập doanh nghiệp và giá...

Sắp xếp bộ máy Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Giảm 22 đầu mối

Sau khi sắp xếp lại thành Bộ Kinh tế, Tài chính, sẽ giảm tổng số 22/56 đầu mối (giảm 39,3%), gồm 6/6 tổng cục (100%), giảm 11/44 vụ, cục, văn phòng, thanh tra, giảm 5/9 đơn vị thuộc bộ (55,56%). Chiều 11/12, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc họp về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Bộ Tài chính. Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, tổng số đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Kế...

Bộ Tài chính đưa ra ý kiến về việc đánh thuế bất động sản thứ hai

Bộ Tài chính cho rằng, để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất, cần nghiên cứu giải pháp thu thuế đối với nhà nói chung hay thuế đối với sở hữu nhiều nhà, đất nói riêng. Liên quan đến việc đánh thuế bất động sản đối với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà đất, ngày 6/12, Bộ Tài chính cho rằng, để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất, cần nghiên cứu...

Chuyên gia: Nên sửa thuế thu nhập cá nhân ngay năm 2025

Chuyên gia cho rằng 5-7 năm mới điều chỉnh giảm trừ gia cảnh một lần khiến người lao động chịu thiệt thòi, nên "cần sửa ngay trong năm sau để có hiệu lực từ đầu 2026". Chị Hoa là một trong hơn 26 triệu người làm công ăn lương nộp thuế thu nhập cá nhân, tính tới cuối 2023. Theo quy định, họ được trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và...

Sửa thuế thu nhập cá nhân, mức giảm trừ gia cảnh cần nâng lên 16-18 triệu đồng

Theo Bộ Tài chính, mức giảm trừ gia cảnh “quá cao” sẽ đưa chính sách thuế thu nhập cá nhân (TNCN) trở lại “chính sách thuế đối với người có thu nhập cao”. Bộ này cũng đề xuất bổ sung giảm trừ cho các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo. Đề xuất giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh Bộ Tài chính vừa có Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế...

Cùng tác giả

Thông cáo báo chí về chương trình, nội dung Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 12/2/2025 và dự kiến bế mạc vào ngày 19/2/2025 theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. 1. Chương trình, nội dung Kỳ họp Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định các nội dung cụ thể như sau: - Xem xét, thông qua: (1) Luật sửa đổi, bổ sung...

Bộ Công Thương nêu giải pháp ứng phó căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang

Theo Bộ Công Thương, kinh tế Việt Nam-Hoa Kỳ mang tính chất bổ trợ, cơ cấu xuất khẩu và ngoại thương không cạnh tranh trực tiếp mà có sự bổ sung cho nhau, phù hợp với nhu cầu nội tại của mỗi nước. Theo đại diện Bộ Công Thương, thời gian gần đây, thương mại thế giới nổi lên ba xu hướng rõ rệt, đó là “phi toàn cầu hóa” hay phân mảnh trong thương mại quốc tế khiến cho...

H’Hen Niê nhận lời cầu hôn

Hoa hậu H"Hen Niê, 32 tuổi, nhận lời cầu hôn của bạn trai - nhiếp ảnh gia Tuấn Khôi, sau bảy năm yêu. Đại diện của hoa hậu cho biết bạn trai cầu hôn H'Hen Niê tại ngôi nhà cô mua vào năm 2024 ở TP HCM, ngày 10/2. Cô nói khoảnh khắc đánh dấu bước ngoặt cuộc đời của cả hai. Hiện cô chưa tiết lộ thông tin về lễ cưới. Bạn trai hoa hậu tên đầy đủ Nguyễn Tuấn...

Tối 11-2, giá vàng đồng loạt giảm chóng mặt

Cả giá vàng trong nước và thế giới đều đồng loạt lao dốc vào cuối ngày, riêng vàng miếng SJC "bốc hơi" 2,6 triệu đồng trong 1 ngày. Cuối ngày 11-2, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp như SJC, PNJ, Bảo Tín Minh Châu, DOJI niêm yết mua vào 88 triệu đồng/lượng, bán ra 90,5 triệu đồng/lượng, giảm thêm 700.000 đồng so với buổi trưa và giảm tới 2,6 triệu đồng/lượng so với mức kỷ lục 93,1 triệu...

Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây không chỉ là đợt sinh hoạt chính trị to lớn, sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân mà còn là tiền đề để tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết: "TỔ CHỨC TỐT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025-2030" của Tổng Bí...

Cùng chuyên mục

Bộ Công Thương nêu giải pháp ứng phó căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang

Theo Bộ Công Thương, kinh tế Việt Nam-Hoa Kỳ mang tính chất bổ trợ, cơ cấu xuất khẩu và ngoại thương không cạnh tranh trực tiếp mà có sự bổ sung cho nhau, phù hợp với nhu cầu nội tại của mỗi nước. Theo đại diện Bộ Công Thương, thời gian gần đây, thương mại thế giới nổi lên ba xu hướng rõ rệt, đó là “phi toàn cầu hóa” hay phân mảnh trong thương mại quốc tế khiến cho...

Tối 11-2, giá vàng đồng loạt giảm chóng mặt

Cả giá vàng trong nước và thế giới đều đồng loạt lao dốc vào cuối ngày, riêng vàng miếng SJC "bốc hơi" 2,6 triệu đồng trong 1 ngày. Cuối ngày 11-2, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp như SJC, PNJ, Bảo Tín Minh Châu, DOJI niêm yết mua vào 88 triệu đồng/lượng, bán ra 90,5 triệu đồng/lượng, giảm thêm 700.000 đồng so với buổi trưa và giảm tới 2,6 triệu đồng/lượng so với mức kỷ lục 93,1 triệu...

Phát triển nhà ở xã hội: Cần thêm sự hỗ trợ về cơ chế chính sách, nguồn vốn

Theo chuyên gia, việc Nhà nước không đầu tư mà để doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội là chủ trương rất đúng bởi Nhà nước đã hỗ trợ thông qua miễn giảm thuế đất và có chính sách để cho vay lãi suất thấp. Trong bối cảnh nguồn cung nhà ở bình dân vẫn còn thiếu, đặc biệt là khi các luật, chính sách mới liên quan đến nhà ở xã hội đã có hiệu lực thi hành,...

Dòng vốn FDI đổ vào các khu công nghiệp xanh

Các "tổ xanh" được hình thành ngày càng nhiều hơn - chính là vùng "đất lành" để thu hút ngày càng nhiều hơn các "đại bàng" FDI chất lượng. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, vốn đăng ký trong lĩnh vực bất động sản năm 2024 đã đạt hơn 6,3 tỷ USD, tăng 35% so với năm 2023, trong đó mảng bất động sản khu công nghiệp và hậu cần là phân khúc được các nhà đầu tư...

Giá USD ngân hàng vượt 25.600 đồng, cao chưa từng có

Tỷ giá USD hôm nay 11/2/2025 ghi nhận tỷ giá trung tâm tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Giá USD bán ra tại các ngân hàng tăng vượt 25.600 đồng/USD, mức cao nhất lịch sử. Hôm nay (11/2), tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam với đồng USD tiếp tục được điều chỉnh tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam với đồng USD ngày 11/2 là 24.522...

Ngư dân Vân Đồn ra khơi đón “lộc biển” đầu năm

Sau những ngày vui Xuân, đón Tết Ất Tỵ bên gia đình, ngư dân Vân Đồn lại hối hả ra khơi đón “lộc biển” đầu năm mới. Tại Cảng cá Cái Rồng, các tàu thuyền đánh bắt nối đuôi nhau ra khơi, mang theo niềm hy vọng về một năm mới mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy khoang, thuyền về bến an toàn. Huyện Vân Đồn hiện có tổng số 1.335 tàu cá, trong đó có 75 tàu cá...

Giảm trừ gia cảnh theo lương tối thiểu vùng, mức nào phù hợp?

Mức giảm trừ gia cảnh không thể đồng nhất một con số như hiện nay mà cần phải theo khu vực, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của địa phương, khu vực đó. Nhưng căn cứ cơ sở nào để tính toán con số phù hợp? Việc sửa toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân đang được Bộ Tài chính thực hiện dự thảo là điều rất cần thiết, mặc dù lẽ ra điều này cần phải làm...

Giá vàng miếng và nhẫn trơn cùng lập đỉnh mới

Giá vàng trong nước sáng nay biến động mạnh, có thời điểm vượt 93 triệu đồng một lượng trước khi quay đầu giảm gần 1 triệu đồng. Sáng 11/2, các thương hiệu trong nước điều chỉnh giá vàng liên tục theo diễn biến thế giới. 9h15, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) nâng giá vàng miếng lên 90,1 - 93,1 triệu đồng, tăng 1,8 triệu đồng mỗi lượng so với hôm qua. 4 nhà băng quốc doanh cũng...

Vì sao giá heo hơi sau Tết tăng cao nhất kể từ năm 2023?

Khá ổn định trong dịp Tết Nguyên đán nhưng sau Tết, giá heo hơi lại tăng mạnh, hiện lên 73.000 - 75.000 đồng/kg, mức cao nhất kể từ năm 2023. Thông tin với PV Báo điện tử VTC News, ông Nguyễn Thế Chinh - Trưởng ban quản lý chợ đầu mối gia súc, gia cầm Hà Nam - cho biết, sáng 10/2, giá heo hơi tại chợ đầu mối được giao dịch ở mức 74.000 đồng/kg. “Giá heo những ngày sau...

Ngành nhôm, thép xuất khẩu sẽ chịu ảnh hưởng ra sao nếu ông Trump áp thuế 25%?

Trong trường hợp Mỹ áp dụng thuế với toàn bộ hàng hóa nhôm, thép, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội do năng lực sản xuất doanh nghiệp Mỹ chưa đáp ứng ngay nhu cầu. Đó là nhận định của ông Đỗ Ngọc Hưng - tham tán thương mại, trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ - khi trả lời Tuổi Trẻ Online trước việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất