Powered by Techcity

Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường không làm tăng thu ngân sách mà tác động tiêu cực chung tới nền kinh tế.

Áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường là một trong những nội dung được quan tâm tại Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính xin ý kiến và ngày 27/11 vừa qua Quốc hội cũng đã thảo luận ở Hội trường với nhiều ý kiến trái chiều.

Có thể nhận thấy, sau rất nhiều hội thảo góp ý Dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, nước giải khát, dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) trình Quốc hội hầu như không có sự thay đổi so với dự thảo trước đó. Riêng với nước giải khát có đường, theo dự thảo, nước giải khát theo tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml quy định mức thuế suất là 10% do đây là mặt hàng mới bổ sung vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thực tế, xuất phát từ mục đích điều tiết thu nhập, hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng, thuế tiêu thụ đặc biệt là một công cụ quan trọng giúp Nhà nước điều tiết nền kinh tế và tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra, mục đích của thuế tiêu thụ đặc biệt cũng nhằm hạn chế những mặt hàng không khuyến khích sử dụng như: Thuốc lá, rượu bia, đồ uống có đường, sử dụng nhiên liệu xăng, dầu,…

Từ thực tiễn đó, việc Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường nhằm mục đích kiểm soát béo phì, các bệnh lây nhiễm phần nào có thể coi là đề xuất hợp lý, tuy nhiên, không dễ.

Việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường đang có nhiều ý kiến trái chiều. Ảnh: H.M

Việc áp thuế đối với mặt hàng này hiện vẫn tiếp tục được các đại biểu quốc hội, chuyên gia, doanh nghiệp quan tâm. Nhiều ý kiến, kiến nghị không đưa vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%. Bởi chưa đủ cơ sở khoa học chứng minh việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường hiệu quả trong việc kiểm soát tỷ lệ thừa cân, béo phì, tạo ra sự bất bình đẳng giữa các ngành hàng.

Về vấn đề này, nhìn từ quốc tế, hiện đã có hơn 100 quốc gia đánh thuế đối với đồ uống có đường nhằm ngăn chặn tình trạng thừa cân và các bệnh liên quan. Đơn cử, Mexico là một trong những quốc gia tiêu thụ đồ uống có đường cao nhất thế giới và cũng là nước có tỷ lệ người béo phì cao nhất, đã áp thuế 1 Peso (gần 500 đồng) đối với 1 lít đồ uống có đường từ năm 2014. Khoản thuế này đã khiến giá nước giải khát có đường tăng khoảng 11% và giảm 37% số lượng tiêu thụ.

Hay như tại Anh, từ tháng 4/2018 đã đánh thuế hai mức đối với đồ uống có đường. Nếu đồ uống có chứa từ 5 – 8 gram đường/100 ml sẽ phải chịu mức thuế là 0,18 Bảng (gần 6.000 đồng) mỗi lít. Còn tại Thái Lan, quốc gia này đã áp thuế đồ uống có đường từ tháng 9/2017. Nếu đồ uống có trên 14 gram đường/100 ml sẽ chịu thuế lên tới 5 Baht/lít (khoảng 3.500 đồng/lít).

Tuy nhiên, thực tế không phải quốc gia nào cũng thành công trong áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, đồng thời thực tiễn cũng thể hiện, tại các quốc gia như: Thái Lan, Ấn Độ, Na Uy, Phần Lan, Mehico, tỷ lệ thừa cân béo phì vẫn tiếp tục tăng, mặc dù tiêu thụ nước giải khát có đường giảm. Trong khi đó các quốc gia khác như: Nhật Bản, Singapore hay Trung Quốc không áp dụng chính sách thuế này, tỷ lệ thừa cân, béo phì lại được kiểm soát tốt.

Thậm chí, tại Đan Mạch, sau khi áp dụng chính sách thuế nêu trên gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng, bởi khi áp thuế, người Đan Mạch đã sang thị trường khác để mua nước giải khát với giá thấp hơn. Mặt khác, việc áp thuế này đã khiến Đan Mạch giảm 5.000 việc làm. Vì vậy, Chính phủ Đan Mạch đã bỏ thuế đồ uống có đường.

Vậy, câu hỏi đặt ra, nếu áp dụng chính sách thuế đối với đồ uống có đường, khả năng Việt Nam có xảy ra những hệ luỵ tương tự? Trong khi, đề xuất này được đánh giá là “cú sốc” tới ngành sản xuất nước giải khát, làm chậm quá trình phục hồi và tăng trưởng của ngành và các ngành công nghiệp phụ trợ.

Điều đáng nói, về mặt pháp lý, từ năm 2003 đến nay, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đã 5 lần sửa đổi (vào các năm 2003, 2005, 2008, 2014 và 2016). Song, nhiều ý kiến luật sư cho rằng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt càng sửa… càng rối, gây bất ổn cho môi trường pháp lý, thể chế và kinh doanh, tác động tiêu cực doanh nghiệp cũng như nền kinh tế.

Một trong những điểm vướng được nhiều ý kiến nêu ra, nếu chính sách thuế này áp dụng đó là tạo sự không công bằng khi chỉ tập trung vào các sản phẩm đồ uống đóng chai sẵn, trong khi đồ uống pha chế tại chỗ hầu như không được đề cập đến. Theo đó, mục tiêu tăng thuế nhằm hạn chế người tiêu dùng không dùng nước giải khát có đường nhưng có thể làm gia tăng việc người sử dụng các mặt hàng đồ uống sản xuất không chính thức hoặc sản phẩm sản xuất thủ công.

Bên cạnh đó, hiện nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã chuyển đổi sang các sản phẩm đồ uống ít đường hàm lượng dưới 5g nhưng vẫn có độ ngọt sẽ không phải chịu thuế. Như vậy, nếu việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với doanh nghiệp trong nước vô hình chung tạo sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Thậm chí sẽ tạo ra “kẽ hở” lách thuế, trốn thuế.

Cũng theo báo cáo đánh giá tác động kinh tế của thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường do Viện Quản lý kinh tế Trung ương thực hiện vừa qua, nếu áp mức thuế tiêu thụ đặc biệt 10% đối với nước giải khát thì thu ngân sách từ năm thứ hai trở đi mỗi năm sẽ giảm khoảng 4.978 tỷ đồng từ thuế gián thu, chưa kể đến mức giảm tương ứng từ thuế trực thu.

Ngoài ra, chính sách thuế này sẽ không chỉ tác động trực tiếp lên ngành đồ uống mà còn tác động tới 25 ngành trong nền kinh tế và dẫn đến sụt giảm GDP gần 0,5% GDP, tương ứng 42.570 tỷ đồng.

Hiện, dự thảo vẫn tiếp tục được Bộ Tài chính lấy ý kiến và sẽ thông qua tại kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025, song thiết nghĩ, Ban soạn thảo cần đánh giá kỹ lưỡng tác động, các biện pháp thực hiện, cũng như lộ trình phù hợp cho chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường, đảm bảo tính khả thi và công bằng, đồng thời hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp trong nước.

Do đó, việc bổ sung, áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường cần được xem xét, cân nhắc cẩn trọng, đánh giá toàn diện, gắn với các kinh nghiệm quốc tế, cũng như các thứ tự ưu tiên trong quản lý chính sách để chính sách sát với thực tiễn, thực thi.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tạo động lực cho người dân phát triển sản xuất

Thực hiện chủ trương đa dạng hóa nguồn lực để thực hiện tín dụng chính sách xã hội, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm bố trí ngân sách ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh Quảng Ninh để triển khai cho vay. Nguồn vốn ưu đãi từ các chương trình tín dụng chính sách đã được trải dài đến tất cả các thôn, bản, khu phố trên toàn tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển...

Quảng Ninh: Trên 68.000 khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng của bão số 3 được giảm lãi suất

Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3869/QĐ-UBND ngày 27/12/2024 về việc giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn từ nguồn vốn ngân sách tỉnh ủy thác qua Ngân hàng CSXH chi nhánh Quảng Ninh nhằm tiếp tục hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của bão số 3. Theo đó, toàn bộ khách hàng vay vốn các chương trình từ nguồn vốn ngân sách địa...

Xuất khẩu gỗ: Cơ hội và thách thức từ sự thay đổi trong chính sách của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của ngành gỗ Việt Nam. Do đó, các chính sách của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump thời gian tới sẽ tạo ra cơ hội và thách thức đan xen với ngành gỗ. Trong 11 tháng năm 2024, thặng dư của gỗ và sản phẩm gỗ trong đã đạt 12,11 tỷ USD. Mặc dù đem lại giá trị lớn nhưng ngành gỗ Việt Nam cũng đang đối mặt...

Thủ tướng: Ưu tiên cao nhất cho tăng trưởng, chính sách phải ‘cởi trói’ để sản xuất, kinh doanh bung ra

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng chính sách phải nhìn xa, trông rộng, nghĩ lớn, làm lớn, các chính sách phải "cởi trói" để sản xuất kinh doanh bung ra, phục vụ ưu tiên cao nhất là thúc đẩy tăng trưởng, từ đó tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân...

Hoàn thành giải ngân 100% vốn phát triển sản xuất trong tháng 12/2024

Thực hiện Nghị quyết số 216/NQ-HĐND ngày 10/7/2024 của HĐND tỉnh về việc bổ sung, điều chỉnh, phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh năm 2024, cuối tháng 9, UBND tỉnh đã phân bổ gần 288 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp hỗ trợ phát triển sản xuất ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Quảng Ninh để cho vay phát triển sản xuất. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có trên 2.600 người dân...

Cùng tác giả

Đoàn học viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tìm hiểu thực tế tại Quảng Ninh

Ngày 24/2, đoàn thực tế lớp Cao cấp Lý luận chính trị K75.A08, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, do PGS.TS Đặng Quang Định, Viện trưởng Viện Triết, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn có chương trình làm việc tại tỉnh Quảng Ninh về nghiên cứu mô hình xây dựng khối đại đoàn kết, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tại tỉnh Quảng Ninh. Làm...

Phổ biến, tuyên truyền Luật Địa chất và Khoáng sản

Ngày 24/2, Đoàn ĐBQH tỉnh, Hội đồng phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than & Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã phối hợp tổ chức hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Địa chất và Khoáng sản được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nghiêm Xuân Cường, Phó...

Năm 2025, Mỹ vẫn là thị trường hứa hẹn của ngành gỗ

Năm 2024, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu đạt 16,3 tỷ USD, vượt mục tiêu 15,2 tỷ USD đề ra. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, với 8,17 tỷ USD tăng 24,6% (tương đương 1,61 tỷ USD) và chiếm 56% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Đây cũng là động lực lớn, dự báo giữ đà tăng trưởng cho cả năm 2025. Theo đánh giá của...

Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 2/2025

Sáng 24/2, Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 2/2025. Đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND chủ trì cuộc họp. Cùng dự họp có đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Kỳ họp thứ 25 (kỳ họp chuyên đề) dự kiến diễn ra ngày 26/2. Kỳ họp có ý nghĩa quan trọng, nhằm khẩn trương xem xét, quyết định nhiều vấn...

Siết chặt quản lý chất lượng sầu riêng

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tháng 1/2025, ngành rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu 416 triệu USD, giảm 11,3% so với tháng 12/2024 và giảm 5,2% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do xuất khẩu sầu riêng sụt giảm khi Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần siết chặt việc quản lý chất lượng sầu riêng từ khâu trồng,...

Cùng chuyên mục

Năm 2025, Mỹ vẫn là thị trường hứa hẹn của ngành gỗ

Năm 2024, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu đạt 16,3 tỷ USD, vượt mục tiêu 15,2 tỷ USD đề ra. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, với 8,17 tỷ USD tăng 24,6% (tương đương 1,61 tỷ USD) và chiếm 56% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Đây cũng là động lực lớn, dự báo giữ đà tăng trưởng cho cả năm 2025. Theo đánh giá của...

Siết chặt quản lý chất lượng sầu riêng

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tháng 1/2025, ngành rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu 416 triệu USD, giảm 11,3% so với tháng 12/2024 và giảm 5,2% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do xuất khẩu sầu riêng sụt giảm khi Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần siết chặt việc quản lý chất lượng sầu riêng từ khâu trồng,...

Tháng đầu năm, 6 mặt hàng tỷ USD được Việt Nam nhập khẩu là gì?

Tháng đầu năm, Việt Nam cũng đã nhập khẩu nhiều nhóm mặt hàng có giá trị cao trên tỷ USD nhưng chủ yêu là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Nhập khẩu 6 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD Thống kê mới nhất của Bộ Công Thương, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 01/2025 đạt 30,06 tỷ USD, giảm 14,1% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,89 tỷ USD, giảm 22,2%;...

Trung Quốc tăng mua cua Cà Mau

Trước Tết Nguyên đán, giá cua gạch Cà Mau tại vựa lên tới 1,1 triệu đồng một kg nhờ nhu cầu tiêu dùng tại Trung Quốc bùng nổ. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết kim ngạch xuất khẩu cua sang Trung Quốc trong tháng 1 đạt 18,5 triệu USD, cao gấp 18 lần so với cùng kỳ năm trước. Theo các doanh nghiệp, sự tăng trưởng này đến từ nhu cầu tiêu dùng...

Đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng tiến độ

Từ ngày 1/1/2025, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh bắt đầu truy cập vào phần mềm Tổng kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính để triển khai nhập dữ liệu kiểm kê tài sản. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và tỉnh, cùng với các địa phương, các sở, ngành trong tỉnh đang nỗ lực thực hiện tổng kiểm kê, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng tiến độ đặt ra. Sở GD&ĐT hiện...

Chính phủ họp về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Ngày 23/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII). Dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Ninh có đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan. Điều chỉnh Quy hoạch điện...

Quyết liệt các giải pháp cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025 là quyết tâm lớn của Chính phủ, đặt ra yêu cầu thực hiện những giải pháp đồng bộ, quyết liệt từ chính sách, tháo gỡ điểm nghẽn kinh tế và hỗ trợ nhanh cho doanh nghiệp. "Hiến kế" tăng trưởng Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, Đề án bổ sung phát triển kinh tế xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng...

Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép HRC từ Trung Quốc

Theo quyết định của Bộ Công Thương, hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế 19,38-27,83%, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ khi ban hành và áp dụng trong vòng 120 ngày. Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc, với mức thuế dao động từ 19,38-27,83%. Trong khi đó, thép HRC nhập từ Ấn...

Kỳ vọng những động lực tăng trưởng mới

Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt 14%, cao hơn 2% so với mức Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương. Đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay của Quảng Ninh. Quyết tâm thực hiện mục tiêu này, toàn bộ hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân đang đồng lòng, nỗ lực hết mình. Đặc biệt để đóng góp vào sự tăng trưởng GRDP của...

Giá tiền ảo Pi Network lao dốc, sàn liên tục báo lỗi, ‘Pi thủ’ vỡ mộng

Đồng tiền ảo Pi Network bị mất giá thảm hại chỉ sau 1 ngày lên sàn, ngoài ra sàn giao dịch OKX liên tục báo lỗi khiến những người đầu tư thất vọng nặng nề. Giá giảm hơn một nửa Thời điểm tối 21/2, sau hơn 1 ngày lên sàn OKX (Hong Kong), tiền ảo Pi Network được giao dịch quanh mức 0,6 USD/Pi, đây là mức thảm hại so với giá 2 USD/Pi vào thời điểm mở cửa. Trước đó, ngay...

Tin nổi bật

Tin mới nhất