Powered by Techcity

Sửa đổi Luật Công chứng: Quy định tiêu chí xác định các giao dịch phải công chứng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) theo hướng không quy định cụ thể các loại giao dịch phải công chứng, mà chỉ quy định về tiêu chí xác định các loại giao dịch phải công chứng, nhằm bảo đảm tính ổn định của Luật.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 25/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Công chứng (sửa đổi).

Bảo đảm tính ổn định của Luật Công chứng

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, về quy định các loại giao dịch phải công chứng, một số ý kiến tán thành với dự thảo, không quy định về các loại giao dịch phải công chứng trong Luật Công chứng.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Một số ý kiến đề nghị bổ sung vào dự thảo Luật quy định về các loại giao dịch phải công chứng như: giao dịch đối với bất động sản; giao dịch đối với tài sản có đăng ký; giao dịch liên quan đến doanh nghiệp; các giao dịch khác mà pháp luật quy định bắt buộc phải công chứng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, tương tự như nhiều quốc gia khác trên thế giới, pháp luật nước ta cũng quy định công chứng bắt buộc đối với một số giao dịch quan trọng liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, một số loại tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng và một số giao dịch quan trọng khác.

Các giao dịch phải công chứng hiện được quy định trong các luật có liên quan như Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và một số văn bản dưới luật…

Dự thảo Luật do Chính phủ trình tại Kỳ họp thứ 7 kế thừa quy định của Luật Công chứng hiện hành, không quy định các loại giao dịch phải công chứng mà tập trung điều chỉnh các vấn đề về công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng.

Quá trình thảo luận, tiếp thu chỉnh lý nội dung này còn có 2 loại ý kiến: Loại ý kiến thứ nhất tán thành quan điểm của Chính phủ, không quy định cụ thể các loại giao dịch phải công chứng trong Luật Công chứng để tránh trùng lặp với quy định của pháp luật chuyên ngành. Loại ý kiến thứ hai đề nghị quy định cụ thể danh mục các giao dịch phải công chứng trong Luật Công chứng nhằm bảo đảm minh bạch, thuận lợi trong áp dụng pháp luật của người dân, doanh nghiệp.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cả 2 loại ý kiến nêu trên đều có ưu điểm và hạn chế. Đối với phương án không quy định cụ thể các loại giao dịch phải công chứng trong Luật Công chứng sẽ tạo linh hoạt hơn cho việc sửa đổi quy định về giao dịch phải công chứng tại các văn bản quy phạm pháp luật khác để phù hợp với thực tiễn, bảo đảm tính ổn định của Luật Công chứng. Hạn chế của phương án này là các giao dịch phải công chứng được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, gây khó khăn cho người dân trong việc nắm bắt để tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Đối với phương án quy định cụ thể danh mục các giao dịch phải công chứng trong Luật Công chứng có ưu điểm là bảo đảm minh bạch, thuận lợi trong áp dụng pháp luật nhưng hạn chế là sẽ luật hóa một số quy định của nghị định, thông tư là nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, các Bộ, không bảo đảm tính ổn định của Luật khi cần điều chỉnh nội dung, phạm vi các loại giao dịch phải công chứng.

Trên cơ sở phân tích các ưu điểm, hạn chế của từng loại ý kiến nêu trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho tiếp thu theo hướng kết hợp các điểm tích cực của cả 2 loại ý kiến để chỉnh lý nội dung này.

Theo đó, bổ sung khoản 2 Điều 1 quy định về tiêu chí xác định các giao dịch phải công chứng, cụ thể là: “2. Giao dịch phải công chứng là giao dịch quan trọng, đòi hỏi mức độ an toàn pháp lý cao và được pháp luật quy định phải công chứng.”; đồng thời, giao Chính phủ chỉ đạo rà soát các giao dịch phải công chứng đang được quy định trong các luật, nghị định, thông tư hiện hành để sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền và kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 1 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, bảo đảm phù hợp với tiêu chí quy định tại Luật Công chứng. Bộ Tư pháp có trách nhiệm rà soát, cập nhật, đăng tải các giao dịch phải công chứng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.

“Phương án này bảo đảm tính ổn định của Luật Công chứng vì không quy định cụ thể các loại giao dịch phải công chứng, đồng thời kiểm soát chặt chẽ các loại giao dịch này do phải phù hợp với tiêu chí quy định tại Luật Công chứng, bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi trong việc áp dụng pháp luật”, ông Hoàng Thanh Tùng nói.

Quang cảnh phiên họp chiều 25/10. (Ảnh: DUY LINH)

Đề xuất bổ sung mô hình văn phòng công chứng là doanh nghiệp tư nhân

Về mô hình tổ chức của văn phòng công chứng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, một số ý kiến tán thành với quy định của dự thảo Luật do Chính phủ trình về mô hình của văn phòng công chứng tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh.

Một số ý kiến đề nghị quy định văn phòng công chứng tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân trên phạm vi cả nước hoặc được áp dụng đối với văn phòng công chứng thành lập ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, còn đối với các địa bàn khác chỉ áp dụng loại hình công ty hợp danh. Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định văn phòng công chứng được tổ chức theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, Luật Công chứng hiện hành và dự thảo Luật đều không quy định về mô hình tổ chức văn phòng công chứng là công ty trách nhiệm hữu hạn hay có thành viên góp vốn trong công ty hợp danh do công chứng là dịch vụ công cơ bản, nghề bổ trợ tư pháp nên có đặc thù riêng, không khuyến khích mục tiêu kinh doanh chỉ để thu lợi nhuận mà tập trung vào việc hành nghề công chứng của các thành viên hợp danh và chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên này đối với hoạt động công chứng do mình thực hiện.

Theo ông Hoàng Thanh Tùng, đa số ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bên cạnh các văn phòng công chứng được tổ chức theo mô hình công ty hợp danh như Luật hiện hành. Tại các địa bàn cấp huyện có mật độ dân số thấp, cơ sở hạ tầng và dịch vụ chưa phát triển và khó khăn trong việc thành lập văn phòng công chứng theo loại hình công ty hợp danh theo quy định của Chính phủ, văn phòng công chứng còn được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.

Ưu điểm của phương án này là mở rộng sự lựa chọn của công chứng viên khi thành lập tổ chức hành nghề công chứng, tạo thuận lợi cho việc phát triển văn phòng công chứng ở địa bàn vùng sâu, vùng xa do mô hình này chỉ yêu cầu 1 công chứng viên làm chủ.

Tuy nhiên, mô hình này có hạn chế là khi xảy ra tình huống công chứng viên duy nhất chết hoặc vì lý do cá nhân khác không thể hành nghề công chứng thì không bảo đảm hoạt động liên tục, ổn định của tổ chức hành nghề công chứng, việc giải quyết hậu quả về hồ sơ, chuyển giao trách nhiệm công chứng… đối với các văn phòng công chứng theo mô hình doanh nghiệp tư nhân bị giải thể sẽ là vấn đề lớn đặt ra cho công tác quản lý nhà nước.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bổ sung sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Xử lý vi phạm hành chính

Sáng 19/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia. Nhất trí thêm hình thức xử lý tài sản...

Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo tăng cường quản lý đối với hàng hoá nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử. Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, thời gian gần đây, hàng hoá nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử tăng mạnh, xuất hiện nhiều sàn thương mại điện tử mới bán hàng giá rẻ vào thị trường Việt Nam chưa đăng...

Quốc hội xem xét, sửa đổi hàng loạt quy định quan trọng về quy hoạch

Trong phiên họp sáng 25/10, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn với nhiều nội dung mới về quy hoạch. Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 25/10, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Vũ Hồng Thanh đã trình bày trước Quốc hội báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Bỏ 2...

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo trong giao dịch ví điện tử và giả mạo shipper

Từ thông tin cá nhân và mã OTP do nạn nhân cung cấp, đối tượng lừa đảo thực hiện liên kết ví điện tử với tài khoản ngân hàng, rút tiền về ví và chiếm đoạt tiền. Lừa đảo giao dịch ví điện tử Các ngân hàng khuyến cáo một số thủ đoạn lừa đảo trong giao dịch ví điện tử, cách phòng tránh. Đối tượng lừa đảo thường sử dụng số điện thoại xưng là cán bộ ngân hàng hoặc...

Cho ý kiến về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo

Sáng 24/9, tiếp tục Phiên họp thứ 37, tại Nhà Quốc hội, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh...

Cùng tác giả

Chính phủ công nhận 33 Bảo vật Quốc gia đợt 3 năm 2024

Trong số 33 Bảo vật Quốc gia mới được công nhận có các Bảo vật hàng nghìn năm tuổi như đàn đá Đắk Sơn niên đại cách đây 3.500-3.000 năm; chõ gốm niên đại Văn hóa Đông Sơn từ 2.500-2.000 năm trước. Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 Bảo vật Quốc gia (đợt 13, năm 2024). Cụ thể, 33 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận Bảo vật Quốc gia gồm: 1-...

Sự thật về ‘khoảnh khắc điên rồ’ của Sơn Tùng M-TP và fan nữ ở phố đi bộ

Từ sự sắp đặt sẵn của ban tổ chức, một khán giả nữ được lên thẳng sân khấu, nơi Sơn Tùng đang biểu diễn. Sau đó, Sơn Tùng phản ứng nhanh, tặng fan chiếc áo để tạo nên khoảnh khắc bùng nổ mạng xã hội. Khoảnh khắc điên rồ của Sơn Tùng và fan nữ diễn ra ở countdown show trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, đêm 31/12. Trong lúc Sơn Tùng biểu diễn, cô gái bất ngờ chạy lên...

Đảng ủy Than Quảng Ninh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 2/1, Đảng ủy Than Quảng Ninh (TQN) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024; quán triệt, triển khai Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có các đồng chí: Ngô Hoàng Ngân, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; Nguyễn Mạnh Tường, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy TQN. Năm 2024, Đảng ủy TQN bám sát...

Tạo khí thế mới trong thi đua, động lực mới cho phát triển

Đại tá Khúc Thành Dư, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh: “Thi đua quyết thắng trong LLVT, tạo động lực, sức mạnh nội sinh thúc đẩy hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ” Năm 2024, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo gắn kết chặt chẽ công tác thi đua với công tác khen thưởng để tạo ra động lực thúc đẩy PTTĐ phát triển; kịp thời động viên CBCS LLVT ra sức thi đua thực hiện...

Tổng kiểm kê tài sản công được triển khai thuận lợi

Từ ngày 1/1/2025, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh bắt đầu truy cập vào phần mềm Tổng kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính để triển khai nhập dữ liệu kiểm kê tài sản. Với sự chuẩn bị kĩ càng từ trước về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, công tác kiểm kê tài sản bước đầu được triển khai thuận lợi, chưa phát sinh vướng mắc, khó khăn. Các sở, ngành, đơn vị...

Cùng chuyên mục

Tạo khí thế mới trong thi đua, động lực mới cho phát triển

Đại tá Khúc Thành Dư, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh: “Thi đua quyết thắng trong LLVT, tạo động lực, sức mạnh nội sinh thúc đẩy hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ” Năm 2024, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo gắn kết chặt chẽ công tác thi đua với công tác khen thưởng để tạo ra động lực thúc đẩy PTTĐ phát triển; kịp thời động viên CBCS LLVT ra sức thi đua thực hiện...

Cần làm nổi bật vai trò kiến tạo và hành động của các cấp chính quyền tỉnh Quảng Ninh

Ngày 2/1, UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 12/2024 để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH trong tháng; triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác tháng tiếp theo. Đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì phiên họp. Cùng dự có các đồng chí: Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Vi Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND...

Phát động cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng...

Chiều 2/1, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức phát động cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2 (1930-2025) và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh”. Theo đó, cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2 (1930-2025) và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh” được tổ chức theo hình thức trắc nghiệm trên Báo Quảng Ninh...

Phiên họp lần thứ 7 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW chủ trì Phiên họp lần thứ 7 của Ban Chỉ đạo. Sáng 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của...

Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 2/1, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; phát động phong trào thi đua đặc biệt chào mừng đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 31-NQ/TU, ngày 02/12/2024 của Tỉnh ủy. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương...

Móng Cái: Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát

Từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, Thành ủy Móng Cái luôn đặt công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục và được các cấp ủy, tổ chức đảng triển khai một cách đồng bộ, toàn diện. Qua đó góp phần củng cố, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Đảng...

Ngành Giáo dục: Sắp xếp, bố trí nhân lực hợp lý, hiệu quả

Để sắp xếp, bố trí nhân lực phù hợp với tình hình thực tiễn, ngành GD&ĐT cùng với các địa phương của Quảng Ninh đã quan tâm sắp xếp hệ thống trường lớp, bố trí nhân viên kiêm nhiệm nhiều vị trí… nhằm giảm số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Với gần 1.400 học sinh, đông nhất trên địa bàn TP Đông Triều, hiện Trường THCS Mạo...

Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập TP Đông Triều

Tối 1/1, TP Đông Triều long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập TP Đông Triều và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất - phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đông Triều. Dự buổi lễ về phía Trung ương, có...

Giữ vững quốc phòng, an ninh vùng dân tộc thiểu số

Phần lớn vùng dân tộc thiểu số (DTTS) của Quảng Ninh nằm ở khu vực miền núi, biên giới. Bởi vậy trong những năm qua tỉnh luôn chú trọng phát huy vai trò của người dân vùng DTTS trong đảm bảo ANTT trên địa bàn. Trước hết, các địa phương trên địa bàn tiếp tục chú trọng củng cố, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh từ cơ sở tạo niềm tin, khơi dậy tinh thần thi...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh thăm, tặng quà tại Đông Triều

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Quảng Ninh, chiều 1/1, đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã đi thăm, tặng quà Tết cho các Mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn TP Đông Triều; thăm Công ty Than Mạo Khê và tặng quà cho các công nhân tiêu biểu của Công ty. Cùng đi có các đồng chí: Vũ Hồng Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất