Powered by Techcity

Sông Tiên Yên – Bản tình ca của núi rừng

Có người nhìn con sông Tiên Yên như một chiếc lông chim khổng lồ, như một bản tình ca của núi rừng, là sự hoà điệu của thiên nhiên tạo ra một không gian yên bình cho những tâm hồn con người bình dị, chân thành.

Sông Tiên Yên đoạn chảy qua Phong Dụ . Ảnh: Cấn Đình Loan
Sông Tiên Yên đoạn chảy qua Phong Dụ. Ảnh: Cấn Đình Loan

Làm duyên với núi rừng

Sông Tiên Yên bắt nguồn từ đỉnh Cao Ba Lanh chảy theo hướng Bắc sang Trung Quốc, sau chuyển hướng Tây Tây Nam đổ vào xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu. Đến đây, sông chạy theo hướng Tây Nam, phân chia đường biên giới tự nhiên giữa Việt Nam – Trung Quốc. Đến Hoành Mô thì đổi hướng Bắc – Nam, chảy qua thị trấn Bình Liêu, hợp với một nhánh sông nữa đổ vào và chảy xuôi xuống huyện Tiên Yên. 

Sông Phố Cũ đoạn chảy qua Yên Than. Ảnh: Cấn Đình Loan.
Sông Phố Cũ đoạn chảy qua Yên Than. Ảnh: Cấn Đình Loan.

Con sông Tiên Yên là đứa con của núi rừng, đứa con của mảnh đất đầy mới mẻ và thử thách, mới từ địa hình địa mạo. Phía Bắc là vùng đồi núi trùng điệp là đoạn cuối của Cánh cung Đông Triều. Phía Đông Tiên Yên là dãy Thông Châu và Pạc Sủi ngàn năm róc rách tiếng suối reo. Dưới chân Pạc Sủi thơm ngát hương quế, hồ Khe Táu trữ tình là thung lũng Đại Dực với những bản làng người Sán Chỉ.

Người Sán Chỉ ở trên đỉnh Thông Châu mê hát sóong cọ. Tiếng hát như suối róc rách dưới thung lũng, như cây rừng xào xạc trên đỉnh Thông Châu. Tiếng hát của thác là thanh âm của núi rừng. Còn tiếng hát của người Sán Chỉ thì thúc giục người ta mở đường, xuôi thuyền độc mộc trên sông mà làm ăn, giao thương buôn bán. 

Trong hành trình rong ruổi của mình, sông Tiên Yên như làm duyên với núi rừng. Từ Bình Liêu xuống Tiên Yên con sông này lúc bên trái, lúc bên phải. Sông Tiên Yên có tổng chiều dài khoảng 82km. Trong đó, đoạn từ Cao Ba Lanh – Trung Quốc – Đồng Văn dài 14km. Đoạn từ Hoành Mô đến thị trấn Tiên Yên dài 58km. Đoạn từ Tiên Yên đến cảng Mũi Chùa dài 10km.

Núi rừng cũng đã tạo ra hai chi lưu của con sông Tiên Yên. Một dòng từ Cao Ba Lanh huyện Bình Liêu chảy xuống. Một dòng từ núi rừng Đình Lập chảy về sông Phố Cũ nay gọi là sông Khe Tiên. Thị trấn Tiên Yên nằm trọn trong vùng hợp lưu của hai nhánh sông này. 

Cũng chính vì địa hình chia cắt như thế nên xa xưa giao thông chủ yếu ở Tiên Yên là đường thủy. Sự ngặt nghèo về giao thông đã khiến mảnh đất này trở nên hiểm trở, được sử cũ gọi là đất “ô châu ác địa” nơi lưu đày những người có tội, những quan lại bị thất sủng.

Sông Tiên Yên đoạn chảy qua trung tâm thị trấn. Ảnh: Cấn Đình Loan.
Sông Tiên Yên đoạn chảy qua trung tâm thị trấn. Ảnh: Cấn Đình Loan.

Con sông anh dũng

Nhưng từ đầu thế kỷ 20, câu chuyện đã khác. Khi hệ thống giao thông được nối liền, Tiên Yên đã dần chiếm lĩnh vị trí cửa ngõ miền Đông, có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự quốc phòng.

Nhận thức được vị trí chiến lược của Tiên Yên nên ngay khi đặt ách cai trị, thực dân Pháp đã cho xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc, nhà tù ở gần sông Phố Cũ, hệ thống quân cảng ở Mũi Chùa còn gọi là cảng Pa-Gốt. Trên quãng sông từ cảng Pa-Gốt vào đến Tiên Yên, thường xuyên có lính Pháp đi thuyền máy tuần tra. Nhiều cơ sở cách mạng bị khủng bố, nhiều cán bộ của ta hy sinh trên con sông này.

Dù có khủng bố thì thực dân Pháp không khuất phục được người Tiên Yên. Những ngày đầu đặt chân lên Tiên Yên, thực dân Pháp đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của đồng bào các dân tộc nơi đây.

Tháng 9 năm 1945, đoàn quân Đệ tứ chiến khu Đông Triều kéo về giải phóng Tiên Yên đi qua Mũi Chùa tiến vào thị trấn. Đoàn quân gồm 2 trung đội được trang bị đầy đủ vũ khí đi trên thuyền Cray- xắc do Đại đội Ký Con thu được sau trận thủy chiến ở Hòn Gai, cùng 20 ca nô và thuyền bọc sắt tiến vào Tiên Yên. Nhận được tin, thanh niên xã Tiên Lãng dùng thuyền ra đón. Hàng trăm bà con nhân dân tập trung dọc bờ sông cho đến tới tận thác Cối để đón đoàn quân giải phóng.

Quân Tưởng chiếm đóng Đồn Cao cũng chỉ dám ngăn cản một cách yếu ớt. Bà con nhân dân công khai chào đón tặng quà cho quân giải phóng ngay bên bờ sông Tiên Yên với từng đoàn thuyền rợp bóng cờ hoa biểu ngữ. Chưa bao giờ sông Tiên Yên lại mừng vui đến vậy.

Tháng 5/1949, tổ chiến đấu gồm 3 người là Lê Thông, Lê Bảy và Đinh Thẩm đã quyết định đánh thẳng vào trung tâm hậu cần của Pháp tại Khe Tù. Đây là nơi hầu hết khí tài, quân lương, nhiên liệu, phương tiện của Pháp tập trung được bảo vệ nghiêm ngặt để cung cấp đi khắp vùng Đông Bắc. Toàn bộ hệ thống được bảo vệ cẩn mật, bao vây bằng đồn bốt, tháp canh, hàng rào dây thép gai và các đội tuần tra cơ động. Thế nhưng, có những gia đình ngư dân anh dũng ở Tiên Lãng đã mưu trí lừa lính Pháp tiêu diệt được một vài tên dưới đáy sông sâu. Lại có những chuyện lính Tây đen giác ngộ cách mạng chống lệnh của chỉ huy nên đã bị phạt ngâm mình xuống sông Tiên Yên trong giá rét v.v.

Một đêm tháng 5/1949, có 7 chiếc xà lan neo đậu trên sông Tiên Yên chờ bốc hàng lên kho giáp với kho xăng. Toàn bộ súng đạn xăng dầu quân trang quân dụng còn nguyên trên xà lan chưa bốc lên bờ. Một lính Pháp yêu nước đã được giác ngộ làm nội ứng cho ta lẻn xuống đặt mìn hẹn giờ. Đêm về, khi cả thị trấn Tiên Yên còn chìm trong giấc ngủ say thì một tiếng nổ rung chuyển núi đồi kèm theo cột lửa khổng lồ bốc lên như trùm lấy lòng chảo Tiên Yên. 7 xà lan cùng hàng loạt hàng hóa trên kho của Pháp chìm trong biển lửa.

Những gì còn sót lại trôi nổi trên sông thì đều bị chiến sĩ cảm tử của ta bắn chìm. Người Pháp ở Tiên Yên vô cùng hoảng loạn. Chiến công này vang dội cả nước. Văn kiện Đảng bộ Liên khu Việt Bắc tập V trang 224 cũng ghi chép về sự kiện này. 

Từ cuối tháng 3/1950 trở đi, dân quân tự vệ tăng cường kiểm soát và cắt đứt đường dây vận chuyển hàng hóa vũ khí của Pháp trên sông Tiên Yên. Dân quân đã đánh đắm phà Đồng Và, đón lõng đánh chìm nhiều ca nô, sà lan chở hàng tiếp tế, binh lính. Những bè gỗ chống lò người Pháp chở qua Tiên Yên về Cẩm Phả, Hòn Gai cũng bị phá vỡ.

Kết nối giao thương

Cũng chính nhờ vị trí giao thoa, hợp lưu của sông nước như thế nên từ rất sớm Tiên Yên đã trở thành một điểm thương mại quan trọng. Đây là nơi mà các sản vật núi rừng Đông Bắc được tập kết, chuyển tới thương cảng Vân Đồn. Ngược lại, Tiên Yên cũng là nơi chuyển giao thủy hải sản giàu có của vùng biển Đông Bắc cho các tỉnh núi rừng Cao- Bắc- Lạng. 

Đầu thế kỷ trước, khi đi lại còn khó khăn, ở Tiên Yên đã có hai bến phà nối liền thông thương giữa thị trấn Tiên Yên với Tiên Lãng tại bến Châu và với Khe Tù tại bến Khe Tù. Tuy đó chỉ là bến phà kéo tay nhưng cũng đã được coi là sự mở mang cần thiết để thị trấn thoát khỏi sự cô lập từ hai con sông Phố Cũ và sông Tiên Yên đối với các khu vực miền Đông và miền Tây của tỉnh Hải Ninh xưa, nối liền các trục đường chiến lược từ Hòn Gai, Lạng Sơn, Bình Liêu, Đầm Hà và Móng Cái.

Bến Châu trở thành bến đỗ của các loại tàu thuyền để tỏa đi khắp nơi. Từ đây, các loại tàu khách tàu hàng có thể đi Móng Cái, Đầm Hà, Hòn Gai, Hải Phòng. Riêng thời Pháp, có tới 6 tàu chở khách loại nhỏ thường xuyên chạy tuyến Tiên Yên-Hải Phòng đỗ tại Bến Châu.

Ở Tiên Yên, mỗi khi nhỡ độ đường, tôi lại thường tá túc trong nhà nghệ sĩ nhiếp ảnh Cấn Đình Loan. Nhà ông Cấn Đình Loan quay cửa ra sông. Ông Loan mải mê chụp Tiên Yên, gần như cả đời chỉ chụp nơi này mà chưa hết. Thậm chí, có cái đập tràn và con sông Phố Cũ trước nhà thôi ông chụp hàng trăm “pô” rồi vẫn còn muốn chụp. Những giải thưởng nhiếp ảnh ông có được cũng từ con sông êm đềm trước của hiên nhà mà ra.

Sông sinh ra làng mạc, đồng ruộng và sinh ra cả phố. Không phải tự dưng mà người Tiên Yên đặt cho một nhánh sông là Phố Cũ. Bây giờ người ta đổi tên nhánh sông Phố Cũ thành sông Khe Tiên. Nhưng mặc cho mọi người gọi thế nào ông Cấn Đình Loan vẫn thích gọi trấn lỵ Tiên Yên là Phố Cũ, theo tên con sông.

Đắm đuối nhìn con sông trôi chảy, ông Loan vẫn thấy sông thật lạ. Sông có độ dốc lớn, lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa hai mùa. Mùa đông, sông cạn trơ ghềnh đá. Mùa hạ đến sông lại ào ào thác lũ. Nước sông dâng rất nhanh. Theo một khảo sát gần đây, mùa đông lưu lượng nước chỉ là 1,45 m3/giây thì mùa mưa lên đến 1.500 m3/giây, chênh lệch nhau đến 1.000 lần. Dù nước lũ có lớn đến mấy, ông Loan cũng chưa bao giờ thấy hai bên bờ sông bị bào mòn. Sông chỉ có bồi mà không lở. Có lẽ do cấu tạo địa chất, do chất đất hai bên bờ sông làm cho con sông quá bền vững.

Thuyền bè neo đậu trên sông Tiên Yên.
Thuyền bè neo đậu trên sông Tiên Yên.

Dù mưa lũ có thế nào cũng không làm con sông đổi dòng giống như dù cuộc sống có khắc nghiệt kiểu gì cũng không làm lòng người Tiên Yên thay lòng đổi dạ. 

Phố Tiên Yên có dòng sông chảy qua, từ thượng nguồn xuống mang theo tiếng sáo, tiếng kèn lá gọi bạn tình của chàng trai người Sán Chỉ. Vào mùa, bờ sông nở rực hoa đỗ quyên, hoa kim ngân. Nhiều con đường, tuyến phố, hàng cây, những ngôi biệt thự là chứng nhân lịch sử, in đậm trong ký ức mỗi người. Chiều về trẻ con ra đập tràn tắm mát. Người già thưởng trà hai bên đường.

Sông Tiên Yên và sông Phố Cũ gặp nhau ở thôn Thác Bưởi xã Tiên Lãng. Từ Thác Bưởi, sông chảy qua Thác Cối ra Mũi Chùa vào vụng Vạn Hoa. Cùng với sông Ka Long, sông Ba Chẽ và sông Bạch Đằng thì sông Tiên Yên được coi là một trong bốn con sông lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh. Nếu nhìn từ trên cao xuống, con sông Tiên Yên có hình dạng đặc biệt hệt như chiếc lông chim khổng lồ. Nếu con sông hình chiếc lông chim thì vùng đất này phải như dáng hình đại bàng tung cánh. Đó là cái sải cánh vươn cao của những ước mơ lớn, khát vọng lớn.



Nguồn

Cùng chủ đề

Khai thác hát then để phục vụ lễ hội và phát triển du lịch cộng đồng

PGS.TS Nguyễn Thị Yên, nguyên Trưởng Phòng Tín ngưỡng lễ hội, Viện Nghiên cứu văn hóa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn văn hóa, tín ngưỡng Việt Nam, là nhà khoa học có thâm niên trong nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa và tôn giáo tín ngưỡng các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Kinh... Đồng thời, bà cũng có nhiều đóng góp quan trọng cho các hoạt động bảo tồn, phát huy di sản văn hóa...

Cộng đồng tham gia bảo tồn các giá trị văn hoá

Chủ thể của lễ hội là cộng đồng, cộng đồng làng, cộng đồng nghề nghiệp, cộng đồng tôn giáo tín ngưỡng, cộng đồng thị dân và lớn hơn cả là cộng đồng quốc gia dân tộc. Cộng đồng chính là chủ thể sáng tạo, hoạt động, hưởng thụ và bảo tồn các giá trị văn hóa của lễ hội. Từ bao đời nay, cộng đồng dân cư ở Quảng Ninh sống quần cư với tinh thần đoàn kết, trọng tình,...

Du lịch di sản tại Quảng Ninh

Theo các chuyên gia thì đối với thế giới, kinh tế di sản là một khái niệm hay là một loại hình kinh tế không phải là quá mới, trong đó du lịch di sản - văn hóa là một biểu hiện cụ thể nhất. Như vậy, với chủ trương phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, từ hơn chục năm trước, Quảng Ninh đã sớm phát triển kinh tế di sản. Để ngành du lịch phát...

Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2024 có quy mô lớn nhất từ trước tới nay

Đã trở thành thông lệ, hằng năm tỉnh Quảng Ninh đều tổ chức Liên hoan ẩm thực cấp tỉnh. Sự kiện được tổ chức quy mô, bài bản vừa có bản sắc riêng lại hội tụ văn hóa vùng miền đang dần trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm. Để tìm hiểu Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2024, phóng viên Trung tâm Truyền thông Quảng Ninh đã có cuộc...

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì tương lai bền vững

Tính đến giữa năm 2024, cả nước có hơn 40.000 di tích, trong đó có 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, 130 Di tích Quốc gia Đặc biệt, 3.621 Di tích Quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh. Hơn 4000 năm lịch sử đã để lại cho dân tộc Việt Nam những di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng. Nó không chỉ là tài sản vô giá của dân tộc mà còn...

Cùng tác giả

Ông Bùi Văn Nghiêm giữ chức Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương

Ông Bùi Văn Nghiêm được Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương. Chiều 23/1, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Tại Hội nghị, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phan Thăng An công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc ông Bùi Văn Nghiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy,...

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ đạt những kết quả nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ từ ngày 15 - 22/1. Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời báo chí về kết quả nổi bật của chuyến thăm này. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn: Xin Thứ trưởng cho biết kết quả nổi bật của chuyến thăm chính thức Ba Lan, Séc và hoạt động...

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Trung ương thống nhất để đồng chí Trần Cẩm Tú tập trung thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Bí thư; bầu đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bầu bổ sung vào Bộ Chính trị. Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại hội trường. Đồng chí Tổng Bí thư...

Lễ hội Đồng Đình (huyện Tiên Yên) sẽ diễn ra vào ngày 8 và 9/2

Từ ngày 8-9/2, tại đình Đồng Đình, xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên sẽ diễn ra ngày Hội Văn hóa, thể thao dân tộc Tày, Lễ hội Đồng Đình 2025. Ngày hội gồm phần Lễ dâng hương, thực hiện nghi thức báo cáo, xin phép tại đình Đồng Đình và tái hiện Nghi thức Lễ Lồng tồng tại ruộng khu vực sân đình Đồng Đình. Phần hội gồm thi đấu đẩy gậy, kéo co, thi bắn nỏ, tung còn, thi đấu...

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội để xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, hội nghị sẽ tập trung thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung, trong đó...

Cùng chuyên mục

Lễ hội Đồng Đình (huyện Tiên Yên) sẽ diễn ra vào ngày 8 và 9/2

Từ ngày 8-9/2, tại đình Đồng Đình, xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên sẽ diễn ra ngày Hội Văn hóa, thể thao dân tộc Tày, Lễ hội Đồng Đình 2025. Ngày hội gồm phần Lễ dâng hương, thực hiện nghi thức báo cáo, xin phép tại đình Đồng Đình và tái hiện Nghi thức Lễ Lồng tồng tại ruộng khu vực sân đình Đồng Đình. Phần hội gồm thi đấu đẩy gậy, kéo co, thi bắn nỏ, tung còn, thi đấu...

Ra Bắc đóng hài Tết tử tế, Xuân Nghị nói về hài Bắc, hài Nam

Xuân Nghị ra Bắc đóng phim Tết tử tế cùng dàn nghệ sĩ hài gạo cội miền Bắc. Dịp này, anh nói về hài Bắc và hài Nam. Phim Tết tử tế (đạo diễn: An Thuyên, nhà sản xuất: Nguyễn Duy Nhất) gồm 2 tập, mỗi tập dài 45 phút, dự kiến phát trên 40 kênh truyền hình từ trung ương đến địa phương đúng ngày mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025. Ngoài Xuân Nghị, Tết tử tế quy tụ nhiều...

Vì sao NSƯT Tân Nhàn, divo Tùng Dương được kết nạp vào Hội nhạc sĩ Việt Nam?

NSND Phạm Phương Thảo, NSND Hà Thủy, NSƯT Tân Nhàn, ca sĩ Tùng Dương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Hội Nhạc sĩ Việt Nam vừa tổ chức tổng kết và ra mắt Tạp chí điện tử Âm nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Đức Trịnh - Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho biết vừa kết nạp thêm nhiều hội viên, là những nghệ sĩ nổi tiếng như ca sĩ Tùng Dương, NSƯT Tân Nhàn,...

Ra mắt phim “Bộ tứ báo thủ”: Hai hoa hậu Kỳ Duyên và Tiểu Vy nhận nhiều lời khen về diễn xuất

Phim Tết “Bộ tứ báo thủ” của đạo diễn Trấn Thành đã có buổi ra mắt khán giả Hà Nội tại Galaxy Mipec Long Biên với đầy đủ dàn diễn viên, đạo diễn. Hai hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên và Trần Tiểu Vy đã nhận được nhiều lời khen khi lần đầu đảm nhận hai vai diễn dài hơi và có chiều sâu tâm lý. Buổi ra mắt phim có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ tên tuổi...

Ai được lợi nhất khi Soobin Hoàng Sơn và HIEUTHUHAI cạnh tranh?

Soobin Hoàng Sơn và HIEUTHUHAI đều sở hữu lượng fan đông đảo, có ca khúc nổi tiếng và độ nhận diện cao. Soobin Hoàng Sơn và HIEUTHUHAI là hai gương mặt đông fan, nổi bật bước của các show truyền hình đình đám Anh trai vượt ngàn chông gai, Anh trai say hi. Sau khi chương trình khép lại, cả hai nam nghệ sĩ đều thăng hạng danh tiếng, có mức cát-xê cao, được mời biểu diễn/tham dự nhiều sự kiện...

Anh tài thống trị nhạc Tết Việt

Nhạc Tết 2025 trở nên sôi động khi có nhiều nghệ sĩ cùng tham gia cũng như thực hiện quảng bá, và có một số nghệ sĩ phủ sóng rộng rãi hơn hẳn. Giống với mùa nhạc Giáng sinh ở thị trường US-UK, Việt Nam cũng có mùa “nhạc xuân” mỗi dịp năm hết Tết đến. Không được các nghệ sĩ thực hiện quảng bá quá rầm rộ, nhưng lợi thế của nhạc Tết là có khả năng tự lan...

Ẩm thực Quảng Yên – Tinh hoa của biển

Nằm ở vùng đất ven biển thuộc tỉnh Quảng Ninh, Quảng Yên từ lâu đã trở thành điểm đến nổi tiếng không chỉ bởi thiên nhiên tươi đẹp, truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời, mà còn nhờ nền ẩm thực độc đáo, mang đậm hương vị của biển cả. Mỗi món ăn đều mang theo câu chuyện về cuộc sống lao động của người dân vùng cửa biển, về cách họ gắn bó và trân quý tài...

Bom tấn Avatar 3 sẽ không lặp lại những gì từng có

James Cameron còn tiết lộ rằng, phần thứ ba trong loạt phim Avatar mang tên Fire and Ash, sẽ tiếp tục rất dài. Thời lượng dự kiến được cho là vượt quá 3 giờ. Avatar: Fire and Ash (Avatar 3) là bom tấn điện ảnh được trông đợi nhất năm 2025. Khán giả rất tò mò xem đạo diễn James Cameron còn có thể mang tới bất ngờ gì, những trải nghiệm đặc biệt nào, sẽ đưa cuộc phiêu lưu...

Phim “Dark Nuns” của Song Hye Kyo bất ngờ bị kêu gọi tẩy chay

Phim điện ảnh “Dark Nuns” của Song Hye Kyo chưa chính thức ra mắt đã phải đối mặt với làn sóng chỉ trích. Theo Koreaboo, phim điện ảnh Hàn Quốc “Dark Nuns” đã có những suất chiếu đặc biệt đầu tiên dành cho khán giả vào ngày 21.1, trước khi chính thức ra rạp ngày 24.1 tới đây. “Dark Nuns” được kỳ vọng sẽ giúp doanh thu phòng vé khởi sắc, vì đây là phim đánh dấu sự trở lại của...

Phim truyền hình Việt loay hoay tồn tại

Nhiều người dự báo năm 2025, phim truyền hình Việt sẽ tiếp tục gặp khó. Vì vậy từ đầu năm đã có những cuộc trở mình từ các hãng phim để có thể tồn tại, thu hút khán giả và quảng cáo. Khung giờ phim Việt trên VTV3 lúc 20h sẽ có sự thay đổi. Có hai phim phát sóng trong một tuần, chứ không chỉ một như trước. Giờ phim Việt lúc 19h30 trên HTV7 sẽ đẩy mạnh thêm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất