Powered by Techcity

“Sớm ban hành chính sách mới khuyến khích, hỗ trợ phát triển lâm nghiệp bền vững”

Qua hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh “Về việc quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” đã đem lại những kết quả tích cực ở 2 địa phương được thí điểm là TP Hạ Long và huyện Ba Chẽ. Tuy nhiên, quá trình triển khai đã cho thấy một số điểm bất cập, hạn chế, đặt ra yêu cầu cần có một chính sách mới phù hợp. PV Trung tâm Truyền thông tỉnh đã phỏng vấn ông Vũ Duy Văn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT (ảnh) về nội dung này.

– Ông cho biết những tác động tích cực của Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND tới việc trồng rừng gỗ lớn và phát triển lâm nghiệp bền vững tại Hạ Long và Ba Chẽ?

+ Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND cùng với Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 28/11/2019 của BTV Tỉnh ủy “Về phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” là những chính sách đặc thù của tỉnh; là nghị quyết đầu tiên của tỉnh chuyên về phát triển rừng và là nghị quyết đầu tiên trong nước kể từ khi Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành (1/1/2019). Nghị quyết đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, phát triển xanh, tuần hoàn; đặc biệt là thay đổi nhận thức, nhận diện khó khăn, thách thức lâm nghiệp trong thời gian dài, để chỉ đạo thực hiện có kết quả chuyển biến mạnh mẽ, rõ nét; thể hiện tư duy, ý chí và quyết tâm hành động của tỉnh, lãnh đạo tỉnh trong phát triển lâm nghiệp bền vững. Nghị quyết triển khai đã có sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành, địa phương và nhân dân.

Sau 2,5 năm triển khai thí điểm tại Hạ Long và Ba Chẽ đã có 1.016 hộ gia đình, cá nhân tham gia chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất cây gỗ lớn, cây bản địa với tổng diện tích 1.656,2ha. Cụ thể: Giổi xanh 60,9ha, lim xanh 31,3ha, lát hoa 32,6ha, quế 1.514,1ha, sao đen 0,5ha, gió bầu 1ha, thông 15,7ha. Tổng kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách gần 34,4 tỷ đồng; trong đó đã có 310 hộ gia đình, cá nhân vay gần 13,2 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi qua Ngân hàng CSXH tỉnh.

Nghị quyết đã tạo cơ chế, động lực và bổ sung nguồn lực cho chủ rừng quyết tâm đầu tư, đổi mới phương thức SXKD lâm nghiệp truyền thống với chu kỳ ngắn hạn, hiệu quả kinh tế thấp sang phương thức sản xuất bền vững với chu kỳ kinh doanh dài hạn, gia tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.

Năm 2022 toàn tỉnh trồng được 13.786ha rừng tập trung, tăng 853ha so với năm 2021, tăng 1.888ha so với năm 2020, tăng 2.992ha so với giai đoạn 2018-2019; khai thác rừng trồng 13.225ha với sản lượng hơn 783.000m3, tăng cao so với giai đoạn trước; các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ ngày càng phong phú; các cơ sở chế biến lâm sản phát triển và mở rộng về quy mô, công suất, chất lượng sản phẩm…

Giai đoạn 2021-2022 toàn tỉnh trồng được 5.102ha cây gỗ lớn, cây bản địa; cơ cấu cây trồng chuyển biến tích cực; giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích và năng suất rừng trồng được cải thiện; tỷ lệ che phủ rừng đạt 55%, chất lượng rừng được nâng cao.

Người dân xã Thanh Sơn (huyện Ba Chẽ) tham gia trồng rừng gỗ lớn, tháng 3/2022.

– Bên cạnh những kết quả tích cực, thực tế triển khai cũng còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế?

+ Nghị quyết đã đi vào cuộc sống, đem lại nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế. Trước hết là việc việc triển khai chính sách hỗ trợ chuyển loại từ rừng, đất rừng sản xuất sang rừng, đất rừng phòng hộ gặp nhiều khó khăn.

Đến nay chưa có hộ gia đình, cá nhân nào đăng ký tham gia chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi ủy thác qua Ngân hàng CSXH tỉnh để chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn. Vì hộ gia đình, cá nhân chỉ có nguyện vọng tham gia chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn với loài cây keo. Trong khi điều kiện tham gia chính sách là thực hiện chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn đối với các loài cây gỗ lớn, cây bản địa.

Đối tượng thụ hưởng chính sách hiện nay mới chỉ có các hộ gia đình, cá nhân mới đầu tư trồng rừng và chủ rừng đã áp dụng trồng theo hướng dẫn kỹ thuật của các cơ quan nhà nước ban hành. Về cơ cấu cây trồng, chính sách ưu đãi chưa đủ sức thu hút để người dân tham gia trồng rừng gỗ lớn bằng các loài cây có chu kỳ kinh doanh dài như lim, giổi, lát…

Trên địa bàn tỉnh hiện chưa có nhiều mô hình trồng rừng gỗ lớn để người dân tham quan học tập. Do có chu kỳ kinh doanh dài nên các thông tin về hiệu quả trồng rừng gỗ lớn chưa rõ ràng, các kênh tiêu thụ sản phẩm gỗ lớn chưa phổ biến, dẫn đến còn tâm lý e ngại đầu tư trồng rừng gỗ lớn với các loài cây bản địa, người dân chưa mạnh dạn tham gia chính sách. Đồng thời cũng chưa có chính sách hỗ trợ để tạo sinh kế “lấy ngắn nuôi dài” cho người dân tham gia trồng rừng gỗ lớn, đặc biệt trong giai đoạn đầu chưa cho thu nhập.

Trong quá trình thực hiện, đã có diện tích trồng rừng được thụ hưởng chính sách, nhưng tiêu chuẩn cây giống chưa đảm bảo theo phương án hỗ trợ phát triển lâm nghiệp bền vững đã được phê duyệt; nguồn gốc cây giống không có xuất xứ tại địa phương; một số diện tích có mật độ trồng cao hơn mật độ quy định, đặc biệt tại các hộ gia đình, cá nhân đăng ký tham gia trồng cây quế…

Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ giống cây gỗ lớn cho hội viên, nông dân huyện Bình Liêu.  (Ảnh Hội Nông dân tỉnh cung cấp)

– Như vậy yêu cầu thực tiễn đặt ra phải nhanh chóng xây dựng, ban hành chính sách mới để khuyến khích, hỗ trợ phát triển lâm nghiệp hiệu quả hơn?

+ Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Sở NN&PTNT đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương và chủ rừng trên địa bàn tỉnh xây dựng dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét ban hành, nhằm từng bước thực hiện mục tiêu người trồng rừng cây gỗ lớn phải có cuộc sống tốt hơn trồng cây gỗ nhỏ.

Nghị quyết mới sẽ mở rộng phạm vi chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất bằng các loài cây gỗ lớn, cây bản địa, từ 2 địa phương lên 11 địa phương trong tỉnh (trừ huyện Cô Tô và TX Quảng Yên); mở rộng đối tượng hỗ trợ trồng rừng sản xuất bằng các loài cây gỗ lớn, cây bản địa từ “hộ gia đình, cá nhân” thành “tổ chức (trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), cộng đồng dân cư, lực lượng vũ trang, nhóm hộ (từ 3 hộ gia đình, cá nhân trở lên), hộ gia đình, cá nhân”.

Mức hỗ trợ từ tối đa không quá 15 triệu đồng/ha lên tối đa không quá 20 triệu đồng cho mua cây giống và công chăm sóc rừng; mức cho vay vốn ưu đãi ủy thác qua Ngân hàng nâng từ 20 triệu đồng/ha lên 30 triệu đồng/ha.

Nghị quyết mới cũng sẽ bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế lâm nghiệp khi tham gia trồng rừng cây gỗ lớn, cây bản địa, tính đến phương án “lấy ngắn nuôi dài” đảm bảo sinh kế cho người dân. Trong đó sẽ có từng mức hỗ trợ cụ thể đối với việc trồng cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu trên diện tích đã tham gia chính sách hỗ trợ phát triển rừng trồng sản xuất cây gỗ lớn, cây bản địa; hỗ trợ chăn nuôi gia súc, gia cầm (không hỗ trợ đối với nhóm hộ, hộ gia đình, cá nhân trồng rừng bằng cây quế).

Sở NN&PTNT cũng phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu bãi bỏ một số chính sách không còn phù hợp, bất cập để đảm bảo các nhiệm vụ mới được thực hiện hiệu quả trong thực tế.

Thời gian tới Sở tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm triển khai công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo chỉ đạo của các nghị quyết, chỉ thị của trung ương, Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam, gắn với thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 28/11/2019 của BTV Tỉnh ủy và Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030; thực hiện tốt công tác tuyên truyền phát triển lâm nghiệp bền vững; vận động tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi mô hình SXKD gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn và tham gia chính sách trồng rừng sản xuất bằng các loài cây gỗ lớn, cây bản địa; quản lý tốt vùng trồng đã được xác định tại Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2050; khuyến cáo hộ gia đình, cá nhân trồng các loài cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương…

Đồng thời đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư nhà máy, công nghệ chế biến nông, lâm sản chuyên sâu, liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho tổ chức hộ gia đình, cá nhân tại địa phương, hình thành chuỗi giá trị gắn với cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

– Trân trọng cảm ơn ông!



Nguồn

Cùng chủ đề

Tập trung các giải pháp phát triển lâm nghiệp bền vững trong năm 2025

Sáng 15/1, đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan thống nhất triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm của năm 2025 thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TU ngày 28/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển lâm nghiệp bền vững đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Theo dự thảo kế hoạch triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm...

Bổ sung sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Xử lý vi phạm hành chính

Sáng 19/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia. Nhất trí thêm hình thức xử lý tài sản...

Bổ sung các chính sách để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo

Tiếp tục Chương trình kỳ họp, chiều 9/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật Nhà giáo. Chia sẻ quan điểm bên lề kỳ họp, nhiều đại biểu Quốc hội tán thành với sự cần thiết xây dựng dự án Luật Nhà giáo nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về nhà giáo. Đồng thời góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, kịp thời bổ sung chính sách mới, đặc thù để xây...

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Trong tháng 10/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực. Một loạt những chính sách liên quan vấn đề kinh tế như chế độ báo cáo định kỳ về cụm công nghiệp; Quy định việc khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; Điểm mới của Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 10/2024. * Chế độ báo cáo định...

Cho ý kiến về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo

Sáng 24/9, tiếp tục Phiên họp thứ 37, tại Nhà Quốc hội, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh...

Cùng tác giả

Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 14/CĐ-TTg Về tổ chức đoàn công tác của các Thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xuất nhập khẩu, các chương trình mục tiêu quốc gia, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng năm 2025. Công điện gửi các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang...

Cuộc sống của Ốc Thanh Vân tại Australia trước khi bán nhà trở về Việt Nam

Trong thời gian sống ở Australia, Ốc Thanh Vân vừa chăm sóc 3 con vừa làm nhiều công việc như dạy yoga, bán hàng online; có lúc một mình lái xe 50km để giao hàng. Mới đây, MC Ốc Thanh Vân thông báo đưa 3 con trở về Việt Nam sinh sống. Cô quyết định rao bán căn nhà tại Australia với mức giá 790.000 AUD ((hơn 12 tỷ đồng). Nữ nghệ sỹ cho biết cô nhận thấy cần phải...

Thông cáo báo chí về chương trình, nội dung Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 12/2/2025 và dự kiến bế mạc vào ngày 19/2/2025 theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. 1. Chương trình, nội dung Kỳ họp Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định các nội dung cụ thể như sau: - Xem xét, thông qua: (1) Luật sửa đổi, bổ sung...

Bộ Công Thương nêu giải pháp ứng phó căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang

Theo Bộ Công Thương, kinh tế Việt Nam-Hoa Kỳ mang tính chất bổ trợ, cơ cấu xuất khẩu và ngoại thương không cạnh tranh trực tiếp mà có sự bổ sung cho nhau, phù hợp với nhu cầu nội tại của mỗi nước. Theo đại diện Bộ Công Thương, thời gian gần đây, thương mại thế giới nổi lên ba xu hướng rõ rệt, đó là “phi toàn cầu hóa” hay phân mảnh trong thương mại quốc tế khiến cho...

H’Hen Niê nhận lời cầu hôn

Hoa hậu H"Hen Niê, 32 tuổi, nhận lời cầu hôn của bạn trai - nhiếp ảnh gia Tuấn Khôi, sau bảy năm yêu. Đại diện của hoa hậu cho biết bạn trai cầu hôn H'Hen Niê tại ngôi nhà cô mua vào năm 2024 ở TP HCM, ngày 10/2. Cô nói khoảnh khắc đánh dấu bước ngoặt cuộc đời của cả hai. Hiện cô chưa tiết lộ thông tin về lễ cưới. Bạn trai hoa hậu tên đầy đủ Nguyễn Tuấn...

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 14/CĐ-TTg Về tổ chức đoàn công tác của các Thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xuất nhập khẩu, các chương trình mục tiêu quốc gia, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng năm 2025. Công điện gửi các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang...

Bộ Công Thương nêu giải pháp ứng phó căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang

Theo Bộ Công Thương, kinh tế Việt Nam-Hoa Kỳ mang tính chất bổ trợ, cơ cấu xuất khẩu và ngoại thương không cạnh tranh trực tiếp mà có sự bổ sung cho nhau, phù hợp với nhu cầu nội tại của mỗi nước. Theo đại diện Bộ Công Thương, thời gian gần đây, thương mại thế giới nổi lên ba xu hướng rõ rệt, đó là “phi toàn cầu hóa” hay phân mảnh trong thương mại quốc tế khiến cho...

Tối 11-2, giá vàng đồng loạt giảm chóng mặt

Cả giá vàng trong nước và thế giới đều đồng loạt lao dốc vào cuối ngày, riêng vàng miếng SJC "bốc hơi" 2,6 triệu đồng trong 1 ngày. Cuối ngày 11-2, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp như SJC, PNJ, Bảo Tín Minh Châu, DOJI niêm yết mua vào 88 triệu đồng/lượng, bán ra 90,5 triệu đồng/lượng, giảm thêm 700.000 đồng so với buổi trưa và giảm tới 2,6 triệu đồng/lượng so với mức kỷ lục 93,1 triệu...

Phát triển nhà ở xã hội: Cần thêm sự hỗ trợ về cơ chế chính sách, nguồn vốn

Theo chuyên gia, việc Nhà nước không đầu tư mà để doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội là chủ trương rất đúng bởi Nhà nước đã hỗ trợ thông qua miễn giảm thuế đất và có chính sách để cho vay lãi suất thấp. Trong bối cảnh nguồn cung nhà ở bình dân vẫn còn thiếu, đặc biệt là khi các luật, chính sách mới liên quan đến nhà ở xã hội đã có hiệu lực thi hành,...

Sửa thuế thu nhập cá nhân: Bộ Tài chính cần lắng nghe nhiều hơn

Câu chuyện giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân một lần nữa lại nóng lên khi có tới 16 bộ và địa phương đồng loạt đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh lên gấp rưỡi so với hiện nay với lý do mức giảm trừ gia cảnh đã quá lạc hậu. Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều chuyên gia cho rằng việc dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân thay thế sẽ được Quốc...

Dòng vốn FDI đổ vào các khu công nghiệp xanh

Các "tổ xanh" được hình thành ngày càng nhiều hơn - chính là vùng "đất lành" để thu hút ngày càng nhiều hơn các "đại bàng" FDI chất lượng. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, vốn đăng ký trong lĩnh vực bất động sản năm 2024 đã đạt hơn 6,3 tỷ USD, tăng 35% so với năm 2023, trong đó mảng bất động sản khu công nghiệp và hậu cần là phân khúc được các nhà đầu tư...

Giá USD ngân hàng vượt 25.600 đồng, cao chưa từng có

Tỷ giá USD hôm nay 11/2/2025 ghi nhận tỷ giá trung tâm tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Giá USD bán ra tại các ngân hàng tăng vượt 25.600 đồng/USD, mức cao nhất lịch sử. Hôm nay (11/2), tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam với đồng USD tiếp tục được điều chỉnh tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam với đồng USD ngày 11/2 là 24.522...

Ngư dân Vân Đồn ra khơi đón “lộc biển” đầu năm

Sau những ngày vui Xuân, đón Tết Ất Tỵ bên gia đình, ngư dân Vân Đồn lại hối hả ra khơi đón “lộc biển” đầu năm mới. Tại Cảng cá Cái Rồng, các tàu thuyền đánh bắt nối đuôi nhau ra khơi, mang theo niềm hy vọng về một năm mới mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy khoang, thuyền về bến an toàn. Huyện Vân Đồn hiện có tổng số 1.335 tàu cá, trong đó có 75 tàu cá...

Giảm trừ gia cảnh theo lương tối thiểu vùng, mức nào phù hợp?

Mức giảm trừ gia cảnh không thể đồng nhất một con số như hiện nay mà cần phải theo khu vực, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của địa phương, khu vực đó. Nhưng căn cứ cơ sở nào để tính toán con số phù hợp? Việc sửa toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân đang được Bộ Tài chính thực hiện dự thảo là điều rất cần thiết, mặc dù lẽ ra điều này cần phải làm...

Giá vàng miếng và nhẫn trơn cùng lập đỉnh mới

Giá vàng trong nước sáng nay biến động mạnh, có thời điểm vượt 93 triệu đồng một lượng trước khi quay đầu giảm gần 1 triệu đồng. Sáng 11/2, các thương hiệu trong nước điều chỉnh giá vàng liên tục theo diễn biến thế giới. 9h15, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) nâng giá vàng miếng lên 90,1 - 93,1 triệu đồng, tăng 1,8 triệu đồng mỗi lượng so với hôm qua. 4 nhà băng quốc doanh cũng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất