Powered by Techcity

Sẽ giám sát về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trên phạm vi cả nước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn từ 2021 đến hết ngày 31/12/2024 trên phạm vi cả nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu ý kiến tại phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Sáng 20/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát và đề cương báo cáo của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”.

Giám sát trực tiếp tại 10 địa phương

Báo cáo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh – Phó Trưởng Đoàn Thường trực Đoàn giám sát cho biết, nội dung giám sát tập trung vào 4 nội dung chính.

Cụ thể là đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo và việc thể chế hóa chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội; đánh giá thực trạng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đồng thời, đánh giá kết quả đạt được, tồn tại hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao; đề xuất kiến nghị, giải pháp để tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian tới.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh. (Ảnh: DUY LINH)

Theo Kế hoạch, đối tượng giám sát gồm: Chính phủ; một số Bộ; UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cơ quan, tổ chức có liên quan, bao gồm: các cơ quan, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, cơ sở đào tạo một số khối ngành trọng điểm, chất lượng cao (như sức khỏe, sư phạm chất lượng cao, luật, kinh tế, kỹ thuật…; một số trường chuyên, trường năng khiếu đào tạo nhân tài…); một số cơ sở giáo dục, đào tạo đặc thù (khối công an, quân đội; cơ sở đào tạo tạo nguồn đào tạo nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi…).

Phạm vi giám sát là giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn từ 2021 đến hết ngày 31/12/2024 trên phạm vi cả nước (từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đến nay).

Đoàn Giám sát dự kiến sẽ tổ chức các đoàn công tác để tiến hành giám sát trực tiếp tại 10 địa phương: Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Trà Vinh.

“Giám sát ít nhưng làm sao thật sự chất lượng”

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội rất quan tâm vấn đề thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Chủ tịch Quốc hội bày tỏ thống nhất cách đặt vấn đề của Đoàn giám sát, theo đó tập trung sâu vào vấn đề đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực để phát hiện những mặt mạnh, những việc làm được trong việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực trong thời gian qua; đồng thời thấy được những hạn chế để từ đó đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự nghiệp giáo dục, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu ý kiến tại phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Đánh giá đề xuất về tiêu chí của các địa phương giám sát là hợp lý, Chủ tịch Quốc hội đề nghị đề cương báo cáo kết quả giám sát cần có phân tích, dự báo, đặt ra nhu cầu đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực cho phù hợp. Cùng với đó, phải nghiên cứu kỹ phạm vi giám sát, nhất là các văn bản của Đảng đã ban hành, xác định những nội dung đã thực hiện, những nội dung đang thực hiện và những nội dung chưa thực hiện, làm rõ lý do vì sao chưa thực hiện cùng những vấn đề dư luận, xã hội, nhân dân quan tâm.

“Các số liệu phải đầy đủ, có bức tranh tương đối toàn diện về thực trạng nguồn nhân lực của đất nước hiện nay; đánh giá rõ quy mô, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực trong mối tương quan với các nước trong khu vực và thế giới. Phải nêu rõ các kiến nghị, đề xuất đúng thẩm quyền, trách nhiệm của địa phương, trung ương”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Nhấn mạnh năm 2025 là năm phải tập trung cho Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc, chuẩn bị bầu cử Quốc hội khoá XVI, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031, Chủ tịch Quốc hội cho biết, chủ trương của Quốc hội sẽ là giám sát sẽ ít nhưng làm sao thật sự chất lượng.

Trên tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, Đoàn giám sát sẽ rút kinh nghiệm từ các đoàn giám sát trước để thực sự đổi mới, thiết thực, nâng cao chất lượng, lấy hiệu quả là chính với phương châm “thà ít nhưng hiệu quả”.

Đóng góp ý kiến, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương lưu ý cần từng bước hình thành quy định giao cho Trưởng Đoàn giám sát mời hoặc thuê các chuyên gia. Đồng thời phân tích, nếu mời chuyên gia thì ý kiến chuyên gia chỉ có tính tham khảo mà không phải chịu trách nhiệm về pháp luật. Còn nếu thuê chuyên gia thì chuyên gia phải chịu trách nhiệm về các kiến nghị của mình.

Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải đề xuất, đề cương giám sát cần được xây dựng trên cơ sở tính chất đặc thù vùng miền, địa phương. Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng, cần bổ sung đối tượng giám sát là Ủy ban Dân tộc liên quan đến công tác phát triển nguồn nhân lực, thu hút tăng cường đội ngũ cán bộ vùng dân tộc thiểu số; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị triển khai công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2025

Chiều 19/12, tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và chỉ đạo hội nghị. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương điều hành chương trình hội nghị. Cùng dự hội nghị có...

Nông dân Quảng Ninh phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết

Thông qua nhiều phần việc, mô hình, hội viên, nông dân Quảng Ninh đã thể hiện vai trò tích cực trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng vững mạnh, góp phần phát huy, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Theo ông Đỗ Ngọc Nam, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh (HND), công tác chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giới thiệu cán bộ, hội viên ưu tú để Đảng xem xét kết nạp...

Triển khai công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng năm 2025

Ngày 12/12, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có các đồng chí: Nghiêm Phú Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh;...

MTTQ các cấp: Đẩy mạnh việc giám sát, phản biện xã hội

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định, Ủy ban MTTQ các cấp của Quảng Ninh luôn coi trọng công tác giám sát, phản biện xã hội; phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý các sai phạm, khuyết điểm. Đồng thời, tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh. Đặc biệt, thực hiện...

Singapore sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Singapore sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời tiếp tục phát huy các mô hình hợp tác điển hình như khu công nghiệp Việt Nam-Singapore. Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 3/12, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng thống Singapore Tharman Shanmugaratnam. Tổng thống Tharman Shanmugaratnam nhấn mạnh chuyến thăm chính thức Singapore của Chủ tịch Quốc hội Trần...

Cùng tác giả

Đại tướng Nguyễn Quyết từ trần

Đại tướng Nguyễn Quyết từ trần vào hồi 21 giờ 09 phút ngày 23/12 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau một thời gian lâm bệnh. Theo tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Đại tướng Nguyễn Quyết, sinh năm 1922, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các...

Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam trong năm 2024. Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 9433/VPCP-NN gửi Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; các bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi...

Thủ tướng: Triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 1098/TTg-QHĐP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực...

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi gồm các nội dung quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, cước chuyến đi trong các trường hợp: thông qua sử dụng đồng hồ tính tiền, thông qua sử dụng phần mềm tính tiền và trong trường...

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Cùng chuyên mục

Đại tướng Nguyễn Quyết từ trần

Đại tướng Nguyễn Quyết từ trần vào hồi 21 giờ 09 phút ngày 23/12 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau một thời gian lâm bệnh. Theo tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Đại tướng Nguyễn Quyết, sinh năm 1922, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các...

Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam trong năm 2024. Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 9433/VPCP-NN gửi Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; các bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi...

Thủ tướng: Triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 1098/TTg-QHĐP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua, với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ hai...

Trung tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh BĐBP làm việc với BĐBP Quảng Ninh

Ngày 23/12, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) do Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, làm việc với BĐBP Quảng Ninh. Tham gia cùng đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP và đại diện các cơ...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về dự thảo báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18

Ngày 23/12, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy để nghe và cho ý kiến về báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu...

Chuẩn bị chu đáo các hoạt động cho nhân dân vui Xuân, đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn

Ngày 23/12, Thường trực Tỉnh ủy họp giao ban tuần để nghe báo cáo công tác chuẩn bị các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì. Chuẩn bị tổ chức các hoạt động Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, chăm lo đời sống vật chất và tinh...

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy: mục tiêu, thách thức và cơ hội

Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Đây là đòi hỏi tất yếu nhằm nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy, đáp ứng yêu cầu xây dựng một hệ thống chính trị hiện đại, minh bạch, vì sự phát triển nhanh, bền vững của Việt Nam trong...

Cô Tô: Xây dựng bộ máy chính trị hoạt động hiệu quả

Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, việc tinh gọn tổ chức bộ máy trên địa bàn huyện Cô Tô đạt nhiều kết quả tích cực. Đây là tiền đề để Cô Tô thực hiện tinh gọn bộ máy giai đoạn tiếp theo theo đúng tinh thần chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương, của tỉnh. Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW (ngày 25/10/2017) Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục...

“3 gặp, 4 biết” trong tuyển quân ở Vân Đồn  

Huyện Vân Đồn triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2025 theo đúng quy trình, đề cao dân chủ, công khai, công bằng, đúng quy định của pháp luật. Huyện thực hiện tốt công tác thâm nhập “3 gặp, 4 biết” để từng bước hoàn thiện hồ sơ thanh niên trúng tuyển, đủ điều kiện nhập ngũ. Chúng tôi đi cùng đoàn công tác của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) thị trấn Cái...

Tin nổi bật

Tin mới nhất