Powered by Techcity

San hô, món quà của biển

Rạn san hô là một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất trong lòng đại dương. Đây là nơi sinh cư, kiếm ăn, sinh sản của hàng nghìn loài sinh vật biển. Rạn san hô cũng là những cảnh quan tự nhiên đặc sắc vô cùng kỳ thú dưới đáy biển, là tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái biển…

Vẻ đẹp độc đáo, kỳ lạ

Vùng biển Quảng Ninh có bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh nhỏ, có điều kiện thuận lợi cho các rạn san hô phát triển. Tuy nhiên, chịu tác động của nhiều yếu tố cả về tự nhiên và con người, rạn san hô ở các vùng biển Quảng Ninh đã bị suy thoái mạnh trong những năm qua. Theo thống kê, vùng biển toàn tỉnh hiện còn khoảng 40ha rạn san hô, phân bố tại 4 khu vực chính là Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, khu vực biển đảo Cô Tô và đảo Trần.

Vẻ đẹp san hô Vịnh Hạ Long được TS Nguyễn Đăng Ngải chụp lại trong các đợt khảo sát.

Vẻ đẹp của san hô thì bất cứ ai được chiêm ngưỡng cũng không thể quên. Phạm Lê Minh, một nhân viên của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, nhớ lại khi lần đầu lặn khảo sát đã thực sự “kích động” trước một thế giới đầy màu sắc dưới đáy vịnh. Anh kể: Người ta ví rạn san hô như một cánh rừng nhiệt đới dưới đáy đại dương cũng không sai… San hô đúng là muôn hình vạn trạng, có san hô cành phân nhánh giống như sừng hươu, có san hô cứng kết thành từng cụm tỏa tròn như mái nhà thờ trên Quảng trường đỏ, có cụm thì lại lan dưới đáy tỏa ra như những tai mộc nhĩ, có loài thì thả ra những sợi tơ bắt mồi lả lơi giống mái tóc thướt tha của nàng tiên nữ…

Không thể lặn như anh Minh nhưng tôi cũng được theo chân các anh khi lặn ở Vịnh Hạ Long vài lần, rồi theo các chuyên gia của Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) khảo sát ở vùng biển Thượng Mai, Hạ Mai của Vân Đồn và vùng biển huyện đảo Cô Tô trong dịp giữa năm nay. Qua trò chuyện, các chuyên gia cho hay, san hô thuộc vào hàng những sinh vật cổ xưa của trái đất, chúng đã tồn tại qua rất nhiều biến đổi khí hậu và môi trường. Bên cạnh những nguyên nhân lớn có thể nhìn thấy được gây nên sự suy giảm của san hô như biến đổi khí hậu, tác động của con người thì theo các nhà khoa học, vẫn có nhiều điều cụ thể chưa thể lý giải được, không chỉ ở Việt Nam mà các nhà khoa học toàn thế giới vẫn phải tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu thêm.

Suy giảm mạnh ở các vùng biển

Một minh chứng cho điều này là khi khảo sát ở vùng biển Thượng Mai, Hạ Mai của Vân Đồn. Đây là vùng biển xa bờ, không chịu ảnh hưởng của công nghiệp, đô thị hay tác động của con người rất ít, vậy nhưng các thợ lặn sau quá trình khảo sát lại tỏ ra khá thất vọng. Ths Phạm Văn Chiến (Viện Tài nguyên và Môi trường biển) tả lại: Khu vực Thượng Mai nhìn trên bờ thì nước trong xanh thế này nhưng khi lặn dưới đáy biển thì không được như thế. Nước có nhiều vẩn đục, chỉ cách hơn 1m thì đã không thể quan sát được rồi.

San hô cành được các chuyên gia Viện Tài nguyên và Môi trường Biển chụp tại vùng biển Hạ Mai, Thượng Mai của Vân Đồn.

Còn TS Nguyễn Đăng Ngải, Viện Phó Viện Tài nguyên và Môi trường biển, cũng băn khoăn: Khu vực này nước trong, sạch lại ở xa bờ nên chúng tôi nghĩ sẽ có nhiều rạn san hô to, đẹp, nhưng ngược lại không được như kỳ vọng. Qua khảo sát chỉ có những cụm san hô nhỏ đang phát triển… So sánh với các khu vực như Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Cô Tô thì san hô ở khu vực này không bằng. Tuy nhiên, có lẽ cũng giống như san hô ở các vùng biển của Quảng Ninh, san hô ở đây sau quá trình bị suy giảm nay có nhiều rạn san hô đã, đang trong giai đoạn phục hồi với những tập đoàn san hô nhỏ đang phát triển tốt.

Qua trò chuyện, chúng tôi cũng nhận thấy sự tiếc nuối của các chuyên gia về “một thời đã xa” của những rạn san hô quý giá tại các vùng biển Quảng Ninh chỉ cách đây vài chục năm mà thôi. TS Nguyễn Đăng Ngải cho hay, vùng biển Cô Tô trước đây từng có những rạn san hô rất lớn, vô cùng phong phú với những loài quý hiếm, đẹp như rạn san hô tại bãi Hồng Vàn có chiều dài lên tới 3-4 cây số, chiều ngang tới cả cây số nhưng nay thì không còn nữa…

Không chỉ như vậy, quần đảo Cô Tô từ một khu vực có chất lượng các rạn san hô cao nhất nay đã trở thành khu vực có diện tích và độ phủ san hô sống thấp nhất Vịnh Bắc Bộ. Đặc biệt, trong thành phần loài san hô hiện nay chủ yếu là các dạng san hô khối và phủ mà không còn loài san hô cành Acropora là nhóm san hô cành trước đây rất phổ biến ở Cô Tô.

San hô có nhiều màu sắc rực rỡ, là sinh cảnh đẹp dưới lòng biển. Ảnh: Viện Tài nguyên và Môi trường biển

Không chỉ quần đảo Cô Tô suy giảm mạnh mà Vịnh Hạ Long cũng vậy. San hô ở đây trước phân bố hầu hết quanh các đảo đá vôi trên Vịnh Hạ Long, kể cả các đảo gần bờ với nhiều rạn trải dài và rộng đến hàng trăm mét. Kết quả khảo sát về đa dạng sinh học ở khu vực Vịnh Hạ Long vào năm 2015 cho thấy, ở đây có 110 loài san hô cứng và 37 loài san hô mềm. Con số này tuy không nhiều nhưng so sánh với các khu vực tương đương ở phía Bắc khi ấy như Cát Bà, Cô Tô, Hòn Mê thì Vịnh Hạ Long vẫn là một trong những nơi có số lượng loài phong phú nhất. 

Tuy vậy, sự suy giảm về độ phủ và diện tích của san hô thì lại rất đáng lo ngại. Cụ thể, vào những năm trước 1998 ở Vịnh Hạ Long còn một số rạn thuộc loại tốt và rất tốt (tương ứng với độ phủ trên 51% và trên 76%), nhưng đến năm 2003 thì độ phủ đã bị suy giảm một bậc, không còn rạn nào thuộc loại rất tốt. Và kết quả khảo sát vào năm 2015 thì không còn rạn nào thuộc loại tốt, độ phủ của các rạn tốt nhất là dưới 50% và độ phủ bình quân trên toàn vịnh chỉ còn khoảng 20%. Không chỉ là độ phủ, phạm vi và sự phân bố số lượng loài tại các rạn cũng thấp hơn so với trước đây rất nhiều.

Sự suy giảm của san hô ở các vùng biển Quảng Ninh do con người tác động là chủ yếu. Đơn cử như Vịnh Hạ Long là một khu vực chịu nhiều sự tác động từ các hoạt động vận tải thuỷ, lấn biển, du lịch, đánh bắt hải sản, khai thác khoáng sản, rác thải, nước thải công nghiệp và sinh hoạt… Theo đánh giá, tất cả các hoạt động này đều ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước của vịnh, trong đó độ đục tăng cao được coi là nguyên nhân chính. Điều này tương đối dễ thấy khi đồng nghiệp của chúng tôi khảo sát ở những khu vực đảo rất xa bờ, tuy nhiên đáy biển vẫn rất dễ bị khuấy đục lên một cách nhanh chóng. Ở các vùng biển khác thì hoạt động khai thác hải sản bằng phương pháp tận diệt, khai thác quá mức các loài cá làm phát triển đột biến các loài địch hại của san hô… cũng là những nguyên nhân đáng kể…

Cần sự chung tay bảo vệ

Sự suy thoái của san hô sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị đa dạng sinh học, cảnh quan cũng như nguồn lợi hải sản trên các vùng biển Quảng Ninh. Vì vậy, trong những năm gần đây, các đơn vị, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ các hệ sinh thái biển nói chung, gìn giữ các hệ sinh thái rạn san hô nói riêng.

Đơn cử như với Vịnh Hạ Long, năm 2019, tỉnh đã ban hành quy chế quản lý Vịnh Hạ Long, trong đó có quy định không đánh bắt thủy sản trong khu vực di sản Vịnh Hạ Long. Quy định này đối với việc bảo tồn hệ sinh thái rạn san hô có ý nghĩa rất cao khi hạn chế các tàu thuyền đánh bắt thủy sản tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước làm chết san hô. Bên cạnh đó, cũng giúp ngăn chặn các hoạt động khai thác tại khu vực có san hô, như: Kéo lưới, lưới vét, giã cào cào xới đáy biển làm gãy san hô; tạo lớp bùn trầm tích phủ lên gây chết các rạn san hô…

Cần sự chung tay bảo vệ giá trị của san hô. Ảnh: Viện Tài nguyên và Môi trường biển.

Cùng với đó, ở các vùng biển đều có những quy định cấm đánh bắt thuỷ sản bằng phương pháp tận diệt. Các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức, nhận thức của cộng đồng cũng góp sức không nhỏ. Qua đánh giá của chuyên gia cũng cho thấy, các vùng biển của Quảng Ninh hiện có nhiều rạn san hô đã, đang trong giai đoạn phục hồi với những tập đoàn san hô nhỏ đang phát triển tốt. Đơn cử như ở Vịnh Hạ Long, từ trạng thái bị suy thoái, rạn san hô nơi đây cũng có dấu hiệu khôi phục tốt, thậm chí qua khảo sát còn phát hiện thấy những rạn san hô có độ phủ cao (từ 60-70%). Đặc biệt có nhiều san hô cành phát triển, mà theo TS Nguyễn Đăng Ngải thì san hô cành rất nhạy cảm, dễ bị tác động khi môi trường thay đổi, tuy nhiên khi môi trường tốt thì san hô cành cũng phục hồi nhanh hơn các loài khác…

Ở vùng biển Cô Tô hiện nay là nơi duy nhất ở khu vực phía Bắc cho phép khai thác dịch vụ lặn biển ngắm san hô. Mùa hè vừa qua, dịch vụ này lần đầu tiên đưa vào khai thác, mang tính chất khá nguyên sơ, được nhiều du khách thích thú đón nhận, trải nghiệm. Khám phá vẻ đẹp san hô dưới lòng biển, khám phá món quà tặng quý giá của biển cũng là cơ hội để du khách và cộng đồng thấy trân quý hơn các giá trị của biển, từ đó nâng cao hơn nữa ý thức trong gìn giữ và bảo vệ các loài san hô…



Nguồn

Cùng chủ đề

Bác bỏ thông tin Vịnh Hạ Long bị đưa ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Không có chuyện UNESCO xem xét loại Vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới" - Đây là khẳng định của Trưởng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long Vũ Kiên Cường tại hội nghị thông tin báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức tại TP Hạ Long vào chiều 24/12.    Trong những ngày gần đây, một số trang báo trong nước có chia sẻ, dẫn lời bài đăng của hãng...

UNESCO cử đoàn đánh giá tác động môi trường ở vịnh Hạ Long

UNESCO sẽ cử chuyên gia đến vịnh Hạ Long để đánh giá rủi ro trong việc bảo tồn, trước lo ngại các dự án phát triển có thể đe dọa khu vực di sản, theo Reuters. Trung tâm Di sản Thế giới (WHC) thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) cho biết có những lo ngại rằng "nhiều dự án phát triển các khu du lịch mới và khu đô thị dọc theo bờ...

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Để kinh tế di sản phát huy hiệu quả bền vững

TS Phùng Quốc Hiển, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội: “Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản”. Quảng Ninh có nhiều di sản tự nhiên và di sản văn hóa, nhất là di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Vì vậy, tỉnh cần phải lựa chọn hướng phát triển đúng, đúng xu thế, giảm mức độ xung đột giữa các mục tiêu...

Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 20 triệu lượt khách du lịch năm 2025

Theo thông tin từ Sở Du lịch, năm 2025, tỉnh đặt mục tiêu đón 20 triệu lượt khách, trong đó 15,5 triệu khách du lịch nội địa và 4,5 triệu khách du lịch quốc tế. Tổng thu từ hoạt động du lịch dự kiến đạt 50.000 tỷ đồng. Để hoàn thành mục tiêu này, ngành Du lịch tập trung đẩy mạnh phát triển thị trường khách quốc tế, trong đó chú trọng đến thị trường truyền thống và từng bước...

Cùng tác giả

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc...

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia;...

Truyện thiếu nhi kinh điển Chile được dịch sang tiếng Việt

Tập một "Papelucho" - sách văn học thiếu nhi kinh điển của Chile - ra mắt độc giả trong nước ngày 20/12. Papelucho xuất bản lần đầu vào năm 1947 và hoàn thành 12 cuốn vào năm 1974. Bộ truyện kể lại những chuyến phiêu lưu của chú bé Papelucho tràn đầy năng lượng, giàu suy tư, hài hước và trí tưởng tượng. Cậu không ngần ngại dấn thân vào rắc rối, từ đó nảy ra những giải pháp lạ...

Quảng Yên: Cập nhật kiến thức mới cho 179 trưởng thôn, khu phố

Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của trưởng thôn, khu phố trong nhiệm kỳ 2025-2027, nhất là trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trưởng thôn, khu phố tham gia hoạt động lần đầu, chiều 24/12, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thị xã Quảng Yên đã khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho 179 trưởng thôn, khu phố ở 19 xã, phường trên địa bàn thị xã. Tham...

Đại hội chi bộ điểm đầu tiên tại thành phố Hạ Long

Ngày 24/12, Chi bộ khu phố Đồn Điền trực thuộc Đảng bộ phường Hà Khẩu, thành phố Hạ Long, đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025-2027. Đây là chi bộ được Đảng bộ phường Hà Khẩu chọn là đại hội điểm để rút kinh nghiệm cho đại hội các chi bộ trực thuộc Đảng bộ phường. Nhiệm kỳ qua, tập thể Chi bộ đã đoàn kết, thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hiệu quả công...

Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh xử lý trên 1.000 vụ vi phạm, phạt tiền hơn 28 tỷ đồng

Chiều 24/12, Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường, dự và chỉ đạo hội nghị.   Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã kịp thời triển khai các chỉ đạo của Trung ương cũng như của tỉnh về các hoạt động nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát thị...

Cùng chuyên mục

Bác bỏ thông tin Vịnh Hạ Long bị đưa ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Không có chuyện UNESCO xem xét loại Vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới" - Đây là khẳng định của Trưởng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long Vũ Kiên Cường tại hội nghị thông tin báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức tại TP Hạ Long vào chiều 24/12.    Trong những ngày gần đây, một số trang báo trong nước có chia sẻ, dẫn lời bài đăng của hãng...

Đà Nẵng vào 8 điểm đáng ghé thăm ở châu Á năm 2025

Đà Nẵng là đại diện duy nhất của Việt Nam được xếp vào danh sách 8 điểm đáng du lịch ở châu Á năm 2025 của tạp chí Time Out. Đà Nẵng xếp ở vị trí thứ ba trong 8 điểm lý tưởng để ghé thăm tại châu Á năm 2025. Chuyên trang du lịch nổi tiếng có trụ sở tại London, Anh, nhận xét thành phố biển của Việt Nam không đông đúc, có nhiều điểm vui chơi, trải...

UNESCO cử đoàn đánh giá tác động môi trường ở vịnh Hạ Long

UNESCO sẽ cử chuyên gia đến vịnh Hạ Long để đánh giá rủi ro trong việc bảo tồn, trước lo ngại các dự án phát triển có thể đe dọa khu vực di sản, theo Reuters. Trung tâm Di sản Thế giới (WHC) thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) cho biết có những lo ngại rằng "nhiều dự án phát triển các khu du lịch mới và khu đô thị dọc theo bờ...

Tour ẩm thực – sao sáng của du lịch Việt

Các chuyên gia đánh giá ẩm thực là lý do níu chân khách nước ngoài quay lại Việt Nam và là lợi thế cạnh tranh nổi bật của du lịch Việt trên trường quốc tế. "Ẩm thực là con đường ngắn nhất để tìm hiểu văn hóa một điểm đến", Harvey Koi, du khách Dubai nói. Harvey lần đầu đến Việt Nam năm 2017, ghé thăm TP HCM và bị chinh phục bởi sự đa dạng ẩm thực của thành phố....

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Vân Đồn: Tạo hấp dẫn thu hút khách du lịch 4 mùa

Vân Đồn nổi tiếng là điểm đến du lịch biển đảo, đặc biệt thu hút hàng nghìn du khách dịp hè. Chính quyền và người dân nơi đây đang nỗ lực đưa ra nhiều sản phẩm du lịch văn hóa, lễ hội độc đáo dịp thu đông để đưa Vân Đồn sôi động 4 mùa trong năm. Vừa qua, huyện Vân Đồn tổ chức lễ khai trương Làng Văn hóa - Du lịch dân tộc Sán Dìu, xã Bình Dân....

Thấy gì qua cách đăng ký mở sản phẩm du lịch ở Quảng Ninh?

Nhiều sản phẩm du lịch năm nào cũng được đăng ký và không làm được, nhưng tiếp tục được đăng ký, trong khi nhiều sản phẩm mới lại không hấp dẫn. Hiện đã có tàu du lịch chạy thông tuyến vịnh Hạ Long - Bái Tử Long nhưng tàu không ghé vào đâu được vì chưa có điểm, bến dừng chân. Ảnh: Nguyễn Hùng Đến thời điểm này, hầu hết những sản phẩm du lịch liên quan đến vịnh Hạ Long, Bái Tử...

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ. Du lịch ứng dụng công nghệ Theo các chuyên gia, những sáng kiến chuyển đổi số do Chính...

Chủ đề Năm Du lịch quốc gia 2025: Huế – Kinh đô xưa, Vận hội mới

Tối 22/12, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ Bế mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Dự chương trình có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong, Phó Trưởng Ban...

Du lịch khởi sắc mạnh mẽ ở huyện miền núi Bình Liêu

Nhờ đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối thôn bản, điểm đến, khai thác các thế mạnh về thiên nhiên và văn hóa, phát triển sản phẩm du lịch đặc sắc, du lịch Bình Liêu thời gian qua đã có sự khởi sắc mạnh mẽ. Nếu như năm 2015 chỉ đón trên 33.000 lượt khách, thì năm 2024 huyện đón trên 220.000 lượt khách tham quan. Nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế -...

Tin nổi bật

Tin mới nhất