Powered by Techcity

Rừng Quảng Ninh sẽ xanh trở lại

Cơn bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào Quảng Ninh đầu tháng 9 vừa qua đã tàn phá trên 133.000ha rừng. Ngay sau khi bão tan, các chủ rừng là hộ gia đình, doanh nghiệp lâm nghiệp, ban quản lý rừng và cơ quan chức năng, cũng như toàn thể hệ thống chính trị trong tỉnh đã khẩn trương vào cuộc khắc phục hậu quả do bão gây ra, phục hồi sản xuất lâm nghiệp, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là trồng lại rừng.

Quyết tâm là rất cao, tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay nhiệm vụ trồng, phủ lại màu xanh cho rừng không hề đơn giản. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã có cuộc phỏng vấn ông Vũ Duy Văn (ảnh), Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, phụ trách lĩnh vực nông nghiệp về vấn đề này.

Ông Vũ Duy Văn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT.
Ông Vũ Duy Văn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT.

– Ông có thể chia sẻ cảm xúc của mình khi chứng kiến những cánh rừng bị đổ gãy do sự tàn phá của cơn bão số 3?

+ Đau xót, đó là cảm giác của một người gắn bó với ngành lâm nghiệp như tôi. Hơn 133.000ha rừng bị gãy đổ là công sức của nhiều năm lao động, chăm sóc, bảo vệ bởi các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đầu tư trồng rừng trên địa bàn tỉnh. Không còn rừng, người dân không có thu nhập; các công ty lâm nghiệp không có nguồn lực để tái trồng rừng vụ tiếp theo, cũng như để trả lương, đóng BHXH cho người lao động; các doanh nghiệp chế biến lâm sản thiếu nguyên liệu sản xuất trong thời gian tới.

Hậu quả cơn bão số 3 đối với rừng không chỉ gây hệ lụy về kinh tế, mà còn tác động trục tiếp đến an sinh đối với các đối tượng sinh sống bằng nghề rừng, đặc biệt là vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái, nguồn nước, cảnh quan; nguy cơ xảy ra cháy rừng là rất lớn.

– Theo ông, khối lượng công việc cần làm để có thể phục hồi lại rừng lớn đến mức nào?

+ Khối lượng công việc cần làm để khác phục hậu quả do bão số 3 là rất lớn, không thể trong thời gian ngắn là giải quyết được, mà phải rất lâu dài. Tuy nhiên, trước mắt cần ưu tiên xây dựng đường băng cản lửa tại các phân vùng phòng ngừa nguy cơ cháy rừng lan trên diện tích rộng, khó kiểm soát; ngoài ra cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của các chủ rừng là tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân về công tác PCCCR, tự giác dọn dẹp, thu dọn rừng, đường băng cản lửa, xử lý thực bì bảo đảm điều kiện an toàn về PCCCR, tránh để cháy rừng tràn lan, thụ động… Song song với đó là giải quyết những khó khăn của người trồng rừng, hỗ trợ người trồng rừng trồng lại rừng thông qua việc triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ.

Về lâu dài cần khẩn trương lập, triển khai đề án khôi phục, tái thiết và phát triển lâm nghiệp bền vững sau bão số 3 đến năm 2030 tích hợp vào đề án tái khôi phục, tái thiết nền kinh tế tỉnh Quảng Ninh sau bão.

– Xin ông cho biết về những thuận lợi, cũng như khó khăn trong công tác phục hồi rừng ở Quảng Ninh?

Vị trí rừng phòng hộ hồ Cao Vân bị bão số 3 quật đổ đến 80%.
Rừng phòng hộ hồ Cao Vân bị bão số 3 quật đổ đến 80%. Ảnh Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hoành bồ

+ Về thuận lợi, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt công tác khắc phục hậu quả, triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, nhân dân trồng rừng. Tỉnh đã phát động đợt cao điểm huy động các lực lượng, phương tiện (LLVT, kiểm lâm, thanh niên xung kích…) theo phương châm “4 tại chỗ” để ra quân chiến dịch “30 ngày đêm ra quân hỗ trợ cho chủ rừng thu dọn vệ sinh rừng”; dọn dẹp đảm bảo lưu thông tuyến đường sản xuất, vận chuyển lâm sản.

Các đơn vị chức năng, các địa phương đã thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại, triển khai ngay các cơ chế, chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP (ngày 9/1/2017) của Chính phủ. Các ngân hàng triển khai thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ tín dụng cho các công ty và hộ nhận khoán được xử lý rủi ro (cơ cấu lại thời gian trả nợ, khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ lãi); cho các  chủ rừng bị thiệt hại vay vốn với lãi xuất ưu đãi để tái đầu tư, khôi phục, sản xuất, kinh doanh. Các ngành thuế, BHXH, cảng vụ… chủ động tạo điều kiện tối đa hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp, chủ rừng khắc phục khó khăn, tiêu thụ, xuất khẩu lâm sản bị thiệt hại.

Các công ty TNHH MTV lâm nghiệp hoàn thiện hồ sơ kiểm tra, xác minh thiệt hại, đặc biệt là diện tích rừng trồng từ nguồn vốn NSNN và vốn trồng rừng thay thế; hoàn thiện hồ sơ, thủ tục, trình tự khoanh nợ theo quy định; chủ động nguồn giống phục vụ công tác triển khai kế hoạch trồng rừng năm 2025. Các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu dăm gỗ đẩy mạnh việc thu mua, chế biến, tiêu thụ gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh; thực hiện công khai, minh bạch để các chủ rừng biết về mức giá thu mua sản phẩm gỗ với các tiêu chí kèm theo trên tinh thần chung tay chia sẻ thiệt hại và hỗ trợ mức tối đa để người dân giảm bớt khó khăn, sớm khôi phục sản xuất lâm nghiệp; chủ động phối hợp với đối tác mua dăm gỗ, đơn vị quản lý cảng và các điều kiện cần thiết khác để nâng cao năng lực thu mua gỗ…

Lực lượng Hạt Kiểm lâm Tiên Yên chủ trì phối hợp các lực lượng tổ chức hỗ trợ người dân vệ sinh rừng sau bão Yagi.
Lực lượng Hạt Kiểm lâm Tiên Yên chủ trì phối hợp các lực lượng tổ chức hỗ trợ người dân vệ sinh rừng sau bão Yagi. Ảnh Nguyễn Khánh (Hạt Kiểm lâm Tiên Yên)

Quảng Ninh cũng áp dụng các chính sách hỗ trợ hiện có tại Nghị quyết số 37/2024/NQ-HĐND (ngày 10/7/2024) của HĐND tỉnh về quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững; Nghị định 58/2024/NĐ-CP (ngày 24/5/2024) của Chính phủ về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp; vốn trồng rừng thay thế từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng.

Tuy nhiên, Nghị định số 02/2017/NĐ-CP n(gày 9/1/2017) của Chính phủ hiện đã không phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể, đối tượng áp dụng chưa bao phủ được hết các chủ rừng bị thiệt hại, mức hỗ trợ 2 triệu đồng/ha đối với diện tích bị thiệt hại 30-70% và 4 triệu đồng/ha đối với diện tích bị thiệt hại trên 70% đã không phù hợp với các quy định hiện hành có liên quan.

Hiện Trung ương chưa có quy định, hướng dẫn về thanh lý rừng trồng vốn NSNN và vốn trồng rừng thay thế. Theo quy định, diện tích rừng này phải giữ nguyên hiện trạng thiệt hại, trong khi đây là nguy cơ xảy ra cháy rừng trên diện rộng, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đồng thời sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực đầu tư của Nhà nước. Cùng với đó, việc nợ tín dụng, bảo hiểm, thuế, vay vốn tái sản xuất kinh doanh của các chủ rừng cũng gặp nhiều khó khăn.

– Với vai trò của cơ quan quản lý nhà nước, Sở NN&PTNT đã có giải pháp gì để giải quyết những khó khăn nêu trên, thưa ông?

Thành phố Cẩm Phả huy động lực lượng doanh nghiệp ngành than giúp dân tận thu cây rừng gãy đổ sau bão Yagi.
Thành phố Cẩm Phả huy động lực lượng doanh nghiệp ngành than giúp dân tận thu cây rừng gãy đổ sau bão Yagi.

+ Quảng Ninh đang khẩn trương lập, triển khai đề án khôi phục, tái thiết và phát triển lâm nghiệp bền vững sau bão số 3 đến năm 2030. Trong đó có tính đến việc cơ cấu lại loài cây trồng lâm nghiệp, ưu tiên trồng các loài cây gỗ lớn phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, phát triển mang tính lâu dài, bền vững; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; thu hút đầu tư các nguồn lực từ các quỹ, dự án phù hợp để tạo nguồn lực tái thiết rừng. Tỉnh cũng đang triển khai chính sách đặc thù khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn theo Nghị quyết số 37/2024/NQ-HĐND của HĐND tỉnh và các chính sách theo Nghị định số 58/2024/NĐ-CP của Chính phủ hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, đây là một giải pháp thiết thực.

Cùng với đó, Sở NN&PTNT đã tham mưu UBND tỉnh, báo cáo, đề xuất, kiến nghị Chính phủ, Bộ NN&PTNT sớm ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết triển khai quy định về thanh lý rừng; sửa đổi, bổ sung Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9/1/2017 (bổ sung đối tượng và nâng mức hỗ trợ). Sở NN&PTNT cũng khuyến khích chủ rừng lựa chọn các loài cây trồng phù hợp có giá trị kinh tế cao, kết hợp với trồng lại rừng bằng các loài cây bản địa, cây gỗ lớn, lấy ngắn nuôi dài, hạn chế tối đa rủi ro do thiên tai… nâng cao giá trị của rừng trên một đơn vị diện tích trồng.

Ngoài ra, Quảng Ninh cần tính đến việc thu hút đầu tư khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao để nghiên cứu, ứng dụng phát triển và sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, công nghệ mới, giống cây lâm nghiệp, cơ giới hóa trong trồng rừng, chăm sóc và khai thác rừng, chế biến lâm sản và sản xuất các sản phẩm phụ trợ ngành chế biến gỗ và lâm sản.

Với những giải pháp nói trên, cùng với sự nỗ lực của người dân, doanh nghiệp trồng rừng, chắc chắn rừng Quảng Ninh sẽ phục hồi và xanh trở lại.

– Xin cảm ơn ông!



Nguồn

Cùng chủ đề

Kỳ vọng những động lực tăng trưởng mới

Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt 14%, cao hơn 2% so với mức Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương. Đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay của Quảng Ninh. Quyết tâm thực hiện mục tiêu này, toàn bộ hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân đang đồng lòng, nỗ lực hết mình. Đặc biệt để đóng góp vào sự tăng trưởng GRDP của...

Hội nghị tháo gỡ thủ tục giao biển nuôi trồng thuỷ sản

Chiều ngày 21/2, Sở NN&PTNT, Sở TN&MT phối hợp với các địa phương có biển tổ chức hội nghị tháo gỡ thủ tục giao biển nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) đối với đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) NTTS trên địa bàn tỉnh. Báo cáo trình bày tại hội nghị của Sở NN&PTNT cho biết, tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch khu vực biển NTTS với diện tích 45.146ha. Đến thời điểm này, duy nhất HTX thuỷ...

Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tiếp Bí thư Khu ủy Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây

Chiều 20/2, tại TP Hạ Long, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đã tiếp đồng chí Trần Cương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Khu ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Cùng dự...

Trồng cây hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc tại Công viên Hoa Hạ Long

Chiều 20/2, các đại biểu tham dự Chương trình Gặp gỡ đầu Xuân 2025 và Hội nghị Ủy ban Công tác liên hợp lần thứ 16 diễn ra tại Quảng Ninh đã tham gia trồng cây hữu nghị tại Công viên Hoa Hạ Long (phường Bạch Đằng, TP Hạ Long).  Tham dự lễ trồng cây có các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy 4 tỉnh của Việt Nam, gồm: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và đồng chí...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh hội kiến Bí thư Khu ủy Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây

Nhân dịp Đoàn đại biểu Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) tham dự Chương trình Gặp gỡ đầu Xuân 2025 tại Quảng Ninh, ngày 20/2, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đã hội kiến với đồng chí Trần Cương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Khu ủy Khu tự trị...

Cùng tác giả

‘Kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội thẳng nhất, đẹp nhất, hiệu quả nhất’

Thủ tướng yêu cầu cần nghiên cứu hướng tuyến, phương án kết nối, xây dựng tuyến đường kết nối giữa sân bay Gia Bình với trung tâm Hà Nội nhanh nhất, thẳng nhất, đẹp nhất, hiệu quả nhất. Chiều tối 23/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, địa phương về dự án đầu tư xây dựng sân bay Gia Bình (Bắc Ninh), đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô...

Chính phủ họp về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Ngày 23/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII). Dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Ninh có đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan. Điều chỉnh Quy hoạch điện...

Cuộc chiến phòng vé của phim Việt đầu năm 2025

Đầu năm nay, ngay từ những ngày Tết, khán giả đã chứng kiến một cuộc đua khốc liệt của các bộ phim Việt tại phòng vé. Đây là điều mà chỉ cách đây khoảng trên dưới 10 năm, phim Việt chưa từng mơ đến trong cuộc cạnh tranh luôn không cân sức với những bộ phim bom tấn nhập khẩu, đặc biệt là mùa phim Tết. Ngay trong những ngày đầu tiên của năm Ất Tỵ, cuộc đua không khoan...

Á hậu Hồng Đăng bị biến thái quấy rối trên đường

Hồng Đăng kể khi đang trên đường tới phòng tập, cô bị quấy rối, sau đó cô nhờ người dân trích camera để tìm kiếm thủ phạm. Ngày 23/2, trên trang cá nhân, Á hậu Trịnh Thị Hồng Đăng chia sẻ thông tin cô bị quấy rối trên đường. Theo lời kể của Hồng Đăng, sự việc xảy ra lúc 17h ngày 22/2, sau khi cô xong việc, đi bộ đến phòng tập cách nơi á hậu ở khoảng 5 phút....

Quyết liệt các giải pháp cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025 là quyết tâm lớn của Chính phủ, đặt ra yêu cầu thực hiện những giải pháp đồng bộ, quyết liệt từ chính sách, tháo gỡ điểm nghẽn kinh tế và hỗ trợ nhanh cho doanh nghiệp. "Hiến kế" tăng trưởng Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, Đề án bổ sung phát triển kinh tế xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng...

Cùng chuyên mục

Chính phủ họp về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Ngày 23/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII). Dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Ninh có đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan. Điều chỉnh Quy hoạch điện...

Quyết liệt các giải pháp cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025 là quyết tâm lớn của Chính phủ, đặt ra yêu cầu thực hiện những giải pháp đồng bộ, quyết liệt từ chính sách, tháo gỡ điểm nghẽn kinh tế và hỗ trợ nhanh cho doanh nghiệp. "Hiến kế" tăng trưởng Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, Đề án bổ sung phát triển kinh tế xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng...

Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép HRC từ Trung Quốc

Theo quyết định của Bộ Công Thương, hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế 19,38-27,83%, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ khi ban hành và áp dụng trong vòng 120 ngày. Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc, với mức thuế dao động từ 19,38-27,83%. Trong khi đó, thép HRC nhập từ Ấn...

Kỳ vọng những động lực tăng trưởng mới

Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt 14%, cao hơn 2% so với mức Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương. Đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay của Quảng Ninh. Quyết tâm thực hiện mục tiêu này, toàn bộ hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân đang đồng lòng, nỗ lực hết mình. Đặc biệt để đóng góp vào sự tăng trưởng GRDP của...

Giá tiền ảo Pi Network lao dốc, sàn liên tục báo lỗi, ‘Pi thủ’ vỡ mộng

Đồng tiền ảo Pi Network bị mất giá thảm hại chỉ sau 1 ngày lên sàn, ngoài ra sàn giao dịch OKX liên tục báo lỗi khiến những người đầu tư thất vọng nặng nề. Giá giảm hơn một nửa Thời điểm tối 21/2, sau hơn 1 ngày lên sàn OKX (Hong Kong), tiền ảo Pi Network được giao dịch quanh mức 0,6 USD/Pi, đây là mức thảm hại so với giá 2 USD/Pi vào thời điểm mở cửa. Trước đó, ngay...

NHNN: Tiếp tục giảm lãi suất, bám sát chặt diễn biến tỷ giá để điều tiết

Thống đốc kiến nghị Chính phủ cần có giải pháp chỉ đạo để hài hòa thương mại với các đối tác lớn, tránh rủi ro về thuế vì tỷ giá hiện đang chịu sức ép lớn bởi chính sách thuế của Mỹ. Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế tổ chức sáng nay (21/2), Thống đốc...

Tăng cường các giải pháp kiểm soát thương mại điện tử, phòng chống trốn thuế và các vi phạm pháp luật về kinh tế

Chiều ngày 21/2, Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tăng cường giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về kinh tế, thương mại điện tử, trốn thuế, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách nhà nước theo tinh thần Kết luận số 123-KL/TW, ngày 24/01/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.  Tham dự Hội nghị có các đồng chí...

Hội nghị tháo gỡ thủ tục giao biển nuôi trồng thuỷ sản

Chiều ngày 21/2, Sở NN&PTNT, Sở TN&MT phối hợp với các địa phương có biển tổ chức hội nghị tháo gỡ thủ tục giao biển nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) đối với đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) NTTS trên địa bàn tỉnh. Báo cáo trình bày tại hội nghị của Sở NN&PTNT cho biết, tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch khu vực biển NTTS với diện tích 45.146ha. Đến thời điểm này, duy nhất HTX thuỷ...

Giá tôm hùm chạm đáy, người nuôi lỗ nặng

Người nuôi tôm hùm ở Phú Yên, Khánh Hòa cho biết từ năm ngoái đến nay, dù được thu mua đều đặn, giá tôm vẫn chạm đáy khiến họ liên tục thua lỗ. Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc bùng nổ từ năm 2024 và tiếp tục tăng cao trong tháng 1 năm nay, đạt 70 triệu USD (gần 1.800 tỷ đồng), theo VASEP. Mức này tăng gấp 9 lần cùng kỳ năm ngoái, chiếm 98% tổng lượng xuất...

Đẩy nhanh tiến độ giao biển nuôi trồng thủy sản

Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, diện tích khu vực biển phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) là 45.146 ha. Để kịp thời cấp phép, giao biển NTTS, ngay sau Tết Nguyên đán 2025, các địa phương đã đẩy nhanh tiến độ, chủ động gặp gỡ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các hộ, đơn vị, tổ chức nuôi trồng, từ đó tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất