Powered by Techcity

Rừng là vàng – Báo Quảng Ninh điện tử

Những lợi ích từ rừng mang lại không chỉ là kinh tế, thu nhập cho người dân, chủ rừng, mà còn là lá phổi xanh, giúp điều hòa, chống biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh nguồn nước và bảo tồn đa dạng sinh học. Từ những giá trị đó, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, phát triển, khai thác tiềm năng, lợi thế của rừng và đất rừng.

Rừng Đồng Sơn – Kỳ Thượng (TP Hạ Long).

Làm giàu từ những cánh rừng

Với nhiều chính sách hỗ trợ của tỉnh, sự nhạy bén của người dân, nguồn lợi từ phát triển rừng sản xuất đã giúp nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo, có kinh tế khá giả.

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm, thu nhập từ rừng đã giúp hàng trăm hộ dân trên địa bàn huyện Bình Liêu thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu, đóng góp vào sự phát triển KT-XH của địa phương. Gia đình ông Dường Chống Thím (thôn Nà Pò, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu) có gần 10ha trồng hồi đang vào độ thu hoạch. Những năm gần đây, nguồn thu từ rừng hồi đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình ông. Bình quân mỗi năm, gia đình ông thu hoạch được khoảng 4-6 tấn quả, thu nhập hơn 100 triệu đồng. Ông Thím cho biết: Hồi là một trong những loại cây cho giá trị kinh tế cao và có thể khai thác được nhiều lần. Từ rừng hồi, cuộc sống gia đình tôi đang ngày càng ấm no hơn.

Ông Dường Chống Thím (thôn Nà Pò, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu) bên vườn hồi của gia đình.

Còn với gia đình chị Loan Thị Thúy (thôn Đồng Long, xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu), phát triển kinh tế rừng cũng đã giúp gia đình chị có thu nhập ổn định, đặc biệt khi diện tích rừng sở của gia đình đang mang lại lợi nhuận kép. Chị Thúy cho biết: Gia đình tôi hiện có trên 1ha rừng sở, mỗi năm cho thu hoạch 2-2,5 tấn hạt, bán cho các cơ sở thu mua ép dầu. Nhận thấy tiềm năng phát triển rừng sở gắn với du lịch, năm 2021 chúng tôi đã xây dựng homestay “Hoa sở” ngay tại rừng sở thôn Đồng Long để có thêm nguồn thu từ diện tích rừng hiện có.

Cũng là địa phương có diện tích rừng và đất rừng lớn, những năm gần đây, trồng rừng sản xuất đã trở thành phong trào phát triển rộng lớn trên địa bàn huyện Ba Chẽ. Rừng trồng được chăm sóc, bảo vệ tốt, mang lại nguồn lợi lớn cho nhiều hộ dân.

Tận dụng 5ha đất rừng, ông Triệu Quý Bảo (xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ) đã phát triển mô hình trồng trà hoa vàng xen kẽ dưới tán rừng quế, sa mộc… Mỗi cây trà, ông Bảo thu về 1-2kg hoa tươi, tương đương khoảng 1 triệu đồng/cây/năm. Lá trà hoa vàng tươi cũng được tiêu thụ rộng rãi với giá 50.000 đồng/kg, lá khô là 300.000-500.000 đồng/kg.

Ông Bảo cho biết: Với giá bán thành phẩm ổn định, thị trường tiêu thụ dễ dàng, nhu cầu cao, nên giờ đây trà hoa vàng đã trở thành cây thoát nghèo của gia đình tôi và nhiều người dân trong xã. Trừ các chi phí, việc bán hoa, lá và cây giống đã mang lại thu nhập cho gia đình 200-300 triệu đồng/năm, cuộc sống ổn định, từng bước làm giàu.

Người dân xã Kỳ Thượng (TP Hạ Long) ươm quế để trồng rừng.

Còn tại Điền Xá, một xã vùng cao của huyện Tiên Yên, kinh tế rừng cũng đang là hướng thoát nghèo, làm giàu của nhiều người dân nơi đây. Bên cạnh sự chủ động từ phía người dân, các giải pháp về tuyên truyền, động viên, hỗ trợ cây, con giống, vốn vay, tập huấn kỹ thuật trồng rừng đã được xã triển khai nhằm tiếp sức cho các hộ phát triển mô hình kinh tế rừng. Nhờ đó, đến nay nhiều ha rừng trên địa bàn đã phát triển mạnh mẽ, đem lại thu nhập ngày càng cao cho người dân. Anh Chìu Văn Hương (thôn Khe Vang, xã Điền Xá, huyện Tiên Yên) cho biết: Nhờ trồng rừng, kinh tế gia đình tôi ngày càng khấm khá hơn, xây được nhà, mua được xe, lo cho con cái học hành đầy đủ. Gia đình tôi cũng tiếp tục phát triển mô hình trồng rừng kết hợp với chăn nuôi để gia tăng thu nhập.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm TP Móng Cái kiểm tra rừng ngập mặn trên địa bàn. Ảnh: Nguyễn Thanh

Làm giàu từ rừng và làm giàu rừng là mục tiêu của Quảng Ninh hướng đến. Ông Vũ Duy Văn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Khi rừng được bảo vệ và phát triển, vốn rừng được đảm bảo và ngày càng nâng cao giá trị thì chủ rừng, lao động nghề rừng, các đơn vị doanh nghiệp, các lĩnh vực kinh tế gắn với rừng có quyền và hoàn toàn có thể làm giàu từ rừng. Thực tế hiện nay đất rừng, nghề rừng mang lại nguồn lợi đáng kể cho người dân.

Theo khảo sát của Sở NN&PTNT, rừng đang mang lại việc làm cho khoảng 60.000 lao động, thu nhập trung bình gần 5 triệu đồng/người/tháng, trong đó đồng bào DTTS, miền núi chiếm tỷ lệ lớn. Đáng nói, thu nhập từ rừng có tính lũy kế, sau chu kỳ trồng rừng 6 năm, chủ rừng có thu nhập ít nhất gần 200 triệu đồng (tính theo định mức diện tích giao đất giao rừng không quá 2ha), đủ để họ có tích lũy hoặc tái đầu tư theo hướng mở rộng. 

Rừng thông hơn 30 năm tuổi tại khoảnh 3, tiểu khu 350, lòng hồ Tràng Vinh (xã Hải Tiến, TP Móng Cái). Ảnh: Hữu Việt

Để rừng mãi là nguồn tài nguyên vô giá

Rừng chính là vàng, để biến rừng thành vàng thực sự thì cần phải biết quý trọng và bảo vệ rừng. Đối với Quảng Ninh, rừng không chỉ có vị trí đặc biệt quan trọng trong phòng hộ, bảo vệ đầu nguồn, vùng ven biển, bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế thiên tai, tạo nguồn sinh thủy, đảm bảo chiến lược an ninh nguồn nước, mà còn đóng vai trò quan trọng gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đưa du lịch phát triển bền vững và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Dải rừng giổi của người dân huyện Ba Chẽ. Ảnh: Việt Hoa

Theo thống kê, hiện toàn tỉnh đang có trên 434.000ha rừng và đất lâm nghiệp, xếp thứ 18 toàn quốc, chiếm đến 70% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Độ che phủ rừng của Quảng Ninh đạt gần 55%, xếp thứ 14 toàn quốc. Rừng ngày càng được tỉnh quan tâm đầu tư. Việc trồng cây gây rừng đã trở thành nét đẹp văn hoá, thành hành động đặc trưng của người Quảng Ninh. Hằng năm, tỉnh phát động, tổ chức các đợt ra quân thực hiện Tết trồng cây mỗi dịp xuân về, nhằm nhân lên những cánh rừng xanh, bảo vệ môi trường sinh thái và gia tăng lợi ích kinh tế từ rừng. Trong năm 2023, toàn tỉnh đã trồng được 13.565ha rừng tập trung, trong đó có 1.050ha lim, giổi, lát. Quý I/2024, toàn tỉnh trồng 3.005,97ha rừng tập trung, trong đó có 187,36ha lim, giổi, lát. Tỉnh tiếp tục duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng ở mức 55%; chất lượng rừng được nâng cao.

Người dân xã Húc Động, huyện Bình Liêu khai thác keo lấy gỗ.

Bên cạnh trồng rừng, tỉnh chú trọng bảo vệ đa dạng sinh học tại các vùng đất ngập nước, rừng ngập mặn; bảo vệ, phục hồi tối đa diện tích rừng tự nhiên cũng như duy trì, củng cố các khu rừng đặc dụng hiện có. Mục tiêu cao nhất là tranh thủ lợi ích từ rừng để phát triển bền vững, giữ gìn môi trường sinh thái cho muôn đời sau. 

Diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh cũng được bảo vệ tốt, trong đó có gần 71.000ha rừng tập trung được bảo vệ nghiêm ngặt tại các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên, đơn vị quốc phòng và các công ty lâm nghiệp. Còn lại trên 51.350ha được quản lý, bảo vệ bởi các doanh nghiệp, UBND các xã và trên 36.000 cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật. Đây là nền tảng để rừng Quảng Ninh có chủ, đảm bảo rừng được chăm sóc, phát huy giá trị ngày càng cao hơn.

Cán bộ, nhân dân xã Đông Hải, huyện Tiên Yên tham gia trồng cây gỗ lớn.

Với chiến lược phát triển bền vững, tỉnh xác định trọng tâm là phát triển vốn rừng, trồng rừng tập trung, khoanh vùng bảo vệ, giao đất, giao rừng cho các thành phần kinh tế; đồng thời, lấy người nông dân làm chủ thể trung tâm, kết hợp giữa phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững gắn với dịch vụ, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, khai thác dịch vụ môi trường rừng và bản sắc văn hoá dân tộc để tạo ra giá trị kinh tế cao nhất dựa trên tiềm năng, thế mạnh từng vùng…

Người dân huyện Đầm Hà hưởng ứng Tết trồng cây năm 2024.

Đặc biệt, tỉnh cũng đã có những quyết sách rất kịp thời, trúng, đúng trong đầu tư cho rừng, để phát huy giá trị của rừng cho hôm nay và mai sau. Đó là Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 28/11/2019 của BTV Tỉnh ủy về phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đây được coi là nghị quyết chuyên đề về rừng đầu tiên của Quảng Ninh, cũng là nghị quyết chuyên đề về rừng đầu tiên trong cả nước.

HĐND tỉnh cũng đã ban hành Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND về việc quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững. Chính sách hỗ trợ này được triển khai với nhiều ưu đãi cho người trồng rừng, đó là hỗ trợ 100% cây giống, lãi suất vay vốn ngân hàng thương mại, vay vốn tín dụng chính sách… Qua đó, tạo động lực rất lớn cho phát triển nghề rừng theo hướng bền vững, đem lại lợi ích kép, vừa cho hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo vệ môi trường, tạo tiền đề quan trọng để phát triển lâm nghiệp, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh của tỉnh.

Trồng rừng ngập mặn tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên. Ảnh: Dương Trường

Để rừng tiếp tục phát huy giá trị, thời gian tới, Quảng Ninh sẽ triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp để phát triển lâm nghiệp bền vững. Trong đó, lấy người nông dân làm chủ thể, trung tâm, làm cơ sở cho sự phát triển bền vững, tạo việc làm và thu nhập, nâng cao mức sống cho những người làm nghề rừng. Đồng thời, thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, trọng tâm là chuyển hướng từ khai thác rừng sang phát triển vốn rừng, trồng rừng tập trung, khoanh vùng bảo vệ, giao đất, giao rừng cho các thành phần kinh tế; phát huy tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển kinh tế dưới tán rừng dựa trên tiềm năng, thế mạnh từng vùng.

Ngoài ra, tỉnh cũng tập trung sắp xếp các công ty lâm nghiệp, tăng cường giao đất, giao rừng, trồng rừng thay thế, ứng dụng khoa học công nghệ để tạo đột phá, nâng cao giá trị rừng, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, huy động nguồn lực đầu tư phát triển rừng và kinh tế lâm nghiệp… từ đó đưa rừng Quảng Ninh ngày càng phát triển bền vững, vừa góp phần bảo vệ đất đai, khí hậu, nguồn nước… vừa mang lại lợi ích kinh tế cho người dân trên địa bàn.



Nguồn

Cùng chủ đề

Sôi động thị trường vàng ngày Vía Thần Tài

Sáng 7/2 (mùng 10 Tết Âm lịch), rất nhiều người dân đã tới các cửa hàng vàng bạc trên địa bàn tỉnh để mua vàng trong ngày Vía Thần Tài cầu một năm làm ăn thuận lợi, gia đình thịnh vượng. Dù giá vàng đang có nhiều biến động nhưng sức mua trong ngày Vía Thần Tài vẫn không hề “hạ nhiệt”. Theo đại diện một số cửa hàng, lượng khách mua vàng năm nay tăng khoảng 20% so với...

Giữ “rừng vàng” theo lời Bác dặn

Trong lần về thăm tỉnh Quảng Ninh dịp Tết Ất Tỵ 1965, trên đường từ Hòn Gai về  Uông Bí, Bác Hồ đã dừng chân tại khu rừng thông Yên Lập. Tại nơi đây, Người đã căn dặn: “Không được phá rừng, phải trồng cây, gây rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc”. Thực hiện lời căn dặn của Bác, những năm qua Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh đã ra sức...

Chung tay quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long

Quảng Ninh sở hữu Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên với những giá trị nổi bật được công nhận, trở thành thương hiệu của du lịch Quảng Ninh. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long không chỉ do Ban Quản lý Vịnh Hạ Long thực hiện, mà còn có sự phối hợp của rất nhiều ngành, đơn vị, địa phương liên quan. Công tác quản lý, bảo...

TP Uông Bí: Chuẩn bị các điều kiện cho vụ trồng rừng mới

Sau hơn 2 tháng cơn bão đi qua, đến nay TP Uông Bí đã hoàn thành 3 đợt phê duyệt hỗ trợ đối với những hộ trồng rừng bị thiệt hại với tổng kinh phí trên 1,5 tỷ đồng. Hiện các hộ dân và các công ty lâm nghiệp vẫn đang tích cực thực hiện tận thu, dọn dẹp phòng chống cháy rừng (PCCR), chuẩn bị hiện trường trồng rừng vụ mới. Phường Vàng Danh là một trong những địa...

Triển lãm tranh cổ động tấm lớn tuyên truyền bảo vệ biển và hải đảo Việt Nam

Trung tâm Văn hóa tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao vừa tổ chức triển lãm tranh cổ động tấm lớn tuyên truyền bảo vệ biển và hải đảo Việt Nam. Triển lãm giới thiệu 58 tác phẩm tranh cổ động gồm 30 khối pano hộp 2 mặt về chủ đề biển, đảo Việt Nam được tuyển chọn tại các cuộc thi Sáng tác tranh cổ động do Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du...

Cùng tác giả

‘Kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội thẳng nhất, đẹp nhất, hiệu quả nhất’

Thủ tướng yêu cầu cần nghiên cứu hướng tuyến, phương án kết nối, xây dựng tuyến đường kết nối giữa sân bay Gia Bình với trung tâm Hà Nội nhanh nhất, thẳng nhất, đẹp nhất, hiệu quả nhất. Chiều tối 23/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, địa phương về dự án đầu tư xây dựng sân bay Gia Bình (Bắc Ninh), đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô...

Chính phủ họp về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Ngày 23/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII). Dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Ninh có đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan. Điều chỉnh Quy hoạch điện...

Cuộc chiến phòng vé của phim Việt đầu năm 2025

Đầu năm nay, ngay từ những ngày Tết, khán giả đã chứng kiến một cuộc đua khốc liệt của các bộ phim Việt tại phòng vé. Đây là điều mà chỉ cách đây khoảng trên dưới 10 năm, phim Việt chưa từng mơ đến trong cuộc cạnh tranh luôn không cân sức với những bộ phim bom tấn nhập khẩu, đặc biệt là mùa phim Tết. Ngay trong những ngày đầu tiên của năm Ất Tỵ, cuộc đua không khoan...

Á hậu Hồng Đăng bị biến thái quấy rối trên đường

Hồng Đăng kể khi đang trên đường tới phòng tập, cô bị quấy rối, sau đó cô nhờ người dân trích camera để tìm kiếm thủ phạm. Ngày 23/2, trên trang cá nhân, Á hậu Trịnh Thị Hồng Đăng chia sẻ thông tin cô bị quấy rối trên đường. Theo lời kể của Hồng Đăng, sự việc xảy ra lúc 17h ngày 22/2, sau khi cô xong việc, đi bộ đến phòng tập cách nơi á hậu ở khoảng 5 phút....

Quyết liệt các giải pháp cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025 là quyết tâm lớn của Chính phủ, đặt ra yêu cầu thực hiện những giải pháp đồng bộ, quyết liệt từ chính sách, tháo gỡ điểm nghẽn kinh tế và hỗ trợ nhanh cho doanh nghiệp. "Hiến kế" tăng trưởng Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, Đề án bổ sung phát triển kinh tế xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng...

Cùng chuyên mục

Chính phủ họp về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Ngày 23/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII). Dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Ninh có đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan. Điều chỉnh Quy hoạch điện...

Quyết liệt các giải pháp cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025 là quyết tâm lớn của Chính phủ, đặt ra yêu cầu thực hiện những giải pháp đồng bộ, quyết liệt từ chính sách, tháo gỡ điểm nghẽn kinh tế và hỗ trợ nhanh cho doanh nghiệp. "Hiến kế" tăng trưởng Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, Đề án bổ sung phát triển kinh tế xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng...

Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép HRC từ Trung Quốc

Theo quyết định của Bộ Công Thương, hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế 19,38-27,83%, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ khi ban hành và áp dụng trong vòng 120 ngày. Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc, với mức thuế dao động từ 19,38-27,83%. Trong khi đó, thép HRC nhập từ Ấn...

Kỳ vọng những động lực tăng trưởng mới

Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt 14%, cao hơn 2% so với mức Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương. Đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay của Quảng Ninh. Quyết tâm thực hiện mục tiêu này, toàn bộ hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân đang đồng lòng, nỗ lực hết mình. Đặc biệt để đóng góp vào sự tăng trưởng GRDP của...

Giá tiền ảo Pi Network lao dốc, sàn liên tục báo lỗi, ‘Pi thủ’ vỡ mộng

Đồng tiền ảo Pi Network bị mất giá thảm hại chỉ sau 1 ngày lên sàn, ngoài ra sàn giao dịch OKX liên tục báo lỗi khiến những người đầu tư thất vọng nặng nề. Giá giảm hơn một nửa Thời điểm tối 21/2, sau hơn 1 ngày lên sàn OKX (Hong Kong), tiền ảo Pi Network được giao dịch quanh mức 0,6 USD/Pi, đây là mức thảm hại so với giá 2 USD/Pi vào thời điểm mở cửa. Trước đó, ngay...

NHNN: Tiếp tục giảm lãi suất, bám sát chặt diễn biến tỷ giá để điều tiết

Thống đốc kiến nghị Chính phủ cần có giải pháp chỉ đạo để hài hòa thương mại với các đối tác lớn, tránh rủi ro về thuế vì tỷ giá hiện đang chịu sức ép lớn bởi chính sách thuế của Mỹ. Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế tổ chức sáng nay (21/2), Thống đốc...

Tăng cường các giải pháp kiểm soát thương mại điện tử, phòng chống trốn thuế và các vi phạm pháp luật về kinh tế

Chiều ngày 21/2, Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tăng cường giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về kinh tế, thương mại điện tử, trốn thuế, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách nhà nước theo tinh thần Kết luận số 123-KL/TW, ngày 24/01/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.  Tham dự Hội nghị có các đồng chí...

Hội nghị tháo gỡ thủ tục giao biển nuôi trồng thuỷ sản

Chiều ngày 21/2, Sở NN&PTNT, Sở TN&MT phối hợp với các địa phương có biển tổ chức hội nghị tháo gỡ thủ tục giao biển nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) đối với đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) NTTS trên địa bàn tỉnh. Báo cáo trình bày tại hội nghị của Sở NN&PTNT cho biết, tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch khu vực biển NTTS với diện tích 45.146ha. Đến thời điểm này, duy nhất HTX thuỷ...

Giá tôm hùm chạm đáy, người nuôi lỗ nặng

Người nuôi tôm hùm ở Phú Yên, Khánh Hòa cho biết từ năm ngoái đến nay, dù được thu mua đều đặn, giá tôm vẫn chạm đáy khiến họ liên tục thua lỗ. Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc bùng nổ từ năm 2024 và tiếp tục tăng cao trong tháng 1 năm nay, đạt 70 triệu USD (gần 1.800 tỷ đồng), theo VASEP. Mức này tăng gấp 9 lần cùng kỳ năm ngoái, chiếm 98% tổng lượng xuất...

Đẩy nhanh tiến độ giao biển nuôi trồng thủy sản

Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, diện tích khu vực biển phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) là 45.146 ha. Để kịp thời cấp phép, giao biển NTTS, ngay sau Tết Nguyên đán 2025, các địa phương đã đẩy nhanh tiến độ, chủ động gặp gỡ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các hộ, đơn vị, tổ chức nuôi trồng, từ đó tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất