Powered by Techcity

Quyết tâm xây dựng Ba Chẽ thành trung tâm lâm nghiệp của tỉnh

Ba Chẽ là địa phương có tiềm năng lợi thế rất lớn về kinh tế rừng. Phát huy những tiềm năng lợi thế sẵn có, huyện đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Ba Chẽ thành trung tâm lâm nghiệp của tỉnh. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Vũ Thành Long, Bí thư Huyện ủy Ba Chẽ về vấn đề này.

– Xin đồng chí cho biết về những tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế lâm nghiệp ở Ba Chẽ?

ông Vũ Thành Long, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Ba Chẽ.

+ Huyện Ba Chẽ có diện tích tự nhiên 60.651,3ha, trong đó diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 56.638,2ha, chiếm 93,4%. Có thể nói, đây chính là tư liệu sản xuất quan trọng để Ba Chẽ phát huy lợi thế về phát triển kinh tế lâm nghiệp.

Những năm gần đây, trồng rừng sản xuất đã trở thành phong trào phát triển rộng lớn trên địa bàn huyện Ba Chẽ. Rừng trồng được chăm sóc, bảo vệ tốt. Nhân dân trên địa bàn huyện có nhiều kinh nghiệm trong trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ rừng. Công tác quản lý bảo vệ rừng được các cấp, các ngành quan tâm và có sự tham gia tích cực của người dân, nên đã ngăn ngừa tình trạng cháy rừng, đốt rừng làm nương, rẫy.

Huyện Ba Chẽ cũng đã vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức quản lý bảo vệ rừng phù hợp với đặc điểm văn hóa, tập quán, trình độ nhận thức của nhân dân để tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng. Trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp, các ngành được nâng cao. Huyện đã thực hiện tốt công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp hằng năm.

Sương sớm trên núi rừng Ba Chẽ. Ảnh: Dương Phượng Đại.
Ban mai ở Ba Chẽ. Ảnh: Dương Phượng Đại (CTV)

– Thực trạng ở Ba Chẽ trước đây chủ yếu rừng trồng là cây keo, cây ngắn ngày. Đồng chí đánh giá thế nào về vấn đề này?

+ Cây keo hiện nay vẫn là cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện do tương đối ổn định, phù hợp với điều kiện thực tiễn sản xuất của người dân. Hơn nữa, cây keo có thể sinh trưởng ở những điều kiện khắc nghiệt, cây giống dễ sản xuất, thị trường mua bán gỗ keo lớn, nhanh mang lại thu nhập cho các tổ chức, cá nhân trồng rừng, nên rất phù hợp với điều kiện của người trồng rừng, đặc biệt là các hộ gia đình không có vốn đầu tư dài hạn.

Cây keo cũng đã góp phần tạo việc làm, tạo thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện trong nhiều năm qua, bộ mặt nông thôn huyện Ba Chẽ có được sự thay đổi như ngày hôm nay cũng nhờ rừng trồng keo mang lại.

Bí thư Huyện uỷ kiểm tra mô hình trồng 5ha Ba kích tím dưới tán Thông của Công ty Cổ phần kinh doanh lâm sản Đạp Thanh sau hơn 1 năm trồng đã phát triển tốt và cho củ.
Bí thư Huyện uỷ Vũ Thành Long (thứ hai, phải sang) kiểm tra mô hình trồng 5ha ba kích tím dưới tán thông của Công ty CP Kinh doanh lâm sản Đạp Thanh.

Tuy nhiên, người dân thường trồng cây keo với mật độ rất dày, chỉ khoảng 5-6 năm đã khai thác bằng phương pháp “chặt trắng”, sau đó đốt thực bì toàn diện, nên chất lượng đất bị suy thoái, dẫn đến năng suất cũng như hiệu quả kinh tế trong những lần trồng sau bị suy giảm. Nhiều hộ gia đình trồng rừng từ cây keo giống không rõ nguồn gốc làm cho cây sinh trưởng kém, hiệu quả kinh tế thấp.

Ngoài ra, việc trồng rừng tập trung với mật độ dày trên địa hình quá dốc, những nơi có nguy cơ xảy ra gãy đổ cao, đi kèm với biện pháp trồng keo không đúng kỹ thuật cũng dẫn đến hiện tượng sạt lở đất hoặc làm giảm chất lượng đất. Do đó, chủ trương của huyện Ba Chẽ là tăng cường tuyên truyền, vận động các chủ rừng chuyển dần từ rừng trồng keo sang trồng các loài cây gỗ lớn (lim, lát, giổi…), cây bản địa (quế, thông, sồi phảng…) có thời gian sinh trưởng trên 15 năm để nâng cao giá trị kinh tế từ rừng trồng, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

– Cùng với trồng rừng, việc bảo vệ rừng đã được thực hiện như thế nào trong những năm qua, thưa đồng chí?

+ Công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn Ba Chẽ hiện đang được các cấp, các ngành quan tâm và sự tham gia tích cực của người dân. Huyện phân công rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời quy định rõ nhiệm vụ của các ngành, các cấp từ huyện tới xã về lâm nghiệp; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật và những cơ quan, chủ rừng, đặc biệt là người có thẩm quyền, nhưng thiếu trách nhiệm, có tiêu cực, để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác, phá rừng trái pháp luật, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất rừng sang mục đích khác không phải là lâm nghiệp.

Đồng thời, đẩy mạnh và nâng cao trách nhiệm phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với công an, quân đội, chính quyền địa phương, chủ rừng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các đội kiểm tra liên ngành đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng; kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép. Chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương hoàn thành phương án giao rừng cho nhóm hộ gia đình, cộng đồng dân cư quản lý phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện đều có chủ quản lý.

– Thời gian tới huyện Ba Chẽ sẽ có hướng đi gì để phát huy giá trị kinh tế rừng, thưa đồng chí?

+ Ba Chẽ là địa phương có tiềm năng, thế mạnh mang tính riêng có về rừng. Chính vì vậy, huyện đã xác định xây dựng Ba Chẽ thành trung tâm lâm nghiệp của tỉnh và tuyên truyền, vận động làm thay đổi nhận thức của người dân về phát triển kinh tế rừng, từ chỗ giảm nghèo đến chỗ làm giàu từ kinh tế rừng.

Do vậy, Ba Chẽ sẽ dồn lực chuyển đổi cơ cấu từ cây keo sang trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn, phát triển kinh tế dưới tán rừng ở những khu vực có điều kiện phù hợp, vận động người dân sản xuất đảm bảo tiêu chí đưa sản phẩm ra ngoài thị trường và phát triển du lịch cộng đồng. Điều này đồng nghĩa với việc bảo đảm môi trường bền vững, bảo đảm nguồn sinh thuỷ, xây dựng chuỗi giá trị từ rừng quan tâm đặc biệt đến chế biến và chế biến sâu thay thế cho chế biến thô. Chúng tôi sẽ kêu gọi doanh nghiệp hợp tác với người dân trong sản xuất và chế biến. Đây là hướng đi cơ bản nhất trong kinh tế rừng, giúp nhân dân phát triển kinh tế bền vững.

– Cảm ơn đồng chí đã trả lời phỏng vấn!



Nguồn

Cùng chủ đề

Xanh lại những cánh rừng

Bão đi qua làm cây gãy đổ nhưng không thể làm người trồng rừng gục ngã. Khi cây chưa kịp đứng dậy thì người phải gượng dậy trước để vực cho cây đứng lên. Rồi đây, những cánh rừng Ba Chẽ sẽ lại tươi xanh như ngày nào. Xanh như thể bão lũ chưa từng đi qua.  Khi thiên nhiên cuồng nộ Dù đã được dự báo từ trước, nhưng dường như cơn bão số 3 đã đi ra ngoài cả...

Ba Chẽ: Bức tranh nhiều màu xanh

Trong bức tranh tổng thể của vùng đất Ba Chẽ anh hùng, núi rừng nơi đây chính là những mảng xanh tươi mát, căng tràn sức sống. Không có gì lạ khi nhiều năm qua phong cảnh thiên nhiên, vẻ đẹp con người, văn hoá đồng bào các dân tộc huyện Ba Chẽ luôn là chủ đề sáng tác quen thuộc của phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh và các văn nghệ sĩ. ...

Cùng tác giả

Giá lợn hơi liên tục tăng, cao hơn cả Trung Quốc, Thái Lan

Giá lợn hơi bình quân cả nước 66.600 đồng/kg. Mức giá này chênh lệch khá lớn so với các nước trong khu vực, cao hơn Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia từ 13.000 - 14.000 đồng/kg. Thị trường lợn hơi ngày 24/12 tiếp đà tăng tại cả ba miền. Theo khảo sát, lợn hơi trên cả nước có giá dao động từ 63.000 - 69.000 đồng/kg. Tại miền Bắc, giá lợn hơi đồng loạt tăng 1.000 đồng ở Vĩnh Phúc, Phú...

‘Chị dâu’: Hồng Đào, Việt Hương và Lê Khánh cứu phim

"Chị dâu" là phim Việt có dàn diễn viên nổi tiếng, dẫn đầu là Hồng Đào, Việt Hương. Phim chọn đề tài gia đình quen thuộc với cách khai thác tình huống hài - bi còn đơn giản, thiếu yếu tố bất ngờ. Chị dâu là một trong những phim Việt chốt lịch ra rạp cuối năm nay. Tác phẩm gây chú ý vì quy tụ dàn diễn viên gồm những gương mặt quen thuộc như Hồng Đào, Việt Hương,...

147 hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình tiết kiệm điện” năm 2024

Theo tin từ Công ty Điện lực Quảng Ninh, triển khai chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện” năm 2024, toàn tỉnh có 6.000 hộ tham gia. Kết thúc chương trình có 147 hộ đạt danh hiệu “Gia đình tiết kiệm điện”. Nhằm thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 8/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo, từ ngày 25-31/5, Công ty Điện lực...

Ngân hàng, ví điện tử không cho chuyển online nếu chưa sinh trắc học

Một số ngân hàng, ví điện tử bắt buộc khách hàng xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền online, nhằm tránh tình trạng gián đoạn giao dịch dịp cận Tết dương lịch. Một tuần trước hạn 1/1/2025 về xác thực sinh trắc học của Ngân hàng Nhà nước, một số nhà băng, ví điện tử "giục" và yêu cầu khách hàng cập nhật trước khi giao dịch online. Anh Huy Phương (TP HCM) cho biết đặt dịch vụ gọi xe...

Khó cứu được Chị đẹp mùa 2

Quy tụ dàn nghệ sĩ nổi tiếng như Ngọc Ánh, Minh Tuyết, Phương Thanh, Tóc Tiên, Minh Hằng... Chị đẹp mùa 2 không có sức hút, gần như hụt hơi trước các anh trai và loạt sự kiện giải trí khác. Chị đẹp đang lép vế Sau mùa một thành công với độ thảo luận cao trên mạng xã hội, Chị đẹp mùa 2 được kỳ vọng lần nữa bùng nổ khi Mỹ Linh, Thu Phương trở lại, cùng với đó...

Cùng chuyên mục

Giá lợn hơi liên tục tăng, cao hơn cả Trung Quốc, Thái Lan

Giá lợn hơi bình quân cả nước 66.600 đồng/kg. Mức giá này chênh lệch khá lớn so với các nước trong khu vực, cao hơn Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia từ 13.000 - 14.000 đồng/kg. Thị trường lợn hơi ngày 24/12 tiếp đà tăng tại cả ba miền. Theo khảo sát, lợn hơi trên cả nước có giá dao động từ 63.000 - 69.000 đồng/kg. Tại miền Bắc, giá lợn hơi đồng loạt tăng 1.000 đồng ở Vĩnh Phúc, Phú...

147 hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình tiết kiệm điện” năm 2024

Theo tin từ Công ty Điện lực Quảng Ninh, triển khai chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện” năm 2024, toàn tỉnh có 6.000 hộ tham gia. Kết thúc chương trình có 147 hộ đạt danh hiệu “Gia đình tiết kiệm điện”. Nhằm thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 8/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo, từ ngày 25-31/5, Công ty Điện lực...

Ngân hàng, ví điện tử không cho chuyển online nếu chưa sinh trắc học

Một số ngân hàng, ví điện tử bắt buộc khách hàng xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền online, nhằm tránh tình trạng gián đoạn giao dịch dịp cận Tết dương lịch. Một tuần trước hạn 1/1/2025 về xác thực sinh trắc học của Ngân hàng Nhà nước, một số nhà băng, ví điện tử "giục" và yêu cầu khách hàng cập nhật trước khi giao dịch online. Anh Huy Phương (TP HCM) cho biết đặt dịch vụ gọi xe...

Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh xử lý trên 1.000 vụ vi phạm, phạt tiền hơn 28 tỷ đồng

Chiều 24/12, Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường, dự và chỉ đạo hội nghị.   Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã kịp thời triển khai các chỉ đạo của Trung ương cũng như của tỉnh về các hoạt động nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát thị...

Việt Nam thu hơn 3,1 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

Xuất khẩu sầu riêng đạt hơn 3,1 tỷ USD (77.500 tỷ đồng), chiếm gần một nửa kim ngạch xuất rau quả năm nay, theo cơ quan hải quan. Theo số liệu báo cáo nhanh của hải quan, Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ sầu riêng Việt, chiếm 90% tổng kim ngạch, tương đương hơn 2,8 tỷ USD trong 11 tháng. Mức này tăng 43% so với cùng kỳ 2023. Thái Lan đứng thứ hai, nhập khoảng...

Có thể nhập khẩu thịt lợn đảm bảo nguồn cung dịp Tết

Việc tăng nhập khẩu thịt lợn cũng là một trong những biện pháp giúp đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả dịp Tết Nguyên đán. Ngày 23/12, giá lợn hơi trên cả nước ghi nhận từ 63.000 đồng/kg - 69.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày trước đó và cũng là mức giá cao nhất thời điểm cuối năm nay. Diễn biến tăng này cũng dễ hiểu do thời điểm cận kề Tết Nguyên đán, nhu cầu...

Dự kiến xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng trưởng 12%

Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024. Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Công Thương, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết: Năm 2024, hoạt động xuất nhập...

Thúc đẩy phát triển thương mại bền vững ngành gỗ Việt Nam – Trung Quốc

Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ gỗ chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam (tương đương 2 tỷ USD trong năm 2023). Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu bao gồm dăm gỗ, gỗ ván và veneer, với vai trò là nguyên liệu đầu vào quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ của Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ gỗ lớn thứ hai Theo số liệu từ Cục Xuất...

Khởi động thi công đường tỉnh 327

Ngày 24/12, tại TP Đông Triều, Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh đã khởi động, ra quân thi công xây dựng đường tỉnh 327 nối nút giao cổng tỉnh đến đường trục chính trung tâm TP Đông Triều. Đây là công trình do ngân sách tỉnh Quảng Ninh đầu tư, nhằm tiếp tục tạo đà phát triển mới cho thành phố trẻ Đông Triều, kiến tạo hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại,...

Xuất khẩu dệt may hướng tới mục tiêu 48 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng, bởi năm qua ngành dệt may đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức trước diễn biến phức tạp của thị trường. Tiếp nối thành quả đã đạt được, ngành dệt may mạnh dạn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 47-48 tỷ USD năm 2025. Để đạt được con số nêu trên,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất