Powered by Techcity

Quy định cụ thể phương thức xác định, thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Theo dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định trên cơ sở các căn cứ: Trữ lượng khoáng sản được quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản hoặc khối lượng khoáng sản được phép khai thác, thu hồi; giá tính thuế tài nguyên khoáng sản; mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Chiều 20/6, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.

Bổ sung nhiều điểm mới so với Luật Khoáng sản năm 2010

Bộ trưởng cho biết, sau 13 năm thi hành Luật Khoáng sản 2010, hệ thống văn bản pháp luật về khoáng sản cơ bản đầy đủ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản; đẩy mạnh điều tra địa chất về khoáng sản và công nghiệp khai khoáng; quản lý khoáng sản ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn.

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh trình bày tờ trình về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.

Tuy nhiên, trong quá trình thực thi Luật vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Thứ nhất, Luật Khoáng sản chưa quy định quản lý nhà nước về địa chất, nhất là quản lý thống nhất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành; đặc biệt chưa thống nhất quản lý thông tin, dữ liệu địa chất như Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị đã nêu.

Thứ hai, thủ tục hành chính cấp phép về khoáng sản làm vật liệu san lấp còn phức tạp; chưa phân loại các đối tượng khoáng sản để áp dụng thủ tục hành chính tương ứng, phù hợp.

Thứ ba, việc thu tiền cấp quyền khai thác theo trữ lượng khoáng sản còn gặp nhiều bất cập như: tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo trữ lượng khoáng sản được phê duyệt chưa bảo đảm tính chính xác; trường hợp khai thác không đủ trữ lượng được cấp phép hiện chưa có quy định việc hoàn trả tiền cấp quyền…




Dự thảo Luật được xây dựng gồm 12 chương với 117 điều, tăng 1 chương và 31 điều so với Luật Khoáng sản năm 2010, quy định cụ thể về chiến lược, quy hoạch địa chất, khoáng sản; điều tra cơ bản về địa chất; điều tra địa chất về khoáng sản; hoạt động khoáng sản, thu hồi khoáng sản, chế biến khoáng sản; trách nhiệm quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản…

“Việc xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản nhằm tạo hành lang pháp lý toàn diện trong việc bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản chưa được khai thác; tăng cường công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước với tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản và cộng đồng dân cư nơi có hoạt động khoáng sản. Đồng thời, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương”, Bộ trưởng nêu rõ.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cũng điểm qua một số điểm mới của dự thảo Luật như: quy định điều tra cơ bản về địa chất; phân nhóm khoáng sản; tăng cường phân công, phân cấp cho chính quyền địa phương; bổ sung và làm rõ các hoạt động thu hồi khoáng sản, đăng ký khai thác khoáng sản nhóm IV không phải cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản; bổ sung các trường hợp đặc thù cho phép khai thác khoáng sản không phải có Quy hoạch khoáng sản…

Bên cạnh đó, khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, khai thác khoáng sản lòng hồ, lòng sông, ở khu vực biển không phải lập Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản nhưng phải thực hiện Phương án đóng cửa mỏ khoáng sản. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định trên cơ sở trữ lượng khoáng sản được quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản hoặc khối lượng khoáng sản được phép khai thác, thu hồi…

Quang cảnh phiên họp chiều 20/6. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Liên quan phân công quản lý về quy hoạch khoáng sản, dự thảo Luật đề xuất gộp 3 quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản thành 2 quy hoạch: Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản nhóm I và Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản nhóm II, đồng thời giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, UBND các tỉnh lập, trình Thủ tướng phê duyệt theo quy định.

Về phân cấp quản lý, dự thảo Luật bổ sung việc phân cấp cho UBND cấp tỉnh đối với các nội dung: phê duyệt đề án, báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh và được thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách địa phương; quyết định việc cho phép thu hồi khoáng sản nhóm I, II khi thực hiện dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.

Nghiên cứu phương án phù hợp về trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản

Báo cáo thẩm tra về dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, về trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản có 2 loại ý kiến khác nhau. Ý kiến thứ nhất tán thành với quan điểm của Chính phủ như quy định của dự thảo Luật.

Ý kiến thứ hai đề nghị quy định theo hướng giao Bộ Công thương tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản nhóm I; Bộ Xây dựng tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản nhóm II.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày báo cáo thẩm tra về dự án Luật.

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu kỹ lưỡng để có phương án phù hợp, bảo đảm tính hiệu quả, khả thi; cần phân tích, đánh giá tác động toàn diện, đầy đủ, báo cáo Quốc hội về ưu điểm, hạn chế của từng phương án và nêu rõ các điều kiện cần thiết để tổ chức thực hiện theo phương án được lựa chọn.

Cơ quan chủ trì soạn thảo cũng cần làm rõ căn cứ của việc chỉ quy định nguồn vốn sử dụng là “nguồn sự nghiệp kinh tế để tổ chức thực hiện thăm dò khoáng sản”, căn cứ quy định việc thăm dò khoáng sản sử dụng vốn ngân sách nhà nước không phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép thăm dò khoáng sản; giải trình cụ thể hơn tác động của chính sách về lợi ích, chi phí, nguồn lực thực hiện.

Về Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thấy rằng, việc có hoặc không quy định Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia trong dự thảo Luật có ý nghĩa quan trọng, đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung nội dung tổng kết, đánh giá tác động việc thay đổi chính sách nói trên đối với tổ chức, hoạt động, chất lượng công tác phê duyệt trữ lượng, có thêm cơ sở thực tiễn để quy định phù hợp, bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch.

Đối với quy định về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (Điều 102, 103), đa số thành viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tán thành quan điểm của Chính phủ quy định về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản như dự thảo Luật.

Theo đó, Nhà nước thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thông qua đấu giá hoặc không đấu giá. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, thu hồi khoáng sản phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định trên cơ sở các căn cứ: trữ lượng khoáng sản được quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản hoặc khối lượng khoáng sản được phép khai thác, thu hồi; giá tính thuế tài nguyên khoáng sản; mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.



Nguồn

Cùng chủ đề

Họp Quốc hội: Đơn giản hóa thủ tục khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp

Liên quan đến quản lý đối với khoáng sản làm vật liệu san lấp (nhóm IV), Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đã thống nhất theo hướng vẫn quy định cấp phép nhưng đơn giản hóa quy trình, thủ tục. Chiều 5/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản. Khơi thông...

Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế

Để giải quyết những hạn chế, vướng mắc, bất cập hiện nay liên quan đến tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản quy định theo hướng thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo năm và được quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế. Sáng 12/8, tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp...

TP Hạ Long: Quyết liệt triển khai các giải pháp thu tiền sử dụng đất

Để đảm bảo chỉ tiêu thu trên 4.600 tỷ đồng tiền sử dụng đất của năm 2024, ngày 24/7, Ban Thường vụ Thành uỷ Hạ Long đã nghe kịch bản và chỉ đạo nhiều giải pháp quyết liệt nhằm tháo gỡ vướng mắc trong công tác thu tiền sử dụng đất trên địa bàn. Theo báo cáo, tính đến ngày 22/7, kết quả thu tiền sử dụng đất của TP Hạ Long là 540 tỷ đồng, chỉ đạt 11,5% kế...

Cần quy định cụ thể việc đấu giá đối với một số loại tài sản đặc thù

Theo đại biểu Quốc hội, nội dung liên quan đấu giá tài sản đối với một số loại tài sản đặc thù như quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, tài sản thi hành án dân sự... cần phải được quy định cụ thể, chặt chẽ trong luật để bảo đảm tính khả thi khi triển khai trên thực tế. Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 21/5, Quốc hội thảo luận ở hội...

Cùng tác giả

“Bứt phá trong phát triển kinh tế, tạo đà cho nhiệm kỳ mới”

Đây là chủ đề công tác năm 2025 đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất thông qua tại hội nghị lần thứ 59 được tổ chức vào ngày 23/11. Tại hội nghị này, Ban Chấp hành Đảng bộ đã nghe và cho ý kiến về tình hình, kết quả công tác năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng,...

Tràng An nhận giải thưởng điểm đến có ảnh hưởng năm 2024

Tối 22/11, tại Lễ trao giải Kotler Awards 2024, Quần thể danh thắng Tràng An, di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, vinh dự nhận giải thưởng “Impactful Destination” (điểm đến có ảnh hưởng). Giải thưởng Kotler Awards là một trong những giải thưởng quốc tế uy tín do Giáo sư Philip Kotler sáng lập, nhằm tôn vinh những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và chuyên gia có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực tiếp...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia

Trong hai ngày 22 và 23/11, tại Kuala Lumpur, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia trong các lĩnh vực phát triển kỹ thuật, bất động sản và cơ sở hạ tầng, dịch vụ đa ngành. Tổng Bí thư ghi nhận, đánh giá cao sự đồng hành và đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại...

MAMA 2024 bị chỉ trích, khán giả bảo ‘đây như một vụ lừa đảo, tôi cảm thấy bị phản bội!’

Khán giả la ó vì thất vọng khi mong đợi thưởng thức màn hát live APT. của Rosé BlackPink và Bruno Mars. MAMA 2024 thực sự đã làm người hâm mộ phẫn nộ. Ngày 22-11 (theo giờ Việt Nam), lễ trao giải MAMA 2024 (Mnet Asian Music Awards) tổ chức tại Log Angeles, Mỹ vào buổi sáng và Nhật Bản vào buổi chiều với sự quy tụ của nhiều sao K-pop nổi tiếng, đặc biệt là Rosé (BlackPink) và "anh...

Sương muối phủ trắng đỉnh Fansipan

Đầu giờ sáng nay (23/11), do ảnh hưởng của gió Đông Bắc, trên đỉnh Fansipan - Lào Cai xuất hiện sương muối đầu tiên trong năm, phủ một băng mỏng trên các lối đi, các điểm ngắm cảnh. Trao đổi với phóng viên, đại diện truyền thông Fansipan Legend cho biết, khoảng 5h cùng ngày, tại đỉnh Fansipan nhiệt độ xuống 2 độ C và xuất hiện sương muối. Theo vị đại diện, do nhiệt độ xuống thấp, một lớp băng...

Cùng chuyên mục

“Bứt phá trong phát triển kinh tế, tạo đà cho nhiệm kỳ mới”

Đây là chủ đề công tác năm 2025 đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất thông qua tại hội nghị lần thứ 59 được tổ chức vào ngày 23/11. Tại hội nghị này, Ban Chấp hành Đảng bộ đã nghe và cho ý kiến về tình hình, kết quả công tác năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng,...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia

Trong hai ngày 22 và 23/11, tại Kuala Lumpur, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia trong các lĩnh vực phát triển kỹ thuật, bất động sản và cơ sở hạ tầng, dịch vụ đa ngành. Tổng Bí thư ghi nhận, đánh giá cao sự đồng hành và đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Chiều nay, 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia trên cương vị người đứng đầu Cơ quan lập pháp và đại diện Lãnh đạo Đảng,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm...

Bí thư Thái Bình Ngô Đông Hải làm phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn Malaysia, Chủ tịch Đảng UMNO

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch...

Trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh

Ngày 22/11, Đảng ủy Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII. Dự Lễ trao Huy hiệu Đảng có các đồng chí: Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Lâm Thị Phương Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng,...

Thông cáo báo chí số 23 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Thứ Sáu, ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe...

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho ý kiến vào một số dự án luật quan trọng

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 22/11, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận tổ về: Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Cho ý kiến...

Tin nổi bật

Tin mới nhất