Powered by Techcity

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội

Chiều 17/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. (Ảnh: DUY LINH)

Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 461/461 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 96,44% tổng số đại biểu Quốc hội).

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trước khi Quốc hội biểu quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, đa số ý kiến các đại biểu Quốc hội tán thành quy định tại Điều 5 nhằm phân định thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước.

Một số ý kiến tuy tán thành nhưng đề nghị chuyển sang quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. (Ảnh: DUY LINH)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc quy định nội dung này trong Luật Tổ chức Quốc hội là xuất phát từ yêu cầu Luật Tổ chức Quốc hội phải phân định rõ ràng, rành mạch phạm vi, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan theo đúng quy định của Hiến pháp.

Đây là đạo luật quy định về tổ chức và hoạt động của Quốc hội nên cần bổ sung và làm rõ hơn thẩm quyền của Quốc hội trong việc thực hiện nhiệm vụ “làm luật và sửa đổi luật” quy định tại khoản 1 Điều 70 của Hiến pháp năm 2013; thống nhất với cách thức quy định hiện nay tại dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) cũng được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp này.

Hơn nữa, việc sửa đổi, bổ sung Điều 5 nhằm cụ thể hóa yêu cầu về đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, xác định rõ phạm vi những nội dung cần được quy định bằng luật, nghị quyết của Quốc hội và quy định có tính nguyên tắc, định hướng về mức độ chi tiết cần được quy định trong luật, làm cơ sở cho việc thực hiện thẩm quyền làm luật và sửa đổi luật của Quốc hội.

Với tinh thần đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ nội dung này trong dự thảo Luật và chỉnh lý các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 để bảo đảm phù hợp với Kết luận số 119-KL/TW của Bộ Chính trị và thống nhất với dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Về Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội (các điều 66, 67 và 68a), đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành cách thức quy định về Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội như trong dự thảo Luật. Một số ý kiến góp ý cụ thể về tên gọi, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tiếp thu, chỉnh lý quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tại Điều 67 theo hướng Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội gồm có Chủ tịch Hội đồng Dân tộc/Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, các Phó Chủ tịch/Phó Chủ nhiệm, các Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội. Tiếp thu, chỉnh lý quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tại Điều 68a.

Các ý kiến góp ý về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội sẽ được tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và cơ cấu tổ chức của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và sẽ thông qua ngay sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội.

Về việc thành lập các Tiểu ban của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy việc thành lập các Tiểu ban để hoạt động thường xuyên hoặc theo từng công việc, dự án cụ thể là một trong những phương thức hoạt động của Hội đồng, Ủy ban, chứ không phải là cơ cấu tổ chức cứng của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội. Căn cứ vào Kết luận số 111/KL-TW của Bộ Chính trị, dự thảo Luật đã thể chế hóa các thành tố hợp thành cơ cấu tổ chức của Hội đồng, Ủy ban.

Việc thành lập Tiểu ban sẽ được quy định trong Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và cơ cấu tổ chức của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội như một phương thức tổ chức công việc của các cơ quan này để bảo đảm linh hoạt và phù hợp với cách thức quy định về các cơ quan của Quốc hội.

Kết quả biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. (Ảnh: DUY LINH)

Về kỳ họp Quốc hội (Điều 90), Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng cho biết, một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị thay cụm từ “Quốc hội họp bất thường” tại khoản 2 Điều 90 thành “Quốc hội họp không thường lệ” hoặc Quốc hội có kỳ họp chuyên đề.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu ý kiến nêu trên để sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 90 và sửa kỹ thuật tại khoản 1, khoản 3 Điều 33, khoản 2 Điều 91, khoản 1 Điều 92 của Luật Tổ chức Quốc hội theo hướng cụ thể hóa quy định về “Quốc hội họp bất thường” tại khoản 2 Điều 83 của Hiến pháp thành “Kỳ họp không thường lệ”.

Theo đó, Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ. Kỳ họp không thường lệ của Quốc hội được tổ chức khi có yêu cầu của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội để kịp thời xem xét, quyết định các vấn đề cấp bách thuộc thẩm quyền của Quốc hội đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Đồng thời, sẽ tiếp tục nghiên cứu việc đánh số các kỳ họp thường lệ và không thường lệ của Quốc hội cho phù hợp để thực hiện thống nhất từ nhiệm kỳ sau.

Ngoài các nội dung nêu trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo nghiên cứu, rà soát, tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu Quốc hội, ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan để chỉnh lý cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp.

“Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý đã sửa đổi, bổ sung 21 điều (tăng 4 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội cho ý kiến) và bãi bỏ 17 điều của Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành; bảo đảm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng cho hay.



Nguồn

Cùng chủ đề

Quốc hội thống nhất sửa ‘kỳ họp bất thường’ thành ‘kỳ họp không thường lệ’

Chiều 17/2, với 461/461 đại biểu (96,44% tổng số đại biểu Quốc hội) có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. Trình bày báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, đa số ý...

Tinh gọn bộ máy: Chuẩn bị kỹ phương án nhân sự, chế độ chính sách để thực hiện ngay sau khi Trung ương, Quốc...

Các địa phương chuẩn bị kỹ lưỡng phương án nhân sự, chế độ chính sách, trụ sở, tài chính, tài sản, trang thiết bị, con dấu và các điều kiện bảo đảm khác để thực hiện được ngay sau khi Trung ương, Quốc hội thông qua Đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Các cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị của địa phương xây dựng Đề án sắp xếp, tinh...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thông qua Luật Điện lực

Việc sửa đổi Luật Điện lực được đánh giá là rất cần thiết và cấp bách nhằm kịp thời thể chế hóa các đường lối, chủ trương mới của Đảng, tạo cơ sở cho những hành động đột phá để phát triển ngành điện. Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 30/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Điện lực với 439/463 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành (chiếm 91,65%). Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)...

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật

Với 445/450 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,9% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật. Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản...

Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Sáng 29/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, với 448/450 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 8 Chương, 55 Điều quy định về phòng cháy, chữa...

Cùng tác giả

Đề xuất lùi thời gian thu thuế bán hàng online thêm 3 tháng

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cho người bán hàng online đóng thuế theo phương pháp khoán và lùi thời điểm áp dụng đến tháng 7-2025. Dựa trên ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, VCCI vừa đưa ra hàng loạt góp ý đến Bộ Tài chính về Dự thảo nghị định quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của...

Nhìn từ cuộc đấu truyền thông phim Việt

Khủng hoảng truyền thông khiến doanh thu "Bộ tứ báo thủ" không như kỳ vọng. Chuyên gia nhận định Trấn Thành có nhiều bài học sau trong cuộc đua giúp Thu Trang, Hoàng Nam hưởng lợi. Cuộc đua phim Việt mùa Tết về cơ bản đã ngã ngũ. Tính đến trưa 19/2, Bộ tứ báo thủ đạt 328,7 tỷ đồng dù doanh thu chậm dần sau mùa Tết. Trấn Thành, như thường lệ, tiếp tục đứng đầu đường đua phim Tết...

Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký Kết luận số 126-KL/TW ngày 14/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, trong đó có yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số...

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Quyết sách quan trọng cho giai đoạn phát triển mới

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, kiến tạo không gian phát triển mới. Sau 6,5 ngày làm việc, ngày 19/2, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp. Đây cũng là cơ sở để Chính phủ nỗ lực cao nhất trong việc xây dựng các...

Chủ tịch nước Lương Cường: Tăng cường lòng tin chính trị giữa các nước Đông Nam Á

Chiều 19/2, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Đại sứ, Đại biện các nước Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Timor-Leste tại Hà Nội. Vui mừng lần đầu gặp Đại sứ, Đại biện các nước Đông Nam Á trên cương vị mới, Chủ tịch nước Lương Cường gửi lời chúc tốt đẹp tới các nhà lãnh đạo cấp cao của các nước ASEAN; nhấn mạnh Việt Nam coi các nước Đông...

Cùng chuyên mục

Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký Kết luận số 126-KL/TW ngày 14/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, trong đó có yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số...

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Quyết sách quan trọng cho giai đoạn phát triển mới

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, kiến tạo không gian phát triển mới. Sau 6,5 ngày làm việc, ngày 19/2, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp. Đây cũng là cơ sở để Chính phủ nỗ lực cao nhất trong việc xây dựng các...

Chủ tịch nước Lương Cường: Tăng cường lòng tin chính trị giữa các nước Đông Nam Á

Chiều 19/2, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Đại sứ, Đại biện các nước Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Timor-Leste tại Hà Nội. Vui mừng lần đầu gặp Đại sứ, Đại biện các nước Đông Nam Á trên cương vị mới, Chủ tịch nước Lương Cường gửi lời chúc tốt đẹp tới các nhà lãnh đạo cấp cao của các nước ASEAN; nhấn mạnh Việt Nam coi các nước Đông...

Chủ tịch nước Lương Cường: Tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ truyền thống 65 năm quan hệ mẫu mực Việt Nam-Cuba

Tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez Parrilla, chiều 19/2, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị hai bên thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ của hai nước về truyền thống 65 năm của mối quan hệ mẫu mực được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Lãnh tụ Fidel Castro Ruz đặt nền móng và nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước...

Kết luận một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị

Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Kết luận số 126-KL/TW (ngày 14/2/2025) “Kết luận...

Đoàn kết, ủng hộ và hợp tác với Cuba là trách nhiệm và đạo lý của Việt Nam

Tổng Bí thư nhấn mạnh đối với Việt Nam, đoàn kết, ủng hộ và hợp tác với Cuba là trách nhiệm và đạo lý, không những vì lợi ích của hai nước mà còn là sự đóng góp cho phong trào tiến bộ trên thế giới. Chiều 19/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez Parrilla đang có chuyến thăm chính thức...

Phấn đấu thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên năm 2025

Nghị quyết của Quốc hội điều chỉnh một số chỉ tiêu chủ yếu, với tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8% trở lên, quy mô GDP năm 2025 đạt khoảng trên 500 tỷ USD. GDP bình quân đầu người khoảng trên 5.000 USD. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5-5%. Sáng 19/2, Quốc hội họp phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, biểu quyết thông qua Nghị...

Công tác nhân sự được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định

Sáng 19/2, tại Hà Nội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đã chủ trì Họp báo về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV. Hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra Taị buổi họp báo, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn cho biết, sau 6,5 ngày làm việc (từ ngày 12 đến sáng 19/2/2025) với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, dân...

Trao 39 quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ tại Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh

Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức hội nghị công bố và trao các quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ. Quang cảnh hội nghị. Trong 39 cán bộ được điều động, bổ nhiệm lần này, Bộ Tư lệnh BĐBP quyết định phân công 4 cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo phòng, 13 cán bộ đảm nhận vị trí cấp Đồn trưởng và Chính trị viên, 11 đồng chí giữ...

Tạo đột phá cho phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Ngày 19/2, Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh tổ chức phiên họp để triển khai một số nội dung công việc của Ban Chỉ đạo trong thời gian tới. Phiên họp do đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo, chủ trì. Tham dự có đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực...

Tin nổi bật

Tin mới nhất