Powered by Techcity

Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản

Sáng 29/11, với 446/448 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Địa chất và khoáng sản.

Sáng 29/11, với 446/448 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Địa chất và khoáng sản.

Sáng 29/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Địa chất và khoáng sản.

Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 446/448 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội. Như vậy, với tỷ lệ tán thành cao, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Địa chất và khoáng sản.

Trình bày Báo cáo tóm tắt về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, ngày 28/11/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Báo cáo số 1098/BC-UBTVQH15 về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản (dự thảo Luật).

Về phân nhóm khoáng sản (Điều 6), tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã được rà soát, bổ sung, chỉnh lý các quy định liên quan đối với loại khoáng sản này trong quy định về chính sách của Nhà nước (khoản 3 Điều 3), thăm dò khoáng sản chiến lược, quan trọng (Điều 41, Điều 44, Điều 47), khai thác khoáng sản chiến lược, quan trọng (Điều 65); không đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với một số khu vực khoáng sản chiến lược, quan trọng (khoản 2 Điều 100); giao Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục khoáng sản chiến lược, quan trọng (điểm b khoản 2 Điều 107).

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy.

Giải trình ý kiến đại biểu về quyền lợi, trách nhiệm của địa phương, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân nơi có tài nguyên địa chất, khoáng sản được khai thác (Điều 8), tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy cần thiết phải quy định rõ ràng hơn về nội dung này. Theo đó, dự thảo Luật đã được bổ sung điểm đ khoản 1 Điều 8 theo hướng quy định: Căn cứ tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc ban hành quy định về trách nhiệm đóng góp kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn.

Đồng thời, bổ sung khoản 3 Điều 8 giao Chính phủ quy định chi tiết để Chính phủ quy định một số nội dung như: nguyên tắc xác định mức thu, trình tự, thủ tục thu, nộp ngân sách nhà nước, quản lý và sử dụng nguồn thu để bảo đảm thực hiện thống nhất trong toàn quốc.

Theo quy định nêu trên, việc quyết định mức thu phải căn cứ vào tình hình, hiệu quả hoạt động về khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Trường hợp hoạt động khoáng sản trên địa bàn không hiệu quả thì Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sẽ chủ động quyết định điều chỉnh khoản đóng góp này, tránh ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của địa phương.

Bên cạnh đó, hoạt động khoáng sản thường không được sự ủng hộ của người dân trên địa bàn do tác động không mong muốn đối với môi trường sống và hạ tầng kỹ thuật. Việc tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có những đóng góp cụ thể (cùng với khoản chi ngân sách nhà nước để nâng cấp, duy tu, xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường) góp phần tạo được đồng thuận ủng hộ của người dân khi triển khai dự án khai thác khoáng sản. Nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản mong muốn có hành lang pháp lý cụ thể, rõ ràng để có căn cứ thực hiện.

Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 446/448 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội. Như vậy, với tỷ lệ tán thành cao, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Địa chất và khoáng sản.

Về quy hoạch khoáng sản nhóm I, quy hoạch khoáng sản nhóm II, phương án quản lý về địa chất, khoáng sản (Điều 12), tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Luật đã sửa đổi tên quy hoạch khoáng sản tại khoản 1 Điều 12 là quy hoạch khoáng sản nhóm I và quy hoạch khoáng sản nhóm II để bảo đảm ngắn gọn, bao hàm các nội dung liên quan. Đồng thời đã rà soát, chỉnh lý đồng bộ tên quy hoạch tại các quy định liên quan đến quy hoạch khoáng sản trong dự thảo Luật. Để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý tên gọi quy hoạch khoáng sản tại nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã chỉnh lý không quy định cụ thể về điều chỉnh quy hoạch khoáng sản trong dự thảo Luật này. Việc điều chỉnh quy hoạch tỉnh (trong đó có phương án quản lý về địa chất, khoáng sản), quy hoạch khoáng sản nhóm I, quy hoạch khoáng sản nhóm II, thẩm quyền điều chỉnh đều phải tuân thủ pháp luật về quy hoạch (khoản 4 Điều 12). Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý nội dung điều chỉnh quy hoạch theo trình tự, thủ tục rút gọn trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Về nguyên tắc cấp giấy phép thăm dò khoáng sản (Điều 43), tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Luật đã bổ sung tại điểm h khoản 1: “Mỗi tổ chức, cá nhân được cấp không quá 5 giấy phép thăm dò đối với một loại khoáng sản, không kể giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hiệu lực. Trường hợp cấp quá 5 giấy phép cho cùng 1 tổ chức phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bằng văn bản”.

Ảnh: DUY LINH

Về giấy phép khai thác khoáng sản (Điều 56), có ý kiến đề nghị điều chỉnh quy định thời gian cấp phép là không quá 50 năm và thời gian gia hạn không quá 15 năm. Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo: Khoáng sản là tài sản công, việc thực hiện dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có cách tiếp cận khác so với dự án đầu tư thông thường khác. Việc quy định thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản, bảo đảm thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản nhưng cần tính toán giảm thiểu các tác động không tích cực đến phát triển kinh tế – xã hội.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, giấy phép khai thác khoáng sản đều có thời hạn tối đa là 30 năm và được gia hạn một số năm. Quy định này cũng phù hợp với điều kiện thực tế là vòng đời của công nghệ khai thác khoáng sản sau 30 năm thường đã lạc hậu và cũng cần đầu tư đổi mới.

Điểm a khoản 4 Điều 56 dự thảo Luật đã quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm, tổng cộng là 50 năm, bằng với thời gian thực hiện dự án đầu tư thông thường theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trên thực tế, có nhiều dự án sau 10 năm đã hoàn thành việc khai thác, kết thúc dự án.

Ngoài ra, dự thảo Luật quy định việc cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản trong trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản đã hết thời gian khai thác khoáng sản (kể cả thời gian gia hạn) nhưng còn trữ lượng. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép được giữ quy định về thời hạn giấy phép khai thác khoáng sản như tại điểm a khoản 4 Điều 56, đồng thời, đề nghị Chính phủ chỉ đạo để bảo đảm thuận lợi, dễ dàng về thủ tục gia hạn giấy phép.




Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, hoàn thiện kỹ thuật, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất trong hệ thống pháp luật, bám sát mục tiêu chính sách, quan điểm, yêu cầu xây dựng Luật. Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật có 12 Chương, 111 Điều, chỉnh lý về nội dung 79 điều, bỏ 05 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại phiên họp ngày 5/11/2024.



Nguồn

Cùng chủ đề

Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Sáng 29/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, với 448/450 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 8 Chương, 55 Điều quy định về phòng cháy, chữa...

Quốc hội thông qua việc thí điểm cơ chế đặc thù về đầu tư công trình giao thông đường bộ

Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ, việc thí điểm chỉ áp dụng đối với các dự án Chính phủ trình và không bổ sung danh mục dự án thí điểm sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua, Chính phủ chịu trách nhiệm toàn diện về danh mục dự án đề xuất với Quốc hội. Chiều 28/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư...

Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi)

Tiếp tục Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sáng 27/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) với 433/472 phiếu tán thành (tương đương 87,65% tổng số đại biểu Quốc hội). Trước đó, báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng quy...

Quốc hội thông qua Luật Căn cước

Tiếp tục Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sáng 27/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Căn cước với 431/468 phiếu tán thành (tương đương 87,25% tổng số đại biểu Quốc hội). Trước đó, báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa...

Chuyển 19.040 tỷ đồng cải cách tiền lương còn dư để thực hiện mức lương cơ sở trong 2024

Theo Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024 vừa được Quốc hội thông qua, Quốc hội đã đồng ý chuyển 19.040 tỷ đồng cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2023 còn dư của một số địa phương sang bố trí dự toán năm 2024 để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng. Chiều 10/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sau khi nghe Chủ...

Cùng tác giả

Đề xuất Hội đồng Nhân dân giám sát hoạt động cơ quan Trung ương tại địa phương

Các đại biểu bày tỏ tán thành việc sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân để khắc phục những hạn chế, vướng mắc của Luật hiện hành. Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 29/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân. Các đại...

Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường không làm tăng thu ngân sách mà tác động tiêu cực chung tới nền kinh tế. Áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường là một trong những nội dung được quan tâm tại Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính xin ý kiến và ngày 27/11 vừa qua...

Việt Nam lọt top 5 điểm leo núi đẹp nhất Đông Nam Á

Theo tạp chí The Straits Times, Việt Nam sở hữu nhiều điểm leo núi đá ấn tượng, nổi bật là vịnh Hạ Long, Hữu Lũng và Cát Bà ở miền Bắc và Suối Đá ở miền Nam. Phong trào leo núi phát triển đáng kể trong thập kỷ qua, đặc biệt là sau khi môn thể thao này được đưa vào Thế vận hội Tokyo năm 2021. Chia sẻ về lần đầu tiên leo núi ở động Batu (Malaysia), Lydia Yang,...

Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Sáng 29/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, với 448/450 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 8 Chương, 55 Điều quy định về phòng cháy, chữa...

Nghịch lý của ca sĩ Minh Tuyết

Ca sĩ Minh Tuyết hội tụ đủ thanh sắc nhưng còn nhiều điều phải tính toán ở "Chị đẹp đạp gió rẽ sóng" 2024. Thanh sắc toàn vẹn Minh Tuyết nổi lên từ nhóm hát đôi với chị gái - ca sĩ Cẩm Ly. Chị hát đa dạng thể loại, từ nhạc trẻ, nhạc nhẹ đến nhạc vàng, trữ tình. Từ lần đầu xuất hiện tại Chị đẹp đạp gió rẽ sóng, Minh Tuyết đã gây sốt với màn trình diễn nóng...

Cùng chuyên mục

Đề xuất Hội đồng Nhân dân giám sát hoạt động cơ quan Trung ương tại địa phương

Các đại biểu bày tỏ tán thành việc sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân để khắc phục những hạn chế, vướng mắc của Luật hiện hành. Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 29/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân. Các đại...

Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Sáng 29/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, với 448/450 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 8 Chương, 55 Điều quy định về phòng cháy, chữa...

Kết thúc chuyến tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc

Sáng 29/11, Đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam đã cập cảng Hải đoàn 11 (Đình Vũ - Hải Phòng), kết thúc thành công chuyến tuần tra liên hợp với lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc lần thứ 2 năm 2024. Trước đó, trong 3 ngày (từ ngày 26 đến 28/11), trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ đã diễn ra chuyến tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh...

Tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan của Đảng để thực sự là hạt nhân trí tuệ, đội tiên phong lãnh đạo...

Để hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược mà Đại hội XIII đã đề ra, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước, trong cuộc trao đổi trực tiếp chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, ngày 25/11 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định nhiệm vụ: Tập trung tinh...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Quốc vương Norodom Sihamoni cho biết, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam lần này rất quan trọng, mang ý nghĩa lịch sử nhằm củng cố, mở rộng hơn nữa quan hệ hai nước, hai dân tộc ngày một vững mạnh. Chiều 28/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Thay mặt Quốc hội và nhân dân Việt Nam,...

Trình Quốc hội tiếp tục giảm thuế VAT đến hết tháng 6/2025

Chiều 28/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Mở đầu, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc trình bày tờ trình về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT). Cần tiếp tục giảm thuế VAT 2% nhằm phù hợp với bối cảnh kinh...

Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiếp cận tốt hơn với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bổ sung quy định về hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật là cơ sở pháp lý để xây dựng, cập nhật, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia thống nhất từ Trung ương đến địa phương, qua đó tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiếp cận tốt hơn với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Bổ sung...

Tiếp tục vun đắp cho quan hệ Việt Nam và Campuchia ngày càng sâu rộng hơn

Tiếp kiến Quốc vương Campuchia, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, dành ưu tiên cao cho việc tăng cường tình đoàn kết, củng cố hợp tác toàn diện với Campuchia. Chiều 28/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang thăm Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường. Nhiệt liệt chào mừng Quốc vương và Đoàn đại biểu...

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Campuchia

Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên hàng đầu cho việc củng cố và phát triển quan hệ với Campuchia. Ngày 28/11, Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni và Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 28-29/11/2024 theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường. Chiều cùng ngày,...

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên hàng đầu cho việc xây dựng, phát triển mối quan hệ giữa hai nước không ngừng phát triển tốt đẹp. Chiều 28/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến với Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm nhiệt liệt chào mừng Quốc vương Norodom...

Tin nổi bật

Tin mới nhất