Powered by Techcity

Quốc hội nhất trí kéo dài thực hiện giải ngân vốn ngân sách nhà nước cho các chương trình mục tiêu quốc gia

Theo Nghị quyết về giám sát chuyên đề việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về 3 chương trình mục tiêu quốc gia vừa được thông qua, Quốc hội nhất trí cho phép số vốn ngân sách nhà nước năm 2022 chưa thực hiện giải ngân hết trong năm 2023 được kéo dài thực hiện sang năm 2024 để các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tiếp tục triển khai thực hiện.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Phó Chủ tịch Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”. (Ảnh: DUY LINH)

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Sáng 29/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”.

Sau khi nghe Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về giám sát chuyên đề việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết này.

Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 459 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 92,91%). Như vậy, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về giám sát chuyên đề việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Theo đó, Quốc hội nhất trí cho phép số vốn ngân sách nhà nước năm 2022 (bao gồm cả vốn năm 2021 được chuyển nguồn sang năm 2022) chưa thực hiện giải ngân hết trong năm 2023 được kéo dài thực hiện sang năm 2024 để các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tiếp tục triển khai thực hiện.

Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết về giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”. (Ảnh: DUY LINH)

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về tính chính xác của số liệu và việc thực hiện, giải ngân số vốn được kéo dài nêu trên bảo đảm đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm; chỉ đạo các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương thực hiện thanh toán, quyết toán vốn ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.

Quốc hội cũng giao Chính phủ khẩn trương xây dựng dự thảo nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia để trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Trong đó, có cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện quyết định danh mục, cơ cấu, phân bổ sử dụng vốn ngân sách nhà nước, xử lý một số kiến nghị của địa phương liên quan đến việc thực hiện kết luận kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với việc thu hồi kinh phí, hoàn trả ngân sách nhà nước trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách hỗ trợ

Trước đó, báo cáo về đánh giá việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, có ý kiến đề nghị xem lại nguyên nhân khách quan do dịch bệnh Covid-19, vì dịch bệnh chỉ bị ảnh hưởng các tháng đầu năm 2022, khi giao vốn thì cơ bản đã không còn bị ảnh hưởng của dịch.

Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc báo cáo, tình hình dịch Covid-19 diễn ra trong thời gian dài, nhất là thời điểm năm 2021 và đầu năm 2022 đã phần nào ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành, trong tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành trong triển khai các chương trình. Vì vậy, việc xác định nguyên nhân này là phù hợp.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia. (Ảnh: DUY LINH)

Về nhiệm vụ, giải pháp, có ý kiến đề nghị không đưa nội dung “Cho phép số vốn ngân sách nhà nước năm 2022 (bao gồm cả vốn năm 2021 được chuyển nguồn sang năm 2022) chưa thực hiện giải ngân hết trong năm 2023 được kéo dài thực hiện sang năm 2024 để các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tiếp tục triển khai thực hiện” vào Nghị quyết vì Chính phủ chưa có báo cáo Quốc hội về nội dung này, và Nghị quyết Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 đã cho phép kéo dài vốn năm 2023; việc cho phép kéo dài số vốn gây lãng phí lớn, tăng chi phí trả lãi và bội chi ngân sách nhà nước.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, Chính phủ đã có Tờ trình số 614/TTr-CP ngày 1/11/2023 trình Quốc hội xem xét việc kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân vốn ngân sách nhà nước năm 2022 (bao gồm cả vốn năm 2021 được chuyển nguồn sang năm 2022) của các chương trình mục tiêu quốc gia chưa giải ngân hết trong năm 2023 sang thực hiện trong năm 2024.

Qua xem xét Tờ trình của Chính phủ, ý kiến thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, từ phân tích kỹ lưỡng các nguyên nhân khách quan và chủ quan đánh giá tác động đến thu chi ngân sách nhà nước, việc cho phép kéo dài số vốn trên là cần thiết để bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số và đã có Thông báo số 3155/TB-TTKQH ngày 25/11/2023 về việc thống nhất cho phép Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết nghị đối với số vốn ngân sách nhà nước năm 2022 (bao gồm cả vốn năm 2021 được chuyển nguồn sang năm 2022) chưa thực hiện giải ngân hết trong năm 2023 được kéo dài thực hiện sang năm 2024 để các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tiếp tục triển khai thực hiện.

Để việc kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân vốn có hiệu quả, không gây lãng phí, dự thảo Nghị quyết đã quy định Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về tính chính xác của số liệu và việc thực hiện, giải ngân số vốn được kéo dài nêu trên bảo đảm đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm; chỉ đạo các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương thực hiện thanh toán, quyết toán vốn ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin được giữ quy định này trong dự thảo Nghị quyết.

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp sáng 29/11. (Ảnh: DUY LINH)

Có ý kiến cho rằng để đảm bảo quyền lợi và sự đồng bộ, thống nhất tiêu chí xây dựng nông thôn mới nên có lộ trình xây dựng nông thôn mới cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi thay vì sửa đổi tiêu chí.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, Bộ tiêu chí nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021-2026 được ban hành và thực hiện từ năm 2022. Tuy nhiên, qua giám sát của Quốc hội và kiến nghị của địa phương với Chính phủ, nhiều địa phương phản ánh một số chỉ tiêu, tiêu chí chưa phù hợp với thực tiễn của các vùng miền.

Do đó, để bảo đảm tính khả thi khi triển khai xây dựng nông thôn mới tại các vùng, miền, dự thảo Nghị quyết quy định giao Chính phủ rà soát, sửa đổi, bổ sung các tiêu chí, chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí nông thôn mới các cấp cho phù hợp với tình hình thực tiễn, trong đó có việc xây dựng, ban hành tiêu chí nông thôn mới phù hợp với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới. Đây cũng là một bước trong lộ trình xây dựng nông thôn mới cho cả nước nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.

Trong quá trình giám sát việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, một số địa phương phản ánh khi thực hiện một số kết luận kiểm toán của Kiểm toán nhà nước sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, nhất là trong việc thực hiện chính sách nhà ở đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Do đó, Dự thảo Nghị quyết có quy định giao Kiểm toán nhà nước tham gia với Chính phủ nghiên cứu, đề xuất cơ chế đặc thù để xử lý một số kiến nghị liên quan đến thực hiện kết luận của Kiểm toán nhà nước đối với việc thu hồi kinh phí, hoàn trả ngân sách nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân, các cơ quan, tổ chức trong triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia.



Nguồn

Cùng chủ đề

Áp lực giải ngân đầu tư công ngành giao thông

Trong điều kiện một số dự án đang tiếp tục hoàn thiện thủ tục đầu tư, gặp khó khăn, vướng mắc trong đền bù giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, thủ tục cấp mỏ vật liệu xây dựng chưa được xử lý dứt điểm, điều kiện thời tiết bất lợi cuối năm,... là những yếu tố tiềm ẩn thách thức đối với mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư...

Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024

Ngày 19/7, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh đánh giá tình hình triển khai nhiệm vụ trong 6 tháng đầu năm; phương hướng thực hiện các tháng cuối năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghiêm Xuân Cường chủ trì hội nghị. Năm 2024, tổng vốn ngân sách tỉnh bố trí thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là...

Uông Bí: Đảm bảo giải ngân vốn đầu tư công đúng tiến độ

Sau khi được điều chỉnh, bổ sung tăng tổng kế hoạch vốn đầu tư công so với đầu năm 2024 từ 273 tỷ đồng lên trên 325 tỷ đồng, TP Uông Bí đang tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án, đảm bảo tỷ lệ giải ngân theo đúng tinh thần chỉ đạo của tỉnh. Đầu năm 2024, TP Uông Bí được giao tổng kế hoạch vốn đầu tư công trên 273 tỷ đồng để thực hiện quyết toán...

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương thực hiện các giải pháp, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện quyết liệt các giải pháp để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, tại Công văn số 4808/VPCP-KTTH ngày 9/7/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương nghiên cứu, tiếp...

Điểm sáng trong giải ngân đầu tư công

Với sự sâu sát trong chỉ đạo và điều hành, bám thực tiễn để tập trung tháo gỡ khó khăn, kết thúc 6 tháng đầu năm 2024, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh (Ban Dân dụng) là một trong những đơn vị dẫn đầu trong thực hiện giải ngân. Với tỷ lệ đạt trên 50%, Ban đã trở thành điểm sáng trong công tác giải ngân của...

Cùng tác giả

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng...

Tối 20/10, Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 đã diễn ra tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu: Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước;Thưa các quý vị đại biểu, khách quý!Thưa toàn thể đồng bào...

Trao QĐ thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng cho lãnh đạo Công an, Quân đội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng nỗ lực xây dựng Quân đội, Công an trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Chiều 20/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đã chủ trì buổi...

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 8

Theo chương trình dự kiến của Kỳ họp thứ 8 trình Quốc hội thông qua, trong ngày họp đầu tiên của kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội...

Jennie (Blackpink) trở lại vị trí Top 1 danh tiếng

Nhờ màn tái xuất bùng nổ với “Mantra", Jennie (Blackpink) quay trở lại vị trí Top 1 bảng xếp hạng danh tiếng nữ thần tượng Kpop sau 9 tháng. Viện Nghiên cứu Kinh doanh Hàn Quốc vừa công bố bảng xếp hạng danh tiếng thương hiệu tháng 10 của các thành viên nhóm nhạc nữ Kpop. Bảng xếp hạng được xác định thông qua phân tích mức độ tham gia của người tiêu dùng, phạm vi phủ sóng truyền thông và...

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 20/10, tại Hội trường Diên Hồng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội, kết nối với 14.934 điểm cầu trên toàn quốc, với hơn 1,2 triệu...

Cùng chuyên mục

Khát vọng khởi nghiệp xanh bền vững

Cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh" năm 2024 cho thấy sự nỗ lực, tinh thần khởi nghiệp sáng tạo và cống hiến của những người phụ nữ đã không ngại khó khăn, thử thách để xây dựng các dự án khởi nghiệp mang tính đột phá và tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi xanh. Đây không chỉ là thành quả của sự cố gắng không ngừng, mà còn là minh chứng cho...

Dịch vụ lắp đặt điều hòa tại Quảng Ninh chuyên nghiệp, giá tốt

Khi đời sống con người được cải thiện, điều hòa trung tâm cũng ngày càng trở nên phổ biến. Theo quy luật cung cầu của thị trường, có không ít nhà thầu tham gia vào lĩnh vực này. Dịch vụ lắp đặt điều hòa tại Quảng Ninh thu hút rất nhiều nhà thầu triển khai, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Nếu bạn đang tìm hiểu về dịch vụ này, hãy cùng Sefico khám...

Quà Tết Nut Corner – Nâng tầm thương hiệu, cam kết chất lượng

Với những ưu điểm nổi bật, Nut Corner xứng đáng trở thành giải pháp quà Tết lý tưởng không thể bỏ qua trong dịp đầu xuân năm mới. Thị trường quà Tết năm 2025 ngày càng trở nên sôi động bởi năm nay, Tết sẽ đến sớm hơn. Việc tìm kiếm doanh nghiệp cung cấp giải pháp quà tặng phù hợp với ngân sách, nâng tầm thương hiệu được các công ty thực hiện trong những tháng cuối năm. Trong...

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

Thủ tướng yêu cầu huy động chuyên gia, lực lượng chuyên môn, cán bộ khuyến nông cơ sở đến từng hộ dân, cơ sở sản xuất bị thiệt hại do bão, lũ để trực tiếp hướng dẫn người dân khôi phục sản xuất. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 108/CĐ-TTg ngày 18/10/2024 về việc đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp...

Dồn lực giải ngân những tháng cuối năm

9 tháng năm 2024, tỷ lệ giải ngân tại Quảng Ninh chưa đạt như kỳ vọng. Hơn 2 tháng cuối năm là thời hạn niên độ giải ngân năm sẽ kết thúc, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và các mục tiêu của tỉnh, Quảng Ninh đang dồn lực cho công tác này. Khởi động cho kế hoạch giải ngân đầu tư công năm 2024, Quảng Ninh đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng, ban hành nghị quyết, kế hoạch,...

Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam: Chìa khoá cạnh tranh với hàng nhập ngoại

Việc hàng nước ngoài tràn vào Việt Nam với giá cạnh tranh là chuyện bình thường, đòi hỏi hàng Việt phải tự nâng cao chất lượng để chinh phục người tiêu dùng. Hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam với giá rẻ Là một bà nội trợ, hàng tháng, nhu cầu mua sắm của chị Hoàng Thị Mai (Cầu Giấy), rất lớn. Trước đây, chị thường đến siêu thị để mua hàng, nhưng hiện nay, chị thích mua hàng qua các...

Hàng Việt xuất khẩu bị ‘vạ lây’ hàng Trung Quốc?

Nhiều ngành hàng Việt đang đối diện với các vụ kiện điều tra phòng vệ thương mại hoặc chống lẩn tránh thuế, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu. Theo các doanh nghiệp, cần sớm có giải pháp hạn chế nguy cơ hàng Việt bị đưa vào tầm ngắm điều tra chống lẩn tránh thuế. Chỉ sau hơn 5 tháng chính thức điều tra chống bán phá giá với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ VN, mới đây...

Giá bán rau, thịt, cá… tại chợ tăng, người dân đi siêu thị để ‘săn’ khuyến mãi

Giá bán nhiều mặt hàng như rau củ, thịt, cá... tại các chợ đang có xu hướng tăng. Tuy vậy, nhiều siêu thị khẳng định nguồn cung thực phẩm thiết yếu cho cuối năm không thiếu, và vẫn cố gắng duy trì áp dụng khuyến mãi. Giá nhiều loại thực phẩm có xu hướng tăng khiến nhiều người tiêu dùng chịu áp lực lớn với bài toán chi tiêu nên chọn tăng đi siêu thị để kỳ vọng săn được...

Hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thời gian qua, Việt Nam đã tham gia sâu rộng và cam kết mạnh mẽ với quốc tế về các chương trình hành động bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Để thực hiện các cam kết này, cần có sự chung tay hành động của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị. Cùng với việc tạo cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất xanh, Việt Nam...

Việt Nam xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bón các loại trong 9 tháng

9 tháng năm 2024 cả nước xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bón, tương đương gần 530,66 triệu USD, tăng 8,5% về khối lượng, tăng 8% về kim ngạch so với cùng kỳ. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng năm 2024 cả nước xuất khẩu trên 1,29 triệu tấn phân bón các loại, tương đương gần 530,66 triệu USD, giá trung bình 410,3 USD/tấn, tăng 8,5% về khối lượng, tăng 8% về...

Tin nổi bật

Tin mới nhất