Powered by Techcity

Quốc hội chính thức thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam

Chiều 30/11, tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 8, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Kết quả biểu quyết cho thấy 443/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam

Trước khi biểu quyết thông qua, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Lê Hồng Thanh trình bày Báo cáo tóm tắt tiếp thu, chỉnh lý và giải trình về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Ông Lê Hồng Thanh cho biết, đa số ý kiến nhất trí với sự cần thiết đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam; việc đầu tư Dự án đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa chủ trương, định hướng của Đảng, chính sách của Nhà nước, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông.

Có ý kiến đề nghị tính toán, kỹ lưỡng tất cả các yếu tố và rủi ro để có giải pháp khả thi, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

UBTVQH thống nhất với đa số ý kiến các vị ĐBQH về sự cần thiết đầu tư Dự án. Thực tế Dự án đã được nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư trong thời gian khá dài (khoảng 18 năm) và tham khảo kinh nghiệm tại một số quốc gia có phát triển đường sắt tốc độ cao trên thế giới để hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trong đó đã phân tích, tính toán với kết quả dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực, vị thế Việt Nam hiện nay là điều kiện thích hợp để triển khai đầu tư Dự án.

Đồng thời, cơ quan có thẩm quyền đã thảo luận rất kỹ lưỡng về chủ trương đầu tư, các yếu tố, điều kiện để triển khai Dự án. Tuy nhiên, các tính toán tại bước nghiên cứu tiền khả thi mới chỉ mang tính sơ bộ, do đó đề nghị trong bước nghiên cứu khả thi Dự án, Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp tục tính toán cụ thể, đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố, rủi ro để có giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm tính khả thi cho Dự án.

Về phạm vi, quy mô đầu tư và phương án thiết kế sơ bộ, có ý kiến đề nghị bổ sung phạm vi Dự án kéo dài từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau và phân kỳ thực hiện theo từng giai đoạn; đề nghị kết nối Dự án vào tuyến đường sắt TPHCM đi Cần Thơ để bảo đảm đồng bộ.

Theo UBTVQH, Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định phát triển các tuyến đường sắt mới từ Lạng Sơn đến Cần Thơ, gồm 3 đoạn tuyến: Lạng Sơn (Đồng Đăng) – Hà Nội, Hà Nội – TPHCM, TPHCM- Cần Thơ để kết nối các vùng động lực, các đô thị, các trung tâm kinh tế lớn và bảo đảm quốc phòng – an ninh trên hành lang kinh tế Bắc – Nam.

Do các đoạn tuyến đường sắt từ Lạng Sơn đến Cần Thơ có nhu cầu vận tải khác nhau nên tiêu chuẩn kỹ thuật, loại hình đường sắt cũng khác nhau và được nghiên cứu đầu tư theo các dự án độc lập, phù hợp với nhu cầu vận tải của từng đoạn tuyến và khả năng huy động nguồn lực, trong đó: đoạn Lạng Sơn – Hà Nội, chiều dài 156 km là đường sắt tiêu chuẩn, đang nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết, dự kiến đầu tư trước năm 2030; đoạn Hà Nội – TPHCM, chiều dài 1.541 km là đường sắt tốc độ cao, phấn đấu khởi công năm 2027; đoạn TPHCM – Cần Thơ, chiều dài 174 km là đường sắt tiêu chuẩn, đang chuẩn bị đầu tư, dự triển khai đầu tư trước năm 2030.

Về hiệu quả kinh tế – xã hội, tài chính của Dự án, một số ý kiến đề nghị đánh giá kỹ lưỡng hiệu quả tài chính, nhất là khả năng thu hồi vốn, khả năng hoàn trả vốn và việc trợ giá cho Dự án trong quá trình vận hành, khai thác.

Theo UBTVQH, Chính phủ đã tính toán các lợi ích kinh tế trực tiếp và gián tiếp rất lớn nhưng không thể tính toán vào nguồn thu và hiệu quả tài chính Dự án. Tương tự mô hình các nước trên thế giới, các dự án đường sắt mang lại hiệu quả rất lớn cho nền kinh tế, tuy nhiên doanh thu tính toán hoàn vốn cho Dự án chủ yếu từ nguồn thu vận tải, khai thác thương mại để cân đối cho chi phí vận hành, bảo dưỡng phương tiện, bảo trì kết cấu hạ tầng và trả phí hạ tầng cho Nhà nước.

Theo đó, trong 4 năm đầu khai thác, doanh thu chỉ bù đắp được chi phí vận hành, bảo trì phương tiện, do đó Nhà nước cần hỗ trợ một phần từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế bố trí cho hệ thống đường sắt như hiện nay để bảo trì kết cấu hạ tầng.

Về nguồn vốn cho Dự án, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung đánh giá đầy đủ hơn về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, bố trí vốn cho từng giai đoạn của Dự án để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả; đề nghị bổ sung đánh giá kỹ lưỡng về tác động của việc đầu tư Dự án đến bội chi ngân sách nhà nước, nợ công và khả năng trả nợ của ngân sách trong trung và dài hạn.

Có ý kiến cho rằng, Dự án trải qua 3 kỳ trung hạn, vì vậy tổng mức đầu tư được duyệt giai đoạn nào thì chỉ tính trong giai đoạn đó, phần vốn được thực hiện giai đoạn nào thì tính vốn vào kỳ trung hạn đó và không nên chuyển từ kỳ trung hạn trước qua kỳ trung hạn sau.

Theo UBTVQH, Dự án kéo dài qua 3 kỳ trung hạn, khả năng cân đối vốn, bố trí vốn để thực hiện Dự án, cụ thể: giai đoạn 2021 – 2025, nhu cầu vốn cho Dự án khoảng 538 tỷ đồng (sử dụng cho công tác chuẩn bị đầu tư) đã được cân đối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn của Bộ Giao thông vận tải; giai đoạn 2026 – 2030, nhu cầu vốn khoảng 841.707 tỷ đồng và giai đoạn 2031 – 2035, nhu cầu vốn khoảng 871.302 tỷ đồng.

Theo Luật Đầu tư công năm 2019, hiện nay đánh giá khả năng cân đối nguồn vốn chỉ có thể thực hiện theo kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm, phần chuyển tiếp sang giai đoạn sau không quá 20% kế hoạch đầu tư công giai đoạn trước. Dự án kéo dài qua 3 kỳ trung hạn nên việc xác định khả năng cân đối vốn là chưa có quy định.

Do đó, tại dự thảo Nghị quyết đã quy định Dự án được bố trí vốn qua các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn, mức vốn bố trí mỗi kỳ trung hạn phù hợp với tiến độ thực hiện Dự án và không phải thực hiện việc thẩm định khả năng cân đối vốn theo quy định của Luật Đầu tư công.

Cho phép áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù

Về các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt triển khai đầu tư Dự án, nhiều ý kiến cho rằng, Dự án có vai trò quan trọng, mang tính chiến lược dài hạn, tác động sâu, rộng tới mọi mặt của nền kinh tế – xã hội nước ta và có quy mô rất lớn, yêu cầu về công nghệ kỹ thuật phức tạp, lần đầu tiên được triển khai thực hiện ở Việt Nam. Do đó, để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả cho Dự án thì việc cho phép áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt là rất cần thiết.

UBTVQH thống nhất với ý kiến các vị ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả trong việc áp dụng triển khai thực hiện Dự án.

Đồng thời, giao Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách này. Trong quá trình thực hiện, trường hợp tiếp tục cần phải bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện, Chính phủ sẽ trình Quốc hội, UBTVQH xem xét quyết định.

Đối với chính sách 7, có ý kiến đề nghị quy định chính sách riêng về đào tạo làm chủ công nghệ và vận hành, khai thác Dự án sau khi hoàn thành.

Theo UBTVQH, nội dung về đào tạo nguồn nhân lực là một chương trình tổng thể, đồng bộ và được triển khai trong thời gian dài từ khi nghiên cứu cho đến quá trình vận hành, khai thác sau này. Tổng nhu cầu nguồn lực đào tạo khoảng 227.670 người.

Đồng thời, chính sách 8 về phát triển công nghiệp và chuyển giao công nghệ phù hợp với điều kiện và trình độ của ngành công nghiệp đường sắt Việt Nam hiện tại.

Việc quy định chính sách riêng về làm chủ công nghệ vận hành, khai thác Dự án sau khi hoàn thành không bảo đảm tính liên kết của một chương trình tổng thể do từng nội dung từ quản lý, thiết kế, thi công, vận hành đều liên quan đến nhau. Do đó, xin giữ như dự thảo Nghị quyết.

Ngoài ra, theo ông Lê Hồng Thanh, các ý kiến góp ý cụ thể đã được UBTVQH giải trình, tiếp thu tại Báo cáo đầy đủ. Đồng thời, UBTVQH đã chỉ đạo tiếp thu các ý kiến góp ý, rà soát, hoàn thiện và chỉnh lý về kỹ thuật văn bản của Nghị quyết cho phù hợp.



Nguồn

Cùng chủ đề

Quốc hội thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên

Luật Tư pháp người chưa thành niên có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên; bảo đảm việc xử lý người chưa thành niên phù hợp với độ tuổi, khả năng nhận thức... Sáng 30/11, với 461/463 (chiếm 96,24%) đại biểu tham dự tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên. Luật Tư pháp người chưa thành niên có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích...

Ngày cuối cùng kỳ họp: Quốc hội thông qua nhiều Nghị quyết và Luật quan trọng

Ngày 30/11, ngày cuối cùng của kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Quốc hội thông qua nhiều Nghị quyết, Luật quan trọng và thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Cụ thể, tại phiên sáng Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên; Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương; Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố...

Quốc hội nhất trí thành lập Quỹ Hỗ trợ đầu tư

Quỹ Hỗ trợ đầu tư được thành lập từ nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu và nguồn hợp pháp khác để ổn định môi trường đầu tư, khuyến khích, thu hút nhà đầu tư chiến lược, tập đoàn đa quốc gia và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đối với một số lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư. Chiều 29/11, với 444/446 đại biểu Quốc...

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 2 Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Chiều 28/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tiến hành quy trình phê chuẩn đề nghị của Chánh án TAND Tối cao về việc bổ nhiệm Thẩm phán TAND Tối cao. Thông cáo báo chí của Tổng thư ký Quốc hội cho biết, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Chánh án TAND tối cao về việc bổ nhiệm Thẩm phán TAND tối cao đối với ông Nguyễn Quốc Đoàn và...

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống mua bán người sửa đổi

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28/11, với 454/455 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,78% tổng số đại biểu, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28/11, với 454/455 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,78% tổng số đại biểu, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Theo đó, Luật...

Cùng tác giả

Thị trường M&A năm 2025 được dự báo đầy triển vọng

Thị trường M&A Việt Nam đang đứng trước một giai đoạn sẵn sàng đón nhận những thương vụ đầu tư lớn và kỳ vọng sẽ thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI vào năm 2025. Nhiều thương vụ trăm triệu đô trong năm 2024 Chia sẻ tại Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 16 diễn ra mới đây tại TP.HCM, ông Nguyễn Công Ái - Phó Tổng giám đốc KPMG Việt Nam, cho biết theo tổng hợp từ KPMG thị...

Đại lễ tưởng niệm 716 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Sáng 30/11, tại Quần thể di tích Am - Chùa Ngọa Vân (phường Bình Khê, thành phố Đông Triều), Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và UBND TP Đông Triều đã phối hợp tổ chức “Đại lễ tưởng niệm 716 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn”. Tại buổi lễ tưởng niệm, sau nghi thức dâng hương, các đại biểu, tăng ni, phật tử, cùng người dân, du khách, đã được nghe tiểu sử...

58 tác phẩm đoạt Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7

58 cuốn sách, bộ sách giá trị của các tác giả, nhóm tác giả là nhà nghiên cứu, dịch giả, nhà văn… được vinh danh tại Lễ trao Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ VII. Tối 29/11, tại Nhà Hát Lớn (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024. Dự Lễ trao giải...

Văn phòng Tỉnh ủy: Tập huấn công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội Đảng các cấp

Trong 2 ngày 30/11 và 1/12, Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội Đảng các cấp cho 259 đồng chí là cán bộ, công chức các cơ quan tham mưu giúp việc của Tỉnh ủy, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc tỉnh, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc tỉnh; cán bộ, công...

Củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam với Singapore, Nhật Bản

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa cũng như tầm quan trọng chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tới Singapore, Nhật Bản. Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Singapore Seah Kian Peng và Phu nhân, Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân...

Cùng chuyên mục

Văn phòng Tỉnh ủy: Tập huấn công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội Đảng các cấp

Trong 2 ngày 30/11 và 1/12, Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội Đảng các cấp cho 259 đồng chí là cán bộ, công chức các cơ quan tham mưu giúp việc của Tỉnh ủy, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc tỉnh, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc tỉnh; cán bộ, công...

Củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam với Singapore, Nhật Bản

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa cũng như tầm quan trọng chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tới Singapore, Nhật Bản. Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Singapore Seah Kian Peng và Phu nhân, Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân...

Quốc hội thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên

Luật Tư pháp người chưa thành niên có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên; bảo đảm việc xử lý người chưa thành niên phù hợp với độ tuổi, khả năng nhận thức... Sáng 30/11, với 461/463 (chiếm 96,24%) đại biểu tham dự tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên. Luật Tư pháp người chưa thành niên có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích...

Thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương từ năm 2025

Quốc hội thông qua nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương từ năm 2025 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay. Sáng 30/11, với 458/461 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Quốc hội quyết nghị thành lập...

Ngày cuối cùng kỳ họp: Quốc hội thông qua nhiều Nghị quyết và Luật quan trọng

Ngày 30/11, ngày cuối cùng của kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Quốc hội thông qua nhiều Nghị quyết, Luật quan trọng và thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Cụ thể, tại phiên sáng Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên; Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương; Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố...

Dòng tiền của nhà nước đi tới đâu, phải có cơ chế quản lý và theo dõi tới đó

Với nguyên tắc ở đâu có tiền nhà nước đầu tư thì ở đó phải có cơ chế quản lý và theo dõi đồng tiền đó, đại biểu Quốc hội đề nghị mở rộng phạm vi quản lý, giám sát đối với cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư dưới 50% và cả những doanh nghiệp F2, F3 là những doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước đầu tư vốn. Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều...

Thông cáo báo chí số 29, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thứ sáu, ngày 29/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 29 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG * Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi...

Đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri

HĐND tỉnh có nhiều đổi mới trong hoạt động tiếp xúc cử tri (TXCT). Theo đó, Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo các ban HĐND, tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh chủ động triển khai nhiệm vụ, kết hợp nắm tình hình thực tiễn, lắng nghe kiến nghị của cử tri... Khẳng định vai trò cơ quan dân cử trong hệ thống chính trị của tỉnh, để phục vụ cho việc xây dựng dự thảo nghị quyết và hoạt...

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Đảng ủy Thanh tra tỉnh

Sáng 29/11, Thường trực Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Đảng ủy Thanh tra tỉnh về kết quả thực hiện công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ chính trị từ đầu nhiệm kỳ 2020 – 2025 đến nay. Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì buổi làm việc. Cùng dự có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đại diện lãnh đạo một số ban, ngành, đơn...

Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 11

Sáng 29/11, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ nghe, cho ý kiến về tiến độ chuẩn bị các nội dung Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) của HĐND tỉnh và một số nội dung thuộc thẩm quyền. Đồng chí Vi Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, chủ trì phiên họp. Từ đầu năm đến nay, Thường trực HĐND tỉnh chủ động từ sớm, phối hợp hiệu quả với...

Tin nổi bật

Tin mới nhất