Powered by Techcity

Quảng Ninh cuối thế kỷ XIX: Thực dân Pháp xâm chiếm khu mỏ

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho một trang sử mới trên đất nước ta. Cho đến năm 1867, Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp. Thời gian này, vùng Quảng Yên, Hải Ninh loạn lạc liên miên, thổ phỉ, giặc cướp hoành hành khắp nơi, đến mức năm 1863, vua Tự Đức đã phải sai Tổng đốc Nguyễn Tri Phương mang quân đi đánh dẹp.

Trước đó, năm 1864, bằng hoà ước ký với Pháp, nhà Nguyễn đã buộc phải mở một số cửa sông, biển ở miền Bắc, trong đó có vùng Quảng Yên, Hải Ninh cho thương nhân ngoại quốc mà chủ yếu là người Pháp ra vào. Đến năm 1874, trong một hoà ước mới, nhà Nguyễn lại buộc phải mở thêm cảng Hòn Gai cho tàu thuyền ngoại quốc vào buôn bán. Lợi dụng việc ra vào này, nhiều thương lái người Pháp đã có dịp đi do thám trữ lượng than ở Hòn Gai, Đông Triều.

Dấu tích cảng rót than tại mỏ Kế Bào - một trong những mỏ than được khai thác sớm nhất ở Quảng Ninh.

Dấu tích cảng rót than xuống tàu tại mỏ Kế Bào – một trong những mỏ than được khai thác sớm nhất ở Quảng Ninh.

Trong khi nhà Nguyễn chưa thấy được tầm quan trọng của khu mỏ Hòn Gai, thì tư bản nhiều nước đã tranh giành ảnh hưởng để hòng khai thác than ở đây. Dưới sự xúi giục của đế quốc Anh, triều đình nhà Thanh (Trung Quốc) đã gây sức ép đòi nhà Nguyễn cho thương nhân Trung Quốc khai thác than ở Đông Triều, khai mỏ ở Hòn Gai. Ngoài ra, thương nhân Đức cũng nhìn thấy mối lợi béo bở từ than. Chính người Đức đã xin nhà Nguyễn cho mở công trường khai thác than, hùn vốn với người Pháp để xây dựng cảng Port-Wallut (Vạn Hoa) trên đảo Kế Bào.

Đối với tư bản Pháp, việc chiếm khu mỏ Hòn Gai, Đông Triều, Cẩm Phả là một trong các âm mưu hàng đầu trong việc xâm lược Bắc Kỳ. Liên tiếp trong các năm 1880-1882, Pháp đã buộc nhà Nguyễn cho chúng cử các kỹ sư đến khảo sát, thăm dò khu mỏ đưa mẫu than về Paris phân tích. Nhận thấy chất lượng than ở Vùng mỏ Hòn Gai vào loại tốt nhất thế giới, thực dân Pháp càng đẩy nhanh quyết tâm xâm chiếm vùng đất này.

Chính vì vậy, ngày 12/3/1883, sau khi đánh chiếm thành Hà Nội trong cuộc xâm lược Bắc Kỳ lần thứ hai, 500 quân Pháp, dưới sự chỉ huy của viên đại tá hải quân Henri Rivière đã đánh chiếm khu mỏ Hòn Gai, đặt bản doanh quân sự tại Móng Cái, mở đầu cho 72 năm chúng chiếm đóng và khai thác than ở Quảng Ninh.

Cảnh công nhân vào ca làm việc tại mỏ than Hòn Gai năm 1929. Bìa phải ảnh có cai Tây đứng theo dõi. Nguồn: Flick/Mạnh Hải

Cảnh công nhân vào ca làm việc tại mỏ than Hòn Gai năm 1929. Bìa phải ảnh có cai Tây đứng theo dõi. Nguồn: Flick/Mạnh Hải

Sau khi bị quân Pháp xâm chiếm, về mặt hành chính, khu mỏ Quảng Ninh khi ấy thuộc quyền quản lý của công sứ Quảng Yên và Hải Dương. Thực dân Pháp đặt ở mỗi công ty lớn một bộ máy cai trị với mật thám, quân đội, nhà tù chỉ đạo thẳng từ tỉnh xuống. Riêng công ty lớn nhất là Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (thành lập năm 1888, trụ sở nay là Trung tâm điều hành sản xuất tại Quảng Ninh của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam tại địa chỉ 95A, đường Lê Thánh Tông, phường Hồng Gai, TP Hạ Long) thì công sứ Quảng Yên tổ chức thành một khu vực hành chính riêng, đứng đầu là đại lý mỏ.

Bên cạnh đó là bộ máy hành chính của nhà Nguyễn đứng đầu cũng là đại lý, đặt trụ sở tại Hòn Gai. Về mặt quản lý, các công ty mỏ Pháp do chính quyền thực dân điều hành, song trong chừng mực có sự thoả thuận của bọn chủ mỏ. Trong phạm vi lãnh địa, các chủ mỏ Pháp tự thiết lập nhiều chế độ độc quyền, thậm chí lưu hành tiền riêng như tại Công ty than Đông Triều.

Để có công nhân làm mỏ, các chủ mỏ Pháp một mặt về các tỉnh mộ phu, một mặt sử dụng tù nhân các cuộc khởi nghĩa chống Pháp bị chúng bắt được. Tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh hiện còn lưu giữ nhiều tài liệu của các mỏ than thời Pháp, cho thấy các chủ mỏ, cai ký đã về nhiều vùng quê từ Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Dương…

Đáng chú ý, thành phần các chủ mỏ mộ phu chủ yếu là nông dân người vùng đồng bằng, ven biển mà gần như không mộ phu ở các tỉnh vùng cao, đồng bào dân tộc thiểu số. Một thủ đoạn là các cai ký thường chọn các thời điểm giáp hạt – giai đoạn đói kém trong năm hoặc lúc thiên tai nặng nề để dễ dàng mộ phu, đưa nông dân ra mỏ. Nhiều phu mỏ sau hoà bình lập lại đã gắn bó với vùng than Quảng Ninh, nối tiếp con cháu gắn bó với ngành Than, đến nay đã 3 – 4 thế hệ.

Trần Minh

Cùng chủ đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Phó Thủ tướng Thường trực Quốc vụ viện Trung Quốc

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 55, sáng 21/1 (theo giờ địa phương), tại Davos (Thụy Sĩ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Quốc vụ viện Trung Quốc Đinh Tiết Tường. Thủ tướng Phạm Minh Chính chuyển lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc mừng năm mới của...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh

Tại cuộc tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam coi trọng việc thúc đẩy quan hệ hợp tác cùng có lợi với GCC và các quốc gia thành viên GCC. Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 55, sáng 21/01 (theo giờ địa phương), tại Davos (Thụy Sĩ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký Hội đồng...

Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo TW về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18

Tổng Bí thư lưu ý, Ban Chỉ đạo xác định việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ bước đầu. Ngày 21/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới,...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam-WEF

Thủ tướng cho biết Việt Nam có cơ sở, nền tảng thực hiện các mục tiêu đã đề ra và ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm, bản lĩnh hơn, có nhiều nguồn lực hơn để tiếp tục phát triển trong kỷ nguyên mới. Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF Davos 55), sáng 21/1, theo giờ địa phương, tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ...

Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ thông qua Tuyên bố Cần Thơ

Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu diễn ra tại thành phố Cần Thơ đã thành công tốt đẹp với việc thông qua Tuyên bố Cần Thơ. Chiều 21/1, sau một ngày làm việc với nhiều hoạt động sôi nổi, Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu diễn ra tại...

Cùng tác giả

Bác bỏ thông tin Vịnh Hạ Long bị đưa ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Không có chuyện UNESCO xem xét loại Vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới" - Đây là khẳng định của Trưởng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long Vũ Kiên Cường tại hội nghị thông tin báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức tại TP Hạ Long vào chiều 24/12.   Quang cảnh hội nghị thông tin báo chí thường kỳ. Trong những ngày gần đây, một số trang báo trong nước có...

Hát giữa kỳ quan – Sản phẩm du lịch hấp dẫn

Thời gian gần đây, những show diễn âm nhạc trên Vịnh Hạ Long không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đêm mà còn là sản phẩm du lịch đặc sắc mang dấu ấn thương hiệu riêng của Hạ Long, Quảng Ninh. Du thuyền như sân khấu nổi trên Vịnh Hạ Long. Du lịch âm nhạc được hiểu là sự kết hợp giữa việc thưởng thức sự kiện âm nhạc giải trí với tham quan, nghỉ dưỡng. Những năm gần đây,...

Kết nối những chuyến bay đến Vân Đồn

Là sân bay tư nhân đầu tiên ở Việt Nam, Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Vân Đồn đã được đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Tuy nhiên, trong những năm qua, do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, công suất hoạt động tại Cảng chưa đáp ứng như kỳ vọng. Vì vậy, đơn vị đang nỗ lực đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá cũng như hoàn thiện cơ sở vật chất để kết...

Khai mạc Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024

Tối 26/12, tại Quảng trường Sun Carnival Plaza (phường Bãi Cháy, TP Hạ Long) đã diễn ra lễ khai mạc Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 với chủ đề “Quảng Ninh - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực”. Dự Liên hoan có đồng chí Phạm Văn Thủy, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam và đại diện lãnh đạo các Sở Du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao; Trung tâm Thông tin Xúc...

Top 3 Miss Charm 2024 quảng bá du lịch vịnh Hạ Long

Ngày 28/12, top 3 Miss Charm 2024 (Hoa hậu sắc đẹp quốc tế) đã có mặt tại Quảng Ninh, trải nghiệm du thuyền Luna Cruise trên vịnh Hạ Long để lan tỏa, quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Ninh đến đông đảo bạn bè quốc tế. Top 3 Miss Charm 2024 dành nhiều lời khen ngợi cho cảnh sắc vịnh Hạ Long. Các người đẹp đã có 1 ngày trên du thuyền hạng sang Luna Cruise, khám phá cảnh sắc...

Cùng chuyên mục

Bác bỏ thông tin Vịnh Hạ Long bị đưa ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Không có chuyện UNESCO xem xét loại Vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới" - Đây là khẳng định của Trưởng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long Vũ Kiên Cường tại hội nghị thông tin báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức tại TP Hạ Long vào chiều 24/12.   Quang cảnh hội nghị thông tin báo chí thường kỳ. Trong những ngày gần đây, một số trang báo trong nước có...

Hát giữa kỳ quan – Sản phẩm du lịch hấp dẫn

Thời gian gần đây, những show diễn âm nhạc trên Vịnh Hạ Long không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đêm mà còn là sản phẩm du lịch đặc sắc mang dấu ấn thương hiệu riêng của Hạ Long, Quảng Ninh. Du thuyền như sân khấu nổi trên Vịnh Hạ Long. Du lịch âm nhạc được hiểu là sự kết hợp giữa việc thưởng thức sự kiện âm nhạc giải trí với tham quan, nghỉ dưỡng. Những năm gần đây,...

Kết nối những chuyến bay đến Vân Đồn

Là sân bay tư nhân đầu tiên ở Việt Nam, Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Vân Đồn đã được đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Tuy nhiên, trong những năm qua, do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, công suất hoạt động tại Cảng chưa đáp ứng như kỳ vọng. Vì vậy, đơn vị đang nỗ lực đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá cũng như hoàn thiện cơ sở vật chất để kết...

Khai mạc Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024

Tối 26/12, tại Quảng trường Sun Carnival Plaza (phường Bãi Cháy, TP Hạ Long) đã diễn ra lễ khai mạc Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 với chủ đề “Quảng Ninh - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực”. Dự Liên hoan có đồng chí Phạm Văn Thủy, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam và đại diện lãnh đạo các Sở Du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao; Trung tâm Thông tin Xúc...

Top 3 Miss Charm 2024 quảng bá du lịch vịnh Hạ Long

Ngày 28/12, top 3 Miss Charm 2024 (Hoa hậu sắc đẹp quốc tế) đã có mặt tại Quảng Ninh, trải nghiệm du thuyền Luna Cruise trên vịnh Hạ Long để lan tỏa, quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Ninh đến đông đảo bạn bè quốc tế. Top 3 Miss Charm 2024 dành nhiều lời khen ngợi cho cảnh sắc vịnh Hạ Long. Các người đẹp đã có 1 ngày trên du thuyền hạng sang Luna Cruise, khám phá cảnh sắc...

Tạo sức hấp dẫn cho du lịch

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là mục tiêu của Quảng Ninh trong nhiều năm qua. Việc khai thác, phát huy lợi thế về tài nguyên văn hóa của địa phương, đưa những di sản văn hóa bản địa song hành với ngành du lịch đang là hướng đi hiệu quả, góp phần khẳng định thương hiệu, sức hút riêng của du lịch Quảng Ninh. Khu di tích Quốc gia đặc biệt Bạch Đằng với...

Làng văn hóa – du lịch Sán Dìu

Không chỉ có không gian văn hóa đặc sắc mà còn sôi động các trò chơi dân gian, không khí rộn ràng của chợ phiên, khu ẩm thực… là những gì du khách được tìm hiểu, trải nghiệm ở Làng Văn hóa - Du lịch dân tộc Sán Dìu (xã Bình Dân, huyện Vân Đồn). Đây là một trong những điểm đến hấp dẫn vừa được huyện Vân Đồn khai trương đầu tháng 12/2024. Cách trung tâm huyện Vân Đồn...

Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 thu hút hơn 10 vạn du khách

Ngày 29/12 Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 khép lại với chuỗi các hoạt động hấp dẫn như trò chơi dân gian, các môn thể thao dân tộc hấp dẫn... Theo thống kê của Sở Du lịch Quảng Ninh, trong 4 ngày diễn ra, liên hoan đã thu hút hơn 10 vạn du khách tham quan, trải nghiệm. Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh thu hút 10 vạn du khách tham quan, trải nghiệm và mua sắm. Dù là...

Bảo vệ và phát huy giá trị điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long

Năm 2024 tròn 30 năm Vịnh Hạ Long (VHL) được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, đây cũng là quãng thời gian chứng kiến sự phát triển vượt bậc của ngành Du lịch Quảng Ninh. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã phỏng vấn ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý VHL (ảnh) về việc phát huy giá trị điểm đến du lịch VHL. - Ông cho biết VHL có vai trò như thế nào đối...

Khẳng định thương hiệu thủ phủ du lịch

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản là mục tiêu dài hạn và bền vững mà TP Hạ Long đang hướng tới. Trong đó, phát triển du lịch là mũi nhọn quan trọng, từ đó, đưa Hạ Long trở thành trung tâm du lịch quốc tế, trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia. Du khách thích thú chụp ảnh lưu niệm trên Vịnh Hạ Long. Năm qua là một năm đáng nhớ với du lịch...

Tin nổi bật

Tin mới nhất