Powered by Techcity

Quá trình hình thành và phát triển tỉnh Quảng Ninh

Tiền sử Quảng Ninh được biết sớm nhất là ở các địa điểm thuộc Văn hóa Soi Nhụ. Vào thời kỳ của các văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, khoảng 18.000 năm về trước, lúc băng hà lần cuối cùng phát triển, mực nước biển Đông hạ thấp tới độ sâu 110 -120 mét dưới mực nước biển hiện tại. Lúc đó vịnh Bắc Bộ, trong đó có vịnh Hạ Long là một đồng bằng tam giác châu rộng lớn. Trên vùng đất khoảng vài nghìn km2 của Quảng Ninh và khu vực Vịnh Hạ Long bây giờ là một đồng bằng cổ. Ở đây đã tồn tại một cộng đồng cư dân tiền sử lớn. Họ sống trong các hang động đá vôi, trên một địa bàn độc lập so với các cư dân Hòa Bình – Bắc Sơn cùng thời đã sáng tạo ra một nền văn hóa song song tồn tại với các văn hóa Hòa Binh và Bắc Sơn, đó là nền Văn hóa Soi Nhụ, làm cơ sở để sau đó hình thành các loại hình văn hóa tiến bộ mới tại Cái Bèo, tiếp theo nền Văn hóa Hạ Long nổi tiếng.

Mặc dù các nhà khoa học gặp nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu, song với khối tư liệu thu được sau cuộc khai quật di chỉ Đầu Rằm, có thể nói rằng từ tiền sử tới sơ sử Quảng Ninh là một quá trình phát triển liên tục, không hề có bất cứ một đứt đoạn nào. Việc phát hiện các di tích sơ sử tại Quảng Ninh cũng đã góp phần khẳng định rằng vào thời Hùng Vương, Quảng Ninh đã thực sự là một bộ phận của quốc gia Văn Lang.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng, ngay từ thời Hùng Vương, đất nước ta đã được chia thành 15 bộ, trong đó có các bộ Ninh Hải, Lục Hải. Tất nhiên địa bàn của bộ Ninh Hải, Lục Hải thời đó không hoàn toàn trùng với địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay, ngoài Quảng Ninh thì tối thiểu hai bộ đó còn bao gồm một phần Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng và một phần Lưỡng Quảng (bao gồm một phần của 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, Trung Quốc) ngày nay, nhưng trung tâm của Ninh Hải, Lục Hải chính là khu vực tỉnh Quảng Ninh bây giờ.

Lịch sử Ninh Hải – Lục Châu và sau này là Hải Đông là cả một thời kỳ dài liên tục đấu tranh chống ngoại xâm và xây dựng, phát triển. Trong thời phong kiến độc lập, tự chủ, có lẽ rất hiếm có một vùng đất nào mà hai nhiệm vụ, cũng là hai sự nghiệp ấy lại thể hiện rõ ràng như trên mảnh đất địa đầu Tổ quốc này. Trong suốt mười thế kỷ ấy, đất Hải Đông đã ghi dấu những chiến công lừng lẫy nhất trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, với ba lần chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Không những thế, miền đất này cũng đã từng chứng kiến những công cuộc phát triển kinh tế phồn vinh nhất dưới thời phong kiến, đặc biệt với thương cảng Vân Đồn lịch sử.

Hải Đông không chỉ là một chiến trường hào hùng, nó cũng không chỉ là một khu vực phát triển kinh tế đầy sôi động mà còn là một trong những cái nôi văn hóa thời phong kiến độc lập, tự chủ ở nước ta. Với Yên Tử non thiêng, Hải Đông đã trở thành một trong những trung tâm văn hóa quan trọng nhất, thâm trầm nhất trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc.

Sử liệu về thời Lý – Trần còn lại quá ít ỏi, không cho phép chúng ta hiểu đầy đủ về quá trình biến đổi của đất Hải Đông. Tuy nhiên, về đại thể có thể biết được là năm 1023, sau khi dẹp yên cuộc nổi dậy của người Đại Nguyên Lịch (tên một dân tộc thiểu số ở vùng biển Việt Trung), nhà Lý đổi trấn Triều Dương thành châu Vinh An, xác định biên giới đông bắc của Đại Việt. Ít lâu sau, cả vùng Ninh Hải – Lục Châu cũ được đặt thành một phủ: phủ Hải Đông. Khoảng năm 1242, nhà Trần nâng Hải Đông lên thành lộ và đến cuối thế kỷ XIV thì đổi gọi là An Bang. Đông Triều bấy giờ còn là một châu của lộ Hải Dương.

Cùng với sự phát triển của đất nước, cư dân An Bang cũng ngày càng tăng, ruộng đất làng xóm được mở rộng, các đơn vị hành chính như huyện Hoa Phong, Hoành Bồ, Yên Hưng, Đông Triều, các châu Tiên Yên, Vĩnh An, Vân Đồn, Vạn Ninh đã được hình thành. Tổ tiên nhà Trần, vào cuối đời Lý đã đến ở vùng An Sinh (thuộc Đông Triều) làm nghề đánh cá. Sau này khu vực An Phụ, An Dưỡng, An Sinh và An Bang được đặt thành thái ấp của An Sinh Vương Trần Liễu, anh của Trần Thái Tông. Nhà Trần tuy phát tích ở đất Thiên Trường (Nam Định) song vẫn nhớ về quê gốc Đông Triều nên lăng mộ các vua Trần đều được di dời về đây. Vùng thái ấp này biến thành khu mộ các vua nhà Trần.

Vào đời Lê Anh Tông (1556 – 1573) vì kỵ húy nhà vua đổi gọi An Bang thành An Quảng. Đến thời nhà Tây Sơn, các trấn từ Sơn Nam Hạ và Bắc được đổi gọi là Bắc Thành. Phủ Kinh Môn với 7 huyện, trong đó có cả Đông Triều đã được sáp nhập vào An Quảng. Lúc này An Quảng trở thành một trấn lớn.

Sau 24 năm chinh chiến với nhà Tây Sơn, đến ngày 3 tháng 5 năm Tân Dậu (1801), Nguyễn Ánh đã thu phục được Kinh đô Phú Xuân và năm 1802 chính thức lên ngôi Hoàng đế. An Quảng được giữ nguyên là một ngoại trấn, với một phủ Hải Đông, ba huyện Hoành Bồ, Yên Quảng, Hoa Phong và ba châu Vạn Ninh, Tiên Yên và Vân Đồn.

Năm Minh Mạng thứ ba, trấn An Quảng được đổi tên thành trấn Quảng Yên. Đến năm 1831, trấn Quảng Yên được đổi thành tỉnh do Tổng đốc Hải An (Hải Dương – An Quảng) kiêm quản. Năm 1836, phủ Hải Đông được đổi tên gọi là phủ Hải Ninh, châu Vân Đồn được gộp vào huyện Hoa Phong và được gọi là tổng Vân Hải. Sau đó, nhà Nguyễn tách huyện Hoành Bồ, huyện Hoa Phong và huyện Yên Hưng ra khỏi phủ Hải Đông lập thành phủ Sơn Định, cho tri huyện Hoành Bồ kiêm quản.

Vào đầu thế kỷ XIX, do ít nhiểu tiếp xúc với tư bản phương Tây và nền kinh tế của họ nên nghề khai mỏ đã được nhà nước chú ý hơn. Theo sách Đại Nam thực lục chính biên thì dưới thời Minh Mạng (1820 – 1840), người ta đã bắt đầu khai thác than đá tại Đông Triều. Tháng 12 năm 1839, năm Minh Mạng thứ 20, Tổng đốc Hải An là Tôn Thất Bật đã dâng sớ xin thuê dân phu khai thác than đá tại núi An Lãng (xã Yên Thọ, huyện Đông Triều) và được Minh Mạng đồng ý. Như vậy là mãi cho đến năm 1839 thì nhà nước mới đứng ra khai thác than đá theo quy mô lớn, nhưng từ trưóc dó, nhân dân cùng đã biết lấy than đá.

Có thể nói, gói trọn một thiên niên kỷ dưới các triều đại phong kiến độc lập, lịch sử của mảnh đất Quảng Ninh cũng chính là lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước hào hùng của cha ông ta. Những thử thách gay go nhất, khốc liệt nhất đối với bản lĩnh của dân tộc đều diễn ra trên mảnh đất này. Những chiến công vang dội nhất cũng đã từng được mảnh đất và con người Quảng Ninh chia sẻ. Không những thế, mảnh đất này còn đóng vai trò là một động lực, một trung tâm phát triển mọi mặt của đất nước khi thanh bình. Đến khi quốc gia phong kiến độc lập không trụ nổi trước sức mạnh xâm lược của tư bản phương Tây, Việt Nam trở thành một thuộc địa dưới sự đô hộ của thực dân Pháp, thì vùng đất Đông Bắc giàu tài nguyên than đá này lại trở thành một vùng điển hình của tội ác khai thác thuộc địa. Nhưng từ nỗi thống khổ bị áp bức và bóc lột, vùng đất này đã kế tục mạnh mẽ truyền thống yêu nước, truyền thống bất khuất kiên cường của mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, đã viết nên những chương sử mới. Đó là thời kỳ Vùng Mỏ trở thành cái nôi sinh thành đội ngũ công nhân và những trang đấu tranh oanh liệt lại bắt đầu.

Sự kiện thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng năm 1858 đã mở đầu một trang sử mới trên đất nước ta. Đúng 25 năm sau, vào ngày 12-3-1883, sau khi đánh chiếm xong Hà Nội, 500 lính Pháp do đích thân Henri Rivière – tên tổng chỉ huy cuộc xâm lược Bắc Kỳ lần thứ hai cầm đầu – đã tiến hành đánh chiếm khu mỏ Quảng Ninh. Kể từ đó, Quảng Ninh đã cùng toàn thể dân tộc ta chịu chung ách thống trị dã man của thực dân Pháp. Nhưng cũng chính sự xâm lăng, ách thống trị và bóc lột tàn bạo của bọn chúng đã làm bùng lên ngọn lửa căm thù, đã thức tỉnh truyền thống yêu nước kiên cường bất khuất đấu tranh chống xâm lược của toàn thể dân tộc ta nói chung và của ngưòi dân Quảng Ninh nói riêng. Chính chúng “cùng góp phần” biến Quảng Ninh trở thành cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam, trở thành trường rèn luyện cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giác ngộ ý thức giai cấp cho giai cấp công nhân Việt Nam – một giai cấp duy nhất trong thời đại mới có thể tập hợp được lực lượng của toàn thể dân tộc, có thể phát huy được truyền thống bất khuất hàng ngàn năm của cha ông, đứng lên đấu tranh chống đế quốc, phát xít xâm lược và đủ loại tay chân của chúng cho đến thắng lợi cuối cùng.

Trong giai đoạn từ 1885 đến những năm đầu thế kỷ XX, các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng phong trào Cần Vương yêu nước chống Pháp đã liên tiếp và rầm rộ nổi lên tại vùng Đông Bắc nước ta. Có khi trên một địa bàn như đảo Cái Bầu, đảo Cái Bàn, vùng rừng núi huyện Đông Triều có tới hai, ba cuộc nổi dậy một lúc, có cuộc kéo dài gần chục năm trời. Nhìn chung, phong trào chống Pháp tại vùng đất Quảng Ninh trong thời kỳ này là một phong trào dân tộc, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần dân tộc dưới ngọn cờ yêu nước. Hoàn toàn trái với các tính toán của thực dân Pháp, trong quá trình xâm lược và bước đầu khai thác của chúng, tầng lớp công nhân mỏ Quảng Ninh tiền bối đã nảy sinh và ngày càng lớn lên. Vốn xuất thân từ những người nông dân có truyền thống dân tộc lâu đời, mang trong lòng ngọn lửa căm thù sôi sục đối với quân xâm lược Pháp, cũng chính là bọn thực dân đang áp bức, đọa đày họ trong nhà máy, hầm mỏ, người thợ mỏ Quảng Ninh ngay trong giai đoạn đầu đã rất nhạy bén với vấn đề dân tộc, sẵn sàng và tự nguyện tham gia vào các cuộc khởi nghĩa chung của dân tộc. Dần dần cùng với sự phát triển về số lượng, thông qua cuộc đấu tranh quyết liệt với kẻ thù, người thợ mỏ Quảng Ninh cũng ngày càng trưởng thành vể chất lượng, sớm đi đến chủ nghĩa Mác-Lênin và tìm thấy ở đó “cẩm nang thần kỳ” trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giai cấp.

Quá trình đẩy mạnh khai thác của tư bản Pháp tại Quảng Ninh đã dẫn tới sự phân hóa sâu sắc xã hội, làm cho khu mỏ trở thành nơi phân chia rõ ràng giữa hai tầng lớp thống trị – bọn chủ mỏ thực dân và bè lũ tay sai của chúng với tầng lớp bị trị – đó là đội ngũ công nhân mỏ và đồng bào các dân tộc trên đất Quảng Ninh. Song song với quá trình phân hóa ấy là sự phát triển không ngừng của giai cấp công nhân mỏ Quảng Ninh. Đó chính là một quá trình chuyển hóa của giai cấp công nhân mỏ từ tự phát lên tự giác, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin, từ chưa có Đảng đến có một chính đảng của mình.

Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta nhằm đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và chế độ vua quan phong kiến để giành dộc lập dân tộc và xây dựng nền dân chủ nhân dân, rồi tiến lên theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với Quảng Ninh, nơi vùng mỏ lầm than “địa ngục trần gian” thì sức hưởng ứng mạnh mẽ là một tất yếu lịch sử. Đương nhiên, khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Ninh hoàn toàn không dễ dàng, giặc Nhật còn ngoan cố chưa đầu hàng thì quân Tưởng tràn đến kéo theo bọn Việt gian phản động đã được nuôi dưỡng từ trước, bọn phản động người Hoa cũng nổi lên nắm quyền hành, hàng ngàn tên thổ phỉ hoành hành và sau đó quân Pháp đã quay lại chiếm ngay Cô Tô, Vạn Hoa… Do vị trí đặc biệt là vùng biên giới, vùng rừng núi, lại là vùng “vàng đen” – những yếu tố tạo nên những thuận lợi ở nhiều thời kỳ thì lúc này lại là tiền đề tạo nên những khó khăn chồng chất. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trở nên hết sức gay go, quyết liệt, phức tạp, thật sự là một cuộc giành giật và tốn không ít xương máu.

Sau Cách mạng tháng Tám, tháng 11 năm 1945, chính quyền nhân dân được thiết lập trên toàn bộ địa bàn tỉnh Quảng Yên. Gần một năm sau ngày tổng khởi nghĩa, Hải Ninh mới hoàn thành về cơ bản việc giành chính quyền trong tỉnh. Trừ hai huyện Hà Cối, Ba Chẽ và quần đảo Cô Tô lúc này còn bị tàn quân Pháp và bọn phỉ chiếm đóng, tất cả các huyện, thị xã còn lại trong tỉnh đã được giải phóng và có chính quyền cách mạng của nhân dân.

Để thống nhất chỉ đạo kháng chiến, ngày 31 tháng 3 năm 1947, liên tỉnh Quảng Hồng được thành lập bao gồm tỉnh Quảng Yên, đặc khu Hòn Gai và các huyện Thủy Nguyên, Chí Linh, Nam Sách, Kinh Môn, Đông Triều. Đến tháng 8 năm 1947, phần lớn địa bàn hai huyện Sơn Động, Lục Ngạn được sáp nhập vào liên tỉnh Quảng Hồng. Ngày 16 tháng 12 năm 1948, Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu I đã quyết định tách tỉnh Quảng Hồng thành tỉnh Quảng Yên và Đặc khu Hòn Gai.

Với sự phối hợp chặt chẽ giữa đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và binh vận, quân và dân Hải Ninh, Quảng Yên, Hòn Gai đã làm tan rã một mảng lớn lực lượng vũ trang của địch trên chiến trưòng Đông Bắc, góp phần đáng kể vào thắng lợi to lớn của chiến cuộc đông – xuân 1953 – 1954 mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, góp phần đập tan ý chí xâm lược của thực dân Pháp, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Ngày 22 tháng 2 năm 1955, theo sắc lệnh của Chủ tịch nước, khu Hồng Quảng gồm đặc khu Hồng Gai và tỉnh Quảng Yên (trừ các huyện Sơn Động, Linh Môn, Nam Sách, Chí Linh) đã được thành lập. Khu ủy Hồng Quảng đã phát động phong trào đấu tranh chống địch vi phạm Hiệp định Giơ-ne-vơ, chuẩn bị tiếp quản vùng mỏ, đưa lực lượng vào thị xã Quảng Yên làm nhiệm vụ. Ngày 22 tháng 4 năm 1955, bộ đội ta tiếp quản các thị xã Quảng Yên, Cửa Ông, Cẩm Phả trong không khí tưng bừng náo nhiệt của nhân dân. Ngày 24 tháng 4, tên lính viễn chinh Pháp cuối cùng đã bước xuống khoang của chiếc tàu há mồm rời bến Bài Cháy. Tiếp theo đó, Đại đội 915 của khu đội Hồng Quảng đã tiến vào tiếp quản thắng lợi đảo Bạch Long Vĩ. Mảnh đất cuối cùng của khu Hổng Quảng đã được hoàn toàn giải phóng. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Quảng Ninh đã kết thúc thắng lợi. Ngày 25 tháng 4, tại thị xã Hòn Gai, quân dân Hồng Quảng mít tinh trọng thể mừng giải phóng.

Phát huy khí thế chiến thắng, quân và dân vùng Đông Bắc lại bước vào một giai đoạn cách mạng mới: xây dựng miền Bắc XHCN, tiếp tục chi viện sức người, sức của cho cuộc chiến đấu của đồng bào miền Nam, tiến tới thống nhất nước nhà.

Để triển khai nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, từ năm 1961 đến năm 1965, Đảng bộ khu Hồng Quảng và Đảng bộ tỉnh Hải Ninh đã trải qua hai kỳ đại hội. Đó là Đại hội đại biểu lần thứ V (kỳ II) từ ngày 16-1 đến ngày 2-2-1961 và lần thứ VI từ ngày 10-6 đến ngày 16-6-1963 của Đảng bộ Hải Ninh; Đại hội đại biểu lần thứ I (kỳ 10) từ ngày 31-1 đến ngày 9-2-1961 và Đại hội Đại biểu lần thứ II từ ngày 11-9 dến ngày 16-9-1963 của Đảng bộ Hồng Quảng.

Ngày 30-10-1963, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã quyết dịnh hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh. Từ ngày 1-1-1964, tỉnh Quảng Ninh đi vào hoạt động chính thức, tạo thành một thể liên hoàn cả vể chính trị, kinh tế, quân sự, phát huy được sức mạnh tổng hợp của vùng Đông Bắc rộng lớn của Tổ quốc. Đó là những dấu mốc rất quan trọng để giai cấp công nhân và nhân dân các dân tộc Quảng Ninh bước vào thời kỳ cách mạng mới.

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đang trên đà phát triển thì nhân dân ta lại phải đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Bị thua đau trong cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam, ngày 5-8-1964, đế quốc Mỹ đã cho máy bay và tàu chiến ném bom và bắn phá miền Bắc, trong đó có Quảng Ninh. Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quân và dân Quảng Ninh đã chuẩn bị sẵn sàng, kịp thời đập tan cuộc chiến tranh phá hoại của kẻ thù. Với khẩu hiệu “Tay cày tay súng”, “Tay búa tay súng”, “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, nhân dân Quảng Ninh bất chấp bom đạn ác liệt, vừa sản xuất tốt, vừa chiến đấu giành thắng lợi, bảo vệ và ổn định đời sống nhân dân.

Đại thắng mùa xuân năm 1975 tạo một bước ngoặt lịch sử đưa nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cùng với cả nước trong khí thế bừng bừng thắng lợi đó, nhân dân Quảng Ninh đã bước vào một giai đoạn mới với nhiều thuận lợi. Tuy đối mặt với nhiều khó khăn song nhìn chung Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh đã đoàn kết, phấn đấu khắc phục khó khăn đạt được nhiều kết quả trong việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và Nghị quyết Đảng bộ lần thứ III, hoàn thành nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến tranh và khôi phục nền kinh tế…

Đại hội Đảng toàn quổc lần thứ VI đã khẳng định đường lối đổi mới, mở ra một hướng đi mới với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Quán triệt sâu sắc đường lối đổi mới đất nước và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội do các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc từ lần thứ VI tới lần thứ XI nêu ra, trong thời gian từ năm 1986 đến nay, các kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành đánh giá tình hình về mọi mặt với sự nhìn nhận đầy đủ, khách quan, đúng sự thật những ưu điểm và khuyết điểm, trên cơ sở đó đề ra chủ trương, nhiệm vụ phấn đấu từng bước làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tranh thủ những thuận lợi, đẩy nhanh tốc độ phát triển, tăng khả năng tích lũy. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, đội ngũ công nhân mỏ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã từng bước vượt qua thử thách, phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, anh dũng đấu tranh, cần cù sáng tạo trong lao động, ra sức phát triển kinh tế xã hộỉ. Tỉnh Quảng Ninh đã có những bước tiến vững chắc, nhiều tiềm năng to lớn được phát huy. Kinh tế tiếp tục phát triển toàn diện, quy mô và sức cạnh tranh được nâng lên rõ rệt; tăng trưởng kinh tế đạt mức cao so với cả nước; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ; thu ngân sách luôn nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước. Bám sát mục tiêu thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với cơ cấu lại kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đạt được nhiều kết quả nổi bật. Văn hóa – xã hội được quan tâm, đời sống nhân dân được cải thiện. Quốc phòng – an ninh được củng cố, chủ quyền biên giới trên đất liền và biển đảo được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; hoạt động đối ngoại được tăng cường theo hướng hiệu quả, thiết thực hơn. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến rõ nét theo hướng đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế; dân chủ trong đời sống chính trị, xã hội được quan tâm, phát huy… Những thành tựu nổi bật đó đã tạo cho Quảng Ninh một vị thế mới, làm tiền đề vững bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển bền vững./.

Cổng TTĐT tỉnh

Cùng chủ đề

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Nhật Bản

Dự kiến, trong chuyến thăm lần này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Thượng viện Sekiguchi Masakazu sẽ ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Nhật Bản. Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 19h10 giờ địa phương (17h10 giờ Hà Nội) ngày 3/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn Đại biểu Cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thủ...

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch khai thác hàng hóa phục vụ Tết tăng trung bình từ 7%-25% tùy từng mặt hàng so với Kế hoạch phục vụ Tết năm 2024 nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Nhu cầu mua sắm những tháng cuối năm và Tết Nguyên đán thường tăng cao, vì vậy để bình ổn thị trường, các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh đang tích cực triển khai kế hoạch thu mua,...

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 11 tháng đạt hơn 9 tỷ USD

Xuất khẩu tôm vẫn duy trì đà tăng trưởng ấn tượng, đạt mức tăng 22% trong tháng 11 và dự báo sẽ cán mốc 4 tỷ USD vào cuối năm; trong khi các sản phẩm khác cũng ghi nhận sự tăng trưởng khả quan. Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), xuất khẩu thủy sản tháng 11/2024 tuy chững lại nhẹ nhưng vẫn duy trì tăng trưởng ấn tượng với giá trị...

Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Chiều 3/12, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương; Vũ Hồng Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Vũ Đại Thắng, Ủy viên...

Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp

Chiều 3/12, tại TP Hạ Long, Sở Công Thương Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh. Tham dự có đại diện các sở, ngành liên quan và các chủ đầu tư, doanh nghiệp hoạt động trong CCN trên địa bàn tỉnh. Tại hội nghị, đại diện các chủ đầu tư, doanh nghiệp trong CCN trên địa bàn tỉnh đã được thông tin về Nghị...

Cùng tác giả

5 món bánh độc lạ nghe tên khó đoán ở Bình Liêu, Quảng Ninh

Ghé Bình Liêu ngắm thiên đường cỏ lau mùa này, du khách đừng quên thưởng thức thức những món bánh dân dã. Bánh coóc mò Những người dân tộc Tày ở huyện Bình Liêu, Quảng Ninh đã tạo ra món bánh cóoc mò mang hương vị riêng biệt, khác với bánh coóc mò ở Thái Nguyên hay Bắc Kạn. Loại bánh này khá nhỏ, có hình chóp nhọn, trông giống sừng bò nên được gọi là "coóc mò", vì trong tiếng Tày,...

Quảng Ninh kích cầu du lịch cuối năm 2024, ưu đãi tới 50%

Chương trình kích cầu du lịch với ưu đãi lên tới 50%, nhằm hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách, bao gồm 3,5 triệu khách quốc tế. Siêu du thuyền Azimut Grande 32 METRI giá trị khoảng 600 tỉ đồng có mặt tại Tuần Châu sẵn sàng phục vụ du khách tỉ phú đến Quảng Ninh. Ảnh: Đoàn Hưng Ngày 18.11, tại TP Hạ Long, Sở Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn...

Ngày 2/9: Quảng Ninh đón 95.000 lượt khách du lịch

Theo thống kê của Sở Du lịch, riêng trong ngày 2/9, tổng khách du lịch đến các điểm tham quan, du lịch của các địa phương toàn tỉnh Quảng Ninh ước đạt 95.000 lượt; doanh thu du lịch ước đạt 219 tỷ đồng. Quảng Ninh đón 384.000 lượt khách trong 3 ngày nghỉ lễ. Trong đó, tổng số khách lưu trú tại ước đạt khoảng 39.000 lượt; khách quốc tế đạt 6.858 lượt. Lượng khách du lịch đến một số địa...

Kỳ nghỉ lễ an toàn, ý nghĩa

Vậy là sắp khép lại kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9. Trong không khí rạo rực của những ngày mùa thu lịch sử, trong niềm tự hào Cách mạng Tháng Tám thành công và Tết Độc lập ở khắp mọi miền Tổ quốc, tại Quảng Ninh mọi người, mọi nhà đã có kỳ nghỉ lễ vui tươi, tràn đầy ý nghĩa. Người dân, du khách trải nghiệm bay treo khinh khí cầu - Lễ hội lần đầu tiên được TP...

Quảng Ninh đón trên 455.000 lượt khách, thu hơn 1.000 tỷ đồng trong kỳ nghỉ lễ 2/9

Trong 4 ngày nghỉ lễ từ 31/8-3/9, các điểm du lịch tại Quảng Ninh tiếp tục thu hút lượng lớn du khách đến tham quan, trải nghiệm. Tổng khách du lịch đến Quảng Ninh là trên 455.000 lượt, đạt 119% so với cùng kỳ năm 2023; tổng doanh thu du lịch ước đạt 1.033 tỷ đồng, đạt 131% so với cùng kỳ năm 2023. Bãi tắm Sun World Hạ Long thu hút đông người dân, du khách dịp nghỉ lễ. Trong...

Cùng chuyên mục

5 món bánh độc lạ nghe tên khó đoán ở Bình Liêu, Quảng Ninh

Ghé Bình Liêu ngắm thiên đường cỏ lau mùa này, du khách đừng quên thưởng thức thức những món bánh dân dã. Bánh coóc mò Những người dân tộc Tày ở huyện Bình Liêu, Quảng Ninh đã tạo ra món bánh cóoc mò mang hương vị riêng biệt, khác với bánh coóc mò ở Thái Nguyên hay Bắc Kạn. Loại bánh này khá nhỏ, có hình chóp nhọn, trông giống sừng bò nên được gọi là "coóc mò", vì trong tiếng Tày,...

Quảng Ninh kích cầu du lịch cuối năm 2024, ưu đãi tới 50%

Chương trình kích cầu du lịch với ưu đãi lên tới 50%, nhằm hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách, bao gồm 3,5 triệu khách quốc tế. Siêu du thuyền Azimut Grande 32 METRI giá trị khoảng 600 tỉ đồng có mặt tại Tuần Châu sẵn sàng phục vụ du khách tỉ phú đến Quảng Ninh. Ảnh: Đoàn Hưng Ngày 18.11, tại TP Hạ Long, Sở Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn...

Ngày 2/9: Quảng Ninh đón 95.000 lượt khách du lịch

Theo thống kê của Sở Du lịch, riêng trong ngày 2/9, tổng khách du lịch đến các điểm tham quan, du lịch của các địa phương toàn tỉnh Quảng Ninh ước đạt 95.000 lượt; doanh thu du lịch ước đạt 219 tỷ đồng. Quảng Ninh đón 384.000 lượt khách trong 3 ngày nghỉ lễ. Trong đó, tổng số khách lưu trú tại ước đạt khoảng 39.000 lượt; khách quốc tế đạt 6.858 lượt. Lượng khách du lịch đến một số địa...

Kỳ nghỉ lễ an toàn, ý nghĩa

Vậy là sắp khép lại kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9. Trong không khí rạo rực của những ngày mùa thu lịch sử, trong niềm tự hào Cách mạng Tháng Tám thành công và Tết Độc lập ở khắp mọi miền Tổ quốc, tại Quảng Ninh mọi người, mọi nhà đã có kỳ nghỉ lễ vui tươi, tràn đầy ý nghĩa. Người dân, du khách trải nghiệm bay treo khinh khí cầu - Lễ hội lần đầu tiên được TP...

Quảng Ninh đón trên 455.000 lượt khách, thu hơn 1.000 tỷ đồng trong kỳ nghỉ lễ 2/9

Trong 4 ngày nghỉ lễ từ 31/8-3/9, các điểm du lịch tại Quảng Ninh tiếp tục thu hút lượng lớn du khách đến tham quan, trải nghiệm. Tổng khách du lịch đến Quảng Ninh là trên 455.000 lượt, đạt 119% so với cùng kỳ năm 2023; tổng doanh thu du lịch ước đạt 1.033 tỷ đồng, đạt 131% so với cùng kỳ năm 2023. Bãi tắm Sun World Hạ Long thu hút đông người dân, du khách dịp nghỉ lễ. Trong...

Chính thức mở tuyến vận tải hành khách TP Nam Ninh (Trung Quốc) – TP Hạ Long (Việt Nam) qua Lối thông quan cầu...

Sau gần 3 tháng khởi động, ngày 3/9, Sở Giao thông Vận tải Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) và Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) đã cho phép Công ty TNHH Vận tải Tập đoàn Tuyến quốc gia mới (Trung Quốc) hợp tác với Công ty Cổ phần tập đoàn hữu nghị Việt Trung Toàn Cầu (Việt Nam) thực hiện tuyến cố định vận tải hành khách TP Nam Ninh...

“Khoác áo mới” cho công viên hoa Hạ Long

Dự kiến trong quý IV/2024, TP Hạ Long triển khai cải tạo Công viên hoa Hạ Long (phường Bạch Đằng) thành công viên nở hoa rực rỡ trong suốt 4 mùa. Đây cũng là một trong những giải pháp chính của thành phố trong hiện thực hóa Đề án “Hạ Long - Thành phố của hoa”. Công viên hoa Hạ Long nằm ngay bên bờ Vịnh Hạ Long xinh đẹp. Công viên hoa Hạ Long có diện tích 18ha, nằm ngay...

Đón đầu mùa du lịch tàu biển

Với lợi thế cơ sở hạ tầng đồng bộ, có cảng tàu du lịch chuyên biệt, và nằm trong hải trình được nhiều du khách yêu thích, từ đầu năm 2024 đến nay, Quảng Ninh liên tiếp đón những tàu biển quốc tế cao cấp mang theo hàng nghìn du khách. Để đón mùa du lịch tàu biển 2024-2025, cũng như thúc đẩy tăng trưởng khách du lịch đường biển nói riêng và quốc tế nói chung, ngành Du...

Rộn ràng phố đi bộ Quan Lạn

Hoạt động từ tháng 4/2023, phố đi bộ Quan Lạn đã trở thành điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh khi đến với hòn đảo xinh đẹp giữa biển trời Đông Bắc. Phố đi bộ Quan Lạn không chỉ là nơi vui chơi, giải trí đối với nhân dân, du khách mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa, truyền thống và điểm xuất phát để khám phá xã đảo...

Làng du lịch người Dao dưới chân Yên Tử

Nằm ngay dưới chân núi Yên Tử, xã Thượng Yên Công (TP Uông Bí) có gần 60% dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số, có những thôn, xóm với 100% người dân là người Dao Thanh Y.  Nơi đây, đang được chính quyền địa phương và nhân dân chung tay xây dựng trở thành không gian bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số đặc sắc, tạo nhiều trải nghiệm hấp dẫn, mới lạ cho du khách...

Tin nổi bật

Tin mới nhất