Powered by Techcity

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái “chốt” thời hạn trình phương án điều chỉnh giá điện, dịch vụ y tế

Ngày 11/10, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá về kết quả công tác điều hành giá 9 tháng năm 2023 và định hướng những tháng còn lại của năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá về kết quả công tác điều hành giá 9 tháng năm 2023 và định hướng những tháng còn lại của năm 2023. Ảnh VGP

Cập nhật 2 kịch bản lạm phát năm 2023

Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, trong 9 tháng năm 2023, giá cả thị trường trong nước cơ bản ổn định, lạm phát đang được kiểm soát và theo xu hướng giảm dần. Thị trường các mặt hàng thiết yếu không có biến động bất thường, nguồn cung được bảo đảm, giá cả hàng hóa cơ bản ổn định diễn biến theo đúng với kịch bản điều hành giá của Ban Chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra.

Trên cơ sở mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm ở mức 4,5%, tổng hợp thông tin và cập nhật dự báo xu hướng các mặt hàng quan trọng thiết yếu là trọng tâm của công tác quản lý điều hành giá trong năm 2023, tổng hợp các thông tin đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước về các yếu tố tác động đến lạm phát của năm 2023, Bộ Tài chính cập nhật 2 kịch bản lạm phát.

Theo đó, kịch bản 1, dự báo CPI bình quân năm 2023 tăng khoảng 3,2% so với năm 2022. Kịch bản 2, CPI bình quân năm 2023 tăng khoảng 3,6% so với năm 2022.

Bộ Tài chính dự báo CPI bình quân năm 2023 tăng trong khoảng 3,2-3,6%. Tổng cục Thống kê dự báo CPI bình quân trong khoảng 3,3-3,6%. Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng dự báo lạm phát bình quân năm 2023 tăng trong khoảng 3,4% (dao động khoảng 0,3%).

Theo ước tính của Bộ Tài chính, nếu giả định CPI các tháng còn lại đều tăng một tỷ lệ như nhau so với tháng trước thì trong 3 tháng còn lại, CPI mỗi tháng so với tháng trước còn dư địa tăng khoảng 2,58% để CPI bình quân năm 2023 tăng 4,5% so với năm 2022… Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính dự báo các yếu tố tác động và đề xuất các giải pháp điều hành giá trong thời gian tới.

Tại cuộc họp, đại diện Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước, Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp… bày tỏ thống nhất cao với báo cáo của Bộ Tài chính – cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo và cho rằng đến thời điểm này, nếu không có biến động quá bất thường thì công tác kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4,5% là có tính khả thi.

Đây là kết quả của sự chỉ đạo linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo điều hành giá, sự nỗ lực vào cuộc đồng bộ, hiệu quả của các bộ, ngành, địa phương trong công tác chỉ đạo, điều hành giá, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra.

Đại diện các bộ ngành cũng trao đổi làm rõ thêm các nội dung liên quan đến công tác quản lý, điều hành giá dịch vụ y tế, giáo dục, tỷ giá, tín dụng và một số mặt hàng thiết yếu như: Xăng dầu, điện, khí hóa lỏng, lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, dịch vụ vận tải…

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng, các chỉ số hiện tại cho thấy tình hình tương đối “dễ chịu” để thực hiện các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên khi chỉ số chung CPI được kiềm chế ở mức thấp, các bộ ngành cần chủ động hơn để điều chỉnh giá các mặt hàng nhà nước định giá hoặc các dịch vụ công đang triển khai lộ trình cho phù hợp, hiệu quả.

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, năm 2024 công tác quản lý, điều hành giá sẽ chịu sức ép rất lớn hơn, do tác động của việc triển khai thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW và điều chỉnh giá một số mặt hàng, dịch vụ do nhà nước quản lý như y tế, giáo dục, giá điện,… Do đó, các bộ ngành cần phải tính toán kỹ đánh giá tác động để đề xuất mức điều chỉnh phù hợp.

Cung cấp thêm số liệu, thông tin về bức tranh lạm pháp chung của thế giới và các nước trong khu vực, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho rằng: Chỉ số CPI của chúng ta đang ở mức khá tốt, không quá cao và cũng không quá thấp. Đây là kết quả của sự chỉ đạo điều hành để vừa bảo đảm ổn định đời sống cho nhân dân vừa hỗ trợ cho tăng trưởng, phát triển kinh tế.

Tổng cục Thống kê cũng đề xuất các bộ, ngành cần chủ động hơn nữa trong việc xây dựng kịch bản điều hành giá (có thể theo quý hoặc theo lộ trình) đối với các mặt hàng, dịch vụ nhà nước quản lý ngay từ đầu năm theo tinh thần “chuẩn bị từ sớm, từ xa”, đồng thời thường xuyên cập nhật kịch bản để sẵn sàng triển khai các giải pháp điều hành giá kịp thời, hiệu quả.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo điều hành CPI năm 2023 tăng hợp lý để giữ ổn định đời sống, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh

Điều hành CPI năm 2023 tăng hợp lý để giữ ổn định đời sống, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh trong tháng 9 và 9 tháng năm 2023, thị trường hàng hóa trên thế giới có nhiều biến động do tác động của nhiều yếu tố về kinh tế, chính trị thế giới. Các cuộc xung đột đã gây ảnh hưởng lớn đến chuỗi cung ứng cũng như sức cầu của nền kinh tế toàn cầu. Nhiều nền kinh tế vẫn tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất neo ở mức cao, tạo các yếu tố rủi ro trên thị trường tiền tệ. Sức cầu yếu và lạm phát của các nước ít nhiều đã hạ nhiệt nhưng còn ở mức cao tác động đến thị trường trong nước.

Trong bối cảnh đó, mặt bằng giá cả hàng hóa trong nước vẫn giữ được ổn định, đến thời điểm hiện tại, chúng ta có thể đạt được các mục tiêu Quốc hội giao về điều hành giá, quản lý lạm phát.

“Theo các kịch bản dự báo, năm nay CPI dự kiến tăng khoảng 3,8%. Tôi đề nghị các đồng chí tham mưu để điều hành CPI ở mức hợp lý, theo mục tiêu Quốc hội đề ra, vừa giữ ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm đời sống người dân vừa hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế”, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ.

Bên cạnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã điều hành giá hết sức linh hoạt, quyết liệt, hiệu quả, Ban Chỉ đạo điều hành giá đề xuất, tham mưu kịp thời. Các ngành, các cấp đã vào cuộc đồng bộ, hiệu quả trong việc kiểm soát giá cả, cung ứng hàng hóa cũng như triển khai các biện pháp quản lý giá theo quy định của pháp luật, ngăn chặn hiệu quả tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái quy định…

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng phân tích sâu về công tác điều hành 2 chính sách rất quan trọng ảnh hưởng tới kinh tế vĩ mô là chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ.

Trong đó, đối với chính sách tài khóa, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính rà soát, đánh giá cặn kẽ, kỹ lưỡng việc triển khai các chính sách miễn, giảm, giãn, hoãn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, nhất là đối với một số sắc thuế lớn ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước, để quyết tâm phấn đấu thực hiện đạt mục tiêu về dự toán, bảo đảm ngân sách nhà nước “thu phải đủ chi”.

Đối với chính sách tiền tệ, Phó Thủ tướng nêu rõ: Chúng ta đã thực hiện 4 lần giảm các mức lãi suất điều hành; duy trì an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; giữ ổn định tỷ giá;… Trong bối cảnh thị trường tiền tệ thế giới nhiều biến động, tiềm ẩn rủi ro, giữ được thế này là thành công rất lớn để giữ giá trị đồng tiền Việt Nam, tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; công tác huy động, cho vay, dự trữ ngoại hối…

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ ngành, địa phương tiếp tục triển khai các biện pháp điều hành giá phù hợp đối với một số mặt hàng thiết yếu, tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng, đời sống người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như: Xăng dầu, khí hóa lỏng, điện, dịch vụ vận tải, vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, dịch vụ y tế, giáo dục, lương thực, thực phẩm…

“Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, chúng ta còn nhiều việc phải làm. Chỉ tính trong phạm vi Ban Chỉ đạo điều hành giá, có những lúc chúng ta cũng chỉ đạo cũng chưa sát, chưa kịp thời. Đặc biệt là một số nhiệm vụ giao cho các bộ, ngành, các đồng chí thực hiện có khó khăn, vướng mắc gì chưa báo cáo kịp thời và hoàn thành nhiệm vụ thì cũng chưa đạt được tiến độ đề ra”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Đối với công tác điều hành giá trong thời gian còn lại của năm 2023, Phó Thủ tướng lưu ý đến giá xăng dầu và giá mặt hàng lương thực.

Theo Phó Thủ tướng, hiện có một số yếu tố như Nga và Saudi Arbia cắt giảm nguồn cung, dự trữ xăng dầu của một số nước lớn sụt giảm có thể làm giá xăng dầu thế giới đảo chiều, tăng giá vào những tháng cuối năm. Bên cạnh đó là vấn đề biến động giá mặt hàng lương thực, lúa gạo, để vừa xuất khẩu, vừa bảo đảm an ninh lương thực. Do đó, cần phải tiếp tục theo dõi sát tình hình thế giới, đánh giá các tác động để chủ động có giải pháp kịp thời, phù hợp.

Về các giải pháp, giải pháp chung, Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng tiếp tục giữ ổn định, không để ảnh hưởng, theo dõi sát tình hình để điều hành, nhất là đối với những mặt hàng nền kinh tế đất nước chưa chủ động được (xăng dầu; hàng hóa, nguyên vật liệu nhập khẩu,…) để có giải pháp phù hợp, giữ chỉ số lạm phát theo mục tiêu.

Còn đối với chính sách tiền tệ, tài khóa, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và đầu tư và các bộ, ngành thực hiện điều hành sát với thực tế và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đối với thu ngân sách, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính theo dõi sát tình hình để có giải pháp chỉ đạo ngành Thuế, triển khai các giải pháp làm sao thực hiện được nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong báo cáo trình Trung ương, đạt được dự toán đã đề ra. Đồng thời, chuẩn bị giải pháp để xử lý đối với những địa phương bị hụt thu ngân sách.

Về chính sách tiền tệ, Phó Thủ tướng lưu ý Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi sát tình hình, giữ tỷ giá ổn định, giữ giá trị đồng tiền ở giá thì hợp lý, không để tác động nhiều đến kinh tế vĩ mô.

Đối với các mặt hàng quan trọng thiết yếu khác, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện quản lý nhà nước các mặt hàng theo thẩm quyền, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý để có biện pháp điều hành phù hợp, chủ động chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng để có giải pháp sản xuất, dự trữ, điều tiết hàng hóa, bảo đảm nguồn cung, bình ổn giá thị trường phục vụ dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2014, nhất là đối với các mặt hàng quan trọng, thiết yếu.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng và tăng giá bất hợp lý; chủ động kiểm tra yếu tố hình thành giá theo quy định tại Luật giá khi hàng hóa có biến động bất thường.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá, nhất là diễn biến giá cả các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và người dân để kiểm soát lạm phát kỳ vọng, ổn định tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái “chốt” thời hạn trình phương án điều chỉnh giá điện, dịch vụ y tế. Ảnh VGP

“Chốt” thời hạn trình phương án điều chỉnh giá điện, dịch vụ y tế

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng cho ý kiến chỉ đạo cụ thể đối với một số mặt hàng, dịch vụ quan trọng.

Cụ thể, về giá điện, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình phương án điều chỉnh giá trước ngày 25/10/2023 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trình tự, thủ tục quy định.

Đối với mặt hàng xăng dầu, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục tập trung triển khai các giải pháp để bảo đảm nguồn cung cho hệ thống phân phối của cả nước; sẵn sàng các biện pháp xử lý kịp thời về giá khi thị trường có biến động.

Đối với Bộ Y tế, căn cứ vào thẩm quyền và sự cần thiết, Phó Thủ tướng đề nghị trình Chính phủ cho ý kiến đối với phương án điều chỉnh giá dịch vụ y tế trong tháng 10/2023; cân nhắc ban hành Thông tư về giá dịch vụ y tế theo trình tự rút gọn.

Đối với các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ ngành theo dõi sát diễn biến tình hình, kịp thời báo cáo, đề xuất giải pháp khi có biến động để xử lý.

Đối với mặt hàng vật liệu xây dựng trong đó có cát san lấp, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng theo dõi chặt chẽ diễn biến cung cầu; đề nghị các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ hiệu quả./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn Malaysia, Chủ tịch Đảng UMNO

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch...

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, quản lý chặt đầu tư

Phó Thủ tướng nêu rõ, “giải ngân vốn đầu tư công đúng ra trách nhiệm của ai người đó làm, không phải đôn đốc,” “quy định pháp luật chồng chéo, vướng mắc thì có đôn đốc cũng không làm được.” Sáng 15/11, họp Tổ công tác số 4 và số 7 về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Tổ trưởng...

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Phấn đấu năm 2024, CPI không vượt quá 4%

Sáng 30/10, chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá, đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá 10 tháng năm 2024, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2024, CPI bình quân không vượt quá 4%. Đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếuTheo Phó Thủ tướng, thời gian vừa qua, dù chịu tác động không thuận từ bên ngoài, cũng như...

Tiếp tục quan tâm, thúc đẩy những cơ hội hợp tác mới giữa Việt Nam với Liên bang Nga

Sáng 23/10 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng năm 2024 tại Liên bang Nga, sau lễ đón được tổ chức long trọng tại sân bay quốc tế Kazan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Alexander Novak. Cùng dự có Bộ trưởng Phát triển kinh tế Maksim Reshetnhikov và Bộ trưởng Công thương Anton...

Phó Thủ tướng Lê Thành Long làm Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định thay đổi thành viên tham gia Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch; theo đó, Phó Thủ tướng Lê Thành Long làm Trưởng Ban Chỉ đạo thay Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1145/QĐ-TTg thay đổi thành viên tham gia Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch (Ban Chỉ đạo). Theo Quyết định, Phó Thủ tướng Chính phủ...

Cùng tác giả

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì tương lai bền vững

Tính đến giữa năm 2024, cả nước có hơn 40.000 di tích, trong đó có 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, 130 Di tích Quốc gia Đặc biệt, 3.621 Di tích Quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh. Hơn 4000 năm lịch sử đã để lại cho dân tộc Việt Nam những di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng. Nó không chỉ là tài sản vô giá của dân tộc mà còn...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Chương trình nghệ thuật “Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân”

Tối 22/11, tại TP Hạ Long, Hội VHNT Quảng Ninh và Công an tỉnh phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật công bố tác phẩm về đề tài người chiến sĩ công an nhân dân với chủ đề "Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân". Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, đến dự chương trình. Chương trình giới thiệu 14 tác phẩm thơ, nhạc nội dung...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Chiều nay, 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia trên cương vị người đứng đầu Cơ quan lập pháp và đại diện Lãnh đạo Đảng,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm...

Cùng chuyên mục

Lập Hội đồng thẩm định quy hoạch đường sắt Lào Cai – Quảng Ninh

Bộ Giao thông vận tải vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh dài hơn 447km, có chi phí đầu tư ước tính hơn 183.800 tỉ đồng. Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh gồm 30 thành viên do ông Nguyễn...

Dự báo giá vàng năm 2025: Bị ‘đốn ngã’ bởi nhiều yếu tố tiêu cực, vàng hạ nhiệt

Những bất ổn kinh tế và địa chính trị sẽ tác động tiêu cực lên giá vàng thế giới trong năm 2025. Giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư vàng cần chuẩn bị tâm lý trước một chặng đường gập ghềnh và nhiều rủi ro giảm giá đáng kể trong năm tới. Năm 2024, vàng thế giới biến động dữ dội chưa từng có, có thời điểm lập đỉnh cao kỷ lục lịch sử khi lên tới gần 2.800...

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng cục Hải quan vừa thông tin tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu tháng 11/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 681 tỷ USD. Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2024 (từ ngày 01/11 đến ngày 15/11/2024) đạt 33,44...

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm

Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Tại đây nhiều đại biểu cho ý kiến về việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng điều hoà. Theo tờ trình dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc...

Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết

Sáng 22-11, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) thông báo cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam dịp Tết 2025. Theo đó, giai đoạn từ 13-1-2025 đến 12-2-2025 (tức 14 tháng chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng giêng năm Ất Tỵ), Vietnam Airlines Group sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội...

Giữ nhịp tăng trưởng xuất khẩu dệt may

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ước đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng trước bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, tổng cầu giảm mạnh, chi phí tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả của doanh nghiệp. Mặc dù hiện nay lượng đơn hàng tương đối dồi dào, nhưng trước sự cạnh tranh gay gắt, nhất là về nguồn...

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Báo cáo Việt Nam 2045 của Ngân hàng Thế giới đưa ra lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành quốc gia thu nhập cao. Ngày 21/11, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo với tựa đề “Việt Nam 2045: Nâng cao vị thế thương mại trong một thế giới đang thay đổi – Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao”. Báo cáo đã đưa ra lộ...

Hội nghị phổ biến quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Sáng 22/11, tại TP Hạ Long, Sở Công Thương Quảng Ninh chủ trì phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacontrol và Công ty Than Hòn Gai – TKV tổ chức hội nghị phổ biến quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng Ô-Dôn và kiểm kê khí nhà kính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tham dự hội nghị có 120 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ đại diện cho 55 đơn...

Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết

Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ...

Rau quả xuất khẩu hơn 6,6 tỷ USD trong 11 tháng

Đà tăng trưởng tốt, xuất khẩu rau quả có thể đạt 6,6 tỷ USD trong 11 tháng, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu này được Hiệp hội Rau quả Việt Nam tính toán dựa trên dữ liệu từ hải quan. Trung Quốc vẫn là thị trường mua rau quả Việt nhiều nhất, gần 4,1 tỷ USD trong 10 tháng. Mức này tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 66,5% tổng kim ngạch xuất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất