Powered by Techcity

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, quản lý chặt đầu tư

Phó Thủ tướng nêu rõ, “giải ngân vốn đầu tư công đúng ra trách nhiệm của ai người đó làm, không phải đôn đốc,” “quy định pháp luật chồng chéo, vướng mắc thì có đôn đốc cũng không làm được.”

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, tổ trưởng Tổng công tác phát biểu. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Sáng 15/11, họp Tổ công tác số 4 và số 7 về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Tổ trưởng hai Tổ công tác lưu ý phải tập trung làm, làm nhanh, làm mạnh, nhưng phải làm chắc chắn, bền vững, đảm bảo chất lượng.

Quản lý đầu tư chặt chẽ

Phó Thủ tướng nêu rõ, “giải ngân vốn đầu tư công đúng ra trách nhiệm của ai người đó làm, không phải đôn đốc,” “quy định pháp luật chồng chéo, vướng mắc thì có đôn đốc cũng không làm được.”

Với yêu cầu của Hội nghị Trung ương 10 vừa qua là làm thế nào thúc đẩy kinh tế nhanh nhất, sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất, tránh ứ đọng nguồn lực, vướng mắc, gây khó khăn, cũng như chỉ đạo của Tổng Bí thư, chúng ta bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển thịnh vượng, Chính phủ đã đề nghị sửa các luật: Luật Đầu tư công, Luật Quy hoạch, Bộ Tài chính xây dựng 1 luật sửa 7 luật, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm vụ chủ trì 1 luật sửa 4 luật.

“Chúng tôi rất hy vọng sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua, các quy định của pháp luật được ban hành chúng ta làm sẽ thuận lợi hơn,” chia sẻ điều này, Phó Thủ tướng dẫn chứng: Luật Đầu tư công có nhiều nội dung sửa đổi rất mới như giao địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm.

Vốn đầu tư sau khi được các bộ, ngành, địa phương trình lên sẽ giao danh mục về cho địa phương quyết định làm và được điều chỉnh từ dự án này sang dự án khác, không phải trình lên trên, miễn là không vượt tổng mức vốn giao cho địa phương. Vốn chương trình mục tiêu cũng đổi mới theo hướng đó. Như vậy sẽ không mất nhiều thời gian, dự án sớm hoàn thành và phát huy hiệu quả.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, tổ trưởng Tổng công tác phát biểu. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, dự án dở dang sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, nhà thầu suy yếu, không trả được khối lượng, chất lượng công trình ngày một giảm sút. Dự án liên quan đến công nghệ nếu kéo dài thời gian công nghệ sẽ lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu, lãng phí là hiện hữu.

Lấy ví dụ cụ thể về dự án đường cao tốc, Phó Thủ tướng cho rằng, chạy theo số lượng mà không quản chặt chất lượng để xảy ra lún, sụt thì hậu quả rất lớn, như dự án cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi do VEC làm chủ đầu tư đã phải “trả giá,” Khi giao cho địa phương quyết phải tính toán kỹ.

“Khoán trắng cho tư vấn làm, hôm sau đường bị sụt, lún, vỡ là các đồng chí phải chịu hết, cho nên phải tính toán từ khâu thiết kế, con đường đó những phương tiện nào đi, chịu lực như thế nào?” Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đồng thời yêu cầu phải tính đến tầm nhìn dài hạn, đảm bảo tuổi thọ của công trình.

Yêu cầu các tỉnh miền núi cân đối lại tổng thu ngân sách, đặc biệt là thu tiền sử dụng đất, để cam kết với Chính phủ cho đúng, Phó Thủ tướng lưu ý, nếu không đúng, phải họp ngay Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân, đề nghị Chính phủ bố trí bổ sung vốn vào chương trình trung hạn thì công trình mới phát huy được hiệu quả, tránh bỏ dở dang khi thiếu vốn, dẫn đến không quyết toán được, mà bài học từ dự án Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai cơ sở 2 ở Hà Nam là một ví dụ.

“Phải tập trung đẩy nhanh đúng tiến độ, quản trị rất tốt. Phải cân đối tài khóa, nguồn thu ngân sách, không phải cam kết cho được việc để sau này không ai xử lý rất mệt,” Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Tổ trưởng Tổ công tác cũng lưu ý, chỉ còn 45 ngày nữa hết năm 2024, tỷ lệ giải ngân đang rất thấp, các bộ, ngành trung ương chỉ được 36,09%, các địa phương được 52,19%, để giải ngân đạt 95% vốn như đã cam kết là phải nỗ lực rất lớn, khối lượng phải làm ngày, làm đêm, thủ tục phải kịp thời.

Phải tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công từ nay đến cuối năm, quản lý đầu tư chặt chẽ, nguy hiểm nhất là vi phạm về khối lượng và chất lượng công trình, đây là nguyên nhân của những nguyên nhân xảy ra thất thoát. Bên cạnh đó, tập trung tháo gỡ các vướng mắc, các bộ, ngành phải đáp ứng kịp thời yêu cầu của địa phương; quyết tâm hoàn thành khối lượng trước ngày 31/12/2024.

Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét đề nghị của các tỉnh để điều chỉnh tổng mức đầu tư, thủ tục đầu tư, chuyển nguồn, tháo gỡ thủ tục đầu tư có vướng mắc, tham mưu bố trí vốn bổ sung cho các dự án, để hoàn thành đúng tiến độ, phát huy hiệu quả, sớm đưa công trình vào bàn giao, sử dụng. Bộ Tài chính tháo gỡ về nguồn vốn ODA, bố trí vốn, điều chỉnh vốn đầu tư khi có ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Tỷ lệ giải ngân thấp

Báo cáo của Bộ Kế hoạch cho thấy, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2024 Thủ tướng Chính phủ giao cho 21 đơn vị (10 bộ, cơ quan trung ương, 11 địa phương) thuộc Tổ công tác số 4 là 47.236,241 tỷ đồng (chiếm 6,9% tổng kế hoạch đầu tư vốn của cả nước).

Hiện chỉ còn Bộ Tài chính chưa phân bổ hết kế hoạch vốn được giao với số vốn còn lại chưa phân bổ là 44,013 tỷ đồng, do chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, chiếm 0,09% tổng kế hoạch đầu tư vốn của các đơn vị thuộc Tổ công tác số 4 và chiếm 0,3% tổng số vốn chưa phân bổ của cả nước.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, tổ trưởng Tổng công tác phát biểu. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Tỷ lệ giải ngân 10 tháng đạt 59,8% kế hoạch được Thủ tướng giao, cao hơn mức trung bình của cả nước (52,46%). Trong đó, 4 cơ quan trung ương và 8 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước; 5 bộ, cơ quan trung ương và 3 địa phương tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2024 được giao cho 5 địa phương thuộc Tổ công tác số 7 là 21.807,443 tỷ đồng. Đến thời điểm báo cáo, 5 địa phương đã phân bổ hết kế hoạch vốn được giao.

Số vốn đã phân bổ chi tiết của 5 địa phương: 26.113,333 tỷ đồng, đạt 119,75% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Cơ bản các địa phương đều giao cao hơn kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (do giao tăng phần ngân sách địa phương).

Đến hết tháng 10/2024, tổng số vốn giải ngân của 5 địa phương đạt 48,36% kế hoạch (thấp hơn mức bình quân cả nước), trong đó 3 địa phương (Đắk Lắk 60,49%; Đắk Nông 50,89%; Gia Lai 51,76%) có tỷ lệ giải ngân cao hơn mức trung bình cả nước, 2 địa phương (Kon Tum 42,93%, Lâm Đồng 38,37%) có tỷ lệ giải ngân thấp hơn mức trung bình cả nước. Ước giải ngân cả năm của 4/5 địa phương (Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng) đều đạt từ 95% trở lên, riêng tỉnh Đắk Nông dự kiến giải ngân chỉ đạt 92% (dưới 95%).

Nhiều vướng mắc

Các khó khăn, vướng mắc chủ yếu trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công của các đơn vị thuộc hai Tổ công tác nằm ở quy định của pháp luật; công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng; khâu thực hiện dự án và trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Quy trình, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của Luật Lâm nghiệp còn phức tạp, tốn nhiều thời gian, chưa tạo sự chủ động cho địa phương và làm ảnh hưởng đến tiến độ chung triển khai thực hiện các dự án là những vướng mắc của các tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.

Đại diện tỉnh Cao Bằng cho biết, tỷ lệ giải ngân của địa phương đạt thấp, đến nay giải ngân mới đạt 48,1%. Khó khăn lớn nhất là giải ngân vốn của dự án đường cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh, số vốn rất lớn nhưng tỷ lệ giải ngân còn thấp. Nguyên nhân do mưa, lũ quét kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. Tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ thi công trong mùa khô và cam kết sẽ giải ngân đạt 95% vốn năm 2024.

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên Phạm Đức Toàn thông tin, đến hết tháng 10/2024, tỉnh giải ngân đạt 58,4%. Với một tỉnh khó khăn như Điện Biên, nguồn đầu tư công là nguồn lực rất quan trọng trong thúc đẩy kinh tế-xã hội trên địa bàn, tỷ lệ giải ngân trên chưa đạt được yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

Ông Phạm Đức Toàn nêu các nguyên nhân như nguồn thu từ sử dụng đất năm 2024 đạt thấp so với dự toán được giao do tình hình khó khăn chung, điều kiện thời tiết không thuận lợi, nguồn vật liệu, nhất là nguồn cát rất khó khăn, đơn giá tăng mạnh, nguồn cung được cấp phép không đáp ứng nhu cầu, ảnh hưởng đến quá trình thi công của các dự án trong giai đoạn nước rút, trọng điểm. Bên cạnh đó có nguyên nhân chủ quan là do năng lực, công tác tư vấn, quản lý từ chủ đầu tư đến các đơn vị thi công cũng cần chấn chỉnh, thời gian qua tỉnh thường xuyên tổ chức họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Nằm trong số các địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp dưới mức trung bình của cả nước, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu Lê Văn Lương chia sẻ các khó khăn trong giải phóng mặt bằng, vật liệu xây dựng, thiếu cát sỏi do vướng Luật Khoáng sản và hiện nay vẫn chưa tháo gỡ được. Thu từ sử dụng đất cũng rất thấp, ảnh hưởng đến kết quả giải ngân.

Cũng tại cuộc họp, đại diện các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường đã trả lời các ý kiến, kiến nghị của các địa phương./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bình Liêu: Tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình

Cùng với việc tập trung hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư, khởi công các dự án mới bổ sung, tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, huyện Bình Liêu đang tập trung thi công, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình. Phấn đấu đảm bảo tỷ lệ giải ngân theo tinh thần chỉ đạo của tỉnh. Theo kế hoạch điều chỉnh, bổ sung năm 2024, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện...

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Phấn đấu năm 2024, CPI không vượt quá 4%

Sáng 30/10, chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá, đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá 10 tháng năm 2024, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2024, CPI bình quân không vượt quá 4%. Đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếuTheo Phó Thủ tướng, thời gian vừa qua, dù chịu tác động không thuận từ bên ngoài, cũng như...

Tiếp tục quan tâm, thúc đẩy những cơ hội hợp tác mới giữa Việt Nam với Liên bang Nga

Sáng 23/10 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng năm 2024 tại Liên bang Nga, sau lễ đón được tổ chức long trọng tại sân bay quốc tế Kazan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Alexander Novak. Cùng dự có Bộ trưởng Phát triển kinh tế Maksim Reshetnhikov và Bộ trưởng Công thương Anton...

Dồn lực giải ngân những tháng cuối năm

9 tháng năm 2024, tỷ lệ giải ngân tại Quảng Ninh chưa đạt như kỳ vọng. Hơn 2 tháng cuối năm là thời hạn niên độ giải ngân năm sẽ kết thúc, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và các mục tiêu của tỉnh, Quảng Ninh đang dồn lực cho công tác này. Khởi động cho kế hoạch giải ngân đầu tư công năm 2024, Quảng Ninh đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng, ban hành nghị quyết, kế hoạch,...

Phó Thủ tướng Lê Thành Long làm Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định thay đổi thành viên tham gia Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch; theo đó, Phó Thủ tướng Lê Thành Long làm Trưởng Ban Chỉ đạo thay Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1145/QĐ-TTg thay đổi thành viên tham gia Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch (Ban Chỉ đạo). Theo Quyết định, Phó Thủ tướng Chính phủ...

Cùng tác giả

Đại sứ Marco Farani: Việt Nam sẽ có đóng góp quan trọng tại Hội nghị G20

Đại sứ Brazil tại Việt Nam Marco Farani chia sẻ với báo chí về chuyến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và tiến hành một số hoạt động song phương tại Brazil của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Brazil, Chủ tịch G20 năm 2024, Luiz Inácio Lula da Silva và Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính...

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam

Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng gần 26% so với cùng kỳ năm trước. 10 tháng năm nay, xuất khẩu nông lâm thủy sản đã mang về hơn 51,7 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, Hoa Kỳ đã vượt qua Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, với thị phần 21,6%. So với cùng kỳ năm trước, giá trị...

Điểm đối lập của Hoa hậu Thanh Thủy và Hoa hậu Thùy Tiên

Cùng đăng quang 2 cuộc thi nhan sắc quốc tế nhưng Hoa hậu Thanh Thủy và Hoa hậu Thùy Tiên có quan điểm khác nhau về phẫu thuật thẩm mỹ. Tối 12/11, đại diện Việt Nam Huỳnh Thị Thanh Thủy đã xuất sắc vượt qua hơn 70 thí sinh từ khắp các quốc gia trên thế giới để giành vương miện Miss International - Hoa hậu Quốc tế 2024. Thanh Thủy cũng là Hoa hậu Việt Nam đầu tiên tham dự...

Nhân viên y tế thôn bản được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế

Sáng 15/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Dự thảo Luật đã được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, với 137 lượt ý kiến phát biểu tại tổ, 27 lượt phát biểu ý kiến tại hội trường và 5...

Gia nhập Bộ tứ báo thủ, Trấn Thành hứa khác biệt ở phim Tết

Phim điện ảnh “Bộ tứ báo thủ” tiết lộ “báo thủ” thứ tư không ai khác là Trấn Thành trong vai ông cậu báo của mùa Tết 2025. Dàn báo thủ của phim điện ảnh “Bộ tứ báo thủ” đã lần lượt lộ diện. Nối tiếp vai Chét-Xi-Cà (Lê Dương Bảo Lâm), cô Kiều (Uyển Ân), dì Bốn (Lê Giang), đoàn làm phim đã tiết lộ “báo thủ” thứ tư không ai khác chính là đạo diễn của bộ phim...

Cùng chuyên mục

Đại sứ Marco Farani: Việt Nam sẽ có đóng góp quan trọng tại Hội nghị G20

Đại sứ Brazil tại Việt Nam Marco Farani chia sẻ với báo chí về chuyến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và tiến hành một số hoạt động song phương tại Brazil của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Brazil, Chủ tịch G20 năm 2024, Luiz Inácio Lula da Silva và Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính...

Nhân viên y tế thôn bản được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế

Sáng 15/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Dự thảo Luật đã được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, với 137 lượt ý kiến phát biểu tại tổ, 27 lượt phát biểu ý kiến tại hội trường và 5...

Ông Nguyễn Quang Đức giữ chức Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương

Ban Bí thư điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Quang Đức, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương. Sáng 15/11, tại Hà Nội, Ban Dân vận Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ. Tham dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Trưởng Ban Dân vận Trung ương Mai Văn Chính, Phó...

Hải Hà hướng dẫn triển khai công tác bầu cử trưởng thôn, bản, khu phố nhiệm kỳ 2025-2027

Ngày 14/11, UBND huyện Hải Hà tổ chức Hội nghị triển khai các quyết định của UBND tỉnh; công tác bầu cử trưởng thôn, bản, khu phố nhiệm kỳ 2025-2027, cho 150 đồng chí là Chủ tịch UBMTTQ, đại diện công chức xã, thị trấn được giao tham mưu thực hiện công tác bầu cử và các đồng chí là bí thư chi bộ, đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố toàn huyện. Hội nghị được triển khai...

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Liên minh Doanh nghiệp Hoa Kỳ-APEC

Chủ tịch nước đánh giá hợp tác Việt Nam và Hoa Kỳ không ngừng mở rộng và phát triển vượt bậc sau gần 3 thập niên bình thường hóa quan hệ và hơn 1 năm nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 14/11 theo giờ địa phương, tại thủ đô Lima (Peru), nhân dịp tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi tiếp...

Thông điệp mạnh mẽ về niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng

Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới với tâm thế mới, với khát vọng mãnh liệt phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và với niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng. Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 14/11 theo giờ địa phương, trong chương trình tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru, đã diễn ra...

Tăng cường đoàn kết, thống nhất và giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực

Chiều 14/11, giờ địa phương (rạng sáng 15/11 giờ Hà Nội), nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Hassanal Bolkiah. Chủ tịch nước Lương Cường trân trọng chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội tới Quốc vương Brunei. Hai...

Bổ nhiệm Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Đạt

Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định bổ nhiệm ông Lê Tiến Đạt, Cục trưởng Cục Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra, giữ chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1379/QĐ-TTg bổ nhiệm ông Lê Tiến Đạt, Cục trưởng Cục Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra, Thanh tra Chính phủ giữ chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Thời hạn...

Thủ tướng và Phu nhân dự Hội nghị G20, hoạt động tại Brazil và thăm CH Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20; tiến hành một số hoạt động song phương tại Brazil; thăm chính thức Cộng hòa Dominica. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20; tiến hành một số hoạt động song phương tại Rio de Janeiro, Brazil từ...

Quan hệ hữu nghị Việt Nam-Peru thời gian qua đã có những bước phát triển ấn tượng

Peru hiện là đối tác đầu tư số 1 và đối tác thương mại đứng thứ 6 của Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Peru tại ASEAN. Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 13/11 theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Peru Gustavo Adriazén. Chủ tịch Hội...

Tin nổi bật

Tin mới nhất