Powered by Techcity

Phở Nam Định, Hà Nội và mì Quảng được công nhận di sản quốc gia

Ba món nổi tiếng ở Hà Nội, Nam Định và Quảng Nam được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vì mang nhiều giá trị từ lịch sử, tri thức đến kết nối cộng đồng.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) hôm 9/8 công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình tri thức dân gian, đối với phở Hà Nội, phở Nam Định và mì Quảng.

Theo Bộ, cả ba di sản văn hóa phi vật thể đều được địa phương giới thiệu với đầy đủ giá trị như tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.

Bộ VHTTDL đánh giá phở là món ăn phổ biến trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, được nhiều người trong và ngoài nước ưa chuộng.

Theo bản giới thiệu “phở Hà Nội” của UBND TP Hà Nội, món ăn đặc trưng là phở nước, ăn cùng bò và gà. Kỹ thuật nấu, không gian thưởng thức và văn hóa thường thức đã tạo được dấu ấn riêng cho phở Hà Nội. Những cửa hàng phở lâu năm ở Hà Nội thường có quy mô không lớn, mặt tiền đặt quầy chế biến phở và thường sử dụng thêm vỉa hè, hoặc không gian nhà trong ngõ để kê bàn ăn.

Phần lớn những hàng phở nổi tiếng ở Hà Nội đều có bí truyền khi pha chế, chỉ có vợ chồng người chủ biết; người khác không thể biết liều lượng và một vài loại gia vị đặc biệt khi cho vào nồi nước dùng. Công thức chỉ được truyền nghề cho những người trong gia đình hoặc dòng họ qua hình thức cầm tay chỉ việc.

Ảnh bát phở được chụp tháng 8/2023 tại một quán ở quận Đống Đa, Hà Nội – nơi khách vẫn xếp hàng như thời bao cấp. Ảnh: Quỳnh Mai

Về phở Nam Định, Bộ VHTTDL nhận xét phở đã trở thành niềm tự hào của đất và người Nam Định; khẳng định được giá trị thương hiệu ẩm thực qua những nét độc đáo thể hiện trong tất cả khâu, từ chuẩn bị, lựa chọn nguyên liệu, thực phẩm, phương thức làm ra sợi phở đặc trưng, công đoạn chế biến, hoàn thiện một bát phở ngon đảm bảo hương vị, chất lượng dinh dưỡng.

UBND tỉnh Nam Định cho biết các cửa hàng phở lâu năm tập trung chủ yếu ở thành phố Nam Định và những hàng phở gánh cũng xuất hiện lần đầu tại đây. Bán phở trở thành nghề mưu sinh của nhiều người làng nhưng đa số phục vụ ở các thành phố lớn. Nhiều người Nam Định đã đi mở tiệm phở ở các tỉnh thành, chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng và TP HCM.

Mì Quảng ở Hội An. Ảnh: Huỳnh Nhi

Mì Quảng cũng nằm trong danh sách di sản mới được công bố. Theo UBND tỉnh Quảng Nam, nghề chế biến mì Quảng hiện được bảo tồn và phát triển tốt, người dân làm nghề có thu nhập ổn định, nguy cơ mai một không cao.

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều lò tráng mì bằng dây chuyền công nghệ tiên tiến nhanh chóng và thuận lợi hơn nhiều nên các lò tráng mỳ truyền thống có nguy cơ bị thu hẹp. Lớp trẻ đang ít tham gia làm nghề vì theo đuổi những công việc nhẹ nhàng, có thu nhập cao hơn.

Phở Hà Nội cũng đang gặp vấn đề khi thế hệ kế cận có xu hướng lựa chọn công việc phù hợp thời đại thay vì bán phở. Việc thuê lao động ngoài gia đình để phụ bán cũng đang là vấn đề khó khăn đối với nhiều chủ cửa hàng khi duy trì nghề của gia đình.

Với phở Nam Định, điều tra của tỉnh cho thấy có khoảng 500 cửa hàng phở trên địa bàn nhưng có gần 1.500 hộ đến các thành phố lớn khác để mở cửa hàng phở.

Việc công nhận di sản văn hóa quốc gia là động lực để bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Hiện tại, các địa phương cho biết đã có phương án bảo vệ, phát huy giá trị di sản mới được công nhận.

Theo trang web của Cục Di sản văn hóa, danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đến nay có gần 500 di sản.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đà Nẵng vào tốp 10 điểm đến ẩm thực thế giới năm 2025

Cẩm nang ẩm thực nổi tiếng Michelin Guide vừa công bố danh sách 10 điểm đến ẩm thực hấp dẫn nhất năm 2025, trong đó thành phố Đà Nẵng, Việt Nam là cái tên mới đáng chú ý với hải sản tươi ngon và các món ăn đậm đà bản sắc địa phương. Theo Michelin Guide, ẩm thực luôn là yếu tố vô cùng quan trọng của một chuyến du lịch, hình thành cách con người kết nối với...

Chính phủ công nhận 33 Bảo vật Quốc gia đợt 3 năm 2024

Trong số 33 Bảo vật Quốc gia mới được công nhận có các Bảo vật hàng nghìn năm tuổi như đàn đá Đắk Sơn niên đại cách đây 3.500-3.000 năm; chõ gốm niên đại Văn hóa Đông Sơn từ 2.500-2.000 năm trước. Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 Bảo vật Quốc gia (đợt 13, năm 2024). Cụ thể, 33 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận Bảo vật Quốc gia gồm: 1-...

Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long

Sáng 22/12, tại xã đảo Minh Châu (huyện Vân Đồn), Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bái Tử Long tổ chức lễ công bố quyết định và đón nhận Bằng công nhận danh hiệu Cây di sản Việt Nam đối với 156 cây sinh trưởng tại địa phận Vườn Quốc gia Bái Tử Long. Vườn Quốc gia Bái Tử Long có tổng diện tích 15.783ha với 6 hệ sinh thái tiêu biểu, là nơi cư trú của 2.421 loài sinh...

Khác biệt giữa phở Nam Định và phở Hà Nội

Phở Nam Định đậm vị nước mắm, phổ biến là áp chảo, tái lăn còn phở Hà Nội nước dùng trong và thanh, với các món chính là tái, chín và tái chín. Phở Hà Nội và phở Nam Định được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia hôm 9/8. Dù còn nhiều tranh luận, hai địa phương đều được coi là "nơi khai sinh" của phở. Tuy nhiên, phở ở mỗi nơi đều có những...

Reuters: Mỹ cân nhắc công nhận Việt Nam là “nền kinh tế thị trường”

Trang Reuters mới đây đưa tin, Bộ Thương mại Mỹ đang tiến hành đánh giá về việc có đưa Việt Nam lên địa vị "nền kinh tế thị trường" hay không. Theo Reuters, nỗ lực của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm đưa Việt Nam lại gần hơn với tư cách là một đồng minh chiến lược của Mỹ có thể sẽ xung đột trực tiếp với mong muốn của ông về việc giành lá phiếu từ cử tri công...

Cùng tác giả

Quốc hội giảm 2 ủy ban sau khi sắp xếp bộ máy

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, sau khi thực hiện sắp xếp, số lượng cơ quan của Quốc hội gồm Hội đồng Dân tộc và 7 ủy ban, giảm 2 ủy ban so với hiện tại. Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, chiều 6/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn, còn có ý kiến khác nhau trong quá trình xây dựng dự án...

Bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 tăng 9,5%

Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2025 ước đạt 573,3 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng cao Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê, nhu cầu tiêu dùng nội địa tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch đã góp phần tích...

Thủ tướng: Quyết liệt trong xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, cơ sở dữ liệu là tư liệu sản xuất, trí tuệ thông minh góp phần thúc đẩy kinh tế sáng tạo; do đó phải làm nhanh, nếu chậm sẽ bị tụt hậu. Chiều 6/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Ủy ban), chủ trì Phiên họp lần thứ 10 để tổng kết hoạt động của Ủy ban và Đề án 06 năm 2024,...

Đưa phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm nông sản và thực phẩm tại cửa khẩu cầu Bắc Luân II vào hoạt động

Ngày 6/2, tại Móng Cái, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu quốc tế Tân Đại Dương (Việt Nam) và Tập đoàn Kiểm nghiệm Trung Quốc - Công ty TNHH Quảng Tây, Chi nhánh Đông Hưng (Trung Quốc) đã ký kết nghiệm thu bàn giao nhà làm việc, trang thiết bị phòng thí nghiệm nông sản và thực phẩm (CCIC) tại cửa khẩu cầu Bắc Luân II. Với mục đích đảm bảo hàng hóa kiểm nghiệm đạt chuẩn của Việt...

Đàm Vĩnh Hưng mất gần cả bàn chân

Thông tin mới cho rằng thương tật mà ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng gặp phải trong vụ tai nạn khi biểu diễn ở Mỹ nghiêm trọng hơn nhiều. Mới đây, buổi livestream thực hiện tại Mỹ chia sẻ nhiều thông tin mới liên quan tới vụ kiện của Đàm Vĩnh Hưng với ông Gerard Williams - chồng ca sĩ Bích Tuyền. Người này cho biết bằng chứng về thương tật của Đàm Vĩnh Hưng sẽ được tung ra toà án. Tuy...

Cùng chuyên mục

Khách Việt không hủy tour Nhật vì dịch cúm

Sau thông tin nữ diễn viên Đài Loan Từ Hy Viên qua đời do nhiễm cúm dẫn đến biến chứng viêm phổi ở Nhật Bản, các tour của khách Việt vẫn diễn ra bình thường. Theo AP, Nhật Bản đang đối mặt dịch cúm lớn nhất trong 25 năm. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi nước này cho biết theo dữ liệu thu thập từ 5.000 phòng khám trên cả nước, từ 23 đến 29/1, hơn 310.000 người...

Đà Nẵng vào tốp 10 điểm đến ẩm thực thế giới năm 2025

Cẩm nang ẩm thực nổi tiếng Michelin Guide vừa công bố danh sách 10 điểm đến ẩm thực hấp dẫn nhất năm 2025, trong đó thành phố Đà Nẵng, Việt Nam là cái tên mới đáng chú ý với hải sản tươi ngon và các món ăn đậm đà bản sắc địa phương. Theo Michelin Guide, ẩm thực luôn là yếu tố vô cùng quan trọng của một chuyến du lịch, hình thành cách con người kết nối với...

Cảnh siêu thực ở nơi đặt bức tượng Phật dát vàng cao nhất thế giới

Cảnh siêu thực ở chùa Đông Lâm, huyện Hành Tử, tỉnh Giang Tây (Trung Quốc), đã được một nhiếp ảnh gia tình cờ ghi lại bằng máy bay không người lái ngay trong những ngày đầu năm mới. Theo Newsflare, nhiếp ảnh gia tên Cheng, người ghi lại khung cảnh trên, đã gọi đây là một "màn trình diễn ngoạn mục của thiên nhiên". Hình ảnh cho thấy bức tượng Phật A Di Đà cao 48m hiện lên giữa "biển mây"....

Ngày hội ‘Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc’ sẽ diễn ra từ ngày 14 – 16/2

Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" năm 2025 sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) từ ngày 14 - 16/2 (tức ngày 17, 18, 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Theo Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, chương trình được tổ chức nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của các dân...

Việt Nam hồi phục du lịch nhanh nhất Đông Nam Á

Năm 2024, tỷ lệ phục hồi so với năm 2019 của du lịch Việt đạt 98%, cao hơn các điểm du lịch nổi tiếng khác như Thái Lan, Singapore, Indonesia. Dựa vào số liệu cập nhật của Ban Thư ký ASEAN, Cục Du lịch Quốc gia chỉ ra Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ phục hồi du lịch năm 2024 tốt nhất Đông Nam Á. Năm 2024, Việt Nam đón 17,6 triệu lượt khách quốc tế, mức phục...

Du lịch “vượt bão” tạo sức bật vươn mình: Chớ “ngủ quên” trên chiến thắng

Ngành du lịch Việt được "cảnh báo" chớ “ngủ quên” trên chiến thắng của năm 2024. Bởi thực tế, trên “đường đua” của ngành công nghiệp không khói, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước cũng đang bứt tốc mạnh mẽ. Đón 22-23 triệu lượt khách quốc tế là mục tiêu được đặt ra cho toàn ngành du lịch Việt năm 2025. Các chuyên gia đánh giá dù mục tiêu cao nhưng cũng thể hiện quyết tâm đưa du lịch...

Sôi động du lịch đầu năm

Ngay trong những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, ngành Du lịch Quảng Ninh đã đón những tín hiệu tích cực với lượng khách tăng cao, chất lượng dịch vụ đảm bảo cùng đa dạng các sản phẩm độc đáo, hấp dẫn. Qua đó, tạo đà tăng trưởng bứt phá, hoàn thành mục tiêu đón 20 triệu lượt du khách năm 2025, trong đó có 4,5 triệu lượt khách quốc tế. Đầu xuân năm mới, các điểm đến văn...

Cá bỗng ‘hay dỗi’ giúp người Tày ở Hà Giang làm du lịch

Hưởng dòng nước mát lành từ dãy núi Tây Côn Lĩnh, hơn 600 hộ dân ở xã Phương Độ (Hà Giang) nhà nào nhà nấy đều có một ao nhỏ nuôi giống cá “ngũ quý hà thủy” - cá bỗng. Từ xa xưa, cá bỗng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của đồng bào người Tày, người Dao ở xã Phương Độ (Hà Giang). Những ao cá này đã được truyền lại từ đời này...

Hải Hà đón trên 28.000 lượt khách trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Theo thống kê từ Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hải Hà, tổng số khách du lịch đến huyện trong dịp Tết Nguyên đán tính từ ngày 25/1/2025 đến hết ngày 2/2/2025 ước đạt 28.000 lượt khách. Doanh thu từ du lịch ước đạt trên 56 tỷ đồng. Lượng khách du lịch đến huyện Hải Hà trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ chủ yếu tại các điểm du lịch, các di tích lịch sử, văn hóa trên địa...

Du lịch tăng trưởng mạnh mẽ với 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ

Ngày 3/2, thông tin từ của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngành Du lịch tăng trưởng mạnh mẽ với khoảng 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 19% so với cùng kỳ 2024. Trong 9 ngày Tết Nguyên đán ghi nhận số lượng khách tăng cao tại nhiều địa phương, đứng đầu là Thành phố Hồ Chí Minh ước đón 2,1 triệu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất