Powered by Techcity

Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên: Vì sao ‘ế’ 13.400 lượng?

Chỉ 2 đơn vị trúng thầu với khối lượng 3.400 lượng trong phiên đấu thầu vàng sáng 23/4. Thông tin khiến dư luận ngỡ ngàng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giá vàng tăng giảm bất thường đã khiến nhiều đơn vị không dám bỏ thầu trong khi giá cọc cao. Điều này khiến mục tiêu hạ nhiệt giá vàng bằng đấu thầu khó thành công.

Giá vàng miếng SJC tăng sau phiên đấu giá

Thị trường vàng trong nước hơn 1 tuần qua liên tục điều chỉnh giảm trước thông tin đấu thầu. Ngày 19/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố đấu thầu vào ngày 22/4 rồi bỗng huỷ và chuyển sang ngày 23/4. Giá đặt cọc cũng được NHNN thay đổi từ 81,8 triệu đồng/lượng xuống 80,7 triệu đồng/lượng. Theo đó, giá vàng miếng SJC ngoài thị trường cũng giảm và về mốc 82 triệu đồng/lượng ngay trong sáng 23/4.

Thế nhưng, sau khi có kết quả đấu thầu, giá vàng SJC lại tăng mạnh lên mốc 83 triệu đồng/lượng. Cuối ngày, giá vàng miếng SJC Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết 81 – 83,3 triệu đồng/lượng mua vào – bán ra, tăng 1,1 triệu đồng/lượng so với cuối phiên giao dịch buổi sáng. Nguyên nhân là kết quả đấu thầu không được như kỳ vọng.

Không thể hạ nhiệt giá vàng SJC sau 1 phiên đấu giáẢnh: Như Ý

Theo thông báo của NHNN, sáng 23/4, có 2 đơn vị trúng thầu với khối lượng 3.400 lượng, tức chiếm 20% lượng chào thầu. Giá trúng thầu cao nhất 81,33 triệu/lượng, thấp nhất 81,32 triệu đồng/lượng.

Được biết, 2 đơn vị trúng thầu là SJC và ACB. Tại phiên đấu thầu có 11 đơn vị tham gia đấu thầu, gồm 7 ngân hàng là VPBank, HDBank, Techcombank, Eximbank, MSB, ACB, Sacombank và 4 doanh nghiệp gồm SJC, DOJI, PNJ, Phú Quý.




“Tôi cho rằng, việc tổ chức đấu thầu nhằm giảm chênh lệch giá vàng miếng giữa trong nước và quốc tế chưa phải là giải pháp căn cơ. Về lâu dài chúng ta cũng cần xem xét chỉnh sửa Nghị định số 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng cho phù hợp với bối cảnh hiện nay”.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh

NHNN quy định mỗi đơn vị được phép đặt thầu với khối lượng tối thiểu 1.400 lượng, tối đa 2.000 lượng. Giá sàn bỏ thầu là 81,3 triệu đồng/lượng, tăng 600.000 đồng/lượng so với thông báo cọc ngày 22/4.

Hạ nhiệt không thành công!

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Huỳnh Trung Khánh cố vấn Hội đồng Vàng thế giới tại Việt Nam – cho rằng, việc NHNN đấu thầu vàng ở thời điểm này và lại yêu cầu số lượng mua tối thiểu là 1.400 lượng cũng khiến các đơn vị tham gia đấu giá hết sức cân nhắc. Vì 1.400 lượng vàng miếng SJC ở thời điểm này tương đương hơn 113 tỷ đồng. Bởi giá thế giới hai ngày hôm nay đi xuống cho thấy mua vào lúc này không thực sự thuận lợi. Bỏ ra số tiền khổng lồ nếu trúng thầu nhưng không biết có tiêu thụ kịp không, vì sức mua của thị trường lúc này rất yếu.

Ông Khánh phân tích, thời điểm này việc đấu thầu vàng khác với cách đây hơn 10 năm. Năm 2013, quy mô thị trường vàng rất lớn. Các ngân hàng thương mại cổ phần cũng phải mua vàng để tất toán khi chấm dứt huy động và cho vay vàng theo quy định tại Nghị định 24.

Do vậy, các công ty vàng và ngân hàng tham gia đấu thầu với tâm thế tính toán xem mua được với giá nào và với giá mua đó có thể lời được bao nhiêu. Do vậy, vào phiên đấu thầu chỉ cần NHNN phát giá là trong tích tắc có thể quyết định mua hay không.

“Hiện nay, tình hình đã khác hẳn vì quy mô thị trường vàng rất nhỏ, các ngân hàng cũng không còn nhu cầu mua vàng tất toán trạng thái. Vì vậy, số ngân hàng tham gia ít hơn so với cách đây hơn 10 năm. Hai đơn vị trúng thầu là những đơn vị cần vàng vào thời điểm này, còn lại hầu hết đang thăm dò thị trường”, ông Khánh nói.

Với giá trúng thầu chỉ thấp hơn thị trường hơn 1 triệu đồng/lượng, ông Khánh đánh giá không thể làm hạ nhiệt thị trường ngay được. “Theo tôi, NHNN sẽ phải đấu thầu 4 – 5 phiên tiếp theo. Tuy nhiên, giá cọc sẽ phải thấp hơn nữa mới hấp dẫn các đơn vị bỏ thầu.

Tuy nhiên, việc đấu thầu chỉ là giải pháp tình thế còn về lâu dài vẫn phải cho nhập vàng nguyên liệu để tăng nguồn cung vàng nhẫn, trang sức”, ông Khánh cho hay.

PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, mức giá cọc quá cao so với giá trung bình của thế giới và nó cũng cao trong điều kiện giá vàng miếng đang có xu hướng giảm. Ông Thịnh cho rằng, nếu đấu thầu xong gần 17.000 lượng vàng thị trường cũng đỡ áp lực về cung, góp phần hạ giá vàng ở một góc độ nào đó.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lắng nghe cầu của thị trường đến đâu để cung cho phù hợp. Hiệp hội vàng cho rằng cần nhập khẩu khoảng 1,5 tấn vàng mới đủ nhu cầu thị trường. Như vậy rõ ràng với 16.800 lượng đấu thầu thì không thấm vào đâu.

Vào lúc 17h ngày 23/4, giá vàng thế giới giảm về mốc 2.303 USD/ounce, giảm 60 USD/ounce so với hôm qua. Quy đổi theo tỷ giá, hiện giá vàng thế giới khoảng 70 triệu đồng/lượng chưa kể thuế, phí. Theo đó, giá vàng miếng SJC vẫn cao hơn thế giới hơn 13 triệu đồng/lượng.



Nguồn

Cùng chủ đề

Kiến nghị nhà thuốc bệnh viện được tự quyết mua sắm thuốc, không cần qua đấu thầu

Phát biểu ý kiến tại hội trường, một số đại biểu Quốc hội đề xuất không áp dụng việc đấu thầu đối với nhà thuốc hoạt động trong khuôn viên bệnh viện, cơ sở y tế công lập. Chiều 6/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung...

Kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quy hoạch, đầu tư và đấu thầu

Thảo luận tại tổ, đa số đại biểu nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, cho rằng việc xây dựng Luật sẽ kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cấp thiết về thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính và đẩy mạnh phân cấp, phân...

Giá vàng nhẫn chạm 89 triệu đồng/lượng, lần đầu tiên ngang giá vàng miếng

Giá vàng nhẫn chiều nay 23/10 đã leo lên đỉnh mới khi chạm 89 triệu đồng/lượng, lần đầu tiên trong lịch sử ngang bằng giá vàng miếng. 16h30 chiều nay, giá vàng nhẫn được Doji niêm yết ở mức 88 - 89 triệu đồng/lượng, tăng mạnh 700.000 đồng/lượng so với sáng nay. Đây là mức giá cao nhất trong lịch sử. Cùng thời điểm, giá vàng nhẫn được SJC niêm yết ở mức 87 - 88,5 triệu đồng, tăng 900.000 đồng/lượng...

Vì sao giá vàng nhẫn cao hơn vàng miếng?

Chuyên gia cho rằng chính sách ấn định giá của Ngân hàng Nhà nước khiến vàng miếng từng cao hơn nhẫn trơn chục triệu đồng một lượng, nay thấp hơn vài trăm nghìn đồng. Gần đây, mỗi lượng vàng nhẫn trơn được các nhà vàng thu mua với giá từ 81,5 đến 82,5 triệu đồng, bằng hoặc cao hơn vài trăm nghìn đồng so với vàng miếng SJC. Ở chiều bán ra cho người dân, giá vàng nhẫn cũng lên...

Giá mua nhẫn trơn lại vượt vàng miếng

Giá thu mua nhẫn trơn tại các thương hiệu sáng nay đi lên và vượt vàng miếng SJC 200.000 đồng một lượng. Sáng 3/10, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) tăng 100.000 đồng cả hai chiều mua bán vàng nhẫn lên 81,6 - 83 triệu một lượng. Tại các thương hiệu khác như DOJI, PNJ, Bảo Tín Minh Châu, giá bán nhẫn trơn cũng lên cao hơn 83 triệu một lượng. Còn chiều thu mua được các...

Cùng tác giả

USD ‘diễn biến lạ’, Ngân hàng Nhà nước phản ứng thế nào?

Sáng nay (24/2), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.646 đồng/USD. Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch 25.828 đồng/USD bán ra. Đây là mức cao nhất lịch sử. Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 3 liên tiếp nâng giá bán USD. Liên tục tăng giá USD bán can thiệp Từ ngày 11/2, Ngân hàng Nhà nước lần đầu tiên tăng giá bán USD kể từ cuối tháng 10/2024 thêm...

Anh trai say hi là phim concert có lượng vé đặt trước ‘cao nhất trong lịch sử rạp Việt’

Tối 22/2, kênh Anh trai say hi Vie Channel và CGV khẳng định "Anh trai say hi' là phim concert có số vé đặt trước 'cao nhất lịch sử tại Việt Nam'. Tuy nhiên cả hai đơn vị đều không đưa con ra số cụ thể là có bao nhiêu vé đặt trước tính đến nay. Anh trai say hi: Ai là kẻ phản diện? Phim concert Anh trai say hi: Kẻ phản diện tạo nên người hùng có lịch khởi chiếu...

Đổi mới tư duy về lĩnh vực y tế, chú trọng công tác phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 -27/2/2025), sáng 24/2, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Bộ Y tế về kết quả thực hiện công tác y tế trong thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới. Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Lê...

Giá vàng trở lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng

Trưa nay 24-2, giá vàng miếng SJC đã quay lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng sau khi giá vàng thế giới tăng trở lại. Lúc 12h trưa, giá vàng thế giới tăng lên 2.940 USD/ounce, quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng giá vàng thế giới tương đương 91 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới tăng đã kéo giá vàng trong nước đi lên. Công ty SJC sáng nay niêm yết giá bán vàng miếng SJC ở mức 91,8...

Đoàn học viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tìm hiểu thực tế tại Quảng Ninh

Ngày 24/2, đoàn thực tế lớp Cao cấp Lý luận chính trị K75.A08, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, do PGS.TS Đặng Quang Định, Viện trưởng Viện Triết, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn có chương trình làm việc tại tỉnh Quảng Ninh về nghiên cứu mô hình xây dựng khối đại đoàn kết, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tại tỉnh Quảng Ninh. Làm...

Cùng chuyên mục

USD ‘diễn biến lạ’, Ngân hàng Nhà nước phản ứng thế nào?

Sáng nay (24/2), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.646 đồng/USD. Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch 25.828 đồng/USD bán ra. Đây là mức cao nhất lịch sử. Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 3 liên tiếp nâng giá bán USD. Liên tục tăng giá USD bán can thiệp Từ ngày 11/2, Ngân hàng Nhà nước lần đầu tiên tăng giá bán USD kể từ cuối tháng 10/2024 thêm...

Giá vàng trở lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng

Trưa nay 24-2, giá vàng miếng SJC đã quay lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng sau khi giá vàng thế giới tăng trở lại. Lúc 12h trưa, giá vàng thế giới tăng lên 2.940 USD/ounce, quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng giá vàng thế giới tương đương 91 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới tăng đã kéo giá vàng trong nước đi lên. Công ty SJC sáng nay niêm yết giá bán vàng miếng SJC ở mức 91,8...

Năm 2025, Mỹ vẫn là thị trường hứa hẹn của ngành gỗ

Năm 2024, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu đạt 16,3 tỷ USD, vượt mục tiêu 15,2 tỷ USD đề ra. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, với 8,17 tỷ USD tăng 24,6% (tương đương 1,61 tỷ USD) và chiếm 56% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Đây cũng là động lực lớn, dự báo giữ đà tăng trưởng cho cả năm 2025. Theo đánh giá của...

Siết chặt quản lý chất lượng sầu riêng

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tháng 1/2025, ngành rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu 416 triệu USD, giảm 11,3% so với tháng 12/2024 và giảm 5,2% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do xuất khẩu sầu riêng sụt giảm khi Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần siết chặt việc quản lý chất lượng sầu riêng từ khâu trồng,...

Tháng đầu năm, 6 mặt hàng tỷ USD được Việt Nam nhập khẩu là gì?

Tháng đầu năm, Việt Nam cũng đã nhập khẩu nhiều nhóm mặt hàng có giá trị cao trên tỷ USD nhưng chủ yêu là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Nhập khẩu 6 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD Thống kê mới nhất của Bộ Công Thương, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 01/2025 đạt 30,06 tỷ USD, giảm 14,1% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,89 tỷ USD, giảm 22,2%;...

Trung Quốc tăng mua cua Cà Mau

Trước Tết Nguyên đán, giá cua gạch Cà Mau tại vựa lên tới 1,1 triệu đồng một kg nhờ nhu cầu tiêu dùng tại Trung Quốc bùng nổ. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết kim ngạch xuất khẩu cua sang Trung Quốc trong tháng 1 đạt 18,5 triệu USD, cao gấp 18 lần so với cùng kỳ năm trước. Theo các doanh nghiệp, sự tăng trưởng này đến từ nhu cầu tiêu dùng...

Đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng tiến độ

Từ ngày 1/1/2025, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh bắt đầu truy cập vào phần mềm Tổng kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính để triển khai nhập dữ liệu kiểm kê tài sản. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và tỉnh, cùng với các địa phương, các sở, ngành trong tỉnh đang nỗ lực thực hiện tổng kiểm kê, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng tiến độ đặt ra. Sở GD&ĐT hiện...

Chính phủ họp về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Ngày 23/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII). Dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Ninh có đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan. Điều chỉnh Quy hoạch điện...

Quyết liệt các giải pháp cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025 là quyết tâm lớn của Chính phủ, đặt ra yêu cầu thực hiện những giải pháp đồng bộ, quyết liệt từ chính sách, tháo gỡ điểm nghẽn kinh tế và hỗ trợ nhanh cho doanh nghiệp. "Hiến kế" tăng trưởng Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, Đề án bổ sung phát triển kinh tế xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng...

Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép HRC từ Trung Quốc

Theo quyết định của Bộ Công Thương, hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế 19,38-27,83%, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ khi ban hành và áp dụng trong vòng 120 ngày. Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc, với mức thuế dao động từ 19,38-27,83%. Trong khi đó, thép HRC nhập từ Ấn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất