Powered by Techcity

Phê duyệt Đề án Thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam

Ngày 24/1, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 232/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam.

Diện tích rừng của người dân ở huyện Gio Linh (Quảng Trị). Ảnh minh họa: Hồ Cầu/TTXVN

Mục tiêu chung của Đề án là phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đã cam kết tại Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, tạo dòng tài chính mới cho hoạt động cắt giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy chuyển đổi xanh, phát triển công nghệ phát thải thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam ở trong nước và trên thị trường thế giới, phát triển nền kinh tế carbon thấp và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Đề án đặt mục tiêu đến trước tháng 6/2025: Từng bước xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ carbon và cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon, đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thí điểm sàn giao dịch carbon; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tổ chức vận hành thị trường carbon; nâng cao năng lực quản lý, tổ chức vận hành thị trường carbon của cơ quan quản lý nhà nước, năng lực và nhận thức của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đáp ứng việc sẵn sàng tham gia thị trường carbon.

Theo Đề án, hàng hóa trên thị trường carbon gồm 2 loại:

Hạn ngạch phát thải khí nhà kính, được phân bổ cho các cơ sở thuộc Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo phương thức miễn phí và phương thức đấu giá.

Tín chỉ carbon được xác nhận giao dịch trên thị trường, trong đó gồm: Tín chỉ carbon thu được từ chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước theo quy định của pháp luật; tín chỉ carbon thu được từ chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon quốc tế: Tín chỉ carbon thu được từ Cơ chế phát triển sạch (CDM); tín chỉ carbon thu được từ Cơ chế tín chỉ chung (JCM); tín chỉ carbon thu được theo Cơ chế theo Điều 6 Thỏa thuận Paris.

Việc giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ carbon được thực hiện trên sàn giao dịch carbon trong nước.

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội xây dựng và cung ứng dịch vụ sàn giao dịch carbon trong nước theo yêu cầu nghiệp vụ về tổ chức, quản lý thị trường và các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan xây dựng.

Việc tổ chức giao dịch trên thị trường carbon được thực hiện theo phương thức tập trung trên sàn giao dịch carbon. Hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận được giao dịch trên sàn sẽ được cấp mã số trong nước để phục vụ cho việc giao dịch, mã số được cấp là duy nhất và không trùng lắp.

Chủ thể khi tham gia giao dịch trên thị trường carbon tại Việt Nam có tài khoản lưu ký giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính hoặc tài khoản lưu ký giao dịch tín chỉ carbon. Hoạt động đăng ký, cấp mã số hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon được thực hiện tập trung để đảm bảo dữ liệu được thống nhất, đồng bộ và bảo đảm yêu cầu quản lý, giám sát.

Tổng Công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cung ứng dịch vụ lưu ký, thanh toán giao dịch theo yêu cầu nghiệp vụ về tổ chức, quản lý thị trường và các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan xây dựng.

Việc thanh toán giao dịch sẽ do hệ thống tự động thực hiện trên cơ sở kết quả giao dịch do Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội gửi, đảm bảo nguyên tắc việc chuyển giao hàng hóa được thực hiện đồng thời với thanh toán tiền tại ngân hàng thanh toán. Việc thanh toán tiền cho giao dịch trên sàn giao dịch carbon do ngân hàng thương mại đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thanh toán giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon thực hiện.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan tổ chức vận hành thị trường carbon trong nước, đảm bảo không để phát triển tự do, tự phát, gây thất thoát tài nguyên, tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội.

Lộ trình triển khai thị trường carbon

Giai đoạn thực hiện thí điểm từ năm 2025 đến hết năm 2028: Triển khai thực hiện thí điểm thị trường carbon trên toàn quốc. Việc chuyển nhượng tín chỉ carbon, kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho đối tác nước ngoài, quốc tế được nghiên cứu, quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật và được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Toàn bộ hạn ngạch phát thải khí nhà kính được nghiên cứu, xem xét phân bổ miễn phí cho các cơ sở phát thải khí nhà kính thuộc một số lĩnh vực phát thải lớn.

Tín chỉ carbon được xác nhận giao dịch trên sàn giao dịch carbon, trong đó gồm các tín chỉ carbon thu được từ: Chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước; Cơ chế phát triển sạch (CDM); Cơ chế tín chỉ chung (JCM); Cơ chế theo Điều 6 Thỏa thuận Paris.

Tỷ lệ tín chỉ carbon sử dụng để bù trừ phát thải khí nhà kính trên tổng số hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phân bổ cho cơ sở do Chính phủ quy định. Chủ thể tham gia giao dịch trên sàn giao dịch carbon là: Các cơ sở phát thải khí nhà kính lớn thuộc Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính; tổ chức, cá nhân đủ điều kiện được tham gia mua, bán tín chỉ carbon trên sàn giao dịch carbon.

Giai đoạn vận hành chính thức từ năm 2029

Thị trường carbon được vận hành chính thức trên toàn quốc. Các lĩnh vực, cơ sở được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính được nghiên cứu, xem xét mở rộng theo lộ trình. Hạn ngạch phát thải khí nhà kính được nghiên cứu, xem xét phân bổ miễn phí và phân bổ qua đấu giá. Tỷ lệ chi tiết về phân bổ miễn phí, đấu giá hạn ngạch phát thải khí nhà kính sẽ được đề xuất trong giai đoạn triển khai thí điểm và sau khi có đầy đủ thông tin, số liệu về hạn ngạch phát thải khí nhà kính được cấp, khối lượng giao dịch.

Tỷ lệ tín chỉ carbon sử dụng để bù trừ phát thải trên tổng số hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phân bổ cho cơ sở do Chính phủ quy định; xem xét mở rộng chủ thể được tham gia giao dịch tín chỉ carbon trên sàn giao dịch carbon (điều chỉnh điều kiện tổ chức, cá nhân được tham gia giao dịch trên sàn giao dịch carbon)…

Đề án đưa ra 5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện: Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp về hàng hóa trên thị trường carbon; Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp về chủ thể tham gia thị trường carbon; Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp về hệ thống đăng ký quốc gia và sàn giao dịch carbon; Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp về tổ chức vận hành thị trường carbon; Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp về nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực.



Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc ngày 5/2

Tại Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về: dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV... Văn phòng Quốc hội cho biết, theo dự kiến, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 2,5 ngày, từ ngày 5 -7/2/2025, tại phòng họp Tân...

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Bí thư thứ nhất ĐCS Cuba, Chủ tịch nước CH Cuba

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định lại lập trường của Việt Nam ủng hộ các nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong việc yêu cầu chấm dứt cấm vận chống Cuba. Tối 4/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz-Canel. Thay mặt Đảng, Nhà nước, nhân dân Cuba và Đại tướng Raul Castro...

Bi hài phim Việt thuê bối cảnh: Dừng quay vì vợ chồng chủ nhà

Việc không có trường quay chuyên dụng khiến các đoàn phim truyền hình phải “vật lộn” đi thuê bối cảnh và vướng vào muôn chuyện bi hài. Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Lao Động, đạo diễn – NSND Khải Hưng – nguyên Giám đốc Trung tâm sản xuất phim truyền hình (VFC) khẳng định, việc có một trường quay cho các đoàn phim truyền hình là vấn đề rất cấp thiết. “Tôi đã đi qua nhiều quốc gia, đến...

Người Việt chi gần 900 tỷ đồng mua hàng online mỗi ngày

Năm 2024, người Việt chi trung bình 873,6 tỷ đồng để mua hàng online trên 5 sàn thương mại điện tử bán lẻ đa ngành lớn nhất, theo Metric. Tính chung cả năm, doanh số giao dịch (GMV) trên 5 sàn gồm Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki và Sendo đạt 318.900 tỷ đồng, tăng trưởng 37,36% so với năm 2023, theo báo cáo mới công bố của công ty dữ liệu thương mại điện tử Metric. Con số này chiếm gần...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy thăm, động viên công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp

Ngày 4/2, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đi kiểm tra tình hình sản xuất; thăm, động viên công nhân, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn TX Quảng Yên và TP Hạ Long. Cùng đi có đồng chí Vũ Văn Diện,Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Vũ Quyết Tiến, Ủy viên BTV...

Cùng chuyên mục

Người Việt chi gần 900 tỷ đồng mua hàng online mỗi ngày

Năm 2024, người Việt chi trung bình 873,6 tỷ đồng để mua hàng online trên 5 sàn thương mại điện tử bán lẻ đa ngành lớn nhất, theo Metric. Tính chung cả năm, doanh số giao dịch (GMV) trên 5 sàn gồm Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki và Sendo đạt 318.900 tỷ đồng, tăng trưởng 37,36% so với năm 2023, theo báo cáo mới công bố của công ty dữ liệu thương mại điện tử Metric. Con số này chiếm gần...

Quảng Ninh: Quyết tâm phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt cao nhất

Ngày 4/2, UBND tỉnh tổ chức họp để nghe và cho ý kiến các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng GRDP tỉnh năm 2025 đạt cao nhất. Đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì hội nghị. Bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh...

15 ngày đầu năm 2025, xuất nhập khẩu đạt kim ngạch hơn 34 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 1/2025 đạt hơn 34 tỷ USD. Nhiều giải pháp đang được đề ra nhằm đưa xuất nhập khẩu tăng 12% trong năm 2025. Theo thống kê mới nhất vừa được Tổng cục Hải quan công bố, nửa đầu tháng 1 (1-15/1/2025), tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 16,25 tỷ USD. Có 5 nhóm hàng đạt kim ngạch tỷ đô gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại...

Lý do xuất khẩu rau quả Việt Nam sụt giảm

Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, trong tháng đầu tiên của năm nay, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã bất ngờ sụt giảm tới 11,3% so với tháng trước, do nhiều nước đã siết chặt kiểm định về chất lượng hoa quả nhập khẩu từ Việt Nam. Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) thông tin, trong tháng 1, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 416 triệu USD, giảm 11,3% với tháng trước (tháng...

Logistics Việt bùng nổ chưa từng có, hút vốn ngoại

Ngành logistics Việt Nam đang chứng kiến một sự bùng nổ chưa từng có. Nhiều doanh nghiệp Việt quyết tâm đầu tư lớn, giảm chi phí. Trong khi đó, bên cạnh các kho hàng cạnh biên giới, doanh nghiệp (DN) ngoại cũng rầm rộ đầu tư vào Việt Nam, không giấu tham vọng giành thêm "miếng bánh" thị phần. Doanh nghiệp Việt nỗ lực vươn lên Khởi đầu năm 2025, nhiều "ông lớn" trong ngành logistics như Viettel Post, Bee Logistics và...

Doanh nghiệp sản xuất lạc quan hơn trong năm 2025

Dù có tháng khởi động năm 2025 tương đối chậm, tâm lý các nhà sản xuất tại Việt Nam đã lạc quan hơn trong năm nay, theo S&P Global. Báo cáo chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 1 do hãng phân tích dữ liệu S&P Global (Mỹ) công bố cho biết tâm lý của doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam đã phục hồi sau mức thấp 19 tháng được ghi nhận vào tháng 12/2024. Cụ thể, hơn...

Những thị trường tỷ đô của gạo Việt Nam

Gạo Việt Nam đã đi khắp thế giới với khoảng 150 quốc gia, vùng lãnh thổ. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, Philippines, Indonesia, Malaysia và Ghana là 4 thị trường mua nhiều gạo Việt Nam nhất trong năm 2024, với kim ngạch lên tới 4,2 tỷ USD trong tổng kim ngạch 5,67 tỷ USD toàn ngành gạo. Thị trường có sự đảo chiều lớn nhất năm qua là Trung Quốc, xuất khẩu sang thị...

Giá vàng, USD đồng loạt tăng rất mạnh

Sáng nay (4/2), giá vàng trong nước đồng loạt tăng, vàng nhẫn lên kỷ lục mới. Giá USD cũng tăng mạnh lấy lại mốc 25.000 đồng/USD. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 87,8 - 89,8 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 1 triệu đồng/lượng so với sáng qua. Đây cũng là mức giá niêm yết của nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng khác như: Công ty TNHH Bảo Tín Minh...

Thu hơn 10 tỷ đồng mỗi năm từ vườn na ‘hoàng hậu’

Ông Phan Văn Bịt gầy dựng vườn na diện tích 7 ha, trung bình mỗi trái nặng 500-700 gram, cho năng suất trên 300 tấn, thu hơn 10 tỷ đồng mỗi năm. Những ngày đầu tháng 2, ông Bịt, 62 tuổi, ở phường Long Hưng, quận Ô Môn, TP Cần Thơ tất bật cùng gần 10 nhân công chăm sóc, thụ phấn, bón phân, phun thuốc, tưới nước, thu hoạch trên diện tích mảnh vườn 7 ha na Thái (na...

Bitcoin rớt giá mạnh do lo ngại lệnh áp thuế của ông Trump

Sàn giao dịch bitcoin cùng các loại tiền điện tử khác đồng loạt giảm giá khi các nhà đầu tư lo ngại lệnh áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ngày 3/2, giá tiền điện tử trượt dốc trong bối cảnh các nhà đầu tư ngày một lo ngại về cuộc chiến tranh thương mại mới. Theo tờ South China Morning Post (SCMP), đồng tiền bitcoin trong phiên giao dịch sáng nay ở châu Á đang ở mức khoảng 96.606...

Tin nổi bật

Tin mới nhất