Powered by Techcity

Phát triển nghề nuôi tôm hùm theo hướng bền vững

Từ năm 2015 đến nay, nghề nuôi tôm hùm ở Việt Nam phát triển nhanh cả về số lượng, thể tích lồng nuôi và sản lượng; từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm hùm hiện còn nhiều thách thức, bất cập về quản lý nguồn giống, thức ăn, quản lý vùng nuôi.

Người nuôi tôm xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu, Phú Yên đang thu hoạch tôm hùm.

Đáng chú ý, các hộ nuôi tôm hùm luôn phải đối mặt với thiên tai, dịch bệnh, môi trường nuôi bị ô nhiễm, việc tiêu thụ phụ thuộc vào xuất khẩu tiểu ngạch. Các địa phương ven biển miền trung đang triển khai nhiều giải pháp để nghề nuôi tôm hùm phát triển bền vững.

Hiệu quả kinh tế cao

Năm 2024, cả nước có khoảng 280.500 lồng nuôi tôm hùm, với sản lượng hơn 5.870 tấn, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 430 triệu USD; trong đó 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa chiếm hơn 95% tổng số lượng lồng nuôi và sản lượng cả nước. Riêng tại Phú Yên, năm 2024, tổng số lồng nuôi trên toàn tỉnh là gần 177.000 lồng, sản lượng khoảng 2.260 tấn, giá trị tương đương 1.800 tỷ đồng, dẫn đầu cả nước.

Về lại những làng biển Sông Cầu, nơi được xem là “thủ phủ tôm hùm”, ai cũng thấy rõ sự giàu có nhanh chóng của người nuôi tôm hùm qua mỗi mùa thu hoạch. Chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu Phan Trần Vạn Huy cho biết, hiện trên địa bàn thị xã có khoảng 4.000 hộ dân với khoảng 10.000 lao động đang tham gia nuôi trồng thủy sản, trong đó chủ yếu nuôi tôm hùm lồng bè. Năm 2024, Sông Cầu có khoảng 129.320 lồng nuôi tôm hùm, sản lượng hơn 2.190 tấn, giá trị thu được trên đơn vị mặt nước nuôi trồng thủy sản khoảng 1,55 tỷ đồng/ha/năm.

Xã Xuân Phương là địa phương có số lượng, sản lượng nuôi tôm hùm nhiều nhất với 1.259 hộ, thả nuôi 70.766 lồng. Riêng trong năm 2024, người dân xuất bán 28.650 lồng tôm hùm thịt các loại, sản lượng 1.115 tấn (với giá bình quân từ 750.000-850.000 đồng/kg), địa phương có nguồn thu tương đương 920 tỷ đồng.

Theo Chủ tịch UBND xã Xuân Phương Phạm Ngọc Hùng, hiệu quả từ nuôi tôm đem lại đã đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí để phấn đấu xây dựng xã trở thành phường trong năm 2025, kịp theo kế hoạch chung xây dựng thị xã Sông Cầu trở thành thành phố. Đến cuối năm 2024, địa phương đã hoàn thành 13/13 tiêu chí.

Thu hoạch tôm hùm tại làng biển Phú Dương, Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu.

Để nghề nuôi tôm hùm phát triển bền vững

Theo Cục Thủy sản, mỗi năm, nghề nuôi tôm hùm lồng đem lại nguồn thu hơn 3.500 tỷ đồng, đồng thời giải quyết được công ăn việc làm cho đông đảo người dân từ nhiều hoạt động như nuôi, khai thác giống… Tuy nhiên, thời gian qua, nghề nuôi tôm hùm đã bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu bền vững và chưa có một quy hoạch đồng bộ.

Hiện nay, ngay cả ở những tỉnh trọng điểm nuôi tôm hùm hầu như vẫn chưa có quy hoạch chi tiết vùng nuôi tôm hùm. Trong khi đó, tại các khu vực đã được quy hoạch chi tiết thì mật độ nuôi lại ngày càng tăng, dẫn đến nguy cơ phá vỡ quy hoạch, hoặc quy hoạch nằm chung với các đối tượng nuôi biển khác… gây khó khăn cho quản lý và làm dịch bệnh dễ lây lan.

Bên cạnh đó, con giống cũng đang là vấn đề nan giải nhất của nghề nuôi tôm hùm; bởi đến nay, người nuôi hoàn toàn lệ thuộc vào con giống được đánh bắt tự nhiên, với nhiều cách như đánh lưới mành, bẫy chà, lặn… Điều này dẫn đến bất cập là tôm giống có kích cỡ không đồng đều, chất lượng kém; sức khỏe tôm không bảo đảm, dẫn tới tôm thường chết vào thời gian đầu thả nuôi, hay èo uột, chậm lớn. Giá đắt, chất lượng con giống kém khiến người nuôi gặp nhiều rủi ro.

Hầu hết cơ sở nuôi quy mô nhỏ, tỷ lệ đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè rất thấp, lồng bè truyền thống chiếm tỷ lệ lớn, chưa mở rộng ra các vùng biển hở. Công nghệ nuôi lạc hậu, chưa đẩy mạnh liên kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm…

Để phát triển nghề nuôi tôm hùm ổn định và bền vững, các địa phương cần tập trung rà soát, sắp xếp lại vùng nuôi, tổ chức đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn phát sinh ô nhiễm môi trường, dịch bệnh.

Ngoài ra, cần ưu tiên đầu tư, ứng dụng công nghệ nuôi thương phẩm theo hướng bền vững, nuôi vùng biển xa bờ, nuôi trong các trang trại trên bờ, chuyển đổi từ nuôi lồng truyền thống sang lồng HDPE thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị…

Thị xã Sông Cầu – nơi có số lượng lồng bè nuôi tôm hùm lớn nhất cả nước – đang thực hiện mạnh mẽ các giải pháp nuôi tôm bền vững.

Địa phương đang hình thành vùng nuôi biển xa bờ với diện tích 1.380 ha, đầu tư công nghệ nuôi phù hợp với từng đối tượng nuôi; đồng thời, kiện toàn 129 tổ cộng đồng nuôi trồng thủy sản theo quy chế tự chủ, tương trợ, hỗ trợ sản xuất, truy xuất nguồn gốc hàng hóa, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh trật tự; gắn trách nhiệm, vai trò của chính quyền cơ sở.

Bên cạnh đó, thị xã Sông Cầu triển khai đề án thu gom, xử lý rác thải từ lồng, bè; đầu tư hạ tầng ven bờ phục vụ nuôi trồng thủy sản; ứng dụng khoa học-công nghệ và phát triển nuôi vùng biển xa bờ; chuyển đổi lồng bè nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu.

“Địa phương cũng đang đề xuất các chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng khi thực hiện việc giải tỏa lồng, bè để bảo đảm an sinh xã hội, có việc làm ổn định sau khi thực hiện sắp xếp lồng, bè…”, Chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu Phan Trần Vạn Huy cho biết thêm.

Ông Trịnh Quang Tú, Giám đốc Trung tâm tư vấn và quy hoạch phát triển thủy sản (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản), đơn vị đã xây dựng được 2 mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ tôm hùm theo chuỗi giá trị hiệu quả và bền vững cho biết: Ở Phú Yên, đơn vị xây dựng chuỗi liên kết và tiêu thụ tôm hùm xanh tại thị xã Sông Cầu.

Chuỗi liên kết này đã hình thành liên kết giữa Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp tôm hùm Sông Cầu với Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hải sản Linh Phát, Công ty TNHH Thành Nga nhằm cung cấp giống tôm hùm đạt chất lượng và xuất khẩu tôm hùm nuôi.

Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp tôm hùm Sông Cầu hiện có 35 thành viên, trong đó có 1 doanh nghiệp, với số lượng khoảng 2.300 lồng nuôi tôm hùm xanh, sản lượng khoảng 100 tấn/năm. Đơn vị đã tập huấn cho hợp tác xã các kỹ năng quản lý, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, liên kết sản xuất theo chuỗi và phát triển thị trường.

Đồng thời, đơn vị còn đưa ra các giải pháp phòng, trị bệnh trên tôm hùm nuôi, bảo quản tôm hùm sống, xây dựng thương hiệu từ mô hình, xúc tiến thương mại phát triển thị trường tiêu thụ tôm hùm…

“Qua hơn 1 năm triển khai chuỗi liên kết và tiêu thụ tôm hùm xanh ở Sông Cầu, đến nay vẫn còn nhiều khó khăn. Việc quy hoạch chi tiết các vùng nuôi tôm hùm, giao mặt nước, sắp xếp lại lồng bè, cấp mã số nuôi trồng thủy sản… vẫn chưa được triển khai. Nguồn giống tôm hùm chưa bảo đảm cung cấp đủ số lượng, chất lượng, việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến chưa nhiều… Những điều này cần được khắc phục trong thời gian tới…”, ông Trịnh Quang Tú chia sẻ.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng: Duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững, liên tục trong 2 thập kỷ tới

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ để thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược, không còn cách nào khác, nước ta phải duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững, liên tục trong 2 thập kỷ tới. Sáng 21/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế và đẩy...

Quan hệ Việt Nam-Cuba đang ở giai đoạn phát triển toàn diện, bền vững

Đại sứ Cuba nhấn mạnh mối quan hệ giữa Việt Nam và Cuba đang ở giai đoạn phát triển toàn diện, bền vững, đặc biệt, Cuba đang thực hiện những thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước. Chiều 9/1, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Cuba tại Việt Nam Rogelio Polanco Fuentes. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chúc mừng ông Rogelio Polanco Fuentes...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đội ngũ trí thức, nhà khoa học tạo bứt phá mạnh mẽ cho mục tiêu phát triển nhanh, bền...

Sáng 30/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt 200 trí thức, nhà khoa học có nhiều thành tích, đóng góp, đang hoạt động trong các ngành, lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng, giáo dục và đào tạo trên toàn quốc. Cùng dự Hội nghị có: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung...

Kinh tế di sản – Một động lực tăng trưởng mới vì sự phát triển nhanh, bền vững của tỉnh Quảng Ninh trong Kỷ...

Trong những năm qua, Quảng Ninh là một trong những địa phương luôn có sự tìm tòi, đổi mới về tư duy, cách làm mới, sáng tạo và những quyết sách, hành động đột phá góp phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, Quảng Ninh cũng đang đứng trước thách thức phải tìm ra được động lực phát triển mới trong bối cảnh nước ta đã hội nhập sâu rộng về kinh tế, nhiều địa phương trong...

Hướng tới chính sách thuế công bằng và bền vững

Việc xây dựng và triển khai các chính sách thuế, nhất là những chính sách thuế có liên quan đến thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng, không chỉ đối với các cơ quan quản lý nhà nước mà còn đối với những doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước. Trong đó, việc lấy ý kiến về dự thảo Nghị định áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp...

Cùng tác giả

Việt Nam thu hút FDI công nghệ cao, năng lượng

Triển vọng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục khả quan. Thông tin trên là nhận định của các hiệp hội, tổ chức quốc tế lớn như HSBC, EuroCham, Standard Chartered... Bên cạnh số lượng thì chất lượng dự án đang cải thiện rõ nét nhờ sự chủ động trong chiến lược lựa chọn, mời gọi nhà đầu tư hướng vào các ngành công nghiệp công nghệ cao và năng lượng. Chuỗi...

Giọng ca ‘Killing Me Softly With His Song’ qua đời

Danh ca Roberta Flack - nổi tiếng với bản tình ca "Killing Me Softly With His Song" - qua đời ở tuổi 88. Theo CNN, đại diện của ca sĩ thông báo bà qua đời trong vòng tay của gia đình tại nhà riêng hôm 24/2, không tiết lộ nguyên nhân. Những năm qua, danh ca gặp nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm hội chứng xơ cứng teo cơ một bên (Amyotrophic Lateral Sclerosis - ALS) được phát hiện...

Công bố Quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh

Ngày 25/2, Đoàn kiểm tra số 1907 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị công bố quyết định, kế hoạch kiểm tra năm 2025 đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh "về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện một số chuyên đề công tác trọng tâm năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư". Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng đoàn...

Màn đấu tay đôi ở Oscar

Cuộc đua Oscar 2025 đang trở nên kịch tính khi hạng mục "Nữ chính xuất sắc" là màn đấu tay đôi giữa Demi Moore và Mikey Madison. Để giành được tượng vàng đầu tiên trong sự nghiệp, minh tinh gạo cội phải vượt qua đàn em thua mình đến 37 tuổi. Đường đua Oscar 2025 đang gay cấn hơn bao giờ hết khi chỉ còn vài ngày nữa là đến lễ trao giải chính thức. Năm ngoái, kết quả gây sốc...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Phòng, chống lãng phí

Sáng 25/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng, chống lãng phí chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo nhằm rà soát công việc và bổ sung, kiện toàn Ban Chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ phòng, chống lãng phí thời gian tới, đặc biệt là xử lý các dự án tồn đọng nhằm giải phóng nguồn lực cho phát triển. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính...

Cùng chuyên mục

Việt Nam thu hút FDI công nghệ cao, năng lượng

Triển vọng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục khả quan. Thông tin trên là nhận định của các hiệp hội, tổ chức quốc tế lớn như HSBC, EuroCham, Standard Chartered... Bên cạnh số lượng thì chất lượng dự án đang cải thiện rõ nét nhờ sự chủ động trong chiến lược lựa chọn, mời gọi nhà đầu tư hướng vào các ngành công nghiệp công nghệ cao và năng lượng. Chuỗi...

Làm thế nào tăng tỷ lệ nội địa hoá ngành công nghiệp?

Tình trạng liên kết yếu và chưa chặt chẽ thể hiện qua tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm công nghiệp trong nước vẫn còn thấp. Tỷ lệ nội địa hoá chưa cao Theo Bộ Công Thương, vướng mắc của nền công nghiệp Việt Nam nằm ở việc nội lực còn yếu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phụ thuộc quá lớn vào các doanh nghiệp FDI. Đơn cử, các doanh nghiệp FDI chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu...

Giá vàng mua vào cao hơn bán ra

Sáng nay (25/2), giá vàng trong nước bật tăng trở lại lên mốc 92 triệu đồng/lượng. Điều đặc biệt là mức tăng giá mua vào cao hơn giá bán ra. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Phú Quý, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu… niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 90 - 92 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 400.000 đồng/lượng mua vào, 300.000 đồng/lượng bán ra...

Mở hồ sơ lãi suất huy động sau chỉ đạo ‘nóng’ của Thủ tướng

Từ đầu năm đến nay, lãi suất huy động tăng tại nhiều ngân hàng. Tuy nhiên, mức tăng chưa đột biến và cao nhất 7,2% kỳ hạn 24 tháng. Theo thống kê của Hiệp hội Ngân hàng, trong 6 tuần (từ 6/1-14/2), bảng lãi suất huy động của 36 ngân hàng ghi nhận 7/36 ngân hàng tăng lãi suất, 3 ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất, 2 ngân hàng đồng thời tăng và giảm lãi suất ở một số...

Nhiều hàng Việt bị EU cảnh báo dư kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 16 cảnh báo về nông, thủy sản tồn dư hóa chất, kháng sinh - cao nhất châu Á. Thông tin trên được TS Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - công bố sáng 24/2 tại hội nghị trực tuyến về tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU. Theo ông Nam, Việt Nam là quốc gia bị cảnh báo nhiều nhất châu...

Chứng khoán vượt mốc 1.300 điểm, cao nhất 8 tháng

Dòng tiền có lúc phân vân khi chỉ số VN-Index cán mốc 1.300 điểm, song nhờ sự hưởng ứng tích cực của nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng và đặc biệt là cổ phiếu thép đã giúp VN-Index chinh phục ngưỡng kháng cự này một cách thuyết phục. VN-Index đạt mức cao nhất trong 8 tháng qua. Phiên giao dịch hôm nay (24/2) mang lại khá nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư. Thị trường giao dịch khởi sắc...

Tập trung thi công đường nối Tiên Yên với trục cao tốc dọc tỉnh

Sau gần một năm triển khai thi công, tuyến đường kết nối trung tâm huyện Tiên Yên với QL 4B đã thực hiện được gần 50% tổng khối lượng các hạng mục. Chủ đầu tư và các nhà thầu đang quyết tâm hoàn thành dự án trong năm 2025, trở thành trục giao thông trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng trong triển khai các mục tiêu phát triển của địa phương. Nguồn

Quyết tâm tăng trưởng kinh tế 14%: Bài 4: Động lực và niềm tin từ 3 đột phá chiến lược

Sau hơn một thập kỷ kiên trì thực hiện 3 đột phá chiến lược bằng sự đoàn kết, thống nhất, kế thừa và trách nhiệm, Quảng Ninh đã tạo ra nền tảng vững chắc, hình thành những động lực để kiến tạo phát triển KT-XH. Với mục tiêu tiếp tục tạo đột phá về tăng trưởng đạt 14% ở năm 2025, tỉnh sẽ tập trung, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược bằng sự chủ động mới. Nguồn...

Sầu riêng vướng quy định mới khiến xuất khẩu rau quả lao dốc

Quy định mới và kiểm tra chặt chẽ từ các thị trường khiến xuất khẩu sầu riêng giảm 80%, kéo kim ngạch rau quả hai tháng đầu năm ước còn 677 triệu USD. Xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối diện với giai đoạn khó khăn khi kim ngạch giảm mạnh trong hai tháng đầu năm. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tổng giá trị xuất khẩu ước tính đạt 677 triệu USD, giảm 17% so với cùng...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 19/CĐ-TTg về việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất. Công điện nêu rõ, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng (nhất là tại Nghị quyết số 01/NQ- CP ngày 8 tháng 1 năm 2025 và Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày...

Tin nổi bật

Tin mới nhất