Powered by Techcity

Phát triển kinh tế hài hòa với thiên nhiên

Với quan điểm “Phát triển kinh tế phải hài hòa với thiên nhiên, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”, những năm qua, Quảng Ninh đã tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ môi trường (BVMT) và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.

Rừng ngập mặn tại huyện Tiên Yên đang được bảo vệ và phát triển ngày càng bền vững, góp phần ổn định môi trường.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về BVMT, tỉnh Quảng Ninh đã sớm ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn triển khai thực hiện công tác quản lý BVMT, coi BVMT là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Có thể kể đến như: Nghị quyết số 117/2003/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về một số chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý BVMT đến năm 2010; Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 7/9/2010 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý BVMT trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/9/2022 của BCH Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quản lý tài nguyên, BVMT, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh nguồn nước giai đoạn 2022-2030.

Từ năm 2015, Quảng Ninh đã đầu tư xây dựng 26 trạm quan trắc môi trường tự động tại các vị trí trọng yếu về môi trường từ nguồn vốn ngân sách và nguồn kinh phí đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp có phát thải lớn trên địa bàn, điều mà rất ít tỉnh, thành làm được. Đến nay, toàn tỉnh đã đầu tư, quản lý và vận hành ổn định 160 trạm quan trắc, trong đó có 1 trạm quan trắc không khí do Bộ TN&MT đầu tư. Số còn lại do tỉnh, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện.

Với công nghệ khá hiện đại, dữ liệu từ các trạm quan trắc được chuyển tải liên tục, thường xuyên, trực tiếp về Sở TN&MT, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, các địa phương và Bộ TN&MT để giám sát, nắm bắt kịp thời những thông số chất lượng môi trường. Từ đó, giúp cơ quan quản lý và chủ nguồn thải giám sát chặt chẽ chất lượng môi trường, đồng thời nâng cao ý thức BVMT của các doanh nghiệp.

Nhận diện rõ những mâu thuẫn, thách thức giữa phát triển kinh tế với BVMT, tỉnh đã từng bước chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, biến tăng trưởng nóng thành tăng trưởng xanh từ năm 2011. Theo đó, tỉnh đã đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc cùng chung tay thực hiện chiến lược chuyển đổi phương thức phát triển, chủ động triển khai các giải pháp cấp bách và lâu dài, nhằm khắc phục những tác động tiêu cực do hoạt động sản xuất, kinh doanh than gây ra.

Thực hiện nghiêm túc các cam kết về môi trường với tỉnh, những năm qua TKV đã dừng hoạt động của các cơ sở sản xuất gần khu dân cư, trong đó có Nhà máy Tuyển than Nam Cầu Trắng vào năm 2019.

Hằng năm, TKV đều dành hàng nghìn tỷ đồng để chi cho công tác BVMT như: Cải tạo các tầng thải, gia cố chân bãi thải, đầu tư hệ thống phun sương dập bụi cao áp tại những vị trí đổ thải, chuyển tải; đưa hệ thống băng tải kín vận chuyển than vào hoạt động thay thế ô tô và tàu sắt; đầu tư các trạm xử lý nước thải mỏ; trồng cây xanh để chống xói mòn, sạt trượt bãi thải, giảm phát tán bụi ra môi trường… Đối với đất đá thải mỏ, TKV đang chế biến, sử dụng một phần để làm vật liệu san lấp mặt bằng, vật liệu xây dựng theo định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn.

Cán bộ Trung tâm Quan trắc TN&MT (Sở TN&MT) kiểm tra Trạm xử lý nước thải mỏ tại Công ty CP Than Hà Lầm.

Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/9/2022 của BCH Đảng bộ tỉnh, hiện nay Sở Xây dựng đang tham mưu cho tỉnh lộ trình thực hiện việc di dời các nhà máy xi măng, nhiệt điện có ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường.

Quảng Ninh là địa phương có diện tích rừng lớn, đứng thứ 18/63 tỉnh, thành trong cả nước, với gần 423.000ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp, chiếm hơn 68% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Nhờ tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng, tỉnh đã bảo vệ, quản lý tốt các khu rừng tự nhiên như: Vườn quốc gia Bái Tử Long, Rừng quốc gia Yên Tử, Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng. Tỉnh đã thành lập mới một số khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng cảnh quan BVMT như: Rừng đặc dụng Vịnh Hạ Long, Khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui (huyện Tiên Yên)…

Tỉnh cũng đã thay thế các loại cây giống lâm nghiệp hiệu quả thấp bằng các giống cây bản địa, cây gỗ lớn. Từ năm 2017 đến nay, tỉnh đã trồng mới được hơn 74.000ha rừng tập trung với nhiều loài cây có giá trị như lim, giổi, lát, thông nhựa và 3,5 triệu cây phân tán các loại, nâng tỷ lệ che phủ rừng lên trên 55%, đứng thứ 14 cả nước, góp phần nâng cao hiệu quả công tác BVMT, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Quảng Ninh đã tổ chức thực hiện tốt các giải pháp về quản lý BVMT ở cả khu vực đô thị và vùng nông thôn, nhất là vùng cao, miền núi, vùng đồng bào DTTS, biên giới, biển đảo của tỉnh. Trong nửa đầu nhiệm kỳ 2020-2025, tỉnh đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu về BVMT, nằm trong tốp 5 tỉnh, thành phố BVMT ở mức tốt.

Ông Phạm Văn Cường, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở TN&MT cho biết: Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về BVMT, trong thời gian tới Sở sẽ tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung trong Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/9/2022 của BCH Đảng bộ tỉnh, cùng các chỉ tiêu, mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra. Tăng cường đổi mới công nghệ và chuyển đổi số trong quản lý nhà nước về BVMT; ưu tiên thu hút đầu tư các dự án có công nghệ cao, thân thiện, ít phát thải ra môi trường. Đồng thời, xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các tỉnh, thành, quốc gia lân cận bảo vệ tốt môi trường.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính

Tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu cắt giảm 8% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát thải thông thường trong giai đoạn 2021-2030 và cắt giảm 25% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát thải thông thường đến năm 2050. Nhiều giải pháp căn cơ, lâu dài đang được các sở, ngành, cơ quan, đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh triển khai quyết liệt. Tại Hội...

Đông Triều: Bảo vệ môi trường trong sản xuất, khai thác than

Với quan điểm xác định công tác bảo vệ môi trường là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục và lâu dài, TP Đông Triều cùng các doanh nghiệp đã nỗ lực bảo vệ môi trường trong sản xuất, khai thác than. Hiện nay, trên địa bàn TP Đông Triều có 7 đơn vị được cấp phép hoạt động khai thác, kinh doanh, tiêu thụ than, sản xuất điện, thuộc địa bàn 7 xã, phường: Mạo Khê, Yên Thọ,...

Hạ Long: Nhiều chuyển biến trong công tác bảo vệ môi trường

Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/9/2022 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh nguồn nước (viết tắt là Nghị quyết số 10-NQ/TU), lĩnh vực tài nguyên và môi trường của TP Hạ Long đạt nhiều kết quả quan trọng. Những thành tựu...

TKV nỗ lực bảo vệ môi trường

Xác định công tác bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ xuyên suốt, nhằm phát triển bền vững, trong suốt thời gian qua, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đầu tư các công trình, dự án bảo vệ môi trường, cùng với chính quyền địa phương các cấp tỉnh Quảng Ninh nỗ lực giảm thiểu thấp nhất những ảnh hưởng của...

Lấy lại vẻ đẹp vốn có cho di sản

Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long là một trong những điểm đến thu hút nhiều nhất khách du lịch đến với Quảng Ninh. Đặc biệt di sản này được du khách quốc tế yêu thích khám phá, trải nghiệm mỗi khi đến Việt Nam nói chung, Quảng Ninh nói riêng. Xác định tầm quan trọng của di sản – kỳ quan đối với sự tăng trưởng của ngành Du lịch, nên ngay sau...

Cùng tác giả

Thầy thuốc phải có kiến thức đầy đủ, đức hạnh vẹn tròn, hành vi mẫu mực

Chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sỹ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh viện Quân y 103. Chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2025); thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sỹ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh...

Tổng Bí thư làm việc với Ban Chính sách, chiến lược TW về mục tiêu tăng trưởng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo. Chiều 24/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền...

Nhiều hàng Việt bị EU cảnh báo dư kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 16 cảnh báo về nông, thủy sản tồn dư hóa chất, kháng sinh - cao nhất châu Á. Thông tin trên được TS Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - công bố sáng 24/2 tại hội nghị trực tuyến về tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU. Theo ông Nam, Việt Nam là quốc gia bị cảnh báo nhiều nhất châu...

Chứng khoán vượt mốc 1.300 điểm, cao nhất 8 tháng

Dòng tiền có lúc phân vân khi chỉ số VN-Index cán mốc 1.300 điểm, song nhờ sự hưởng ứng tích cực của nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng và đặc biệt là cổ phiếu thép đã giúp VN-Index chinh phục ngưỡng kháng cự này một cách thuyết phục. VN-Index đạt mức cao nhất trong 8 tháng qua. Phiên giao dịch hôm nay (24/2) mang lại khá nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư. Thị trường giao dịch khởi sắc...

Quyết tâm tăng trưởng kinh tế 14%: Bài 4: Động lực và niềm tin từ 3 đột phá chiến lược

Sau hơn một thập kỷ kiên trì thực hiện 3 đột phá chiến lược bằng sự đoàn kết, thống nhất, kế thừa và trách nhiệm, Quảng Ninh đã tạo ra nền tảng vững chắc, hình thành những động lực để kiến tạo phát triển KT-XH. Với mục tiêu tiếp tục tạo đột phá về tăng trưởng đạt 14% ở năm 2025, tỉnh sẽ tập trung, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược bằng sự chủ động mới. Nguồn...

Cùng chuyên mục

Nhiều hàng Việt bị EU cảnh báo dư kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 16 cảnh báo về nông, thủy sản tồn dư hóa chất, kháng sinh - cao nhất châu Á. Thông tin trên được TS Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - công bố sáng 24/2 tại hội nghị trực tuyến về tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU. Theo ông Nam, Việt Nam là quốc gia bị cảnh báo nhiều nhất châu...

Chứng khoán vượt mốc 1.300 điểm, cao nhất 8 tháng

Dòng tiền có lúc phân vân khi chỉ số VN-Index cán mốc 1.300 điểm, song nhờ sự hưởng ứng tích cực của nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng và đặc biệt là cổ phiếu thép đã giúp VN-Index chinh phục ngưỡng kháng cự này một cách thuyết phục. VN-Index đạt mức cao nhất trong 8 tháng qua. Phiên giao dịch hôm nay (24/2) mang lại khá nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư. Thị trường giao dịch khởi sắc...

Quyết tâm tăng trưởng kinh tế 14%: Bài 4: Động lực và niềm tin từ 3 đột phá chiến lược

Sau hơn một thập kỷ kiên trì thực hiện 3 đột phá chiến lược bằng sự đoàn kết, thống nhất, kế thừa và trách nhiệm, Quảng Ninh đã tạo ra nền tảng vững chắc, hình thành những động lực để kiến tạo phát triển KT-XH. Với mục tiêu tiếp tục tạo đột phá về tăng trưởng đạt 14% ở năm 2025, tỉnh sẽ tập trung, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược bằng sự chủ động mới. Nguồn...

Sầu riêng vướng quy định mới khiến xuất khẩu rau quả lao dốc

Quy định mới và kiểm tra chặt chẽ từ các thị trường khiến xuất khẩu sầu riêng giảm 80%, kéo kim ngạch rau quả hai tháng đầu năm ước còn 677 triệu USD. Xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối diện với giai đoạn khó khăn khi kim ngạch giảm mạnh trong hai tháng đầu năm. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tổng giá trị xuất khẩu ước tính đạt 677 triệu USD, giảm 17% so với cùng...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 19/CĐ-TTg về việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất. Công điện nêu rõ, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng (nhất là tại Nghị quyết số 01/NQ- CP ngày 8 tháng 1 năm 2025 và Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày...

Giá lợn hơi ngày 24.2: Tiếp tục tăng, sát mốc 80.000 đồng/kg

Giá lợn hơi trên cả nước ngày 24.2 tiếp tục tăng mạnh, thiết lập các mức giá cao kỷ lục và tiến gần đến mốc 80.000 đồng/kg. Miền Bắc Tại miền Bắc, giá lợn hơi duy trì ổn định, dao động trong khoảng 71.000 - 73.000 đồng/kg. Các tỉnh như Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Thái Bình ghi nhận mức giá cao nhất khu vực, đạt 73.000 đồng/kg. Miền Trung - Tây Nguyên Khu vực miền Trung - Tây...

USD ‘diễn biến lạ’, Ngân hàng Nhà nước phản ứng thế nào?

Sáng nay (24/2), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.646 đồng/USD. Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch 25.828 đồng/USD bán ra. Đây là mức cao nhất lịch sử. Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 3 liên tiếp nâng giá bán USD. Liên tục tăng giá USD bán can thiệp Từ ngày 11/2, Ngân hàng Nhà nước lần đầu tiên tăng giá bán USD kể từ cuối tháng 10/2024 thêm...

Giá vàng trở lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng

Trưa nay 24-2, giá vàng miếng SJC đã quay lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng sau khi giá vàng thế giới tăng trở lại. Lúc 12h trưa, giá vàng thế giới tăng lên 2.940 USD/ounce, quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng giá vàng thế giới tương đương 91 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới tăng đã kéo giá vàng trong nước đi lên. Công ty SJC sáng nay niêm yết giá bán vàng miếng SJC ở mức 91,8...

Năm 2025, Mỹ vẫn là thị trường hứa hẹn của ngành gỗ

Năm 2024, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu đạt 16,3 tỷ USD, vượt mục tiêu 15,2 tỷ USD đề ra. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, với 8,17 tỷ USD tăng 24,6% (tương đương 1,61 tỷ USD) và chiếm 56% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Đây cũng là động lực lớn, dự báo giữ đà tăng trưởng cho cả năm 2025. Theo đánh giá của...

Siết chặt quản lý chất lượng sầu riêng

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tháng 1/2025, ngành rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu 416 triệu USD, giảm 11,3% so với tháng 12/2024 và giảm 5,2% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do xuất khẩu sầu riêng sụt giảm khi Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần siết chặt việc quản lý chất lượng sầu riêng từ khâu trồng,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất