Powered by Techcity

Phát triển kinh tế bền vững: Nhiều giải pháp hiệu quả

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM đã trở thành phong trào rộng khắp, có sức lan tỏa mạnh mẽ ở các địa phương trên địa bàn Quảng Ninh và đạt được nhiều thành tựu ấn tượng trong phát triển KT-XH, giúp giảm nghèo và tăng thu nhập cho người dân vùng nông thôn.

Nông dân TX Đông Triều áp dụng cơ giới hóa vào gieo cấy lúa.
Nông dân TX Đông Triều áp dụng cơ giới hóa vào gieo cấy lúa.

Những mô hình nổi bật

Gia đình ông Chu Văn Chử (thôn Đồng Tán, xã Minh Cầm, huyện Ba Chẽ) là một trong những hộ mạnh dạn đi đầu chuyển đổi diện tích trồng các loại cây gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn kết hợp với trồng cây ăn quả, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Chu Văn Chử, xã Minh Cầm (huyện Ba Chẽ) chăm sóc rừng cây gỗ lớn của gia đình.
Ông Chu Văn Chử (xã Minh Cầm, huyện Ba Chẽ) chăm sóc rừng cây gỗ lớn của gia đình.

Với diện tích hơn 6ha, mô hình tổng hợp của gia đình ông Chử chủ yếu là trồng giổi kết hợp trồng ba kích tím và các loài cây ăn quả như: Ổi ruột đỏ, ổi Đài Loan, xoài, hồng xiêm… Năm 2018, sau khi cùng với 30 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp của Ba Chẽ đến huyện Lạc Sơn (tỉnh Hòa Bình) để trao đổi, học tập kinh nghiệm về mô hình trồng cây giổi và nhận thấy giống cây này đem lại giá trị kinh tế, nên khi trở về, được sự hỗ trợ của địa phương, ông Chử đã mạnh dạn chuyển đổi một số diện tích trồng keo sang trồng giổi.

Ông Chử chia sẻ: Cùng với quyết tâm chuyển hướng cây trồng sang trồng rừng gỗ lớn, mô hình tổng hợp của tôi đến nay đã cho thu nhập ổn định khoảng 200 triệu đồng/năm. Từ hiệu quả của mô hình, gia đình tôi cũng được hỗ trợ thêm một số giống gia cầm chăn nuôi dưới tán cây gỗ lớn để tiếp tục nhân rộng diện tích trồng cây gỗ lớn, từ đó nhiều bà con trên địa bàn cũng học tập và làm theo để nâng cao thu nhập.

Còn tại thôn Tân Hà (xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà), chị Lý Thị Gái với quyết tâm thoát nghèo đã tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế để cải thiện cuộc sống. Nhận thấy chăn nuôi, trồng cây ăn quả phù hợp với đất đai, khí hậu nơi sinh sống, chị Gái đã mạnh dạn đầu tư vốn để phát triển mô hình này. Năm 2017, được Chi hội phụ nữ thôn cho vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ việc làm của hội phụ nữ để mua con giống, cùng với sự kết nối, hỗ trợ của HTX Tuyền Hiền chuyên về nhân giống gà bản địa trên địa bàn và số vốn tích góp của gia đình, chị Gái đã cải tạo diện tích đất sản xuất, đầu tư xây dựng chuồng trại. Ban đầu là chăn nuôi với quy mô nhỏ, sau khi có vốn và thu được lãi, chị Gái tiếp tục mở rộng chuồng trại, nuôi gần 2.000 con gà bản Đầm Hà, nuôi hơn 40 con lợn và trồng thêm các loại cây ăn quả là cam, ổi trên diện tích đất đồi của gia đình.

Chị Lý Thị Gái vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để đảm bảo đàn lợn phát triển khỏe mạnh.
Chị Lý Thị Gái (xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà) vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để đảm bảo đàn lợn phát triển khỏe mạnh.

Chị Gái cho biết: Nhờ có sự giúp đỡ về vốn, hỗ trợ về kỹ thuật trong chăn nuôi và liên kết tiêu thụ sản phẩm với HTX Tuyền Hiền, nên quá trình chăn nuôi đàn lợn, đàn gà của gia đình luôn khỏe mạnh, ít bị dịch bệnh, đem lại thu nhập cao. Mỗi năm chúng tôi cung cấp ra thị trường hơn 3.000 con gà, 40-60 con lợn thịt, trừ chi phí, gia đình thu lãi khoảng 150-200 triệu đồng.

Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình xây dựng NTM, vì thế các địa phương trong tỉnh đã tập trung chỉ đạo, thực hiện nhiều giải pháp, nhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Tập trung nguồn lực cho phát triển

Xác định phát triển sản xuất là một trong những giải pháp then chốt để giúp cho người dân, nhất là người dân ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa có việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, Quảng Ninh đã huy động mọi nguồn lực giúp người dân phát triển sản xuất, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại.

Trang trại Tân An (TX Quảng Yên) sử dụng máy cho gà ăn tự động để kiểm soát lượng thức ăn và tiết kiệm nhân công. Ảnh: Nguyên Ngọc
Trang trại Tân An (TX Quảng Yên) sử dụng máy cho gà ăn tự động để kiểm soát lượng thức ăn và tiết kiệm nhân công. Ảnh: Nguyên Ngọc

Trên cơ sở thế mạnh của từng địa phương, để tổ chức lại sản xuất, tỉnh tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại. Trong đó, tỉnh lựa chọn hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, đẩy mạnh củng cố, phát triển HTX gắn chặt với chương trình OCOP, làm gia tăng giá trị sản phẩm theo hướng bền vững.

Để đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, tỉnh đã dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi, khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; hỗ trợ tín dụng cho HTX, doanh nghiệp, hộ nông dân phát triển sản xuất kinh doanh; nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng.

Giai đoạn 2021-2023, tỉnh đã ưu tiên dành 240 tỷ đồng ngân sách ủy thác qua Ngân hàng CSXH cho người dân vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo vay vốn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Qua đó, hoàn thành trước 3 năm Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 theo tiêu chí của Trung ương và triển khai áp dụng quy định chuẩn nghèo đa chiều trên địa bàn tỉnh cao hơn quy định của Trung ương.

Hầu đại dương đang là đối tượng nuôi mang lại nguồn thu cao cho người NTTS. Ảnh: Việt Hoa
Hầu đại dương đang là đối tượng nuôi mang lại nguồn thu cao cho người NTTS. Ảnh: Việt Hoa

Tỉnh cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, tạo vùng nguyên liệu; có cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất. Đến nay, đã có một số nhà đầu tư lớn triển khai các dự án trọng điểm. Đó là: Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại TX Đông Triều của Tập đoàn Vingroup; dự án chăn nuôi bò thịt của Công ty CP Phú Lâm; dự án mở rộng phát triển chăn nuôi của Công ty Thiên Thuận Tường; dự án sản xuất giống công nghệ cao và nuôi thực nghiệm giống hải sản tại huyện Đầm Hà của Công ty BIM… Đặc biệt, tỉnh đang hỗ trợ Tập đoàn TH triển khai đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chăn nuôi bò sữa tập trung và liên kết với người dân tại huyện Đầm Hà.

Với nhiều giải pháp hiệu quả, Quảng Ninh đã từng bước thu hẹp khoảng cách vùng miền, giúp người dân trên địa bàn ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, nông dân giàu có, nông thôn văn minh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Vùng quê trù phú, yên bình, giàu bản sắc

Bình Liêu là huyện miền núi, biên giới, dân tộc đầu tiên trong nước được công nhận đạt chuẩn NTM vào năm 2023. Đây là động lực, tiền đề để địa phương phấn đấu về đích huyện NTM nâng cao trong năm 2025. Hết năm 2024, Bình Liêu đạt 8/9 tiêu chí, 37/38 chỉ tiêu theo Bộ tiêu chí huyện đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025; xã Hoành Mô và Húc Động đạt chuẩn NTM nâng cao; xã...

Bình Liêu quyết tâm từ những ngày đầu, tháng đầu

Phát huy kết quả đạt được năm 2024, bám sát chỉ đạo, định hướng của tỉnh, huyện Bình Liêu tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, sự vào cuộc của các tầng lớp nhân dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2025 gắn với chủ đề công tác năm của tỉnh là “Bứt phá trong phát triển kinh tế, tạo đà cho nhiệm kỳ mới”. Hiện thực hóa mục tiêu...

Kỳ vọng những động lực tăng trưởng mới

Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt 14%, cao hơn 2% so với mức Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương. Đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay của Quảng Ninh. Quyết tâm thực hiện mục tiêu này, toàn bộ hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân đang đồng lòng, nỗ lực hết mình. Đặc biệt để đóng góp vào sự tăng trưởng GRDP của...

Đẩy nhanh tiến độ giao biển nuôi trồng thủy sản

Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, diện tích khu vực biển phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) là 45.146 ha. Để kịp thời cấp phép, giao biển NTTS, ngay sau Tết Nguyên đán 2025, các địa phương đã đẩy nhanh tiến độ, chủ động gặp gỡ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các hộ, đơn vị, tổ chức nuôi trồng, từ đó tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn...

Bình Liêu quyết tâm bứt phá trong phát triển kinh tế

Năm 2024, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, huyện Bình Liêu đã hoàn thành đạt và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng. Bước vào năm cuối nhiệm kỳ, với nhiều cơ hội đan xen khó khăn, thách thức, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân huyện quyết tâm đoàn kết, đồng lòng, thực hiện chủ đề công tác năm 2025 của tỉnh: “Bứt phá trong phát triển kinh tế, tạo đà cho nhiệm...

Cùng tác giả

Thầy thuốc phải có kiến thức đầy đủ, đức hạnh vẹn tròn, hành vi mẫu mực

Chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sỹ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh viện Quân y 103. Chiều 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2025); thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sỹ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh...

Tổng Bí thư làm việc với Ban Chính sách, chiến lược TW về mục tiêu tăng trưởng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo. Chiều 24/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền...

Nhiều hàng Việt bị EU cảnh báo dư kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 16 cảnh báo về nông, thủy sản tồn dư hóa chất, kháng sinh - cao nhất châu Á. Thông tin trên được TS Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - công bố sáng 24/2 tại hội nghị trực tuyến về tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU. Theo ông Nam, Việt Nam là quốc gia bị cảnh báo nhiều nhất châu...

Chứng khoán vượt mốc 1.300 điểm, cao nhất 8 tháng

Dòng tiền có lúc phân vân khi chỉ số VN-Index cán mốc 1.300 điểm, song nhờ sự hưởng ứng tích cực của nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng và đặc biệt là cổ phiếu thép đã giúp VN-Index chinh phục ngưỡng kháng cự này một cách thuyết phục. VN-Index đạt mức cao nhất trong 8 tháng qua. Phiên giao dịch hôm nay (24/2) mang lại khá nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư. Thị trường giao dịch khởi sắc...

Quyết tâm tăng trưởng kinh tế 14%: Bài 4: Động lực và niềm tin từ 3 đột phá chiến lược

Sau hơn một thập kỷ kiên trì thực hiện 3 đột phá chiến lược bằng sự đoàn kết, thống nhất, kế thừa và trách nhiệm, Quảng Ninh đã tạo ra nền tảng vững chắc, hình thành những động lực để kiến tạo phát triển KT-XH. Với mục tiêu tiếp tục tạo đột phá về tăng trưởng đạt 14% ở năm 2025, tỉnh sẽ tập trung, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược bằng sự chủ động mới. Nguồn...

Cùng chuyên mục

Nhiều hàng Việt bị EU cảnh báo dư kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 16 cảnh báo về nông, thủy sản tồn dư hóa chất, kháng sinh - cao nhất châu Á. Thông tin trên được TS Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - công bố sáng 24/2 tại hội nghị trực tuyến về tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU. Theo ông Nam, Việt Nam là quốc gia bị cảnh báo nhiều nhất châu...

Chứng khoán vượt mốc 1.300 điểm, cao nhất 8 tháng

Dòng tiền có lúc phân vân khi chỉ số VN-Index cán mốc 1.300 điểm, song nhờ sự hưởng ứng tích cực của nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng và đặc biệt là cổ phiếu thép đã giúp VN-Index chinh phục ngưỡng kháng cự này một cách thuyết phục. VN-Index đạt mức cao nhất trong 8 tháng qua. Phiên giao dịch hôm nay (24/2) mang lại khá nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư. Thị trường giao dịch khởi sắc...

Quyết tâm tăng trưởng kinh tế 14%: Bài 4: Động lực và niềm tin từ 3 đột phá chiến lược

Sau hơn một thập kỷ kiên trì thực hiện 3 đột phá chiến lược bằng sự đoàn kết, thống nhất, kế thừa và trách nhiệm, Quảng Ninh đã tạo ra nền tảng vững chắc, hình thành những động lực để kiến tạo phát triển KT-XH. Với mục tiêu tiếp tục tạo đột phá về tăng trưởng đạt 14% ở năm 2025, tỉnh sẽ tập trung, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược bằng sự chủ động mới. Nguồn...

Sầu riêng vướng quy định mới khiến xuất khẩu rau quả lao dốc

Quy định mới và kiểm tra chặt chẽ từ các thị trường khiến xuất khẩu sầu riêng giảm 80%, kéo kim ngạch rau quả hai tháng đầu năm ước còn 677 triệu USD. Xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối diện với giai đoạn khó khăn khi kim ngạch giảm mạnh trong hai tháng đầu năm. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tổng giá trị xuất khẩu ước tính đạt 677 triệu USD, giảm 17% so với cùng...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 19/CĐ-TTg về việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất. Công điện nêu rõ, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng (nhất là tại Nghị quyết số 01/NQ- CP ngày 8 tháng 1 năm 2025 và Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày...

Giá lợn hơi ngày 24.2: Tiếp tục tăng, sát mốc 80.000 đồng/kg

Giá lợn hơi trên cả nước ngày 24.2 tiếp tục tăng mạnh, thiết lập các mức giá cao kỷ lục và tiến gần đến mốc 80.000 đồng/kg. Miền Bắc Tại miền Bắc, giá lợn hơi duy trì ổn định, dao động trong khoảng 71.000 - 73.000 đồng/kg. Các tỉnh như Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Thái Bình ghi nhận mức giá cao nhất khu vực, đạt 73.000 đồng/kg. Miền Trung - Tây Nguyên Khu vực miền Trung - Tây...

USD ‘diễn biến lạ’, Ngân hàng Nhà nước phản ứng thế nào?

Sáng nay (24/2), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.646 đồng/USD. Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch 25.828 đồng/USD bán ra. Đây là mức cao nhất lịch sử. Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 3 liên tiếp nâng giá bán USD. Liên tục tăng giá USD bán can thiệp Từ ngày 11/2, Ngân hàng Nhà nước lần đầu tiên tăng giá bán USD kể từ cuối tháng 10/2024 thêm...

Giá vàng trở lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng

Trưa nay 24-2, giá vàng miếng SJC đã quay lại ngưỡng 92 triệu đồng/lượng sau khi giá vàng thế giới tăng trở lại. Lúc 12h trưa, giá vàng thế giới tăng lên 2.940 USD/ounce, quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng giá vàng thế giới tương đương 91 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới tăng đã kéo giá vàng trong nước đi lên. Công ty SJC sáng nay niêm yết giá bán vàng miếng SJC ở mức 91,8...

Năm 2025, Mỹ vẫn là thị trường hứa hẹn của ngành gỗ

Năm 2024, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu đạt 16,3 tỷ USD, vượt mục tiêu 15,2 tỷ USD đề ra. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, với 8,17 tỷ USD tăng 24,6% (tương đương 1,61 tỷ USD) và chiếm 56% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Đây cũng là động lực lớn, dự báo giữ đà tăng trưởng cho cả năm 2025. Theo đánh giá của...

Siết chặt quản lý chất lượng sầu riêng

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tháng 1/2025, ngành rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu 416 triệu USD, giảm 11,3% so với tháng 12/2024 và giảm 5,2% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do xuất khẩu sầu riêng sụt giảm khi Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần siết chặt việc quản lý chất lượng sầu riêng từ khâu trồng,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất