Powered by Techcity

Phát triển KHCN đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là đột phá quan trọng hàng đầu

Khoa học và công nghệ thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đồng chí Thái Thanh Quý, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương trình bày báo cáo tại hội nghị. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Tại hội nghị, ông Thái Thanh Quý, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương trình bày Báo cáo tóm tắt tình hình, kết quả thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số thời gian qua; quán triệt, triển khai tinh thần và nội dung cốt lõi của Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Nhiều thành tựu to lớn

Theo Báo cáo, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đất nước.

Khoa học và công nghệ thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày càng khẳng định rõ hơn vai trò động lực trong phát triển kinh tế-xã hội, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ có nhiều tiến bộ; nhiều công trình nghiên cứu đã có đóng góp lớn cho phát triển kinh tế – xã hội, nhất là các lĩnh vực nông nghiệp, y học, dược học, năng lượng, dầu khí, cơ khí, chế tạo, quân sự, an ninh…

Khoa học xã hội và nhân văn đóng góp tích cực cho việc cung cấp luận cứ trong vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; hoạch định đường lối, chính sách phát triển đất nước và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tiềm lực khoa học và công nghệ đã được tăng cường.

Các tổ chức khoa học-công nghệ và đội ngũ cán bộ phát triển cả về số lượng và chất lượng, là lực lượng đi đầu trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Quản lý nhà nước, cơ chế, chính sách về phát triển, quản lý khoa học và công nghệ được tiếp tục đổi mới. Đã hình thành hành lang pháp lý tạo thuận lợi cho việc phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia; hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo bắt đầu phát triển.

Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia được thành lập và đi vào hoạt động bước đầu phát huy hiệu quả. Việt Nam thuộc nhóm đầu các quốc gia ban hành Chiến lược Chuyển đổi số quốc gia.

Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước và khung khổ pháp lý cho công nghệ thông tin, chuyển đổi số tiếp tục hoàn thiện. Hạ tầng số quốc gia được đẩy mạnh xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại; hạ tầng viễn thông phát triển hiện đại, rộng khắp ngang tầm các nước phát triển.

Cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành từng bước được triển khai. Công nghiệp công nghệ số phát triển nhanh, đóng góp ngày càng lớn cho GDP.

Các số liệu thống kê cụ thể cho thấy, Việt Nam có 423 tổ chức nghiên cứu và phát triển với quy mô khác nhau, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; hiện có gần 900 doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Việt Nam có khoảng 4.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, 208 quỹ đầu tư, 84 vườn ươm, 20 trung tâm khởi nghiệp sáng tạo; hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đứng thứ 56/100 quốc gia; thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh lọt vào top 200 thành phố khởi nghiệp sáng tạo toàn cầu. Năm 2024, Việt Nam xếp hạng 44/133 về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu và 71/193 quốc gia về Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử.

Đến hết năm 2024, tỷ trọng kinh tế số trong GDP ước tính 18,3%. Năm 2024, công nghiệp công nghệ số đạt doanh thu 152 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử ước đạt 132 tỷ USD.

Tuy nhiên, Báo cáo cũng cần thẳng thắn chỉ ra trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém như: Tốc độ và sự bứt phá về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia còn chậm; chưa thực sự trở thành động lực quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội; tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia còn khoảng cách so với nhóm các nước phát triển; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo chưa có bước đột phá, chưa làm chủ được công nghệ chiến lược, công nghệ số cốt lõi….

Đột phá quan trọng hàng đầu

Quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ông Thái Thanh Quý cho biết Nghị quyết xác định các nhóm quan điểm chỉ đạo. Trong đó, Bộ Chính trị khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, xác định rõ đây là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế-xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới.

Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia tại điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Điểm mới ở đây là xác định rõ vai trò “là động lực chính” đồng thời đã gắn kết phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số với đổi mới phương thức quản trị quốc gia, xem khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là công cụ quan trọng để thực hiện “đổi mới” theo hướng hiện đại, góp phần nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia.

Nghị quyết chỉ rõ tính cách mạng, toàn dân, toàn diện của sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, trong đó yêu cầu phải tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của doanh nhân, doanh nghiệp và nhân dân.

Xác định đây là cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; được triển khai quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài. Người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, nguồn lực, động lực chính; nhà khoa học là nhân tố then chốt; Nhà nước giữ vai trò dẫn dắt…

Nghị quyết đề ra một số nhóm mục tiêu từ nay đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á, nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử…

Mục tiêu tầm nhìn đến năm 2045, phù hợp với mục tiêu chung về phát triển đất nước nêu trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII. Theo đó, Nghị quyết đề ra tầm nhìn đến năm 2045 là khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát triển vững chắc, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.

Đồng thời đặt ra các mục tiêu cao hơn trong giai đoạn đến năm 2045 là Việt Nam có quy mô kinh tế số đạt tối thiểu 50% GDP; là một trong các trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới; thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.

Tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số tương đương các nước phát triển; tối thiểu có 10 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các nước tiên tiến. Thu hút thêm ít nhất 5 tổ chức, doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới đặt trụ sở, đầu tư nghiên cứu, sản xuất tại Việt Nam.

Về cơ bản, các mục tiêu cụ thể nêu trong tầm nhìn đến năm 2045 cao gấp khoảng 2 lần so với giai đoạn đến 2030, các nội dung này được xem xét, đề xuất dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, bảo đảm tính khả thi trong triển khai thực hiện.

Nghị quyết đề ra các nhóm nhiệm vụ và giải pháp. Trong đó, nhấn mạnh nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; khẩn trương, quyết liệt hoàn thiện thể chế; xóa bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản đang cản trở sự phát triển; đưa thể chế trở thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Nghị quyết cũng yêu cầu tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cho khoa học, công nghệ; đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị; nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia, hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, bảo đảm quốc phòng và an ninh; thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong doanh nghiệp; tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao phục vụ tăng trưởng kinh tế

Chiều 11/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cùng dự có các đồng chí: Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an; Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đại diện các bộ, ngành Trung ương; một...

Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số họp phiên họp thứ 10

Ngày 6/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 10 của Ủy ban và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tổng kết hoạt động năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Dự tại điểm cầu Quảng Ninh có đồng chí Phạm Đức Ấn, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số, Tổ trưởng Tổ công tác triển...

Hội Khai bút đầu xuân Ất Tỵ năm 2025

Sáng 5/2 (tức mùng 8 Tết tháng Giêng), tại TP Hạ Long, Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ninh chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND TP Hạ Long tổ chức hội khai bút đầu Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Chào xuân mới và Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Đến dự hội khai bút đầu xuân có các đồng chí: Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND...

Thủ tướng đề xuất 6 đột phá để đưa quan hệ Việt Nam-Ba Lan lên tầm cao mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam mong muốn thúc đẩy, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện với các nước Trung Đông Âu, đặc biệt là với các nước bạn bè truyền thống như Ba Lan. Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ba Lan, sáng 17/1, tại thủ đô Warsaw, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm và phát biểu chính sách tại Đại học...

‘Chuyển đổi số không chỉ là cơ hội mà là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp’

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số đã và đang khẳng định vai trò động lực chủ chốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội. Ngày 15/1, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì tổ chức thường niên Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI...

Cùng tác giả

Cơ quan trình dự án luật phải chịu trách nhiệm đến cùng

Góp ý kiến trong phiên thảo luận tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) sáng 12/2, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý phải tăng cường vai trò của cơ quan trình trong việc chịu trách nhiệm đến cùng đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Chủ tịch Quốc hội cho biết, theo Tờ trình của Chính phủ, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm...

Mỗi lượng vàng giảm thêm một triệu đồng

Các tiệm kim hoàn sáng nay giảm giá mua nhẫn trơn, vàng miếng cả triệu đồng, trong khi giá USD lên kịch trần và lập đỉnh mới. Sáng 12/2, giá vàng trong nước tiếp tục đi xuống sau pha biến động mạnh hôm qua. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá mua bán nhẫn trơn tại 86,7 - 89,7 triệu đồng, giảm 1,3 triệu ở chiều mua và 800.000 đồng chiều bán so với cuối ngày hôm qua....

Khai mạc lễ hội Mở cửa biển lần thứ hai năm 2025

Ngày 12/2, tại xã Thanh Lân, huyện Cô Tô, đã diễn ra Lễ hội Mở cửa biển lần thứ hai trên cơ sở tín ngưỡng thờ ngư ông của người dân. Lễ hội Mở cửa biển được bắt đầu với các hoạt động khai hội, lễ tế cá Ông, thần Biển và lễ dâng hương thể hiện lòng biết ơn với biển, với trời đất và các đấng thần linh. Sau lễ mở cửa biển, lễ tế các vị thủy...

Tiếp tục đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Sáng 12/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Phân định rõ thẩm quyền lập pháp và lập quy Thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình bày tóm tắt Tờ trình, Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc xây dựng, ban hành Luật là cần thiết, nhằm tiếp tục hoàn...

Giá xăng dầu tăng vào ngày mai?

Theo các doanh nghiệp xăng dầu, trước biến động của giá dầu thế giới, giá xăng RON 95 và E5 RON 92 trong nước ngày mai (13/2) có thể tăng 100-200 đồng/lít. Ghi nhận trên thị trường thế giới sáng 12/2 (theo giờ Việt Nam) cho thấy, giá dầu WTI ở mốc 73,18 USD/thùng, tăng 1,2% (tương đương tăng 0,87 USD/thùng). Tương tự, giá dầu Brent ở mốc 76,86 USD/thùng, tăng 1,3% (tương đương tăng 0,99 USD/thùng). Giá dầu tăng lên...

Cùng chuyên mục

Cơ quan trình dự án luật phải chịu trách nhiệm đến cùng

Góp ý kiến trong phiên thảo luận tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) sáng 12/2, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý phải tăng cường vai trò của cơ quan trình trong việc chịu trách nhiệm đến cùng đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Chủ tịch Quốc hội cho biết, theo Tờ trình của Chính phủ, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm...

Tiếp tục đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Sáng 12/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Phân định rõ thẩm quyền lập pháp và lập quy Thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình bày tóm tắt Tờ trình, Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc xây dựng, ban hành Luật là cần thiết, nhằm tiếp tục hoàn...

Công an tỉnh Quảng Ninh: 9 lãnh đạo cấp phòng và tương đương tình nguyện xin nghỉ công tác trước hạn tuổi

Sáng 12/2, Công an tỉnh tổ chức Lễ công bố, trao quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về việc nghỉ hưu trước hạn tuổi đối với 9 đồng chí là lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương. Tại lễ công bố, Giám đốc Công an tỉnh đã trao quyết định nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí đối với 9 lãnh đạo cấp phòng và tương đương bao gồm: 5 trưởng phòng, 4 phó...

Trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên

Sáng 12/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Trường hợp cần thiết, có thể điều chỉnh bội chi lên mức khoảng 4-4,5% GDP Bộ trưởng cho biết, năm 2025 có ý...

Khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Sáng 12/2, tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ 9 để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng, cấp bách phục vụ yêu cầu sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, các vấn đề về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước và các vấn đề quan trọng khác. Dự phiên khai mạc có các đồng chí: Tổng Bí thư Tô...

Nhiều công trình thiết thực chào mừng đại hội Đảng các cấp

Chào mừng đại hội đảng bộ các cấp và tiến tới Đại hội XIV của Đảng, các cơ quan, đơn vị, địa phương và nhân dân trong tỉnh đang tích cực thi đua thực hiện các công trình, phần việc ý nghĩa. Qua đó, lan tỏa không khí phấn khởi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo diện mạo mới của tỉnh. Những ngày này, đơn vị thi công tập trung nhân lực, vật lực...

Nỗ lực, quyết tâm cao ngay từ đầu Xuân

Năm 2025 là năm cuối nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (giai đoạn 2021-2025). Nhằm thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra, các ngành, địa phương của tỉnh đã bắt tay vào công việc ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm với khí thế, quyết tâm cao nhất hoàn...

Thông cáo báo chí về chương trình, nội dung Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 12/2/2025 và dự kiến bế mạc vào ngày 19/2/2025 theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. 1. Chương trình, nội dung Kỳ họp Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định các nội dung cụ thể như sau: - Xem xét, thông qua: (1) Luật sửa đổi, bổ sung...

Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây không chỉ là đợt sinh hoạt chính trị to lớn, sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân mà còn là tiền đề để tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết: "TỔ CHỨC TỐT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025-2030" của Tổng Bí...

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao phục vụ tăng trưởng kinh tế

Chiều 11/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cùng dự có các đồng chí: Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an; Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đại diện các bộ, ngành Trung ương; một...

Tin nổi bật

Tin mới nhất