Powered by Techcity

Phát triển du lịch bền vững tại các đô thị

Tính đến tháng 9/2022, Việt Nam có gần 900 đô thị với 5 thành phố trực thuộc trung ương, đóng góp 70% GDP cả nước. Tại nhiều đô thị có nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn nổi trội, du lịch đã thật sự trở thành động lực đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Du khách nước ngoài tham quan phố cổ Hội An (Quảng Nam). (Ảnh NGUYỄN ĐĂNG)

Tiêu biểu như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu)… Sự phát triển du lịch tại các đô thị không chỉ góp phần cải thiện cảnh quan, kết cấu hạ tầng, dịch vụ công cộng tại địa phương, mang đến nhiều cơ hội việc làm cho xã hội, mà còn tạo sức lan tỏa kéo theo nhiều ngành nghề liên quan cùng phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, việc phát triển “nóng” về du lịch ở một số đô thị cũng gây ra những tác động tiêu cực đến kinh tế-xã hội và môi trường địa phương.

Theo Tiến sĩ Trương Sỹ Vinh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, thực tế phát triển du lịch tại các đô thị ở Việt Nam như Sa Pa, Hạ Long, Hội An… thời gian qua cho thấy, sự gia tăng lượng khách đến các đô thị trong mùa du lịch, đã gây nên những áp lực không nhỏ đến hạ tầng đô thị, nhất là hệ thống xử lý chất thải, trong khi năng lực thu gom và xử lý chất thải ở phần lớn các đô thị Việt Nam còn nhiều hạn chế. Sự gia tăng về lượng khách cũng gây áp lực đối với hệ thống giao thông đô thị vốn đã quá tải do tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, nhất là ở các thành phố lớn. Bên cạnh đó, sự phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí để đáp ứng nhu cầu khách du lịch tại các đô thị còn dẫn đến xâm lấn không gian sống với người dân địa phương, khiến quỹ đất thu hẹp, giá bất động sản tăng cao… Cùng với đó là sự gia tăng giá cả sinh hoạt, gia tăng các vấn đề xã hội gây tác động tiêu cực đến các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở đô thị. Mâu thuẫn phát sinh giữa việc tăng số lượng khách tại các đô thị, nhất là ở những đô thị có lịch sử lâu đời với việc bảo tồn các giá trị vốn có ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Đây là thực trạng mà hầu hết các đô thị du lịch trên thế giới đều phải đối mặt và tìm cách giải quyết thông qua xây dựng các cơ chế, giải pháp chia sẻ linh hoạt, phù hợp với từng điạ bàn, bảo đảm du lịch tại các đô thị phát triển bền vững hơn.

Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, phát triển du lịch tại các đô thị vẫn được xác định là một trong những hướng đi cần ưu tiên đẩy mạnh. Trao đổi tại Hội thảo khoa học “Phát triển du lịch bền vững tại các đô thị Việt Nam-Những vấn đề đặt ra” do Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) vừa tổ chức, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Trung Lương, Phó Chủ tịch Liên chi hội Đào tạo du lịch Việt Nam nhận định, phát triển du lịch tại các đô thị cần phải coi trọng công tác quản lý điểm đến dựa trên nguyên tắc “sức chứa” và nguyên tắc của du lịch có trách nhiệm để bảo đảm sự phát triển du lịch bền vững. Ngành du lịch cần phối hợp ngành xây dựng sớm triển khai nghiên cứu hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể về đô thị du lịch – nơi du lịch đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động phát triển kinh tế-xã hội. Trên cơ sở đó, xây dựng những thương hiệu mạnh về đô thị du lịch dựa trên tính nổi trội, tính chuyên biệt của đô thị (đô thị xanh, đô thị thông minh…) hay các danh hiệu đô thị (đô thị đáng sống, đô thị hạnh phúc, đô thị hòa bình…) để nâng cao mức độ nhận diện điểm đến đô thị cũng như thương hiệu sản phẩm du lịch đô thị.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần điều chỉnh quy hoạch đô thị du lịch, ưu tiên thực hiện với khu trung tâm đô thị (nội thành), trong đó chú trọng bảo tồn các công trình kiến trúc đô thị truyền thống ở các khu phố cổ gắn với hệ thống tiện ích công cộng, các công trình dịch vụ du lịch.

“Trong điều kiện cho phép, cần điều chỉnh quy hoạch theo hướng phát triển không gian ngầm hoặc không gian biệt lập ít ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân để dành cho việc xây dựng tổ hợp vui chơi giải trí-mua sắm-ẩm thực, bảo đảm các hoạt động có thể diễn ra 24/7, qua đó đẩy mạnh phát triển kinh tế đêm với trọng tâm là du lịch tại đô thị”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Trung Lương nhấn mạnh.

Chuyên gia du lịch này cũng cho rằng, phải đẩy nhanh ứng dụng công nghệ 4.0 trong thực hiện mục tiêu phát triển đô thị thông minh, giúp du khách tiếp cận một cách nhanh nhất, đầy đủ thông tin về điểm đến du lịch cũng như được trải nghiệm những sản phẩm du lịch đô thị hoàn hảo nhất với sự hỗ trợ của công nghệ; đồng thời chú trọng ứng dụng công nghệ sử dụng năng lượng thay thế, tiết kiệm điện nước, tái sử dụng chất thải trong dịch vụ du lịch, hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý chất thải từ du lịch để giảm tác động tiêu cực của du lịch đến môi trường.

Tiến sĩ Lê Ngọc Tuấn, Giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch khẳng định: Các vấn đề liên quan đến mối đe dọa đối với sự phát triển du lịch đô thị bền vững phải là cơ sở cho các hành động được thực hiện bởi các cơ quan du lịch có thẩm quyền và các tổ chức liên quan. Trong đó, các biện pháp ưu tiên gồm: Bảo tồn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bản địa; hình thành sự đa dạng của tài nguyên thiên nhiên và văn hóa cùng với các hoạt động hỗ trợ; thu hút sự tham gia của người dân vào quá trình phát triển du lịch ngay từ giai đoạn lập kế hoạch và tạo ra các nguồn thu nhập mới cho người dân; tập trung ưu tiên cho việc giảm chất thải, tiết kiệm năng lượng và nước, khuyến khích hành vi vì sinh thái của nhân viên du lịch, người dân và khách du lịch; chính quyền thành phố thúc đẩy thị trường mở và trao đổi chính sách về các dịch vụ du lịch tuân theo các nguyên tắc phát triển bền vững và tôn trọng luật môi trường quốc tế… Các chính sách phát triển du lịch đô thị bền vững cần mang tính lâu dài, hướng tới nỗ lực hạn chế tác động tiêu cực của các mối đe dọa ảnh hưởng đến việc củng cố và phát triển du lịch đô thị bền vững, tạo ra dịch vụ du lịch có tính cạnh tranh.

Phân tích về trường hợp Zurich – thành phố lớn nhất và giàu nhất của Thụy Sĩ, Tiến sĩ Vũ Nam, Trường đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, thành phố này luôn tiên phong trong xây dựng các tiêu chí, hành động cụ thể để phát triển du lịch bền vững. Năm 2022, khi đại dịch Covid-19 cơ bản được khống chế trên toàn thế giới, hoạt động du lịch bắt đầu nhộn nhịp trở lại, Zurich đã ban hành Chiến lược phát triển du lịch bền vững của thành phố giai đoạn 2022-2026 với tên gọi “Zurich takes Responsibility” (Zurich có trách nhiệm). Chiến lược tập trung vào việc triển khai một số hoạt động như: Thực hiện chiến dịch “Cause We care” (Vì chúng tôi quan tâm) khuyến khích khách du lịch tham gia vào các hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường; tổ chức các tour tham quan thành phố miễn phí cho người nhập cư để nâng cao nhận thức của họ về các chính sách, mục tiêu của thành phố liên quan phát triển bền vững, bảo đảm những người này có nhận thức tiêu chuẩn của một công dân Zurich bản địa; thực hiện chiến lược đa dạng và hòa nhập khuyến khích các cam kết xã hội trong thực hiện các mục tiêu về du lịch bền vững; thành lập Ban nội bộ gồm đại diện các phòng, ban Cục du lịch thành phố, đại diện các điểm đến của thành phố để quản lý, đối thoại về phát triển du lịch bền vững… Đây có thể xem là những bài học tham khảo có giá trị cho các đô thị du lịch của Việt Nam.

Theo Tiến sĩ Vũ Nam, Nghị quyết 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững đã đưa ra chỉ đạo xây dựng và triển khai Chương trình hành động du lịch xanh giai đoạn 2023-2025, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội tại các điểm đến du lịch trọng điểm theo định hướng “Điểm đến du lịch xanh, sạch, đẹp, văn minh, thân thiện”. Tuy nhiên, ngành du lịch cần xác định và xây dựng chương trình tổng quát và rộng hơn, tầm nhìn xa hơn về phát triển du lịch bền vững, có thể đến năm 2030 như Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, trong đó xác định, du lịch bền vững đô thị là một trong những nội dung trọng tâm của chương trình.

Tiến sĩ Vũ Nam đề xuất, cần xây dựng một chương trình chứng nhận du lịch bền vững chung ở cấp quốc gia. Chương trình này sẽ phát triển và áp dụng chứng nhận khác nhau ở các cấp độ khác nhau cho các thành phần của ngành du lịch như điểm đến, doanh nghiệp, sản phẩm, nhân lực du lịch, đô thị du lịch bền vững… Đây sẽ là công cụ để hướng dẫn, quản lý, khuyến khích phát triển du lịch bền vững ở các đô thị của Việt Nam.



Nguồn

Cùng chủ đề

Điểm nhấn mới đô thị huyện Đầm Hà

Dự án Quảng trường trung tâm huyện Đầm Hà được thực hiện với mục tiêu tạo thành quần thể công trình độc đáo, thu hút khách du lịch đến tham quan; hình thành khu vực đô thị với không gian kiến trúc, cảnh quan hiện đại. Công trình được xây dựng trên diện tích 5,23 ha, gồm nhiều hạng mục như khu vực quảng trường, khu công viên cây xanh và hồ cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật... Dự...

Tiên Yên: Nhiều giải pháp phát triển đô thị

Xây dựng huyện Tiên Yên cơ bản đạt đô thị loại III, trở thành trung tâm văn hóa giàu bản sắc các dân tộc vùng Đông Bắc là nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng bộ huyện Tiên Yên đề ra trong nhiệm kỳ 2020-2025. Những chủ trương, giải pháp mang theo quyết tâm lớn của cấp ủy, chính quyền các cấp tại địa phương đang được đông đảo nhân dân đồng tình, hưởng ứng tham gia tích cực. Sau khi...

Phát triển đô thị Vân Đồn đồng bộ, hiện đại

Với lợi thế là vùng biển đảo, Vân Đồn được định hình sẽ là KKT biển đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghiệp giải trí có casino, du lịch biển - đảo cao cấp, dịch vụ tổng hợp của cả nước, hướng đến thành lập thành phố Vân Đồn trực thuộc tỉnh vào năm 2030. Thực hiện mục tiêu này, huyện Vân Đồn đã tập trung huy động, sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư...

Phát triển thị trấn Quảng Hà

Trước những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, ngày 29/8/2001, Chính phủ ra Nghị định số 59/2001/NĐ-CP chia huyện Quảng Hà thành 2 huyện Hải Hà và Đầm Hà. Từ đó đến nay, thị trấn Quảng Hà liên tục có sự phát triển xứng tầm là trung tâm cả về chính trị, kinh tế, văn hoá của huyện Hải Hà. Nổi bật nhất là hệ thống hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư nâng cấp, góp...

Bộ Xây dựng công nhận kết quả rà soát tiêu chí đô thị loại III đối với TX Đông Triều

Ngày 29/12/2023 vừa qua, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 6125/BXD-PTDT về việc công nhận kết quả rà soát tiêu chí đô thị loại III đối với TX Đông Triều. Năm 2020, TX Đông  đã được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III thuộc tỉnh Quảng Ninh với phạm vi đánh giá gồm 21 đơn vị hành chính, trong đó khu vực nội thị là 10 phường và khu vực ngoại thị là 11...

Cùng tác giả

Giá lợn hơi liên tục tăng, cao hơn cả Trung Quốc, Thái Lan

Giá lợn hơi bình quân cả nước 66.600 đồng/kg. Mức giá này chênh lệch khá lớn so với các nước trong khu vực, cao hơn Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia từ 13.000 - 14.000 đồng/kg. Thị trường lợn hơi ngày 24/12 tiếp đà tăng tại cả ba miền. Theo khảo sát, lợn hơi trên cả nước có giá dao động từ 63.000 - 69.000 đồng/kg. Tại miền Bắc, giá lợn hơi đồng loạt tăng 1.000 đồng ở Vĩnh Phúc, Phú...

‘Chị dâu’: Hồng Đào, Việt Hương và Lê Khánh cứu phim

"Chị dâu" là phim Việt có dàn diễn viên nổi tiếng, dẫn đầu là Hồng Đào, Việt Hương. Phim chọn đề tài gia đình quen thuộc với cách khai thác tình huống hài - bi còn đơn giản, thiếu yếu tố bất ngờ. Chị dâu là một trong những phim Việt chốt lịch ra rạp cuối năm nay. Tác phẩm gây chú ý vì quy tụ dàn diễn viên gồm những gương mặt quen thuộc như Hồng Đào, Việt Hương,...

147 hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình tiết kiệm điện” năm 2024

Theo tin từ Công ty Điện lực Quảng Ninh, triển khai chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện” năm 2024, toàn tỉnh có 6.000 hộ tham gia. Kết thúc chương trình có 147 hộ đạt danh hiệu “Gia đình tiết kiệm điện”. Nhằm thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 8/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo, từ ngày 25-31/5, Công ty Điện lực...

Ngân hàng, ví điện tử không cho chuyển online nếu chưa sinh trắc học

Một số ngân hàng, ví điện tử bắt buộc khách hàng xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền online, nhằm tránh tình trạng gián đoạn giao dịch dịp cận Tết dương lịch. Một tuần trước hạn 1/1/2025 về xác thực sinh trắc học của Ngân hàng Nhà nước, một số nhà băng, ví điện tử "giục" và yêu cầu khách hàng cập nhật trước khi giao dịch online. Anh Huy Phương (TP HCM) cho biết đặt dịch vụ gọi xe...

Khó cứu được Chị đẹp mùa 2

Quy tụ dàn nghệ sĩ nổi tiếng như Ngọc Ánh, Minh Tuyết, Phương Thanh, Tóc Tiên, Minh Hằng... Chị đẹp mùa 2 không có sức hút, gần như hụt hơi trước các anh trai và loạt sự kiện giải trí khác. Chị đẹp đang lép vế Sau mùa một thành công với độ thảo luận cao trên mạng xã hội, Chị đẹp mùa 2 được kỳ vọng lần nữa bùng nổ khi Mỹ Linh, Thu Phương trở lại, cùng với đó...

Cùng chuyên mục

Quảng Ninh: ‘Vịnh Hạ Long chưa bao giờ nằm trong danh sách Di sản lâm nguy’

Trưởng Ban quản lý vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) ông Vũ Kiên Cường khẳng định thông tin "UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thế giới" là không có cơ sở và không chính xác. UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thế giới là không chính xác Chiều 24/12, thông tin với báo chí, ông Vũ Kiên Cường - Trưởng Ban quản lý vịnh Hạ Long (BQL) đã bày tỏ quan điểm xung quanh thông...

Bác bỏ thông tin Vịnh Hạ Long bị đưa ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Không có chuyện UNESCO xem xét loại Vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới" - Đây là khẳng định của Trưởng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long Vũ Kiên Cường tại hội nghị thông tin báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức tại TP Hạ Long vào chiều 24/12.    Trong những ngày gần đây, một số trang báo trong nước có chia sẻ, dẫn lời bài đăng của hãng...

Đà Nẵng vào 8 điểm đáng ghé thăm ở châu Á năm 2025

Đà Nẵng là đại diện duy nhất của Việt Nam được xếp vào danh sách 8 điểm đáng du lịch ở châu Á năm 2025 của tạp chí Time Out. Đà Nẵng xếp ở vị trí thứ ba trong 8 điểm lý tưởng để ghé thăm tại châu Á năm 2025. Chuyên trang du lịch nổi tiếng có trụ sở tại London, Anh, nhận xét thành phố biển của Việt Nam không đông đúc, có nhiều điểm vui chơi, trải...

UNESCO cử đoàn đánh giá tác động môi trường ở vịnh Hạ Long

UNESCO sẽ cử chuyên gia đến vịnh Hạ Long để đánh giá rủi ro trong việc bảo tồn, trước lo ngại các dự án phát triển có thể đe dọa khu vực di sản, theo Reuters. Trung tâm Di sản Thế giới (WHC) thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) cho biết có những lo ngại rằng "nhiều dự án phát triển các khu du lịch mới và khu đô thị dọc theo bờ...

Tour ẩm thực – sao sáng của du lịch Việt

Các chuyên gia đánh giá ẩm thực là lý do níu chân khách nước ngoài quay lại Việt Nam và là lợi thế cạnh tranh nổi bật của du lịch Việt trên trường quốc tế. "Ẩm thực là con đường ngắn nhất để tìm hiểu văn hóa một điểm đến", Harvey Koi, du khách Dubai nói. Harvey lần đầu đến Việt Nam năm 2017, ghé thăm TP HCM và bị chinh phục bởi sự đa dạng ẩm thực của thành phố....

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Vân Đồn: Tạo hấp dẫn thu hút khách du lịch 4 mùa

Vân Đồn nổi tiếng là điểm đến du lịch biển đảo, đặc biệt thu hút hàng nghìn du khách dịp hè. Chính quyền và người dân nơi đây đang nỗ lực đưa ra nhiều sản phẩm du lịch văn hóa, lễ hội độc đáo dịp thu đông để đưa Vân Đồn sôi động 4 mùa trong năm. Vừa qua, huyện Vân Đồn tổ chức lễ khai trương Làng Văn hóa - Du lịch dân tộc Sán Dìu, xã Bình Dân....

Thấy gì qua cách đăng ký mở sản phẩm du lịch ở Quảng Ninh?

Nhiều sản phẩm du lịch năm nào cũng được đăng ký và không làm được, nhưng tiếp tục được đăng ký, trong khi nhiều sản phẩm mới lại không hấp dẫn. Hiện đã có tàu du lịch chạy thông tuyến vịnh Hạ Long - Bái Tử Long nhưng tàu không ghé vào đâu được vì chưa có điểm, bến dừng chân. Ảnh: Nguyễn Hùng Đến thời điểm này, hầu hết những sản phẩm du lịch liên quan đến vịnh Hạ Long, Bái Tử...

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ. Du lịch ứng dụng công nghệ Theo các chuyên gia, những sáng kiến chuyển đổi số do Chính...

Chủ đề Năm Du lịch quốc gia 2025: Huế – Kinh đô xưa, Vận hội mới

Tối 22/12, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ Bế mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Dự chương trình có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong, Phó Trưởng Ban...

Tin nổi bật

Tin mới nhất